Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Nghiên cứu động học biến đổi thành phần Chlorophyll trong suốt thời gian bảo quản bột lá Đinh lăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.66 MB, 56 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA KỸ THUẬT THỤC PHẨM VÀ MƠI TRƯỜNG

NGUYEN TAT THANH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ĐỘNG HỌC BIẾN ĐỔI
THÀNH PHẦN CHLOROPHYLL TRONG
SUỐT THỜI GIAN BẢO QUẢN

BỘT LÁ ĐINH LĂNG

(Polysclas fruticosa (L.) Harms)

TRÀN THỊ TUYÉT NGÂN

Tp.HCM, tháng 10 năm 2020


TÓM TẮT

Đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms) là một loại lá được biết đến chứa

nhiều thành phần có hoạt tính sinh học cùng nhiều tác dụng dược lý mang đến nhiều
lợi ích sức khỏe cho con người. Lá đinh lăng chứa saponin, alkaloid, một số vitamin

và nhiều nguyên tổ vi lượng. Do vậy, bảo quản sản phẩm từ bột lá đinh lăng sau quá
trình sấy microwave, cũng như nâng cao chất lượng sẽ mang lợi ích đáng kể về kinh tế

khi thưong mại sản phẩm, kéo dài thời gian bảo quản và lợi ích về sức khỏe cho người


tiêu dùng. Mục tiêu đề tài hướng đến đánh giá ảnh hưởng của các điều kiện như nhiệt
độ, ánh sáng, oxy lên suốt quá trình bảo quản bột lá đinh lăng.

Nội dung nghiên cứu gồm 2 phần chính:
-

Phần 1: Nghiên cứu mơ hình phân hủy chlorophyll trong suốt quá trình bảo

quản bột lá đinh lăng
-

Phần 2: Nghiên cứu động học phân hủy chlorophyll trong suốt quá trình bảo

quản bột lá đinh lăng
Kết quả đề tài đã xác định ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ, ánh sáng và sự tương

tác của chúng càng cao thì quá trình phân hủy chlorophyll diễn ra với tốc độ càng

nhanh. Mơ hình Weibull là mơ hình phù họp để mơ tả đặc tính phân hủy chlorophyll
của bột lá đinh lăng. Ở điều kiện bảo quản ở nhiệt độ 4°c, thiếu ánh sáng, thiếu oxy
cho thấy khả năng giữ lại hàm lượng chlorophyll là cao nhất trong tất cả các điều kiện

bảo quản còn lại. Bột lá đinh lăng chất lượng cao thu được phù họp để phát triển các

sản phẩm thực phẩm như trà túi lọc, mỹ phẩm chăm sóc da mặt, thuốc trị mụn,... Bột

lá đinh lăng phòng chống ung thư, hen suyễn hoặc sử dụng làm nguyên liệu để chiết
tách các hoạt chất dược tính ứng dụng trong y học.

VI



MỤC LỤC

NHIỆM VỤ LUẬN VÀN TÓT NGHIỆP.............................................................. iv
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ V

TĨM TẮT..................................................................................................................... vi
ABSTRACT.................................................................................................................vii
MỤC LỤC..................................................................................................................viii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................................X
DANH MỤC HÌNH.................................................................................................... xi
DANH MỤC BẢN.....................................................................................................xiii
MỞ ĐẦU..................................................................................................................... xiv
Chng 1. TƠNG QUAN VÈ NGHIÊN cứu....................................................... 1

1.1. NGUYÊN LIỆU ĐINH LĂNG.................................................................... 1
1.1.1. Giới thiệu về Đinh lăng............................................................................ 1
1.1.2. Thành phần hóa học và dược tính của đinh lăng:................................. 3

1.2. Những nghiên cún liên quan đến Đinh lăng trong và ngồi nưóc...... 6
2.3 Động học biến đổi chlorophyll trong chế biến và bảo quản.................... 8

1.3. Tổng quan những nghiên cứu trong và ngưòi nước về bảo quản thực
phẩm.................................................................................................................................. 11
1.3.1. Những nghiên cứu về bảo quản thực phẩm trong nước.................... 11
1.3.2. Những nghiên cứu về bảo quản ngồi nước...................................... 12
Chng 2. NGUN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu.............. 14


2.1. NGUYÊN LIỆU............................................................................................ 14
2.2. DỤNG CỤ - THIÉT BỊ - HÓA CHÁT................................................... 14
2.3. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN cứu........................................ 15

viii


2.3.1. Thời gian nghiên cứu.............................................................................. 15

2.3.2. Địa điểm nghiên cứu............................................................................... 15
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu.............................................................16

2.4.1. Sơ đồ nghiên cứu.....................................................................................16
2.4.2. Bố trí thí nghiệm..................................................................................... 17
2.5. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH............................................................... 18
2.5.1. Phương pháp xác định hàm ẩm............................................................. 18

2.5.2. Hàm lượng Chlorophyll....................................................................... 18
2.6. MƠ HÌNH ĐỌNG HỌC PHÂN HỦY CHLOROPHYLL.................. 19
2.7. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SÓ LIỆU......................................................... 20
Chương 3. KÉT QUẢ VÀ THẢO LUẬN........................................................... 21

3.1. CHÁT LƯỢNG BỘT LÁ ĐINH LĂNG TRONG NGHIÊN cứu...21
3.2. MƠ HÌNH PHÂN HỦY CHLOROPHYLL TRONG ST Q
TRÌNH BẢO QUẢN BỘT LÁ ĐINH LÀNG........................................................... 21

3.3. ĐỘNG HỌC PHÂN HỦY CHLOROPHYLL TRONG ST Q
TRÌNH BẢO QUẢN BỘT LÁ ĐINH LĂNG...........................................................29

KÉT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................ 36

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 37

IX


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

B-4-BB-CO: Bột- 4°C-Bao bạc-Có oxy

B-4-KB-CO: Bột- 4°C-Khơng bao bạc-Có oxy
B-4-BB-KO: Bột- 4°C-Bao bạc-Khơng có oxy
B-4-KB-KO: Bột- 4°C- Khơng bao bạc -Khơng có oxy

B-28-BB-CO: Bột- 28°C-Bao bạc-Có oxy
B-28-KB-CO: Bột- 28°C-Khơng bao bạc-Có oxy

B-28-BB-KO: Bột- 28°C-Bao bạc-Khơng có oxy
B-28-KB-KO: Bột- 28°C- Khơng bao bạc -Khơng có oxy.

(A): yếu tố Nhiệt độ

(B): yếu tố Ánh sáng
(C): yếu tố Oxy
(AB): yếu tố tương tác giữa Nhiệt độ và Ánh sáng

(AC): yếu tố tưong tác giữa Nhiệt độ và Oxy
(BC): yếu tố tương tác giữa Ánh sáng và Oxy.

(Chia): Chlorophyll a
(Chib): Chlorophyll b

(Chia): Chlorophyll a

(Chib): Chlorophyll b
HPLC-High Performance Liquid Chromatography: sắc ký lỏng hiệu suất cao
MS-Mass Spectroscopy: Khối phổ.

X


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: (a) Hoa & nhụy, (b) Quả và (c ) Rễ Đinh lăng.............................................. 1
Hình 1.2: Các loại đinh lăng phổ biến hiện nay.............................................................. 2
Hình 1.3: a) p-elemene, b) a-bergamotene, c) germacren-D và d) (E)-y-bisabolen 5
Hình 1.4: cấu trúc của các dẫn xuất diệp lục có ở thực vật bậc cao bao gồm diệp
lục a (R=CH3) và diệp lục b (R = CHO).(Ferruzzi & Blakeslee, 2007)..................... 9

Hình 1.5: Các phản ứng phân hủy chính trong chlorophyll (Ferruzzi & Blakeslee,

2007)........................................................................................................................................ 10
Hình 2.1: So’ đồ thực hiện nghiên cứu mơ hình động học của quá trình bảo quản
................................................................................................................................................. 16

Hình 3.1. Bột lá đinh lăng................................................................................................. 21
Hình 3.2. Sự thay đổi hàm lượng chlorophyll a trong suốt quá trình bảo quản bột
lá đinh lăng............................................................................................................................ 22

Hình 3.3. Sự thay đổi hàm luợng chlorophyll b trong suốt quá trình bảo quản bột
lá đinh lăng.......................................................................................................................... 22


Hình 3.4: Hình bột lá đinh lăng sau 30 ngày bảo quản ỏ’ những chế độ bảo quản

khác nhau.............................................................................................................................24
Hình 3.5 Đồ thị Pareto biểu diễn ảnh hưởng của các yếu tố bảo quản đến hàm

lưọng chlorophyll a (hình bên trái) và chlorophyll b (hình bên phải).................... 31
Hình 3.6 Đồ thị biểu hiện mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố nhiệt độ(A), ánh
sáng(B) và oxy (C) và sự tương tác giữa nhiệt độ vói mức độ ánh sáng lên thời
gian bán hủy của chlrophyll a trong suốt quá trình bảo quản bột lá đinh lăng. ...32

Hình 3.7 Đồ thị biểu hiện mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố nhiệt độ(A), ánh
sáng(B) và oxy (C) và sự tương tác giữa các nhân tố khảo sát lên thời gian bán

hủy của chlrophyll b trong suốt quá trình bảo quản bột lá đinh lăng....................33

XI


Hình 3.8 Tốc độ bán hủy thành phần chlorophyll a,b cùa sự tương tác giữa các
nhân tố nhiệt độ(A) và ánh sáng(B); oxy(C)cùng sự tương tác của yếu tố ánh

sáng(B) và oxy(C) lên suốt quá trình bảo quản bột lá đinh lăng............................. 35

xii


DANH MỤC BANG

Bảng 1.1: Công thức của một số saponin triterpenoid.................................................. 4
Bảng 1.2: Vị trí và tính chất quang phổ cơ bản của săc tố quang họp (Chaffey et


al., 2018)................................................................................................................................... 9
Bảng 3.1 Các chỉ tiêu hóa lý và kết quả chất lượng cũa bột lá đinh lăng............... 21
Bảng 3.2: Phân tích hồi quy phi tuyến mơ hình phân hủy chlorophyll a trong
suốt quá trình bảo quản bột lá đinh lăng....................................................................... 26

Bảng 3.3: Phân tích hồi quy phi tuyến mơ hình phân hủy chlorophyll b trong suốt

quá trình bảo quản bột lá đinh lăng................................................................................ 28
Bảng 3.4: Bảng giá trị thòi gian bán hủy chlorophyll a trong bột lá đinh lăng bảo

quản ở những điều kiện khác nhau..................................................................................30
Bảng 3.5 Bảng giá trị thòi gian bán hủy chlorophyll b trong bột lá đinh lăng bảo

quản ở những điều kiện khác nhau..................................................................................30

xiii


MỞ ĐẦU

1.

Đặt vấn đề

Đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms') thuộc họ Araỉỉaceae. Đinh lăng có
nguồn gốc ở đảo Polynesia thuộc khu vực Thái Bình Dương, được trồng phổ biển ở
khu vực Đơng Á, Thái Bình Dương, Châu Phi (Ghana). Ở Việt Nam cây Đinh lăng

thường được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc cũng có thể trồng ở các tỉnh

miền nam như Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng Nai, Đắk Lắk. Đinh lăng thường
được dùng làm thuốc tại các nước Đông Nam Á, làm gia vị và các lồi cịn lại thường
được dùng làm cây cảnh. Ngày nay, cùng với sự tiến bộ của khoa học hiện đại, lá đinh

lăng tiếp tục là đề tài nghiên cứu của nhiều chuyên gia trong và ngoài nước. Tuy nhiên
các nghiên cứu được công bố từ lá đinh lăng chủ yếu tập trung vào trích ly và đánh giá
dược tính của dịch trích, có rất ít cơng bố về ảnh hưởng của các điều kiện bảo quản

đến chất lượng bột lá đinh lăng. Trong nghiên cứu này tập trung nghiên cứu động học
biến đổi của thành phần chlorophyll trong bột đinh lăng dưới ảnh hưởng của các điều

kiện bảo quản khác nhau. Kết quả phân tích đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân
tố khảo sát lên quy luật phân hủy của chlorophyll để kiểm sốt q trình bảo một sản
phẩm dạng bột từ loại lá có dược tính nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển sản phẩm thực
phẩm mới và phục vụ cho các lĩnh vực liên quan.

2.

Mục tiêu nghiên cún

Nghiên cứu động học biến đổi thành phần chlorophyll trong suốt thời gian bảo

quản bột lá đinh lăng nhằm xác định được quy luật ảnh hưởng của các điều kiện bảo
quản để kiểm sốt q trình bảo quản giữ lại chất lượng cao ở bột lá đinh lăng cao ứng
dụng trong thực phẩm, dược phẩm.

XIV


3.


Nội dung nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu gồm 2 phần chính:
Phần 1: Nghiên cứu mơ hình phân hủy chlorophyll trong suốt quá trình bảo quản
bột lá đinh lăng

Phần 2: Nghiên cứu động học phân hủy chlorophyll trong suốt quá trình bảo

quản bột lá đinh lăng
4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là lá đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms) và các
điều kiện ảnh hưởng lên suốt quá trình bảo quản.

Phạm vi nghiên cứu về mơ hình, động học phân hủy chlorophyll của bột tạo
thành từ một loại lá có hoạt tính sinh học trong suốt q trình bảo quản.

XV


Chương 1. TỐNG QUAN VỀ NGHIÊN cứu

1.1. NGUYÊN LIỆU ĐINH LĂNG

1.1.1. Giói thiệu về Đinh lăng

1.1.1.1 . Đặc điểm

Đinh lăng có tên khoa học là Polyscias fruticosa (L.) Harms và các tên đồng
nghĩa như: Panax fruticosum L, Nothopanax fruticosum(L.) Miq. Tieghenopanax
fruticosus(L.) R. Vig. (Boye, Barku, Acheampong, Mensah, & Asiamah, 2018). Đinh

lăng thuộc giới: Plantae, Bộ: Araliales, Họ: Araliaceae, Chi : Polyscias, Loài :
Polyscỉas fruticosa (L.) Harms. Nguồn gốc ở đảo Polynesia thuộc khu vực Thái Bình

Dương, được trồng phổ biến ở khu vực Đơng Á, Thái Bình Dương, Châu Phi (Ghana)
(Boye et al., 2018), (Huan et al., 1998). Ớ Việt Nam cây Đinh lăng thường được trồng
chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc cũng có thể trồng ở các tỉnh miền nam như Tây

Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng Nai, Đắk Lắk (Boye et al., 2018).
Cây đinh lăng là dạng cây bụi, lâu năm, ưa ẩm và ưa sáng, có khả năng chịu hạn

cao. Cây đinh lăng có thân gồ nhỏ, thấp, khơng có gai, cao 1-2 m. Lá có mùi thơm, dài
5-10 cm, lá chét có răng cưa. Hoa nhỏ mọc thành cụm, có 5 cánh nhỏ màu trắng xám.
Quả hình bầu dục, dài 4 cm. Rề đinh lăng phù như củ, hình trụ xoắn, màu nâu vàng,

phân nhánh, nhiều gồ có vị đắng, ngọt, nhầy (Bernard, Pakianathan, Venkataswamy,
& Divakar, 1998; Hanh, Dang, & Dat, 2016; Huan et al., 1998).

(a) Hoa và nhụy Đinh lăng

(b) Quả Đinh lăng

(c ) Rề Đinh Lăng

Hình 1.1: (a) Hoa & nhụy, (b) Quả và (c) Rễ Đinh lăng

1



1.2.1.2 Phân loại:
Cây đinh lăng có rất nhiều loại gồm (Huan et al., 1998):

-

Đinh lăng nếp (Polyscias fruticosa (L.) Harms)

-

Đinh lăng tròn (Polyscias balfouriana Bailỉ)

-

Đinh lăng lá to (Polyscias filicifolia (Merr) Bailĩ)

-

Đinh lăng trô loại 1 (Polyscỉas guilfoylei Baiỉl. var. Laciniata Bail!)



Đinh lăng trổ loại 2 (Polyscias guilfoylei Baill. var. Vỉctoriae Bailỉ)

(a) Đinh lăng
nếp

(b) Đinh
lăng tròn


(c) Đinh lăng
lá to

(d) Đinh lăng
trổ loại 1

(e) Đinh lăng
trổ loại 2

Hình 1.2: Các loại đinh lăng phổ biến hiện nay

Polyscias fruticosa (L.) Harms thường được dùng làm thuốc tại các nước Đông
Nam Á, làm gia vị và các lồi cịn lại thường được dùng làm cây cảnh h đậm. Thân

cây có màu xanh xám lốm đốm xanh của màu lá thường trơng, trong đó thì:

-

Polyscias balfouriana có tên gọi khác là đinh lăng lá trịn. Một lồi cây dạng

bụi tán có sằn ở nước New Zealand, châu Á nhiệt đới và Thái Binh Dương. Lá

thường ở dạng kép 3 lá trên một cuống dài, dạng hình trịn đầu tù. Một số cây có thể

cao lên đến khoảng gần 7.5 m. Lá có màu xan rất đẹp mắt nên được dùng trồng làm
cây cảnh trang trí (Ilyas et al., 2013).

-


Polyscias filicifolia có tên gọi khác là đinh lăng lá to hay đinh lăng lá ráng. Lá

kép có 11-13 lá chét, hình mác, có răng cưa to và sâu (Huan et al., 1998), [5].

-

Polyscias guilfoylei có tên gọi khác là đinh lăng trổ, đinh lăng viền bạc. Cây

thường mọc thành bụi thường cao 3-4 m. Lá có mùi thơm với viền màu trắng, hình

xoan và xẻ. Lá kép có 7 lá chét được trồng làm cây cảnh đinh lăng dạng
bonsai(Nguyền, 2008). Lồi đinh lăng trổ có 2 giống là Polysỉcas guilfoylei Baill

var laciniata Baill và Polysicas guilfoylei Baill var victoria Bailỉ.

2


Ngồi ra cịn loại Polyscias Scutellaria có tên gọi khác là đinh lăng đĩa
(Paphassarang, Raynaud, Lussignol, & Becchi, 1989). Polyscỉas serrata Balf có tên

gọi khác là đinh lăng răng và được xác định tên khoa học bởi thạc sĩ Liêu Hồ Mỹ
Trang, Đại học Y, Thành phố Hồ Chí Minh (Tuyet & Phung, 2007). Và loại Polyscias

dichroostachya là loài cây thuộc 5 giống thân thẳng đứng và thấp, một số có thể cao
lên đến 6 m. Hiện tại giống lồi này đang trở nên khá hiếm (Gopalsamy, Gueho, Julien,

Owadally, & Hostettmann, 1990).

1.1.2. Thành phần hóa học và dược tính của đinh lăng:


1.1.2. ỉ. Thành phần hóa học của Đinh lăng
Hiện nay, đinh lăng vẫn chưa có một bảng thành phần hóa học nào cụ thể và rõ
ràng. Một số thành phần được liệt kê dưới đây đã được chứng minh và xác nhận về

chúng. Rễ và lá của đinh lăng đều có chứa saponin, alkaloid, một so vitamin (vitamin
Bl, vitamin B2, vitamin B6, vitamin C), 20 loại acid amin: glycoside, cyanogenic

glycoside, sterol, phytosterol, tanin, acid hữu cơ, tinh dầu, nhiều nguyên tố vi lượng

và đường (glucose, glucuronic acid, galactose, arabinose, rhammose...). Lá có chứa 7
saponin triterpen (chiếm khoảng 1.65%), một genin đã xác định được acid oleanoỉc.
Nhưng hàm lượng dinh dưỡng trong lá ít hơn trong rễ cây(Boye et al., 2018; Huan et

al., 1998), (Koffuor et al., 2014). Công thức cấu tạo của một số Saponin triterpenoid

và những kết quả tổng hợp này được trình bày ở Bang 1.1.

3


Bảng 1.1: Công thức của một số saponin triterpenoid
Công thức cấu tạo

STT
1

3-O-p-D-glucopyranosyl-(l—>2)-p-D-glucuronopyranosyloleanolic acid

2


3-O-[p-D-galactopyranosyl-( 1 —>2)-P-D-glucopyranosyl-( 1 —>3)]-pDglucuronopyranosyloleanolic 28-O-p-D-glucopyranosyl ester

3

3-O-[p-D-glucopyranosyl-( 1 —>2)-p-D-glucopyranosyl-( 1 —>4)]-pDglucuronopyranosyloleanolic 28-O-P-D-glucopyranosyl ester

4

3-O-[a-L-arabinopyranosyl-(l—>2)-p-D-glucopyranosyl-(l—*4)]-PDglucuronopyranosyloleanolic

5

3-O-P-D-glucopyranosyl-stigmasta-5,22-diene-3pol

6

3-O-p-D-glucopyranosyl-stigmasta-7,22-diene-3P-ol

7

3-O-a-L-rhamnopyranosyl( 1 —>2)-a-L-arabinopyranosyl-hederagenin 28O-p-D-xylopyranosyl-( 1—>6)-p-D-glucopyranosyl ester

8

3-O-a-L-rhamnopyranosyl( 1 —>2)-a-L-arabinopyranosyl-oleanolic acid
28- O-p-D-xylopyranosyl-(l->6)-p-D-glucopyranosyl ester

9


3-O-a-L-rhamnopyranosyl( 1 —>3)-a-L-arabinopyranosyl( 1 ->2)-aLarabinopyranosyl-hederagenin 28-O-P-D-xylopyranosyl-( 1 ->6)-PDglucopyranosyl ester

Tài liệu tham
khăo

Vo Duy Huan
và cộng sự
(1998) (Huan
et al„ 1998)

Nguyen Thi
Anh Tuyet và
Nguyen Kim
Phung (2007)
(Tuyet &
Phung, 2007)

George
Asumeng
Koffuor và
cộng sự (2014)
(Saito et al.,
1990)

Tại trung tâm Sâm, Dược liệu thành phố Hồ Chí Minh thuộc viện dược liệu và

trong báo cáo nghiên cứu của Lutomski và cộng sự (1992) (Lutomski, Luan, & Hoa,

1992) cũng đã xác định được một sổ Polyacetylene có trong cây đinh lăng như (Tuyet
& Phung, 2007), (Lutomski et al., 1992):


-

Palcarinol

-

Heptadeca-1,8(E)-dien-4,6-diyn-3,10-diol

-

Heptadeca-1,8(E)-dien-4,6-diyn-3-ol-10-on

-

Heptadeca-1,8(Z)-dien-4,6-diyn-3-ol-10-on

-

Panaxydol, (8Z)-2-(2-hydroxypenta cosanoylamino)

-

Octadeca-8-ene-l,3,4-triol.

4


Ngoài saponin, flavonoid cũng nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu.
Trong một báo cáo của Saito và cộng sự (1990) (Saito et al., 1990) đã phát hiện 2 họp


chất flavonoid có trong lá đinh lăng là Kaempferol 3-O-cc-L-rhamnopyranoside và

Quercitrin 3-O-a-L-rhamnopyranoside.
Khoảng 24 họp chất được xác định có trong tinh dầu của lá đinh lăng. Thành
phần chính là: P-elemene, a-bergamotene, germacren-D và (E)-Ỵ-bisabolen (Brophy,

Lassak, & Suksamram, 1990) (Hình 1.3).

a)

c)

d)

Hình 1.3: a) p-elemene, b) a-bergamotene, c) germacren-D và d) (E)-y-bisabolen

1.1.2.2. Tác dụng dược tỉnh của Đinh lăng
Ô châu Á, lá đinh lăng chủ yếu được sử dụng làm thuốc bổ, chống viêm, kháng
độc tố, kháng khuẩn, tốt cho hệ tiêu hóa. Ờ Việt Nam, lá đinh lăng có thể sử dụng như

thực phẩm (dùng như salad), hoặc có thể sử dụng làm thuốc bổ, chống thiếu máu cục
bộ, chống viêm, hạ sốt, giảm đau, chống đái thảo đường, cải thiện hệ thống mạch máu

não(Boye et al., 2018), (Hanh et al., 2016). Những tác động dược lý đà được phát hiện

từ đinh lăng như khả năng kháng viêm và kháng khuẩn, theo một số nghiên cứu đã

chứng minh rằng họp chất polyacetylene có trong lồi cây thuộc họ nhà sâm nói chung


và lá cây đinh lăng nói riêng có đặc tính kháng khuẩn tốt hon so với tác dụng của
saponin (Lutomski et al., 1992). Ngoài ra thành phần Saponin triterpenoid của các
nhóm thuộc họ Araliaceae có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương, giảm mệt

mỏi, giảm đau (Bensita, Nilani, & Sandhya, 1999).
Ở Ghana (châu Phi), đinh lăng được sử dụng để điều trị bệnh hen suyễn và các
triệu chứng hô hấp (Koffuor et al., 2014). Ở Ấn Độ, đinh lăng được dùng làm thuốc trị

sốt, rễ và lá đinh lăng sắc lấy nước uống để lợi tiểu, chừa sỏi thận, theo một nghiên

cứu của tác giả T. T. H. Hạnh và cộng sự (2016) đánh giá hiệu quả dịch trích từ lá đinh

lăng có khả năng ức chế mạnh với enzyme a-amylase và a-glucosidase. Đây là 2

enzyme không thể thiếu trong quá trình thủy phân tinh bột và chuyển hóa đường góp

5


phần kiểm soát được hàm lượng glucose trong máu, điều trị bệnh tiểu đường và các
biến chứng của nó giúp hạn chế hấp thụ đường (Hanh et al., 2016). Ngoài những lợi

ích trên chất chiết xuất từ rễ đinh lăng được ghi nhận có tác dụng giúp lợi tiểu, điều trị
bệnh kiết lỵ, đau thần kinh, đau thấp khóp và rất tốt cho hệ tiêu hóa (Huan et al., 1998),

(Hanh et al., 2016).
1.2. Những nghiên cứu liên quan đến Đinh lăng trong và ngoài nước

1.2.1.1. Những nghiên cứu về đinh lăng trong nước :
Hiện nay những nghiên cứu về đinh lăng được thực hiện và cơng bố trong nước

vẫn cịn hạn chế chủ yếu tập trung vào việc chiết tách các thành phần có dược tính và
định danh các thành phần hóa học quan trọng trong đinh lăng như thành phần saponin

(Huan et al., 1998). Tác giả Võ Duy Huân và cộng sự (1998) (Huan et al., 1998) đã
xác định được cấu trúc của 8 thành phần saponin mới trong lá và rễ của đinh lăng. Từ

lá và rề của đinh lăng, tám saponin mới có tên polysciosides A đến H đã được phân lập

cùng với ba saponin đã biết. Tác giả Đặng Kim Thoa (2017) (Đặng, 2017) đã khảo sát
hoạt tính chống oxy hóa của các cao phân đoạn từ dịch trích bột rễ đinh lăng. Hoạt tính
chống oxy hóa được đánh giá bằng phương pháp khử gốc tự do DPPH, và dựa vào đó

chọn ra phân đoạn có hoạt tính chống oxy hóa cao nhất để phân tích các thành phần
hóa học. Kết quả nghiên cứu cho thấy cao ethanol acetat có hoạt tính chống oxy hóa
cao nhất với IC50 = 758.55pg/ml và thành phần hóa học gồm alkaloid, flavonoid,

anthocyanoid, proanthocyanidin, saponin, acid hữu cơ, chất khử.

Tác giả Lý Thị Thu Hoài và cộng sự (2016) (Hoài & Yến, 2016) đã nghiên cứu
thành phần hóa học và điều kiện chiết xuất tinh dầu từ lá cây đinh lăng. Kết quả

nghiên cứu cho thấy thành phần chủ yếu trong tinh dầu lá đinh lăng là sesquiterpenoid.

Trong đó một số hợp chất có thành phần hàm lượng tương đối lớn đã được xác định

như: trans-a-bergamotene (8,26%), cis-Ị3-blemene (5,3%), P-bourbonene (3,18%),
germacrene-B (3,63%). Điều kiện để tiến hành chưng cất tinh dầu lá cây đinh lăng

bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước cho hiệu suất cao là sử dụng dung dịch


muối NaCl 5% với thời gian chưng cất 90 phút. . Tác giả Nguyễn Trung Hậu và Trần

Quang Minh (2015) (Hậu & Minh, 2015) đã nuôi cấy mô lá đinh lãng tạo rề tơ và nhận
biết hoạt chất saponin tích lũy. Kết quả nghiên cửu cho thấy môi trường MS có bổ

6


sung (a- naphthaleneacetic acid) 1 mg/1 thích họp cho ni cấy phát sinh rề tơ đạt

0,322 g/cum. Rề tơ tăng sinh mạnh trên mơi trường MS có bổ sung (a-

naphthaleneacetic acid) 0,5 mg/1. Hàm lượng oleanolic acid và saponin tích tụ được
xác định bằng HPLC. Kết quả cho thấy qua ni cấy tích tụ trong rễ tơ oleanolic acid

40,1 Ịig/g và saponin 396,2 pg/g.

1.2.1.2. Những nghiên cứu về đinh lăng ngoài nước :
Trên thế giới, nguyên liệu đinh lăng được đặc biệt quan tâm về giá trị sinh học,
do vậy hầu hết các nghiên cứu tập trung vào việc chiết tách các thành phần hóa học có

giá trị dược lý và đánh giá dược tính của dịch trích thu được. Nguyên liệu đinh lăng

cũng là một đối tượng mới với số lượng cơng bố rất hạn chế trong vịng 20 năm trở lại
đây. Tác giả Bensita và cộng sự (1998) (Bensita Mary Bernard, 1998) đã trích ly lá

đinh lăng bằng n-butanol và thử nghiệm khả năng chống viêm, khả năng hạ sốt, giảm
đau. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt tính hạ sốt hiệu quả hơn so với thuốc tiêu chuẩn
paracetamol, hoạt tính giảm đau ở nồng độ cao hơn trên acid acetic gây ra chứng quằn


quại và hoạt tính chống viêm ức chế đáng kể đối với chứng phù nề do lòng trắng trứng
gây ra. Tác giả Kawaree và cộng sự (2006)

(Kawaree, Phutdhawong, Picha,

Ngamkham, & Chowwanapoonpohn, 2006) đã nghiên cứu phân lập các hợp chất hóa
học và đánh giá hoạt tính chổng ung thư của dầu dễ bay hơi từ lá đinh lăng tươi. Kết

quả nghiên cứu cho thấy thành phần dầu dễ bay hơi chính đã được phân lập gồm: a-

bergamotene (20.25%), Ỵ-elemene (15.28%), và germacrene d (13.29%). Bên cạnh đó
dầu dề bay hơi từ lá đinh lăng tươi cho thấy tác dụng dược lý đáng kể (ED50 «

30pg/ml) đối với hoạt tính chổng ung thư.
Vào năm 2015, tác giả Koffuor và cộng sự (Koffuor, George Boye, Ofori-

Amoah, Jones Kyei, & Nouoma, Cyrille Debrah, 2015) đã nghiên cứu về dược tính
của lá đinh lăng được trích ly bằng ethanol và thực hiện đánh gia sơ bộ về một số
thành phần phytochemical trong dịch trích. Bên cạnh đó, nhóm tác giả phát hiện dịch

trích lá đinh lăng trong ethanol có khả năng chống trầm cảm, chống nơn mửa và an
tồn khi sử dụng do đó có thể kiểm sốt bệnh hen suyễn. Tác giả Boye và cộng sự

(2018) (Alex Boye, Desmond Omane Acheampong, Victor Yao Atsu Barku, Adamu
Yassam, 2018) đã đánh giá ảnh hưởng của dịch trích lá đinh lăng lên sự phát triển

7


nang trứng ở chuột không mang thai và mang thai. Kết quả nghiên cứu cho thấy dịch

lá đinh lăng làm tăng sự phát triển của nang ở giai đoạn nang nguyên thủy và sơ cấp ở
chuột không mang thai nhưng gây nguy cơ rụng sau khi làm tổ trong tử cung chuột

mang thai. Tác giả Ashmawy và cộng sự (2020) (Ashmawy, Gad, Ashour, El-Ahmady,
& Singab, 2020) đă phân lập các họp chất hóa học và đánh giá các hoạt tính sinh học

từ lá đinh lăng. Kết quả nghiên cứu đã xác định được một số thành phần hóa học bao
gồm saponin, sterol, dần xuất acid propanoic, lignans, dần xuất cyanogen, hợp chất

phenolic, cerebroside, polyacetylene và tinh dầu. Trong đó saponin được coi là thành
phần chính được phân lập từ lá đinh lăng. Các họp chất hoạt tính sinh học của chúng

có kháng khuẩn, kháng nấm, kháng độc tế bào, kích thích miền dịch, chừa lành vết

thương và chống hen suyễn.
2.3 Động học biến đổi chlorophyll trong chế biến và bảo quản

2.3.1 Giói thiệu về chlorophyll
Chlorophyll hay cịn gọi là chất diệp lục thường có trong tất cả các lồi thực vật,

tảo và vi khuẩn lam (eubacteria). Nó thuộc nhóm nhở của tetrapyrrole thực hiện chức

năng chính trong quang họp: phân hủy CƠ2 và nước thành carbohydrate (glucose) và
oxi; cung cấp năng lượng cho hệ sinh thái của trái đất. Đây cũng là sắc tố màu xanh tự

nhiên duy nhất với số lượng lớn nhất trên toàn thế giới, phân bố % ở trên mặt đất và %
còn lại ở dưới biển. Chlorophyll được cố định bên trong màng kỵ nước thylakoids của

lục lạp và tạo phức hệ (không liên kết) với những polypeptide, phospholipid, và
tocopherol. (Chaffey et al., 2018; Ferruzzi & Blakeslee, 2007; Hortensteiner &


Krăutler, 2011).
Chlorophyll rất nhạy cảm với điều kiện ánh sáng và oxy. Trong điều kiện ánh

sáng cao, năng lượng hấp thu sẽ thúc đẩy phản ứng oxy hóa dần đến sự phân hủy
chlorophyll, có thể nói sự phân hủy chlorophyll chủ yếu do quá trình oxy hóa. Vì vậy,
tất cả các cơng việc với chiết xuất diệp lục nên được thực hiện trong điều kiện ánh

sáng được hạn chế. (Wasmund, Topp, & Schories, 2006)

8


Hình 1.4: cấu trúc của các dẫn xuất diệp lục có ở thực vật bậc cao bao gồm diệp lục a
(R=CH3) và diệp lục b (R = CHO).(Ferruzzi & Blakeslee, 2007)

Bảng 1.2: Vị trí và tính chất quang phổ cơ bản của săc tố quang hợp (Chaffey et al.,
2018)
Tên

Vị trí

Loại

Àmax-hấp phụ

(nm)

Xmax-phát xạ
(nm)


Chlorophyll a

Phytochlorin

PA, CA, RC

430, 662

668

Chlorophyll b

Phytochlorin

PA

457,646

652

*Lưu ý:
Sự hấp thụ và sự phát xạ trong dung môi acetone. PA: peripheral antenna - ăng-ten
ngoại vi; CA: core antenna - ăng-ten lõi; RC: reaction center - trung tâm phản ứng.
2.3.2 Giá trị sinh học của chlorophyll

Trong lịch sử của y học cổ truyền, chlorophyll và một số hợp chất tự nhiên khác
được sử dụng như một liều thuốc dùng để chừa các loại bệnh. Hiện nay, các cơng trình

nghiên cứu liên quan đến hoạt tính sinh học của chlorophyll chỉ ra chlorophyll có tác


dụng kháng nguyên và kháng khuẩn, ngăn ngừa ung thư dựa trên tác dụng chổng oxy
hóa, tác dụng kháng khuẩn, tham gia điều chế các enzyme chuyển hóa xenobiotic và
các apoptotic trong dòng tế bào ung thư (Ferruzzi & Blakeslee, 2007). Dựa trên bằng

chứng dịch tễ học gần đây liên kết tiêu thụ chất diệp lục để giảm nguy cơ mắc bệnh đại

trực tràng ung thư (Balder et al., 2006) và nồng độ cao của các sắc tố này trong đường
tiêu hóa, thanh lọc máu và giải độc trong cơ thể, biểu mô ruột nên được đánh dấu là

9


một mô mục tiêu họp lý để khám phá thêm mối quan hệ giữa chất diệp lục và phòng

chống ung thư (Ferruzzi & Blakeslee, 2007). Ngồi ra, chlorophyll cịn có tác dụng
kiểm soát các tinh thể calcium oxalate dehydrate trong bệnh sỏi thận (Tawashi,
Cousineau, & Sharkawi, 1980), khử mùi bên trong (Young & Beregi Jr, 1980).
Chlorophyll dường như có tác dụng kìm khuẩn nhất định, trong trường họp vết thưo-ng

bị nhiễm khuẩn nặng đặc biệt là vết thưcmg do cầu khuẩn sinh mủ, dẫn đến việc rút

ngắn đáng kể thời gian cần thiết cho quá trình nhiễm trùng elimination và cải thiện
tình trạng tổn thưoTig, cịn có khả năng giảm đau, giảm ngứa và làm lành vết thưong
trong việc trợ giúp cơ thể thúc đẩy q trình tái tạo mơ tế bào (Horwitz, 1951; Smith &

Livingston, 1945).
2.3.3 Những nghiên cứu về sự phân hủy chlorophyl trong quá trình chế biến và

bảo quản

Chlorophyll trong tế bào được gắn kết với liên kết protein, khi trong quá trinh
chế biến protein đông tụ phá vỡ cấu trúc liên kết và giải phóng chlorophyll (Heaton &

Marangoni, 1996). Vì vậy nên chlorophyll dễ dàng bị phân hủy và hình thành các chất
dần xuất khác nhau bởi nhiều yếu tố (Ferruzzi & Blakeslee, 2007) (hình 1.5).

Chlorophyll

Hình 1.5: Các phản ứng phân hủy chính trong chlorophyll (Ferruzzi & Blakeslee, 2007)

Trong các phản ứng ở hình 1.5, cơ chế phân huỷ chính là sự phân hủy enzyme

và khơng có enzyme. Cơ chế phân hủy khơng có enzyme (phản ứng phân hủy
pheophyin) dưới tác dụng nhiệt độ hoặc acid thì ion Mg2+ trong phân từ chlorophyll

được thay thế bằng 2 ion H tạo thành pheophytin (màu xanh lá đậm), nếu như gian gia

10


nhiệt kéo dài càng lâu thì nhóm CO2CH3 trong phân tử pheophytin tiếp tục được thay
thế bằng 1 phân tử H tạo thành chất dần xuất pyropheophytin (màu nâu) (Gross, 2012;
Heaton & Marangoni, 1996; McFEETERS & Schanderl, 1968; Steven J Schwartz &
Lorenzo, 1990). Ngoài ra sự mất màu xanh ở chlorophyll cịn xảy ra do q trình oxi

hóa dưới tác dụng của các enzyme như lipoxygenase, peroxidase, oxidase. Quá trình

oxi hóa xảy ra bởi enzyme các lipoxygenase thành các hydroperoxide, sau đó phản

ứng với các thành phần khác như vitamin, carotenoid và kích thích q trình oxi hố

chlorophyll gây ra hiện tượng mất màu (Mackinney & Weast, 1940). Chlorophyll bị
mất do q trình peroxide hố chất béo, các acid béo ở màng của tế bào thực vật tăng

lên trong quá trình làm chín, q trình bảo quản và bị lão hóa (Fatima L Canjura,
Schwartz, & Nunes, 1991; Ferruzzi & Blakeslee, 2007).

Quá trình tái tạo màu, các phức hợp kim loại của pheophytin A và

pyropheophytin A được hình thành nhanh chóng bằng cách thêm muối kim loại của

kẽm (Zn2+) và đồng (Cu2+) vào các loại rau trước khi xử lý nhiệt vì có tính ổn định hơn
đáng kể đối với các điều kiện chế biến thực phẩm (F L Canjura, Watkins, & Schwartz,

1999; Gauthier-Jaques, Bortlik, Hau, & Fay, 2001; LaBorde & Von Elbe, 1990;
Tonucci & Von Elbe, 1992). Các dần xuất diệp lục tan trong nước (chlorin) được sử

dụng làm chất màu thực phẩm. Mặc dù các kim loại chuyển tiếp khác nhau (Zn, Fe, Co,
Cu) cho màu sắc và độ bền màu riêng biệt, hình thức phổ biến nhất là chlorophyllin
natri (sodium copper chlorophyllin - see được tổng hợp từ một chiết xuất diệp lục tự

nhiên thô bằng cách xử lý bằng natri hydroxide methanolic sau đó thay thế nguyên tử
Mg trung tâm bằng Cu) (Kephart, 1955) và được mô tả rõ trên (Hình 1.5).
1.3. Tổng quan những nghiên cứu trong và ngưòi nước về bảo quản thực phẩm

1.3.1. Những nghiên cứu về bảo quản thực phẩm trong nước
Những nghiên cứu về bảo quản thực phẩm tại Việt Nam được thực hiện nhiều và
chủ yếu trên đối tượng rau trái, đặc biệt là ở sản phẩm tươi. Vì đặc điểm nền nơng

nghiệp Việt Nam, hiện nay diện tích trồng rau trái gia tăng lớn cùng năng suất thu
hoạch cũng tăng lên đáng kể cùng với việc thương mại sản phẩm chủ yếu ở dạng tươi

(trong nước lần xuất khẩu). Do vậy, phần lớn nhu cầu đặt ra là bảo quản các sản phẩm

ở dạng tươi. Nhưng nghiên cứu trên sản phẩm chế biến hiện còn hạn chế ở Việt Nam.

11


Các nghiên cứu trên rau trái tươi ở những nguyên liệu như trái nhàn (Định &
Quyên, 2015), cam và nho (TÂM, n.d.), thanh long (vị Hị & Tồn, n.d.), chơm chơm

(Thủy, Qn, Cường, & Tuyền, 2013), ót xiêm (Vương et al., 2019), rau dền (Lộc &

Bình, n.d.), rau cải chip xanh (Hoàn & Thủy, 2011), khoai nưa (Vân Vân, Trang, &
Thắng, 2017). Kết quả đều cho thấy yếu tố chính dần đến sự hư hỏng nhanh chóng của

trên các loại rau trái tươi là nhiệt độ, nhiệt độ cao làm cho q trình hơ hấp và những
biến đổi sinh lý diễn ra mạnh mè. Vậy nên, nhiệt độ bảo quản lạnh từ 2-5°C đã hạn
chế được sự nâu hóa vỏ quả, bệnh do vi sinh vật và có tác dụng duy trì đều các chỉ tiêu

chất lượng như hàm lượng acid citric, vitamin c, độ brix, độ cứng thịt quả, màu sắc vỏ
quả, đánh giá hao hụt khối lượng nhằm giúp kéo dài thời gian bảo quản. Ngoài ra yếu

tố ánh sáng và oxy cũng góp phần ảnh hưởng đến q trình bảo quản, bằng phương

pháp bao gói làm cho quá trình bốc hơi nước cũng như do quá trình trao đổi, sinh lý
hoá sinh của quả bị hạn chế giúp các thành phần như hàm lượng đường, acid citric,

acid ascorbic đều khơng dao động nhiều trong q trình bảo quản.
1.3.2. Những nghiên cứu về bảo quản ngoài nước
Đối với bảo quản nguyên liệu tươi thì các nghiên cứu đã thực hiện trên nguyên


liệu như cây bạc hà (Curutchet, Dellacassa, Ringuelet, Chaves, & Viha, 2014), cây rau
nhái (Mediani, Abas, Tan, & Khatib, 2014), cây cải lông (Kim & Ishii, 2007), quả dứa
(Hong et al., 2013), quả kiwi và dưa hấu (Gil, Aguayo, & Kader, 2006), quả việt quất
(Barba et al., 2012). Kết quả cho thấy yếu tố nhiệt độ vần là yếu tố quan trọng ảnh

hưởng lớn trong quá trình bảo quản vì nếu ở nhiệt độ 0-5°C có thể thấy chất lượng cảm

quan được duy trì và hàm lượng vitamin c ít bị hao hụt, hàm lượng chất diệp lục cũng
như hoạt tính chống oxy hóa hầu như khơng đổi nhưng nếu hạ nhiệt độ bảo quản

xuống -20°C thì hoạt tính chống oxy hóa và hàm lượng polyphenol cao hơn mầu tươi
sau khi bảo quản. Vậy nên mức độ nhiệt độ bảo quản ở khoảng 0-5°C có thể xem như

tối ưu nhất để giữ lại hàm lượng dinh dưỡng hay là hạn chế các q trình trao đổi sinh
hóa của nguyên liệu giúp kéo dài thời gian bảo quản.

Đối với bảo quản sản phẩm chế biến thì các nghiên cứu đã thực hiện trên nguyên

liệu như cây thược dược (Kourimská, Eslerová, & Khatri, 2016), cây cúc dại (Lin,
Sung, & Chen, 2011), củ tỏi (Park et al., 2012), hồn hợp bắp cải tím, củ cải đường,

12


nho đở, bông cải xanh và dưa chuột (Gonzalez-Tejedor et al., 2017), mầm đậu tương,

cải thảo, bí xanh và hành Welsh (Lee, Lee, Kim, Kwon, & Kim, 2013) ). Kết quả

nghiên cứu cho thấy sau quá trình bảo quản, bằng một số phương pháp như xử lý nhiệt

nhẹ, sấy khô, chần trước khi được đem bảo quản lạnh đông -20°C có sự thay đổi hàm

lượng polyphenol rõ rệt, hoạt tính chống oxy hóa giảm nhiều hon mẫu tươi khơng qua

xử lý, không làm thay đổi hàm lượng vitamin c và polyphenol ban đầu của mầu trong
ngày xử lý, khi chần trong điều kiện tối ưu cho thấy sự thay đổi độ cứng và màu sắc
của các mẫu đều không thay đổi trong khi các thuộc tính chất lượng dinh dưỡng như

vậy được bảo quản tốt hon. Trong quá trình bảo quản ở nhiệt độ thấp và yếu tố ánh
sáng sẽ làm giảm hàm lưọng acid cichoric và acid caftaric trong các mầu khô được bào
quản, cho thấy thời gian bảo quản không ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng của rau
đông lạnh.

13


Chương 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

2.1. NGUYÊN LIỆU

Lá đinh lăng được dùng trong nghiên cứu là đinh lăng nếp (Polyscias fruticosa

(L.) Harms), được thu mua tại Công ty TNHH Cây giống Dược liệu quý Ta Ni, Huyện
Dương Minh Châu, Tỉnh Tây Ninh. Lá tươi sau khi tiếp nhận sẽ được chế biến tạo
thành bột lá đinh lăng để đưa vào thí nghiệm. Bột lá đinh lăng được trải qua các công

đoạn gồm: sơ chế, rửa, để ráo nước, sấy. Để loại ẩm của lá đinh lăng, dựa vào nghiên

cứu trước kia của tác giả Nguyền Lâm Mỹ Trinh và Phan Thị Kim Thanh, lá đinh lăng
được bằng phương pháp sấy microwave ở mức công suất 300W, xử lý sung bức xạ


microwave với chu kỳ 1 phút xử lý và 1 phút nghỉ. Quá trình sấy dừng lại khi lá đinh
lăng đạt độ ẩm khoảng 7%, lá đinh lăng được nghiền thành bột và rây qua kích thước
lồ rây 0,15mm (150pm).

2.2. DỤNG CỤ - THIÉT BỊ - HÓA CHÁT

Thiết bị sử dụng trong nghiên cứu gồm:

-

Cân Kỳ Thuật Ohaus PA2102, 2100 g X 0.01 g.

-

Cân phân tích 3 số ALE Vibra, xuất xứ Nhật Bản.

-

Thiết bị đo quang phổ ƯV-Vis UV1800, xuất xứ Nhật Bản, đo bước sóng trong

khoảng 190 đến 1100 nm.
-

Máy đo ẩm MB45 sừ dụng đèn halogen với độ chính xác cao 0.01%, xuất xứ

Nơi sản xuất ở Thụy Sĩ.
-

Tủ lạnh (Berjaya), dung tích 505 lít, xuất sứ Malaysia


-

Máy khuấy từ gia nhiệt (Magnetic Stirrer), AC 220 V/ 600 w, 1600 vòng/ phút,

nhiệt độ tối đa 100°C, xuất sứ Trung Quốc.

Dụng cụ dùng trong nghiên cứu gồm có:
-

Bình định mức: 50 ml, 100 ml, 250 ml, 500 ml.

-

Cốc: 50 ml, 250 ml, 500 ml.

14


-

Nhiệt kế, đũa khuấy thủy tinh.

-

Ống nghiệm, ống đong, ống nhỏ giọt, hộp cuvet nhựa, cuvet thủy tinh.

-

Pipet: 1 ml, 2 ml, 5 ml, 10 ml.


-

Micro pipet: 1ml, 5 ml.

-

Phiễu: 25 ml, 75 ml.

-

Cối sứ, máy xay.

Hóa chất chinh dùng trong nghiên cứu là Aceton độ tính khiết 99.8% (xuất xứ ở

Đức) và nước cất sử dụng trong nghiên cứu là nước cất một lần đạt chuẩn phân tích.
2.3. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIÉM NGHIÊN cứu

2.3.1. Thòi gian nghiên cứu

Bắt đầu 7h30 đến 161130 mồi ngày từ ngày 05 tháng 07 năm 2020 đến hết ngày 05
tháng 10 năm 2020.

2.3.2. Địa điểm nghiên cứu
Tại phịng thí nghiệm Khoa Kỳ thuật Thực phẩm và Môi trường, Trường Đại học

Nguyền Tất Thành cơ sở 331 Quốc lộ 1A, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố

HỒ Chí Minh.


15


×