Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Hoàn thiện và thúc đẩy hoạt động nhập khẩu thiết bị bán dẫn, đo lường của công ty TNHH điện cơ Phát Minh – chi nhánh Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.75 KB, 65 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU VÀ BIỂU ĐỒ .................................................... 3
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH ĐIỆN CƠ PHÁT MINH - CHI
NHÁNH HÀ NỘI ............................................................................................................. 4
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH điện cơ Phát Minh –
chi nhánh Hà Nội .......................................................................................................... 4
1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của công ty TNHH Phát
Minh - chi nhánh Hà Nội ............................................................................................. 6
1.2.1. Chức năng và nhiệm vụ mà chi nhánh Hà Nội đảm nhận ........................... 6
1.2.2. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty TNHH Phát Minh - chi nhánh Hà Nội 8
1.3. Khái quát về hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH điện cơ Phát Minh -
chi nhánh Hà Nội trong những năm gần đây ......................................................... 10
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ BÁN DẪN
VÀ ĐO LƯỜNG CỦA CÔNG TY TNHH ĐIỆN CƠ PHÁT MINH – CHI
NHÁNH HÀ NỘI ........................................................................................................... 13
2.1. Tình hình nhập khẩu thiết bị bán dẫn và đo lường tại công ty TNHH điện
cơ Phát Minh - chi nhánh Hà Nội ............................................................................. 13
2.1.1. Đặc điểm của sản phẩm nhập khẩu ............................................................ 13
2.1.2. Quy mô các sản phẩm nhập khẩu ............................................................... 15
2.1.3. Cơ cấu các sản phẩm nhập khẩu ................................................................ 18
2.1.4. Thị trường nhập khẩu các sản phẩm trên .................................................. 19
2.1.5. Nguồn thông tin thị trường và quá trình hình thành hợp đồng nhập khẩu
của công ty TNHH diện cơ Phát Minh – chi nhánh Hà Nội ................................ 23
2.1.6. Phương thức nhập khẩu mà công ty TNHH điện cơ Phát Minh – chi
nhánh Hà Nội đã áp dụng thời gian qua .............................................................. 27
2.1.7. Công tác đàm phán và ký kết hợp đồng của công ty TNHH điện cơ Phát
Minh - chi nhánh Hà Nội ..................................................................................... 29
2.1.7.1. Công tác đàm phán ................................................................................. 29
2.1.7.2. Khâu ký kết hợp đồng giữa công ty TNHH điện cơ Phát Minh - chi nhánh
Hà Nội với các đối tác .......................................................................................... 30


2.1.7.3. Giai đoạn hoàn tất các thủ tục nhập khẩu .............................................. 30
2.1.7.4. Giai đoạn thực hiện hợp đồng tại công ty TNHH điện cơ Phát Minh - chi
nhánh Hà Nội ....................................................................................................... 31
2.2. Đánh giá hoạt động nhập khẩu tại công ty TNHH điện cơ Phát Minh - chi
nhánh Hà Nội trong những năm gần đây ................................................................ 33
2.2.1. Những thành công ...................................................................................... 33
2.2.1.1. Doanh thu của chi nhánh Hà Nội qua các năm không ngừng tăng ......... 33
2.2.1.2. Hoạt động nhập khẩu không ngừng hoàn thiện và mang lại hiệu quả cao
hơn ........................................................................................................................ 34
2.2.2. Những hạn chế ........................................................................................... 35
2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế trên ....................................................... 36
2.2.3.1. Những nguyên nhân chủ quan ................................................................. 36
2.2.3.1. Những nguyên nhân khách quan .............................................................. 38
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG
NHẬP KHẨU THIẾT BỊ BÁN DẪN, ĐO LƯỜNG CHO CÔNG TY TNHH ĐIỆN
CƠ PHÁT MINH- CHI NHÁNH HÀ NỘI ................................................................. 40
3.1. Mục tiêu và định hướng về hoạt nhập khẩu của công ty TNHH điện cơ Phát
Minh -chi nhánh Hà Nội ........................................................................................... 40
3.1.1. Mục tiêu phát triển của chi nhánh trong thời gian tới .............................. 40
3.1.2. Phương hướng hoạt động của công ty TNHH điện cơ Phát Minh - chi
nhánh Hà Nội ....................................................................................................... 41
3.2. Cơ hội và thách thức đối với hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH điện
cơ Phát Minh - chi nhánh Hà Nội ............................................................................. 42
3.2.1. Cơ hội .......................................................................................................... 42
3.2.1.1. Về thị trường nhập khẩu các loại linh kiện, thiết bị, máy móc ................ 42
3.2.1.2. Thủ tục hành chính và cơ sở hạ tầng ngày một được cải thiện tốt hơn ... 43
3.2.1.3. Thị trường tiêu thụ nội địa ....................................................................... 44
3.2.2. Thách thức .................................................................................................. 44
3.2.2.1. Nguồn nhân lực chưa có nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu .... 44
3.2.2.2. Thách thức từ môi trường cạnh tranh ...................................................... 44

3.3. Định hướng các giải pháp giúp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu thiết bị bán
dẫn, đo lường của công ty TNHH điện cơ Phát Minh – chi nhánh Hà Nội ......... 45
3.3.1. Giải pháp từ phía công ty TNHH điện cơ Phát Minh – chi nhánh Hà nội 45
3.3.1.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả chỉ đạo của bộ máy tổ chức và trình độ
nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên trong chi nhánh Hà Nội .................................... 45
3.3.1.2. Công tác nghiên cứu thị trường ............................................................... 46
3.3.1.3. Hoàn thiện quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng ................................ 49
3.3.1.4. Hoàn thiện việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu của chi nhánh Hà Nội . . 50
3.3.2. Giải pháp hỗ trợ từ phía Chính phủ ........................................................... 54
3.3.2.1. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý của Nhà nước .............. 54
3.3.2.2. Hoàn thiện, thống nhất hệ thống văn bản pháp luật liên quan tới hoạt
động nhập khẩu ..................................................................................................... 55
3.3.2.3. Kiến nghị giải pháp về công tác hải quan ............................................... 56
3.3.2.4. Kiến nghị về chính sách thuế nhập khẩu của Nhà nước .......................... 56
3.3.2.5. Có chính sách tỷ giá hối đoái hợp lý ....................................................... 57
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 59
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU VÀ BIỂU ĐỒ
STT
Danh mục các bảng
Trang
1 Tình hình kinh doanh của chi nhánh từ năm 2006 – 2009 11
2 Số lượng từng loại sản phẩm nhập khẩu của chi nhánh Hà
Nội từ năm 2006 – 2009
16
3 Giá trị từng loại sản phẩm nhập khẩu của chi nhánh Hà
Nội từ 2006 - 2009
18
4 Thị trường nhập khẩu của chi nhánh Hà Nội của công ty
Phát Minh

21
5 Mục tiêu kinh doanh của chi nhánh từ năm 2010 – 2012 45
Danh mục các biểu đồ
1 Số lượng từng loại sản phẩm nhập khẩu của chi nhánh Hà
Nội năm 2009
17
2 Cơ cấu giá trị sản phẩm nhập khẩu năm 2009 của chi
nhánh Hà Nội
20
3 Cơ cấu giá trị nhập khẩu thiết bị bán dẫn, đo lường từ các
thị trường của công ty TNHH điện cơ Phát Minh – chi
nhánh Hà Nội
22
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ trên
toàn thế giới. Trong bối cảnh đó thì thương mại quốc tế là một lĩnh vực dẫn đầu
cho việc thúc đẩy nền kinh tế các nước hội nhập với nhau, giúp các nước phát
huy được lợi thế so sánh của mình, tiếp thu công nghệ, khoa học kỹ thuật, tiếp
thu và tận dụng được kinh nghiệm quản lý, tiềm năng về vốn và tất cả những tinh
hoa của nhân loại. Để tạo điều kiện hơn nữa cho sự phát triển mạnh mẽ của nền
kinh tế nước ta thì Việt Nam đã và đang rất tích cực tham gia, hòa nhập vào xu
hướng này với nhiều biện pháp và chính sách sao cho đẩy mạnh hoạt động xuất
khẩu, nhập khẩu. Xuất khẩu thì nhằm mang lại nguồn ngoại tệ cho đất nước, còn
nhập khẩu thì giúp cho các doanh nghiệp, người tiêu dùng trong nước có thể tiếp
cận được các loại sản phẩm chất lượng cao, hiện đại mà giá thành lại thấp. Còn
đối với toàn bộ nền kinh tế thì nhập khẩu làm tăng hiệu quả sử dụng các nguồn
lực sản xuất, nhất là tăng năng suất lao động thông qua nhập khẩu hệ thống máy
móc, thiết bị kỹ thuật hiện đại. Vì thế, việc hoàn thiện, nâng cao quy trình nghiệp
vụ nhập khẩu ở mỗi doanh nghiệp đang trở thành vấn đề có ý nghĩa hết sức quan

trọng.
Công ty trách nhiệm hữu hạn điện cơ Phát Minh là công ty hoạt động
trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu linh kiện, máy móc, thiết bị mà cụ thể hơn
là chi nhánh Hà Nội nơi em đang thực tập. Để có thể đứng vững trên thị trường
và hoàn thành tốt chức năng kinh doanh của mình, chi nhánh phải đối mặt với rất
nhiều khó khăn, từ những khó khăn trong nội bộ chi nhánh, từ những khó khăn
từ áp lực cạnh tranh bên ngoài với các doanh nghiệp kinh doanh trong nước cùng
ngành, từ các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Nhưng không vì
thế mà chi nhánh ngừng phát triển hoạt động của mình, thậm chí còn lớn mạnh
trên cả mức mong đợi bởi chi nhánh đã biết tìm ra điểm yếu, điểm hạn chế của
mình rồi không ngừng hoàn thiện và khắc phục nó. Cụ thể đó là yếu điểm trong
quy trình nhập khẩu, vấn đề này đang được chi nhánh quan tâm rất nhiều và vì
thế trong quá trình thực tập của mình em đã cố gắng nghiên cứu rồi quyết định
chọn đề tài: “Hoàn thiện và thúc đẩy hoạt động nhập khẩu thiết bị bán dẫn, đo
lường của công ty TNHH điện cơ Phát Minh – chi nhánh Hà Nội”
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu: hoạt động nhập khẩu thiết bị bán dẫn, đo lường của
công ty TNHH điện cơ Phát Minh – chi nhánh Hà Nội
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Trước tiên nghiên cứu và giới thiệu sơ lược về công ty TNHH điện cơ
Phát Minh – chi nhánh Hà Nội
Sau đó tìm hiểu thực trạng hoạt động nhập khẩu linh kiện, máy móc, thiết
bị bán dẫn và đo lường tại đây. Đồng thời nêu ra được những mặt đạt được,
những mặt còn hạn chế của chi nhánh Hà Nội
Kiến nghị, đưa ra các giải pháp giúp hoàn thiện và thúc đẩy hoạt động
nhập khẩu linh kiện, thiết bị bán dẫn, đo lường cho công ty TNHH điện cơ Phát
Minh – chi nhánh Hà Nội.
3. Đối tượng và phạm vi ngiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên trong bài chuyên đề của em là
hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH điện cơ Phát Minh – chi nhánh Hà Nội

Phạm vi nghiên cứu:
• Không gian: phạm vi nghiên cứu về mặt không gian là hoạt động nhập
khẩu thiết bị bán dẫn, đo lường
• Thời gian: thực tế hoạt động nhập khẩu tại công ty TNHH điện cơ Phát
Minh - chi nhánh Hà Nội từ năm 2006 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu: để hoàn thành được bài viết chuyên đề thực tập
cuối khóa của mình em đã sử dụng phương pháp nghiên cứu: tổng hợp, phân tích
số liệu, phương pháp thống kê…
5. Kết cấu của đề tài: ngoài lời mở đầu, kết luận thì đề tài được kết cấu gồm ba
chương:
- Chương 1: Giới thiệu về công ty TNHH điện cơ Phát Minh - chi nhánh Hà
Nội
- Chương 2: Thực trạng hoạt động nhập khẩu thiết bị bán dẫn và đo lường
của công ty TNHH điện cơ Phát Minh – chi nhánh Hà Nội
- Chương 3: Định hướng và một số giải pháp cho hoạt động nhập khẩu thiết
bị bán dẫn, đo lường cho công ty TNHH điện cơ Phát Minh - chi nhánh
Hà Nội
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH ĐIỆN CƠ
PHÁT MINH - CHI NHÁNH HÀ NỘI
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH điện cơ Phát
Minh – chi nhánh Hà Nội
Trụ sở giao dịch chính của công ty tại:
Công ty TNHH điện cơ Phát Minh
Tầng 2, tòa nhà Thái Huy, số 307/4 đường Nguyễn Văn Trỗi, quận Tân
Bình, thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: +84-8-844 5985
Fax: +84-8-844 5987
Email:: www.phatminhelectric.com
Địa chỉ văn phòng Hà Nội:
Số 1412, tòa nhà 17T10, khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính, quận Cầu

Giấy, Hà Nội
Điện thoại: +84-4-281 1365
Fax: +84-4-281 1367
Email:
Công ty trách nhiệm hữu hạn điện cơ Phát Minh là một doanh nghiệp tư
nhân hoạt động kinh doanh các sản phẩm điện cơ được nhập khẩu chủ yếu từ
Nhật Bản và một số nước công nghiệp phát triển trên thế giới sau đó khi về tới
Việt Nam sẽ lắp ráp hoàn chỉnh thành hệ thống, dây chuyền sản xuất rồi bán cho
các công ty, các nhà máy có nhu cầu về các sản phẩm dựa trên mục tiêu kinh
doanh mà công ty đề ra. Công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân, được mở tài
khoản tại ngân hàng trong và ngoài nước, sử dụng con dấu riêng phù hợp với
quy định. Ngay ngày đầu thành lập: 20/3/2001 Công ty đã đặt văn phòng tại
Thành phố Hồ Chí Minh, theo quyết định số: 0102001929. Với tên ban đầu của
công ty là Công ty TNHH thiết bị bán dẫn và đo lường Phát Minh. Đến ngày
15/5/2006 với nhiều lý do nên tên công ty được đổi thành Công ty TNHH điện
cơ Phát Minh. Và năm 2004, do nhu cầu mở rộng kinh doanh, phát triển thị
trường, công ty đã thành lập văn phòng tại Đồng Nai, Hà Nội. Chi nhánh Hà Nội
là một đơn vị kinh doanh độc lập, tự hạch toán lỗ - lãi, dưới sự chỉ đạo và hỗ trợ
của công ty TNHH điện cơ Phát Minh. Được thành lập ngày 17/6/2004 theo giấy
đăng ký kinh doanh số 0112028284, chi nhánh cũng chuyên nhập khẩu và cung
cấp các loại thiết bị bán dẫn và đo lường, chủ yếu phục vụ cho khối công nghiệp.
Tuy không phải là trụ sở chính nhưng chi nhánh Hà Nội đóng vai trò rất quan
trọng và là một trong những thế mạnh của công ty Phát Minh, vì thế chi nhánh
Hà Nội luôn được đánh giá cao trong chiến lược xây dựng và phát triển lớn
mạnh của công ty. Bởi vậy, sau đây sẽ chỉ đề cập tới hoạt động của chi nhánh Hà
Nội. Ngay từ khi thành lập tới nay chi nhánh Hà Nội luôn là đơn vị phân phối
độc quyền trên toàn quốc cho sản phẩm của hai tập đoàn sản xuất hàng đầu Nhật
Bản và thế giới là YASKAWA ELICTRIC và TDK-LAMBDA đồng thời công
ty cũng nhập khẩu nhiều sản phẩm khác từ một số nước có nền công nghiệp phát
triển nhất trên thế giới. Khi về Việt Nam chi nhánh sẽ thiết kế và lắp đặt các hệ

thống tự động, hệ thống hoạt động đồng bộ nhiều biến tần và các dự án về nguồn
điện theo yêu cầu khách hàng. Vì thế các sản phẩm chi nhánh Hà Nội cung cấp
là:
- Cần trục – Thang máy
- Dây chuyền sản xuất giấy
- Máy dệt
- Dây chuyền mạ kẽm
- Thiết bị nâng hạ: chuyên dùng để cẩu hàng hóa lên tàu hoặc di chuyển
hàng hóa, đồ vật
- Máy hồ sợi
- Máy bơm: dùng để bơm nước với công suất lớn phục vụ cho sản xuất
- Máy đóng gói
- Băng tải: dùng để di chuyển hàng hóa trong dây chuyền sản xuất
Với những sản phẩm mình cung cấp chi nhánh luôn đảm bảo đáp ứng các
nhu cầu của khách hàng về các máy móc, thiết bị bán dẫn, thiết bị đo lường phục
vụ cho sản xuất công nghiệp một cách nhanh nhất, chất lượng với giá cả hợp lý
nhất, cùng các dịch vụ sau bán hàng chu đáo toàn diện. Bởi không chỉ có kinh
doanh mà chi nhánh còn nhận bảo trì, sửa chữa, kiểm tra, các loại máy móc, các
thiết bị đo lường, biến tần, bộ nguồn của tất cả các nhãn hiệu trên thế giới; đồng
thời nghiên cứu, hướng dẫn sử dụng, vận hành tốt sản phẩm cho phù hợp với
điều kiện ở Việt Nam và đảm bảo mục tiêu kinh doanh, mục tiêu phát triển.
Chi nhánh Hà Nội luôn chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực. Bởi
trình độ của cán bộ, nhân viên luôn luôn đóng vai trò quan trọng cho sự phát
triển lớn mạnh của chi nhánh nói riêng và toàn công ty nói chung. Thế nên để
được làm việc tại đây, tuyển dụng cho mọi vị trí làm việc đều rất gắt gao, kỹ
lưỡng, mọi người đều phải được đào tạo tại các trường đại học chính quy trong
và ngoài nước. Đồng thời luôn có chương trình bồi dưỡng kiến thức chuyên môn
cho cán bộ, nhân viên với sự hợp tác, hỗ trợ đắc lực của nhiều chuyên gia, cán
bộ khoa học kỹ thuật có trình độ cao, giàu kinh nghiệm của Nhật Bản, Đức, Ý…
Nhằm mở rộng hợp tác, nâng cao hiệu quả kinh doanh, thống nhất thực hiện các

biện pháp hữu hiệu để hoàn thiện công tác nhập khẩu thiết bị của công ty như:
tổ chức nguồn hàng nhập khẩu có nhiều triển vọng và mang lại nhiều lợi nhuận
cho công ty và chi nhánh, định giá mua bán trên cơ sở căn cứ vào thị trường, thu
thập thông tin, tham gia triển lãm hội chợ...
1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của công ty TNHH
Phát Minh - chi nhánh Hà Nội
1.2.1. Chức năng và nhiệm vụ mà chi nhánh Hà Nội đảm nhận
Chi nhánh Hà Nội cũng có tư cách pháp nhân đầy đủ, hoạt động như một
công ty độc lập. Thế nên, chức năng và nhiệm vụ mà chi nhánh đảm nhận cũng
như những chức năng, nhiệm vụ của công ty.
Chức năng hoạt động kinh doanh: thông qua các hoạt động của mình, công
ty công ty liên kết, hợp tác, mua – bán với các đối tác, bạn hàng trong và ngoài
nước trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam quy định nhằm có được những nguồn
hàng là hệ thống các thiết bị bán dẫn, thiết bị đo lường nhằm đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng, sử dụng các hệ thống thiết bị trên tại khu vực miền Bắc
Những nhiệm vụ mà chi nhánh Hà Nội đảm nhận:
- Chi nhánh phải đảm bảo xây dựng và thực hiện các mục tiêu, các kế
hoạch dài hạn, ngắn hạn về kinh doanh các mặt hàng nhập khẩu trên toàn địa
phận miền Bắc để thực hiện mục tiêu và nội dung hoạt động của chi nhánh nói
riêng và công ty nói chung.
- Xây dựng và đề ra các phương án về nhập khẩu, về bán hàng về dịch vụ
sau bán hàng theo mục tiêu, kế hoạch của chi nhánh đã đề ra, đồng thời phù hợp
với mục tiêu của công ty.
- Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn của chi nhánh và sự hỗ
trợ của công ty, không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
để bảo toàn và phát triển vốn.
- Tổ chức nghiên cứu nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên trong chi
nhánh, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng cường tìm hiểu, khảo
sát thị trường nhằm cung cấp được những sản phẩm chất lượng tốt, đáp ứng
được thị hiếu khách hàng, giá cả phù hợp nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu lợi

nhuận.
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về hoạt động kinh
doanh nhập khẩu: thực hiện chính sách về quản lý và sử dụng vốn, tài sản, nguồn
lực, hạch toán kinh tế, nguồn hàng nhập khẩu, thủ tục hải quan, thực hiện đúng
cam kết đã ký kết hợp đồng với các bạn hàng, nghĩa vụ đóng thuế với Nhà nước
- Thực hiện đầy đủ chức năng và nhiệm vụ đã cam kết, đã ký với các tổ
chức kinh tế trong và ngoài nước.
- Quản lý, đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên tại chi nhánh. Đồng thời
chăm lo tới đời sống của họ nhằm đảm bảo duy trì và phát huy hiệu quả làm việc
của họ.
Và những quyền hạn của chi nhánh:
- Kinh doanh theo mục đích thành lập của chi nhánh và theo ngành nghề
mà công ty đã đăng ký kinh doanh.
- Chủ động trong kinh doanh, phát triển và tìm kiếm các bạn hàng trong ký
kết hợp đồng nhập khẩu với nước ngoài cho các sản phẩm linh kiện, máy móc.
- Quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, tài sản, nhân lực. Được
phép huy động các nguồn vốn khác theo quy định pháp luật hiện hành để thực
hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Chi nhánh được tiếp thị, quảng cáo các sản phẩm trên toàn miền Bắc,
tham gia triển lãm, hội chợ, và hội thảo của các tổ chức kinh tế trong, ngoài
nước.
- Được quyền chủ động tổ chức, điều chỉnh bộ máy quản lý, mạng lưới
nhân viên trong toàn chi nhánh cho phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ nhằm đạt
được hiệu quả cao. Đồng thời được quản lý và sử dụng đội ngũ nhân viên, nhưng
vẫn đảm bảo thực hiện đầy đủ quyền lợi của họ.
- Được quyền giao dịch, ký kết hợp đồng mua hàng hóa, và những quyền
trong hợp đồng miễn là phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam như:
+ Chi nhánh được quyền chưa thanh toán toàn bộ hoặc một phần tiền hàng
nếu như phát hiện thấy hàng nhập khẩu về bị hư hỏng hoặc có một khuyết tật nào
đó và chỉ thanh toán khi nhà xuất khẩu khắc phục những hư hỏng, khuyết tật đó,

trừ khi trong hợp đồng có thỏa thuận khác.
+ Chi nhánh có quyền giữ lại toàn bộ hoặc một phần tiền mua hàng nếu có
bằng chứng về việc nhà xuất khẩu lừa gạt hoặc không có khả năng giao hàng.
- Đặc biệt là chi nhánh Hà Nội của công ty điện cơ Phát Minh còn được
bình đẳng trước pháp luật và hợp tác trong hoạt động thương mại.
1.2.2. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty TNHH Phát Minh - chi nhánh Hà
Nội
Đứng đầu và cũng là đại diện cho chi nhánh là Giám đốc chi nhánh, Giám
đốc điều hành toàn chi nhánh Hà Nội theo chế độ một thủ trưởng và chịu trách
nhiệm về mọi hoạt động của chi nhánh trước công ty, trước pháp luật, và toàn
thể nhân viên của chi nhánh. Giám đốc chi nhánh được quyền tổ chức bộ máy
quản lý và mạng lưới nhân viên tại chi nhánh mình cho phù hợp với nhiệm vụ và
chức năng mà chi nhánh đảm nhận.
Giám đốc được Phó giám đốc giúp việc, người này có thể do Giám đốc bổ
nhiệm hoặc cũng có thể do công ty bổ nhiệm.
Tại chi nhánh có một kế toán trưởng, người này chịu sự chỉ đạo trực tiếp
của Giám đốc chi nhánh, có trách nhiệm giúp Giám đốc tổ chức thực hiện toàn
bộ công tác kế toán thống kê, thông tin kinh tế, báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh của chi nhánh theo qui định hiện hành của Nhà nước.
Bên cạnh đó, chi nhánh còn có năm phòng ban chính như sau:
- Phòng hành chính có chức năng tham mưu cho Giám đốc về tổ chức
nhân sự, chế độ chính sách đồng thời tổng hợp tình hình chung của chi nhánh,
báo cáo thông tin chính xác kịp thời về khâu tổ chức hành chính quản trị giao
dịch Quốc tế.
- Phòng kế hoạch có chức năng xây dựng và tổng hợp lại các kế hoạch
hàng năm, nhiều năm về kinh doanh, về nhập khẩu, đồng thời có nhiệm vụ quản
lý tài chính, quản lý bảo toàn và phát triển vốn hoạt động mà chi nhánh có, đồng
thời thu thập thông tin về tài sản, vốn, nợ phục vụ công tác quản lý kinh doanh
của chi nhánh.
- Phòng kinh doanh có chức năng mở rộng kinh doanh, tìm kiếm các tổ

chức, các khách hàng trong nước, tiến hành các hoạt động về công tác
Marketing.
- Phòng nhập khẩu: phòng này thực hiện các chức năng kinh tế đối ngoại
theo bản điều lệ hoạt động của công ty nói chung và chi nhánh nói riêng, mà vẫn
tuân thủ chính sách kinh tế đối ngoại của nhà nước. Cụ thể:
+ Phải đề ra, xây dựng các kế hoạch về nhập khẩu các sản phẩm mà chi
nhánh chuyên doanh, báo cáo lên giám đốc, gửi các kế hoạch này để phòng kế
hoạch tổng hợp thành kế hoạch chung của chi nhánh.
+ Nghiên cứu, thông báo trong phạm vi chi nhánh và có thể là cả công ty
tình hình thị trường thế giới bao gồm luật pháp, tập quán quốc tế, thương nhân,
mặt hàng, giá cả, thuê tàu, bảo hiểm, để cho hoạt động của chi nhánh có hiệu quả
hơn.
+ Dự kiến và đăng ký các danh mục mặt hàng và số lượng hàng hoá nhập
khẩu của chi nhánh.
+ Lên phương án đàm phán, ký kết hợp đồng, tính toán hiệu quả của từng
chuyến, từng lô hàng dự kiến nhập khẩu
+ Thực hiện các nghiệp vụ về đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng vận
tải, bảo hiểm, pháp chế, làm thủ tục nhập khẩu theo quy chế hiện hành của bộ
thương mại và Nhà nước.
+ Sau mỗi chuyến hàng nhập khẩu kết thúc thì sẽ tiến hành quyết toán, xác
định lỗ lãi, thanh lí hợp đồng.
- Phòng dịch vụ chăm sóc khách hàng: có chức năng tư vấn, hướng dẫn sau
bán hàng; đồng thời có chức năng nghiên cứu, sửa chữa, bảo hành sản phẩm.
Sơ đồ 1.1: Bộ máy tổ chức của chi nhánh Hà Nội
1.3. Khái quát về hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH điện cơ Phát
Minh - chi nhánh Hà Nội trong những năm gần đây
Theo thống kê và báo cáo hàng năm thì kết quả hoạt động kinh doanh của
chi nhánh ngày càng tăng trưởng mạnh, lượng hàng nhập khẩu ngày một tăng
cao do lượng khách hàng và nhu cầu khách hàng tăng đáng kể. Tuy nhiên, vẫn có
Giám đốc

Phó giám đốc
Phòng
hành
chính
Phòng kế
hoạch
Phòng kinh
doanh
Phòng
nhập
khẩu
Phòng dịch
vụ khách
hàng
những lý do làm ảnh hưởng và cản trở đến hoạt động kinh doanh tại chi nhánh
như: tỷ giá tăng cao, công tác nhập khẩu còn nhiều khó khăn; nhiều hãng, nhiều
công ty cạnh tranh… Để đánh giá được cụ thể hơn ta xem bảng số liệu sau:
Bảng 1.1: Tình hình kinh doanh của chi nhánh từ năm 2006 – 2009
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009
Tổng doanh thu 89 980 90 123 99 763 110 065
Tổng chi phí 81 691 81 348 90 652 99 043
Lợi nhuận trước thuế 8 289 8 775 9 111 11 022
Lợi nhuận sau thuế 1 780 1 856 2 145 2 390
Nguồn: Phòng kế hoạch của chi nhánh Hà Nội
Từ bảng số liệu trên ta thấy: trong bốn năm gần đây, hoạt động kinh doanh
của chi nhánh ổn định và phát triển khá đều, từ năm 2007 đến năm 2009 doanh
thu tăng khoảng 10% sau mỗi năm. Năm 2009 doanh thu cao gấp 1,2 lần doanh
thu năm 2006 và tăng một lượng 22,3% so với doanh thu năm 2006. Nhìn chung

mức doanh thu có tăng nhưng đặc biệt năm 2007 mức doanh thu tăng rất ít: có
143 triệu đồng tương đương khoảng 0,16%. Điều đó thể hiện sự chững lại trong
hoạt động kinh doanh nhập khẩu của chi nhánh vào năm này. Tuy nhiên tình
hình đã được khắc phục và cải thiện đáng kể từ năm 2008 đến nay, thể hiện bằng
sự tăng trở lại của mức doanh thu vào khoảng 10% của năm trước so với năm
sau. Doanh thu hàng năm tăng kéo theo tổng chi phí hàng năm cũng tăng thể
hiện là năm 2009 chi phí cao gấp 1,2 so với chi phí của năm 2006. Trong đó năm
2007 lượng chi phí có giảm đôi chút (343 triệu đồng) do doanh thu tăng chậm.
Chính sự tăng lên đều đặn của doanh thu và chi phí kéo theo sự tăng lên đều của
lợi nhuận trước thuế tại chi nhánh. Nhìn chung năm sau lợi nhuận đều cao hơn
năm trước mức tăng chung là năm 2009 lợi nhuận cao gấp 1,3 lần năm 2006.
Chính sách thuế nhập khẩu của Nhà nước cũng khá ổn định nên mức tăng lợi
nhuận sau thuế của chi nhánh cũng ở mức khoảng 1,3 lần, tăng một lượng tuyệt
đối là 610 triệu đồng. Hoạt động kinh doanh nhập khẩu linh kiện, máy móc, thiết
bị của chi nhánh đã tạo điều kiện cho sự phát triển của các doanh nghiệp, tổ chức
trong nước. Và hàng năm đóng góp cho ngân sách Nhà nước rất nhiều thông qua
các khoản tiền thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp…Như vậy, hoạt
động kinh doanh nhập khẩu của chi nhánh Hà Nội đạt hiệu quả khá cao, chi
nhánh đã có những nỗ lực đáng kể trong việc phát triển lĩnh vực kinh doanh của
mình. Vì thế, thời gian tới chi nhánh cần tiếp tục phát huy những mặt đã đạt
được, và kịp thời khắc phục những mặt còn yếu kém, những khó khăn chủ quan
và khách quan, để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của chi nhánh mình.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU
THIẾT BỊ BÁN DẪN VÀ ĐO LƯỜNG CỦA CÔNG TY TNHH
ĐIỆN CƠ PHÁT MINH – CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1. Tình hình nhập khẩu thiết bị bán dẫn và đo lường tại công ty TNHH
điện cơ Phát Minh - chi nhánh Hà Nội
2.1.1. Đặc điểm của sản phẩm nhập khẩu
Đúng với ngành nghề đăng ký kinh doanh của mình nên các sản phẩm mà
chi nhánh nhập khẩu về là các linh kiện, máy móc, thiết bị sau đó sẽ lắp ráp,

hoàn thiện và cung cấp cho các đơn vị, các công ty tại Việt Nam đang có nhu cầu
về loại sản phẩm này. Nhưng sản phẩm chủ đạo được chi nhánh chú trọng nhập
khẩu là các linh kiện của hai công ty YASKAWA và TDK – Lambda. Cụ thể đối
với công ty YASKAWA chi nhánh nhập khẩu các linh kiện gồm:
- Biến tần: có các sản phẩm:
+ J7 series inverter drives: sản phẩm này có chức năng tự động tăng mô
men động cơ khi mô men tải tăng, giới hạn dòng điện ở tốc độ cao để biến tần
không bị quá dòng, có nhiều chế độ hoạt động, thiết kế nhỏ gọn, tiết kiệm không
gian
+ V1000 series inverter drives: người sử dụng có thể lưu thông số cài đặt,
dễ dàng can thiệp vào bộ nhớ của biến tần để lập trình cho các ứng dụng chuyên
dùng một cách linh hoạt
+ F7 series inverter drives: điều khiển vector dòng điện đạt được các đặc
tính truyền động mạnh cho các loại máy móc cần mô men quay ở tốc độ thấp
như các thiết bị nâng hạ; chức năng copy để lưu lại thông số đã cài đặt và ghi lại
sang biến tần khác cùng loại, hỗ trợ truyền thông thích hợp với nhiều hệ thống
mạng toàn cầu
+ G7 series inverter drives: sản phẩm này làm giảm rất nhiều dòng rò và
nhiễu, thích hợp cho những loại máy cần độ chính xác cao cũng như cần sự phối
hợp đồng bộ, màn hình tinh thể lỏng năm dòng hiển thị, dễ dàng xem ý nghĩa các
thông số.
+ L7 series inverter drives: dòng ra định mức cao, trình tự nâng hạ xác
định, màn hình điều khiển kỹ thuật số tinh thể lỏng năm dòng với bảy ngôn ngữ,
cài đặt và cho biến tần hoạt động nhờ khả năng kết nối máy tính, momen khởi
động lớn
- Ac servo drives: có các sản phẩm là: servo motors, SGMAH Series,
SGMPH Series, SGMGH Series, SGMSH Series, SGMDH Series
- Rô – bốt
Còn với công ty TDK – Lambda thì chi nhánh Hà Nội nhập khẩu:
- Bộ nguồn switching: có rất nhiều sản phẩm như:

+ LCS Series: là bộ nguồn giá rẻ, đáp ứng cho mọi ứng dụng phổ thông
+ SWS Series: tất cả các model hợp chuẩn
+ HWS Series: tuân theo các tiêu chuẩn mới của Châu Âu, kích thước nhỏ
gọn, bộ nguồn đa chức năng, tuổi thọ cao
+ FPS Series: thích hợp cho máy chạy song song hai bộ, có sẵn loại ổ
ghim nằm ở mặt trước
+ DLP Series: tiêu chuẩn châu Âu, Mỹ, Canada, tích hợp sẵn đèn báo
động sụt áp
- Dc-dc converters: có ba sản phẩm chủ yếu là:
+ PP Series: kích thước nhỏ gọn,cách ly ngõ vào và ngõ ra, điện áp ngõ ra
có thể điều chỉnh
+ PH Series: tiêu chuẩn châu Âu, kích thước nhỏ gọn
+ PH300S/PH600S Series: điện áp ngõ vào dãy rộng, tiêu chuẩn châu Âu,
kích thước nhỏ gọn, công suất lớn.
- Bộ lọc nhiễu: đây là sản phẩm có tác dụng làm giảm nhiễu do truyền dẫn
và bức xạ trên đường vào từ bộ nguồn, đồng thời làm giảm xung nhiễu điện áp
cao…Các sản phẩm lọc nhiễu mà hãng này cung cấp cho công ty là:
+ MBS series: thiết bị được thiết kế thỏa mãn các tiêu chuẩn của mạch lọc
nhiễu điện từ, nhiễu cao tần, sản phẩm được tăng thêm hiệu quả nhờ vỏ bọc kim
loại.
+ PBF series: đầu nối đơn giản với thiết kế nhỏ gọn dễ tháo lắp bằng jack
ghim
+ MC13 series: có thể gắn cố định bằng vít hoặc gắn trên thanh Rail, sản
phẩm được thiết kế an toàn với đầu nối có vỏ bảo vệ, dòng rò thấp
+MX13 series: sản phẩm rất thuận tiện để gắn trong tủ điều khiển vì có
kích thước được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn công nghiệp, đồng thời sản phẩm này
dễ dàng lắp đặt và bảo trì, giảm nhiễu xuống mức 40dB
Ngoài ra chi nhánh Hà Nội còn nhập khẩu các sản phẩm khác như:
- Braking unit
- PG card gồm có PG – A2, PG – B2, PG – X2, PG – D2,…

- Peripheral với các sản phẩm là: cáp nối, SI – 232/J7, CVST31060,
JVOP144, EZZ08386A…
- Biến trở: loại 2/5 kilo Ôm – 1 oát từ Midori Nhật Bản và loại 1/2/5/10/20
kilo Ôm – 1 Oát từ Tokyo Cosmos của Nhật Bản
- Nhập khẩu các sản phẩm điện trở thắng từ Đài Loan.
- Man – Takraf của cộng hòa liên bang Đức: thiết bị nâng hạ, hệ thống
băng tải dài.
- Schenck Process GmbH, của Đức: các loại cân ô tô, cân băng tải định
lượng…
2.1.2. Quy mô các sản phẩm nhập khẩu
Chủng loại sản phẩm mà chi nhánh Hà Nội nhập khẩu là khá nhiều và
được đánh giá là ở mức cao so với các công ty cùng lĩnh vực kinh doanh trên
toàn miền Bắc. Nhưng số lượng mỗi sản phẩm nhập khẩu lại không giống nhau,
điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố và quan trọng nhất là yếu tố nhu cầu khách
hàng. Quy mô sản phẩm nhập khẩu năm sau thường cao hơn năm trước và đều
dựa vào những số liệu thống kê, phân tích và kế hoạch nhập khẩu của năm trước
năm thực hiện. Bên dưới là bảng số liệu về số lượng sản phẩm nhập khẩu từng
năm của chi nhánh:
Bảng 2.1: Số lượng từng loại sản phẩm nhập khẩu của chi nhánh Hà Nội
từ năm 2006 - 2009
Đơn vị: chiếc
Năm
Tên sản phẩm
2006 2007 2008 2009
Biến tần 700 730 760 800
AC Servo Drives 1100 1600 1800 2100
Rô – Bốt 230 210 250 270
Bộ nguồn Switchinh 4100 4500 4900 5000
DC-DC converters 3000 3700 3800 3700
Bộ lọc nhiễu 1300 1500 1600 2000

Brakinh unit 1000 1200 1100 1200
PG card 6000 6500 7000 8000
Peripheral 5000 5700 5900 5800
Điện trở thắng 4000 4600 4700 5000
Biến trở 7000 7200 7600 7800
Man – Takraf 200 280 350 360
Schenck Process GmbH 160 150 170 190
Nguồn: Phòng kế hoạch của chi nhánh Hà Nội
Từ bảng số liệu trên ta thấy số lượng mỗi mặt hàng nhập khẩu đều tăng
qua các năm. Chỉ có mặt hàng Rô-bốt nhập khẩu giảm vào năm 2007, sản phẩm
Braking unit giảm vào năm 2008, nhưng năm 2009 số lượng sản phẩmnhập về
để kinh doanh chỉ bằng với năm 2007. Cùng với mặt hàng Schenck Process
GmbH năm 2007 có giảm đôi chút. Do năm 2007 chi nhánh có nhiều biến động
trong hoạt động giới thiệu và quảng bá sản phẩm. Nhưng với Man – Takraf
lượng nhập khẩu năm 2009 tăng gần gấp đôi năm 2006, hay đa phần số lượng
sản phẩm nhập khẩu năm 2009 đều tăng một lượng đáng kể so với năm 2006 –
Đây là dấu hiệu thể hiện sự kinh doanh nhập khẩu vững mạnh của chi nhánh
Nhằm minh họa cho hoạt động nhập khẩu từng loại linh kiện máy móc của
chi nhánh năm 2009 ta có biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.1: Số lượng từng loại sản phẩm nhập khẩu của chi nhánh Hà
Nội năm 2009
Với biểu đồ về số lượng từng loại sản phẩm nhập khẩu năm 2009 đã thể
hiện PG card được nhập khẩu nhiều nhất, do đây là sản phẩm có giá cả khá thấp
từ Nhật Bản cùng với nhu cầu sử dụng sản phẩm này đang tăng cao, nó còn là
một phần cần thiết và quan trọng trong nhiều loại máy móc, thiết bị. Tiếp theo là
đến biến trở cũng được nhập khẩu nhiều – số lượng 7800 chiếc. Nhìn chung có
sáu loại sản phẩm được nhập khẩu nhiều đó là: Bộ nguồn Switchinh, DC-DC
converters, PG card, Peripheral, Điện trở thắng, biến trở. Schenck Process
GmbH là sản phẩm mà chi nhánh nhập khẩu ít nhất do đây là thiết bị chỉ thực sự
cần thiết đối với một số doanh nghiệp, một số tổ chức và giá của nó thì cũng khá

cao. Thế nên chi nhánh không chủ trương kinh doanh chủ đạo mặt hàng này.
800
2100
270
5000
3700
2000
1200
8000
5800
5000
7800
360
190
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
8000
Biến tần Bộ nguồn
Switchinh
Brakinh
unit
Điện trở
thắng
Schenck

Process
GmbH
Tên sản phẩm
Số lượng từng loại sản phẩm nhập khẩu năm 2009
Số lượng sản phẩm (chiếc)
2.1.3. Cơ cấu các sản phẩm nhập khẩu
Các linh kiện, máy móc mà chi nhánh nhập khẩu có giá rất khác nhau tùy
theo từng loại. Sau đây sẽ là bảng số liệu về tổng giá trị sản phẩm nhập khẩu
trong mấy năm gần đây:
Bảng 2.2: Giá trị từng loại sản phẩm nhập khẩu của chi nhánh Hà Nội từ
2006 - 2009
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Tên sản phẩm
2006 2007 2008 2009
Biến tần 20 012 21 369 22 689 23 000
Bộ nguồn Switchinh 17 147 15 025 16 326 17 456
Bộ lọc nhiễu 9 234 9 871 10 874 11 320
Brakinh unit 5 012 4 452 5 361 6 325
Schenck Process GmbH 13 065 14 653 15 652 15 698
Man – Takraf 12 348 11 982 13 268 14 524
Các loại khác 3 182 2 648 5 830 10 677
Nguồn: Phòng kế hoạch của chi nhánh Hà Nội
Ta dễ dàng thấy được rằng biến tần và bộ nguồn Switchinh là hai mặt hàng
kinh doanh của yếu của chi nhánh, luôn chiếm khoảng 45% tổng kim ngạch nhập
khẩu. Tuy nhiên hai loại sản phẩm này chỉ tăng ở một mức nhỏ qua các năm do
gần đây chi nhánh tăng cường kinh doanh các loại sản phẩm còn lại nhằm làm
giảm bớt rủi ro khi chỉ tập trung kinh doanh hai mặt hàng chủ yếu trên. Những
năm vừa qua chi nhánh Hà Nội đã tăng cường nhập khẩu nhiều dây chuyền, hệ
thống máy móc phục vụ cho hoạt động sản xuất của các công ty, tổ chức. Điều

này thể hiện ở số liệu về các sản phẩm Schenck Process GmbH, Man – Takraf…
ngày càng tăng cao và chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng kim ngạch nhập
khẩu của chi nhánh (khoảng 30). Do các loại máy móc, hệ thống này thường có
giá trị cao. Thể hiện rõ hơn về kim ngạch nhập khẩu các loại thiết bị, máy móc
của chi nhánh ta có biểu đồ cho năm 2009 về cơ cấu giá trị từng mặt hàng nhập
khẩu như sau:
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu giá trị sản phẩm nhập khẩu năm 2009 của chi nhánh
Hà Nội
Cơ cấu sản phẩm nhập khẩu năm 2009
23%
18%
11%
6%
16%
15%
11%
Biến tần Bộ nguồn Switchinh Bộ lọc nhiễu
Brakinh unit Schenck Process GmbH Man – Takraf
Các loại khác

Từ biểu đồ trên và bảng số liệu ở trên ta có thể thấy được tình hình nhập khẩu
của chi nhánh Hà Nội năm 2009 không có nhiều biến đổi so với cơ cấu giá trị
nhập khẩu các mặt hàng này từ các năm trước đó. Tỷ trọng giá trị nhập khẩu của
các loại biến tần, bộ nguồn vẫn chiếm tỷ trọng cao – tới 41% tổng giá trị nhập
khẩu năm 2009 và brakinh unit là sản phẩm có tỷ trọng nhập khẩu ít nhất, chỉ có
6%.
2.1.4. Thị trường nhập khẩu các sản phẩm trên
Bởi lý do là nhà phân phối độc quyền trên toàn Việt Nam cho sản phẩm
của hai tập đoàn sản xuất hàng đầu Nhật Bản và thế giới nên thị trường nhập
khẩu chính của chi nhánh Hà Nội là Nhật Bản. Phần lớn vốn kinh doanh tập

trung để nhập khẩu các linh kiện của hai tập đoàn trên. Tuy nhiên để hoàn thiện
nhất quá trình kinh doanh nhập khẩu của mình chi nhánh còn tăng cường mở
rộng nhập khẩu sang một số thị trường khác trên thế giới như: Đức, Ý, Đài Loan,
Chi lê, Mỹ,…Việc thực hiện giao dịch nhập khẩu của chi nhánh với các nước
này còn giúp tăng thị trường hàng hóa nhập khẩu, từ đó có thể có được những
nguồn hàng chất lượng kỹ thuật cao, đáp ứng yêu cầu ngày càng phát triển của
khoa học kỹ thuật, đồng thời còn giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho chi
nhánh. Cụ thể ta có bảng số liệu về giá trị nhập khẩu từ các thị trường như sau:
Bảng 2.3: Thị trường nhập khẩu của công ty TNHH Phát Minh - chi nhánh
Hà Nội
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
Nước 2006 2007 2008 2009
Nhật Bản 40,5 39,7 43,1 44,6
Đức 20,3 21,4 24,2 21,3
Ý 2,6 4,7 5,0 6,4
Đài Loan 9,5 10,0 8,4 9,9
Các nước
khác
7,1 4,2 9,3 16,8
Nguồn: Phòng kế hoạch tại chi nhánh Hà Nội
Giá trị nhập khẩu của công ty TNHH điện cơ Phát Minh tại các thị trường
nói chung khá ổn định, biến động chỉ ở mức nhỏ. Ngoài tập trung vào hai thị
trường lớn là Nhật Bản và Đức – hai thị trường giữ thị phần quan trọng trong
kim ngạch nhập khẩu thì càng gần đây chi nhánh Hà Nội dần chuyển bớt giá trị
nhập khẩu sang các thị trường còn lại, nhằm tìm kiếm được những nguồn cung
cấp mới, mang lại hiệu quả kinh doanh cho chi nhánh cao hơn.
Trong năm 2009, tỷ trọng nhập khẩu linh kiện, thiết bị bán dẫn và đo
lường tại các thị trường của chi nhánh thể hiện qua biểu đồ tỷ trọng giá trị nhập
khẩu từ các thị trường như sau:

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu giá trị nhập khẩu thiết bị bán dẫn, đo lường từ các thị
trường của công ty TNHH điện cơ Phát Minh – chi nhánh Hà Nội
Tỷ trọng giá trị nhập khẩu từ các thị trường
45%
22%
6%
10%
17%
Nhật Bản Đức Ý Đài Loan Các nước khác
Như vậy ta thấy chi nhánh Hà Nội nói riêng và công ty điện cơ Phát Minh
nói chung ngay từ khi thành lập đến nay đã luôn có thế mạnh về nhập khẩu, là
đối tác có uy tín của nhiều tập đoàn, công ty thuộc nhiều quốc gia trên thế giới.
Có tạo được mối quan hệ mua bán linh kiện từ các nước phát triển như vậy chi
nhánh mới có thể tiếp thu được kỹ thuật, công nghệ hiện đại, và đảm bảo phát
triển bền vững.
- Đầu tiên là thị trường Nhật Bản: đây là thị trường nhập khẩu quan trọng
nhất của chi nhánh, chiếm tới 45% - 50% tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu. Nhật
là quốc gia có nền khoa học công nghệ tiên tiến nhất thế giới, vì người Nhật luôn
áp dụng triệt để những thành tựu tiến bộ của các cuộc cách mạng khoa học kỹ
thuật, luôn nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu của thị trường. Các sản phẩm của
Nhật Bản cũng đã khẳng định được uy tín, thương hiệu mạnh trên thị trường
quốc tế. Mục đích thành lập và phương hướng hoạt động của chi nhánh là dựa

×