Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

(SKKN HAY NHẤT) vận dụng một số chiến thuật đọc hiểu văn bản nhằm nâng cao chất lượng dạy học truyện ngắn “vợ nhặt” của kim lân cho học sinh lớp 12 tại trường THPT yên dũng số 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (818.27 KB, 46 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP
VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Vận dụng một số chiến thuật đọc hiểu văn bản nhằm nâng
cao chất lượng dạy học truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân cho học sinh lớp
12 tại trường THPT Yên Dũng số 2
2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 26/01/2021.
3. Các thông tin cần bảo mật (nếu có): khơng.
4. Mơ tả các giải pháp cũ thường làm:
Nói đến việc dạy học truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân, trước đây, chúng
tôi thường sử dụng một số phương pháp, kĩ thuật thiên về tính truyền thống như
vấn đáp – đàm thoại, thuyết trình. Giáo viên sẽ phối hợp giữa việc đặt câu hỏi
gợi dẫn học sinh với việc giảng bình những nội dung quan trọng để các em có cơ
hội khắc sâu kiến thức. Học sinh sẽ ghi kiến thức cơ bản vào vở và ôn bài theo
hệ thống kiến thức đã ghi.
Ưu điểm của các phương pháp này là: giáo viên đã đặt ra được những câu
hỏi mang tính định hướng, giúp cho học sinh có thể tập trung vào những nội
dung trọng tâm, đảm bảo thời gian của tiết học. Bên cạnh đó, các em cịn được
lắng nghe những lời phân tích, bình giảng, những so sánh, đánh giá của giáo
viên về tác giả và tác phẩm.
Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Đó là
việc chưa tổ chức được nhiều hoạt động cho học sinh, chưa thực sự lơi cuốn các
em vào q trình tự tìm tịi, chiếm lĩnh tri thức. Học sinh còn thụ động, giáo viên
thì nói nhiều, thiên về truyền thụ một chiều. Vì thế, khơng khí lớp học đơi khi
cịn trầm lắng và nặng nề. Hứng thú và kết quả học tập của học sinh không được
như mong đợi.
5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến
Thứ nhất, xuất phát từ yêu cầu của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8
khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: Tiếp tục đổi mới
1



LUAN VAN CHAT LUONG download : add


mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi
trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Để đáp ứng nhiệm vụ đó,
các nhà giáo dục cần đầu tư đổi mới chương trình; đa dạng hóa nội dung, tài liệu
học tập; đặc biệt là tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo
hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến
thức, kỹ năng của học sinh; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự
học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển
năng lực. Như vậy, đổi mới phương pháp dạy và học đã và đang trở thành yêu
cầu cấp thiết đối với giáo dục nói chung và đối với dạy học ở THPT nói riêng,
trong đó có mơn Ngữ văn.
Thứ hai, xuất phát từ cơ sở lí luận của môn Ngữ văn: đọc hiểu văn bản
trong nhà trường là một hoạt động tiếp nhận văn học mà tiếp nhận văn học thì
mang tính cá thể hóa, chủ động và đa dạng, khơng thống nhất. Vì vậy, khi dậy
đọc hiểu văn bản, giáo viên cũng phải hướng tới mục tiêu giúp học sinh có thể
phát huy những cảm nhận của riêng mình để dần dần trở thành bạn đọc độc lập.
Đọc hiểu văn bản là hoạt động đọc và giải mã các tầng ý nghĩa của văn
bản thông qua khả năng tiếp nhận của học sinh. Đọc hiểu là tiếp xúc với văn
bản, hiểu được nghĩa hiển ngôn, nghĩa hàm ẩn, các biện pháp nghệ thuật, thông
hiểu ý nghĩa tư tưởng, tình cảm của người viết và giá trị của hình tượng nghệ
thuật. Chiến thuật đọc hiểu là những biện pháp, cách thức, những thủ thuật, kĩ
thuật nhất định nhằm dẫn dắt quá trình nhận thức của học sinh để chiếm lĩnh,
kiến tạo ý nghĩa văn bản một cách tích cực.
Thứ ba, xuất phát từ cơ sở thực tế, thực trạng dạy và học còn nhiều hạn
chế về mặt tổ chức hoạt động dẫn tới việc học sinh không tránh khỏi cảm giác
nhàm chán, đơn điệu. Muốn đem lại hứng thú học văn, đòi hỏi giáo viên phải
vận dụng các phương pháp, chiến thuật đọc hiểu có khả năng tạo ra các hoạt

động học, thu hút, lôi cuốn học sinh tham gia, để học sinh phát huy tính năng
động, tích cực của mình trong việc hình thành, chiếm lĩnh tri thức. Từ đó, tạo
tiền đề cho việc phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh.

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Trên cơ sở lí luận và thực tiễn đó, chúng tơi đã trăn trở, suy ngẫm làm sao
để có thể tổ chức một giờ đọc hiểu văn bản hiệu quả nhất, phát huy được vai trị
chủ động, tích cực của học sinh. Tôi quyết định lựa chọn vận dụng một số chiến
thuật đọc hiểu văn bản vào quá trình dạy học tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân
nhằm nâng cao chất lượng dạy đọc hiểu truyện ngắn này nói riêng. Từ đó, hướng
tới việc vận dụng rộng sang cả những văn bản khác để nâng cao chất lượng dạy
đọc hiểu văn bản nói chung.
6. Mục đích của giải pháp sáng kiến
Vận dụng một số chiến thuật đọc hiểu văn bản vào quá trình dạy học
truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân, chúng tơi hướng tới một số mục đích sau:
Thứ nhất, khắc phục hạn chế của lối dạy học bị động, truyền thụ một
chiều.
Thứ hai, gia tăng tính đối thoại, khuyến khích học sinh bày tỏ, chia sẻ
những cảm nhận và ý kiến cá nhân, giúp các em rèn luyện sự tự tin khi phát biểu
trước tập thể, đồng thời kích thích tư duy phản biện, giúp học sinh từng bước trở
thành người đọc độc lập, thuần thục và có kĩ năng.
Thứ ba, giúp học sinh cảm thấy chủ động và tự do hơn trong việc chiếm
lĩnh văn bản; tăng cường khả năng tập trung, kĩ năng tư duy, liên tưởng, tưởng
tượng; huy động toàn bộ vốn sống và trải nghiệm của bản thân để tiếp cận tác
phẩm. Từ đó, học sinh sẽ nhớ văn bản lâu hơn và độ “ngấm” cũng sâu hơn.
Cuối cùng, mục đích lớn nhất của sáng kiến là hướng tới việc dạy học

phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh.
7. Nội dung
7.1. Thuyết minh giải pháp mới
7.1.1. Giải pháp 1:
7.1.1.1. Tên giải pháp: Vận dụng chiến thuật “Cuộc giao tiếp văn học” trong
dạy đọc hiểu truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân.
7.1.1.2. Nội dung
a. Giới thiệu chiến thuật "Cuộc giao tiếp văn học" trong dạy đọc hiểu văn bản

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chiến thuật "Cuộc giao tiếp văn học" được Tom Loytus, một giáo viên của
trường Trung học Phổ thông Athena (Hy lạp) khởi xướng và ngày càng cho thấy
những ưu thế nổi bật khi áp dụng vào dạy học tác phẩm văn chương. Hình thức
này sẽ giúp học sinh tạo kết nối đa chiều khi đọc hiểu văn bản: kết nối liên văn
bản, văn bản với cuộc sống, văn bản với trải nghiệm cá nhân người đọc, từ đó tạo
ra bầu khơng khí dân chủ, giàu tính đối thoại.
Cách thức thực hiện chiến thuật này là giáo viên sẽ thiết kế mẫu phiếu học
tập phù hợp theo “sơ đồ bốn điểm nhìn” và hướng dẫn học sinh thực hiện. Trung
tâm của sơ đồ là một chủ đề, một thông điệp hay là một câu hỏi lớn được đặt ra.
Vấn đề chính này sẽ được đặt ở giữa sơ đồ để giúp chúng ta có thể hình dung
cuộc giao tiếp giống như một bàn tròn văn học. Tất cả mọi hoạt động trao đổi,
thảo luận, chia sẻ sẽ đều tập trung xung quanh vấn đề này.
Trên mặt phẳng sơ đồ chia làm 4 ơ. Trong đó, 3 ơ thể hiện quan điểm, cách
nhìn của các tác giả, các nhân vật,… trong các tác phẩm văn học. Riêng ô thứ tư
dành để nêu ý kiến của cá nhân người tham gia giao tiếp văn học (đánh giá vấn đề
này như thế nào, đồng tình hay phản bác?).

Sau khi học sinh hồn thành vắn tắt theo yêu cầu “sơ đồ bốn điểm nhìn”,
giáo viên sẽ tổ chức thảo luận trên lớp, học sinh chia sẻ ý kiến của mình với thầy
cơ và bạn bè. Qua đó, các em sẽ nhận ra sự gặp gỡ và khác biệt trong cách nhìn
nhận cuộc sống và con người của mỗi tác giả, của từng nhân vật. Học sinh được
bộc lộ suy nghĩ, cảm nhận của mình, được tham gia tranh luận, để từ đó có thể
hiểu sâu hơn về cuộc sống, về con người và về chính mình.
Dưới đây là sơ đồ bốn điểm nhìn, giáo viên có thể sử dụng cho hình thức dạy
học này.

Văn bản (nhân vật) A

Văn bản (nhân vật) B

Vấn đề
trung tâm
Văn bản (nhân vật) C

Ý kiến của em

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


* Những lưu ý khi vận dụng chiến thuật "Cuộc giao tiếp văn học"
+ Trong cuộc giao tiếp này, cách nhìn, cách đánh giá của mỗi nhân vật
trong văn bản, của mỗi học sinh có thể đồng điệu hoặc khác biệt, giáo viên cần
có thái độ bình đẳng và tơn trọng tất cả các cách kiến giải này.
+ "Nhân vật" tham gia vào cuộc giao tiếp văn học có thể nhiều hơn hoặc ít
hơn so với sơ đồ 4 điểm nhìn, giáo viên có thể căn cứ vào thực tiễn dạy học để

lựa chọn, miễn là đảm bảo các nhân vật, các ý kiến đều xoay quanh một vấn đề.
+ Từ mơ hình gốc là “Sơ đồ bốn điểm nhìn” ban đầu, giáo viên có thể triển
khai phong phú hơn thành nhiều mơ hình sơ đồ khác nhau, miễn là thể hiện được
tinh thần cốt lõi: tạo cơ hội cho học sinh được giao tiếp, phát huy khả năng liên
tưởng của học sinh, gia tăng tính đối thoại, dân chủ trong hoạt động tiếp nhận.
Cụ thể, từ tỉ lệ 3 - 1 trong các góc của sơ đồ, trong đó 3 góc thể hiện
quan điểm, cách nhìn nhận... của các nhân vật, các tác phẩm, 1 góc cịn lại là
của bạn đọc học sinh, ta có thể thay đổi tạo nên mơ hình mới như sau: chuyển
điểm nhìn của chủ thể học sinh cho một nhân vật, một tác giả hay một tác
phẩm khác. Điểm nhìn bạn đọc sẽ ẩn sau sự lựa chọn và cắt nghĩa của các
điểm nhìn kia. Sơ đồ minh họa:
Văn bản (nhân vật) A
Văn bản
(nhân vật) C

Văn bản (nhân vật) B
Vấn đề
trung tâm

Văn bản
(nhân vật) D

Ý kiến của học sinh
GV cũng có thể thay đổi "Sơ đồ bốn điểm nhìn" theo hướng liên văn bản
thành mơ hình liên chủ thể các điểm nhìn của học sinh trong q trình đọc hiểu.
Với mơ hình sáng tạo này, học sinh trong lớp sẽ cùng đóng góp cho nhau, tạo
thành một "cộng đồng lý giải" khi tham gia kiến tạo ý nghĩa văn bản. Sử dụng
mơ hình này, thay vì phát phiếu học tập, giáo viên có thể trực tiếp chiếu mô

5


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


hình lên và gọi các học sinh phát biểu quan điểm của mình xung quanh vấn đề
trung tâm.
GV cũng có thể tổ chức cho học sinh nhập vai giao tiếp (vai nhà văn, vai
một nhân vật trong tác phẩm...). Khi đó, các học sinh cịn lại sẽ là bạn đọc để
đưa ra những ý kiến chất vấn, trao đổi với "nhà văn", với "nhân vật" (do học
sinh thủ vai) về một vấn đề nào đó.
Từ mẫu sơ đồ gốc hình chữ nhật, giáo viên có thể biến đổi thành những
mẫu hình khác để kích thích thị giác, tạo sự hứng thú và tính tích cực tư duy
cho học sinh. Chẳng hạn, chúng ta có thể sáng tạo mơ hình bơng hoa nhiều
cánh hoặc hình đa giác chia làm nhiều phần,…
Trên đây là những cơ sở lý luận quan trọng để chúng tôi triển khai hướng
thiết kế vận dụng chiến thuật "Cuộc giao tiếp văn học" vào dạy đọc hiểu truyện
ngắn Vợ nhặt của Kim Lân trong chương trình Ngữ văn 12.
b. Vận dụng chiến thuật "Cuộc giao tiếp văn học" vào dạy đọc hiểu truyện
ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân
Sau đây, chúng tôi xin đề xuất hướng vận dụng chiến thuật “Cuộc giao
tiếp văn học” vào đọc hiểu văn bản Vợ nhặt của Kim Lân. Xin nhấn mạnh dưới
đây chỉ là một số hoạt động hoặc thao tác trong tiến trình dạy đọc hiểu mà chúng
tơi cảm thấy có thể vận dụng được chiến thuật trên chứ không phải là giáo án
thiết kế bài Vợ nhặt theo hướng vận dụng chiến thuật “cuộc giao tiếp văn học”.
Bởi lẽ, cá nhân tôi cho rằng mỗi tiết học không thể chỉ sử dụng một phương
pháp mà phải là sự kết hợp linh hoạt của nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học
khác nhau.
Thứ nhất, vận dụng chiến thuật “cuộc giao tiếp văn học” vào hoạt động
khởi động. Tổ chức theo chiến thuật này, chúng tôi đã xây dựng một sơ đồ giao
tiếp giả định ở giữa đặt chủ đề: “Người nông dân tôi biết”, xung quanh sẽ là

những cánh hoa để trắng chờ ghi cảm nhận của học sinh về những người nông
dân mà các em đã gặp trong các tác phẩm văn học. Từ sơ đồ“Những người
nông dân tôi biết”, giáo viên dẫn dắt giới thiệu đến tác phẩm Vợ nhặt của Kim

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Lân để xem nhà văn đã có những đóng góp riêng nào cho đề tài này. (Xem chi
tiết thiết kế hoạt động dạy học này trong phụ lục I.1).
Thứ hai, vận dụng chiến thuật “Cuộc giao tiếp văn học” vào tìm hiểu
nhan đề truyện ngắn Vợ nhặt. Trong hoạt động này, giáo viên tổ chức cho học
sinh giao tiếp văn học thơng qua hình thức đóng vai: u cầu một học sinh giữ
vai trị người dẫn chương trình, một học sinh vào vai nhà văn Kim Lân để trò
chuyện với các độc giả - những học sinh khác trong lớp về nhan đề của truyện.
Qua cuộc đối thoại đó, học sinh sẽ hiểu được ý nghĩa nhan đề tác phẩm, được
rèn luyện khả năng trình bày vấn đề, khả năng đóng vai diễn xuất và giao tiếp.
(Xem chi tiết thiết kế hoạt động dạy học này trong phụ lục I.2).
Thứ ba, vận dụng chiến thuật “Cuộc giao tiếp văn học” vào nhận diện và
phân tích tình huống truyện Vợ nhặt. Giáo viên thiết kế một sơ đồ 5 điểm nhìn có
khả năng thể hiện được tác động của tình huống Tràng nhặt vợ đến các nhân vật:
người dân xóm ngụ cư, bà cụ Tứ, cơ vợ nhặt và chính Tràng. Từ đó, rút ra ý
nghĩa của tình huống Tràng nhặt vợ. Học sinh thảo luận nhóm, điền các thơng
tin tìm được vào sơ đồ, trình bày trên giấy A0 đồng thời chuẩn bị thuyết trình.
(Xem chi tiết thiết kế hoạt động dạy học này trong phụ lục I.3).
Thứ tư, vận dụng chiến thuật “Cuộc giao tiếp văn học” vào tìm hiểu
nhân vật người vợ nhặt bằng cách hoàn thành nội dung phiếu học tập số 1 và
nhập vai anh Tràng để trả lời phỏng vấn của phóng viên về người vợ nhặt.
Cuối hoạt động, giáo viên tổ chức học sinh đánh giá đồng đẳng dựa trên bảng

các tiêu chí và mức độ mà giáo viên đã thiết kế. (Xem chi tiết thiết kế hoạt động
dạy học này trong phụ lục I.4 và các video kèm theo).
Thứ năm, vận dụng chiến thuật “Cuộc giao tiếp văn học” vào hoạt động
luyện tập, vận dụng, học sinh thảo luận nhóm hồn thành 3 bài tập. Nhiệm vụ
của mỗi bài tập là điền thông tin vào sơ đồ đa điểm nhìn và chuẩn bị thuyết
trình. Bài tập 1 là sơ đồ bốn điểm nhìn xoay xung quanh chủ đề “Miếng ăn và
nhân cách con người”. Bài tập số 2 là sơ đồ ba điểm nhìn thể hiện cuộc đối
thoại giữa ba cách nhìn của bà cô Thị Nở - của bà cụ Tứ - của học sinh trước
tình huống Thị Nở muốn lấy Chí Phèo, Tràng nhặt vợ. Bài tập số 3 là sơ đồ bốn
7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


điểm nhìn tìm hiểu về thái độ, hành động, lời nói, suy nghĩ của các nhân vật
trong gia đình Tràng và của học sinh trước chi tiết bát cháo cám. (Xem chi tiết
thiết kế hoạt động dạy học này trong phụ lục I.5 và video kèm theo).
Thứ 6, vận dụng chiến thuật “Cuộc giao tiếp văn học” vào hoạt động mở
rộng, giáo viên để học sinh tự ghép thành các nhóm đơi, thực hiện nhiệm vụ:
phỏng vấn bạn đọc về tương lai của gia đình Tràng. Học sinh chuẩn bị ở nhà.
Hình thức sản phẩm là video phỏng vấn. (Xem chi tiết thiết kế hoạt động dạy
học này trong phụ lục I.6 và video kèm theo).
7.1.1.3. Các bước tiến hành giải pháp
Bước 1: Lựa chọn đơn vị kiến thức có thể áp dụng chiến thuật (thường là
các chủ đề, các tình huống, các chi tiết chứa đựng nhiều điểm nhìn).
Bước 2: Xác định mục tiêu cần đạt khi đọc hiểu phần văn bản hoặc đơn vị
kiến thức đã chọn; thiết kế các hoạt động dạy học, các sơ đồ và phiếu học tập
theo hướng vận dụng chiến thuật “cuộc giao tiếp văn học” để có thể đạt mục
tiêu đó. (Xem phụ lục I)
Bước 3: Giới thiệu vấn đề, chuyển giao nhiệm vụ học tập cho học sinh,

hướng dẫn học sinh cách thức hoạt động, kiểm tra việc chuẩn bị bài trước khi
lên lớp của học sinh.
Bước 4: Dạy thực nghiệm. Trong đó, học sinh tham gia vào “Cuộc giao
tiếp văn học” bằng cách hoàn thành sơ đồ, phiếu học tập, báo cáo sản phẩm
học tập của nhóm mình dưới nhiều hình thức khác nhau. (Xem phụ lục II. 1, II.
2, II.3, II. 4)
Bước 5: Thảo luận, đánh giá, rút kinh nghiệm trước tổ, hướng tới việc
nhân rộng phạm vi áp dụng của giải pháp này sang các lớp học khác, các tác
phẩm khác.
7.1.1.4. Kết quả thực hiện giải pháp
Kết thúc giờ học, học sinh hoàn thành các sơ đồ, phiếu học tập được xây
dựng theo định hướng “cuộc giao tiếp văn học”. Học sinh tổ chức thành công
các cuộc phỏng vấn và trả lời phỏng vấn. Qua đó, các em được đối thoại, được
lắng nghe và chia sẻ. Khơng khí giờ học hào hứng, sơi nổi, kích thích khả năng
8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


học tập của các em. Từ các hoạt động này, học sinh vừa được trang bị kiến thức,
vừa phát triển phẩm chất và các năng lực cần thiết.
a. Sản phẩm được tạo ra từ giải pháp
- Thiết kế các hoạt động dạy học tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân theo hướng
vận dụng chiến thuật “cuộc giao tiếp văn học” (Xem chi tiết trong phụ lục I).
- Các sơ đồ của học sinh thể hiện chiến thuật “cuộc giao tiếp văn học”:
+ Sơ đồ số 1: Tìm hiểu tác động của tình huống Tràng nhặt vợ đến các nhân vật
và ý nghĩa tình huống truyện (số lượng: 1, trình bày trên giấy A0) (Phụ lục II. 5)
+ Sơ đồ số 2: Phản ứng của bà cụ Tứ trước cuộc hôn nhân của Tràng với cô vợ
nhặt và phản ứng của bà cô Thị Nở khi Thị Nở về hỏi ý kiến về việc lấy Chí
Phèo (số lượng: 1, trình bày trên giấy A0) (Phụ lục II. 6)

+ Sơ đồ số 3: Ý nghĩa của chi tiết bát cháo cám (số lượng: 1, trình bày trên giấy
A0) (Phụ lục II. 7)
- Các video phỏng vấn thể hiện chiến thuật cuộc giao tiếp văn học (có video
đính kèm):
+ Video 1: Nhập vai nhà văn, trả lời độc giả về ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt.
+ Video 2: Nhập vai nhân vật Tràng, trả lời phỏng vấn về cô vợ nhặt.
+ Video 3: Trong vai độc giả, tưởng tượng về tương lai và cuộc sống của gia
đình Tràng.
b. Bảng số liệu so sánh kết quả trước và sau khi thực hiện giải pháp
Tại trường THPT Yên Dũng số 2, chúng tôi đã tiến hành dạy thử nghiệm
chiến thuật “Cuộc giao tiếp văn học” ở hai lớp 12A5, 12A6. Chúng tôi chọn
hai lớp 12A1, 12A2 là những lớp học sinh có trình độ tương đương để làm lớp
đối chứng. (Ở hai lớp này, chúng tôi vẫn dạy như trước đây, chưa áp dụng chiến
thuật trên).
Sau khi dạy xong, chúng tôi yêu cầu học sinh làm bài kiểm tra nhằm đánh
giá hiệu quả của việc vận dụng chiến thuật dạy học mới.
Đề bài:
Bàn về nhân vật người vợ nhặt trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Kim
Lân, có ý kiến cho rằng: Đó là người đàn bà chao chát, chỏng lỏn, vô duyên.
9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Nhưng ý kiến khác lại cho rằng: Đó là người đàn bà hiền hậu, ý tứ, biết
chăm lo cho gia đình.
Cịn anh/ chị, anh/ chị nghĩ sao về nhân vật này?
Thống kê kết quả bài kiểm tra, chúng tôi thu được bảng số liệu sau:
Lớp


Tổng

Điểm giỏi

Điểm khá

Điểm TB

Điểm yếu,

số
HS

kém
Số

%

lượng

Số

%

lượng

Số

%


lượng

Số

%

lượng

12A1,12A2

86

15

17,4

50

58,1

21

24,5

0

0

12A5, 12A6


87

26

29,9

55

63,2

6

6,9

0

0

Dựa vào bài kiểm tra cho thấy, ở cả hai hình thức dạy đối chứng và thực
nghiệm, học sinh cơ bản vẫn nắm được kiến thức theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.
Tuy nhiên, kết quả khảo sát ở hai lớp thực nghiệm 12A5, 12A6 cao hơn hai lớp
đối chứng là 12A1, 12A2. Điều đó cho thấy việc vận dụng chiến thuật Cuộc
giao tiếp trong văn học đã mang lại hiệu quả tích cực trong việc giúp học sinh
nắm được kiến thức.
Để khẳng định hiệu quả của chiến thuật này đối với việc phát triển phẩm
chất và năng lực học sinh, chúng tôi tiếp tục dùng phiếu khảo sát tại 2 lớp 12A5,
12A6 với tổng số 87 em (xem chi tiết nội dung phiếu khảo hiệu quả của giải
pháp số 1 tại Phụ lục III).
Kết quả tổng hợp phiếu khảo sát như sau:
BẢNG ĐỐI CHIẾU KẾT QUẢ TRƯỚC VÀ SAU KHI VẬN DỤNG

CHIẾN THUẬT “CUỘC GIAO TIẾP VĂN HỌC” VÀO DẠY ĐỌC HIỂU
TRUYỆN NGẮN “VỢ NHẶT” CỦA KIM LÂN TẠI LỚP 12A5, 12A6
ST
T

1

Tiêu chí

Trước khi
áp dụng

Học sinh nghe thụ động.

Sau khi áp
dụng

Số
Lượng

%

Số
Lượng

%

60

69


0

0

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2

Học sinh tự giác hoạt động..

27

31

87

100

3

Học sinh thích đọc truyện ngắn Vợ nhặt
của Kim Lân.

45

54,7


80

92

4

Học sinh thấy thương xót và trân trọng
các nhân vật trong truyện.

50

57,5

87

100

5

Trước một vấn đề, học sinh nhận thấy cần
phải nhìn nhận và đánh giá từ nhiều góc
độ.

43

49,4

81


93,1

6

Học sinh tự tin trình bày và bảo vệ ý kiến
riêng của bản thân mình.

32

36,8

60

69

7

Học sinh tự tin vào khả năng đóng vai,
hóa thân thành một nhân vật khác của
mình.

29

33,3

56

64,4

8


Học sinh có thể thực hiện được một cuộc
phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.

35

40,2

67

77

9

Học sinh có thể hợp tác tốt với các bạn
khác để cùng hoàn thành nhiệm vụ.

56

64,4

84

96,6

10

Học sinh biết cách tự học.

44


50,6

62

71,3

11

Học sinh biết cách ghi điểm sáng tạo khi
viết văn nhờ vào việc liên hệ, mở rộng, so
sánh với những tác phẩm khác cùng đề
tài.

20

23

69

79,3

12

Học sinh cảm thấy giờ học văn thoải mái
và hứng thú.

17

19,5


80

92

Nhìn vào kết quả trước và sau khi áp dụng giải pháp mà chúng tơi thu
được, có thể thấy, việc vận dụng chiến thuật “Cuộc giao tiếp văn học” vào dạy
đọc hiểu truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân đã tạo điều kiện cho học sinh phát
huy vai trị tích cực, chủ động, sáng tạo của mình. Các em cảm thấy hứng thú
hơn với tác phẩm, với những giờ học văn. Tổ chức dạy học theo hướng này
cũng đã đạt được hiệu quả cao trong việc phát triển phẩm chất, năng lực cho
học sinh.
11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


7.1.2. Giải pháp 2
7.1.2.1. Tên giải pháp: Vận dụng chiến thuật “Think – aloud” (“Cuốn phim
trí óc”) trong dạy đọc hiểu truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân.
7.1.2.2. Nội dung
a. Giới thiệu về chiến thuật “Think – aloud” (“Cuốn phim trí óc”) trong đọc
hiểu văn bản
Thuật ngữ “think- aloud” trong tiếng Anh có nghĩa là “nghĩ- to tiếng”, tức
là nói to điều suy nghĩ đang diễn ra trong đầu độc giả khi họ tiếp xúc với văn
bản. Bản chất của chiến thuật này là người đọc sẽ phơi trải những cảm nhận ban
đầu, những suy nghĩ cảm tính cá nhân khi tiếp xúc với văn bản. Nói một cách
đơn giản và dễ hiểu hơn là khi người đọc tiếp xúc với từng câu chữ trong văn
bản để tìm ra nội dung, ý nghĩa hay thơng điệp của nhà văn thì sẽ có một dịng
ngơn từ tn chảy bên trong tâm thức người đọc một cách thoải mái mà không

phải dè dặt trong việc lựa chọn những từ ngữ đắt giá và ít cần lưu ý đến cấu trúc
ngữ pháp của một câu tiếng Việt chuẩn. Điều đó đồng nghĩa với việc sẽ có một
mơi trường học tập cởi mở hơn được thiết lập khi người đọc tiếp xúc với văn
bản bằng sự dẫn dắt ban đầu của cảm tính. Sẽ khơng hề có sự áp đặt, định hướng
hay phán xét nào của giáo viên với người đọc (học sinh) khi có một suy nghĩ hay
một từ ngữ nào lóe lên trong tâm trí người đọc. Vậy nên, với chiến thuật này học
sinh sẽ giống như một nhà biên kịch không chuyên, thỏa sức sáng tạo với một
kịch bản tự do, phóng khống. Cũng vì thế mà think- aloud cịn được xem là
“cuốn phim trí óc” giúp cho học sinh phát triển tư duy, được tự do bày tỏ cảm
nhận, suy nghĩ của bản thân mà không bị “án ngữ” bởi những ý tưởng đóng
khung đã có.
Với chiến thuật này, bạn đọc học sinh sẽ được trải nghiệm rất nhiều cấp
độ đọc hiểu cùng một lúc. Từ đọc tái hiện, đọc giải thích, đọc sáng tạo cho đến
đọc đánh giá hay đọc nghiên cứu, đọc suy ngẫm liên tưởng.
Có hai cách thức để thực hiện chiến thuật này đó là cuốn phim trí óc – nói
và cuốn phim trí óc - viết. Cuốn phim trí óc nói là dạng think-aloud được phát

12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


biểu to lên, trực tiếp thông qua kênh phát âm. Cịn cuốn phim trí óc viết là dạng
bản ghi trung thực nội dung đang diễn ra trong đầu độc giả khi họ đọc văn bản.
Chiến thuật “cuốn phim trí óc” sẽ quay chậm trước mắt độc giả hình ảnh
bạn đọc đang trực tiếp nhận diện từng câu chữ, nắm bắt thơng tin bề mặt; hình
dung, tưởng tượng và tạo liên hệ kết nối liên văn bản và trải nghiệm cá nhân của
bản thân mình. Người đọc sẽ đặt ra những giả thiết, tiên đoán bước phát triển
tiếp tới của hành động nhân vật, đặt ra và tự trả lời câu hỏi xem tác giả thực sự
định nói gì, nhân vật muốn làm gì, tại sao lại,… rút ra thơng điệp nghệ thuật của

nhà văn.
b. Vận dụng chiến thuật “Think – aloud” (“Cuốn phim trí óc”) trong dạy
đọc hiểu truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân.
* Trước tiên, trong vai trò giáo viên, tôi đã vận dụng “Think – aloud”
(“Cuốn phim trí óc”) vào q trình đọc hiểu truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim
Lân để xây dựng một số cuốn phim mẫu dưới dạng viết như sau:
Thứ nhất, “cuốn phim trí óc” miêu tả cảnh Tràng dẫn cô vợ nhặt về nhà
qua xóm ngụ cư (xem chi tiết ở phụ lục V.1)
Thứ hai, “cuốn phim trí óc” miêu tả cuộc gặp gỡ lần thứ hai của Tràng và
cô vợ nhặt (xem chi tiết ở phụ lục V. 2)
Thứ ba, “cuốn phim trí óc” miêu tả tâm trạng của bà cụ Tứ khi Tràng ra
mắt vợ với mẹ (xem chi tiết ở phụ lục V. 3)
* Sau đó, tơi tiến hành thiết kế và tổ chức dạy thử nghiệm một số hoạt
động dạy học vận dụng chiến thuật “Think – aloud” đối với truyện ngắn Vợ
nhặt của Kim Lân như sau:
Thứ nhất, vận dụng chiến thuật “Think – aloud” vào dạy đọc hiểu đoạn
văn : “Thị lẳng lặng theo hắn vào trong nhà… chợt hắn thấy sờ sợ” (tr.25, sgk)
(xem chi tiết cách thức tổ chức ở phụ lục IV. 1)
Thứ hai, vận dụng chiến thuật “Think – aloud” vào dạy đọc hiểu đoạn
văn : “Bà lão lật đật chạy xuống bếp… Một nỗi tủi hờn len vào tâm trí mọi
người” (tr. 31, sgk) (xem chi tiết cách thức tổ chức ở phụ lục IV. 2)

13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


7.1.2.3. Các bước tiến hành thực hiện giải pháp
Để thực hiện giải pháp này, chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm ở hai lớp
12a5, 12a6 theo các bước sau:

Bước 1: Giáo viên chuẩn bị các cuốn phim mẫu (xem chi tiết trong phụ
lục V.1, V. 2, V.3)
Bước 2: Lựa chọn phần văn bản có thể áp dụng chiến thuật (thường là
những đoạn văn bản đặc sắc, “có vấn đề”. Chú ý dung lượng đoạn không quá dài
để tránh việc mất nhiều thời gian hoặc là bị “loãng”).
Bước 3: Xác định mục tiêu cần đạt khi dạy đọc hiểu phần văn bản đã
chọn; thiết kế các hoạt động dạy học theo hướng vận dụng chiến thuật “Think aloud” để có thể đạt mục tiêu đó. (Xem phụ lục IV)
Bước 4: Dạy thực nghiệm
- Giáo viên dẫn dắt giới thiệu, chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh
(Giới thiệu đoạn văn bản được chọn, hướng dẫn học sinh cách xây dựng
phim: Đọc đoạn văn bản này, ý nghĩ hay cảm xúc nào đến với em đầu tiên? Em
hình dung tác giả đang nói đến điều gì? Vì sao? Em liên tưởng tới những hình
ảnh, sự việc nào? Suy nghĩ, đánh giá của em?). Lưu ý: Kĩ thuật này mất khá
nhiều thời gian nên khi học sinh đã biết cách thực hiện thì giáo viên nên yêu cầu
học sinh thực hành “làm phim” từ trước giờ học, để đảm bảo thời gian trên lớp.
- Giáo viên cho học sinh thực hành. (Phụ lục V. 4)
- Phát “phim”
- Thảo luận, đánh giá “phim” (xem chi tiết cách đánh giá ở phụ lục IV và
các hình ảnh ở phụ lục V.10)
Bước 5: Thảo luận, đánh giá, rút kinh nghiệm trước tổ, hướng tới việc
nhân rộng phạm vi áp dụng của giải pháp này sang các lớp học khác, các tác
phẩm khác.
7.1.2.4. Kết quả thực hiện giải pháp
Kết thúc giờ học, 100% học sinh xây dựng được “cuốn phim trí óc” của
riêng mình. Học sinh biết cách đọc chậm, biết tưởng tượng, cảm nhận, đưa ra
các phán đốn, lí giải và đánh giá. Khơng khí giờ học cởi mở và dân chủ.
14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



* Sản phẩm được tạo ra từ giải pháp
- Ba “cuốn phim trí óc” dưới dạng viết do giáo viên xây dựng để làm mẫu minh
họa cho kĩ thuật (xem chi tiết trong phụ lục V.1, V. 2, V.3)
- Một số “cuốn phim trí óc” do học sinh xây dựng. (Phụ lục V.5, V.6, V.7, V.8,
V.9)
* Bảng số liệu so sánh kết quả trước và sau khi thực hiện giải pháp
Tại trường THPT Yên Dũng số 2, chúng tôi đã tiến hành dạy thử nghiệm
chiến thuật “think - aloud” ở hai lớp 12A5, 12A6. Chúng tôi cũng chọn hai lớp
12A1, 12A2 là những lớp học sinh có trình độ tương đương để làm lớp đối
chứng. (Ở hai lớp này, chúng tôi vẫn dạy như trước đây, chưa áp dụng chiến
thuật trên).
Sau khi dạy xong, chúng tôi cho HS làm bài kiểm tra nhằm đánh giá hiệu
quả của việc vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học mới.
Đề bài: Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn văn sau:
Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu ra rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy
còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai ốn vừa xót thương cho số kiếp con trai
mình. Chao ơi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm
nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Cịn mình thì… Trong kẽ mắt
kèm nhèm của và rỉ xuống hai dịng nước mắt… Biết rằng chúng nó có ni nổi
nhau sống qua được cơn đói khát này khơng.
Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt
xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ : Người ta có
gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình
mới có vợ được… Thơi thì bổn phận là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con…
May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên
bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo
cho hết được?
(Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, tr.28-29, NXB Giáo dục, 2009)
Thống kê kết quả bài kiểm tra, chúng tôi thu được bảng số liệu sau:


15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Lớp

Tổng

Điểm giỏi

Điểm khá

Điểm TB

Điểm yếu,

số
HS

kém
Số

%

lượng

Số


%

lượng

Số

%

lượng

Số

%

lượng

12A1,12A2

86

8

9,3

46

53,5

32


37,2

0

0

12A5, 12A6

87

17

19,5

63

72,4

7

8,1

0

0

Dựa vào bài kiểm tra, chúng tơi nhận thấy, ở dạng đề địi hỏi phải cảm
nhận về một trích đoạn ngắn trong tác phẩm, học sinh thường gặp khó khăn vì
chưa hiểu sâu sắc đến từng chi tiết. Khi viết bài, chỉ “năm câu ba điều” là học
sinh đã hết ý, khơng biết viết gì. Nhưng với những lớp đã được học theo chiến

thuật “think – aloud” thì học sinh đã biết cách thể hiện những cảm nhận, suy
nghĩ của cá nhân mình về đoạn trích khá tốt. Do học sinh đã biết cách đọc, đang
dần dần trở thành một bạn đọc độc lập. Vì vậy, nhìn vào bảng số liệu có thể
thấy rõ, số lượng điểm giỏi, điểm khá ở hai lớp thực nghiệm 12A5, 12A6 cao
hơn hẳn so với hai lớp đối chứng chưa được học theo chiến thuật này. Kết quả
ấy khẳng định tính hiệu quả của “Think –aloud” đối với việc hình thành kiến
thức ở học sinh.
Để khẳng định hiệu quả của chiến thuật này đối với việc phát triển phẩm
chất và năng lực học sinh, chúng tôi tiếp tục tiến hành khảo sát tại hai lớp 12A5,
12A6 với tổng số 87 em (xem chi tiết nội dung phiếu khảo sát hiệu quả của giải
pháp 2 tại Phụ lục VI).
Kết quả tổng hợp phiếu khảo sát như sau:
BẢNG ĐỐI CHIẾU KẾT QUẢ TRƯỚC VÀ SAU KHI VẬN DỤNG
CHIẾN THUẬT “THINK - ALOUD” VÀO DẠY ĐỌC HIỂU
TRUYỆN NGẮN “VỢ NHẶT” CỦA KIM LÂN TẠI LỚP 12A5, 12A6
STT

Tiêu chí

Trước khi
áp dụng

1

Khi đọc văn bản, em thấy câu chữ cứ trơi
tuột đi, khơng cịn lắng đọng lại gì trong

Sau khi áp
dụng


Số
Lượng

%

Số
Lượng

%

67

77

15

17,2

16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


đầu.
2

Em phải cố ghi nhớ theo kiểu học vẹt,
nhồi nhét kiến thức.

67


77

15

17,2

3

Em nhận thấy khả năng tưởng tượng và
liên tưởng của mình đã được phát huy.

25

28,7

70

80,5

4

Em tự tin trình bày và bảo vệ ý kiến riêng
của bản thân mình.

32

36,8

63


72,4

5

Mỗi giờ học văn với em là cơ hội để được
đồng cảm và sẻ chia với mọi người.

7

8

45

51,7

6

Em cảm thấy hứng thú với việc đọc tác
phẩm.

41

47,1

80

92

7


Em nhận thấy mình cịn có khả năng đọc
hiểu được cả các văn bản khác ngoài nhà
trường.

22

25,3

54

62,1

7

Khả năng viết văn dạng bài cảm nhận về
một chi tiết hay một trích đoạn của em có
tiến bộ hơn.

29

33,3

60

69

8

Em cảm thấy giờ học văn cởi mở và thoải

mái.

16

18,4

87

100

Kết quả trên đây chứng tỏ, việc áp dụng giải pháp sáng kiến đã đem lại
những hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao chất lượng dạy học truyện ngắn
Vợ nhặt của Kim Lân. Học sinh đã có sự phát triển về cả phẩm chất, năng lực và
hứng thú học tập đáng ghi nhận.
7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến
Sáng kiến này đã được áp dụng thành công ở hai lớp 12A5, 12A6 khi dạy
đọc hiểu tác phẩm Vợ nhặt.
Có thể áp dụng giải pháp trong sáng kiến này để dạy học khơng chỉ với tác
phẩm Vợ nhặt mà cịn là tất cả các văn bản đọc hiểu khác, ở tất cả các lớp thuộc
ba khối 10, 11, 12 trong học kì II của năm học 2020 – 2021 và những năm học
tiếp theo.
17

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Sử dụng chiến thuật “Cuộc giao tiếp văn học”, giáo viên có thể vận dụng
vào tất cả các bài thuộc kiểu văn bản nghệ thuật, văn bản thông tin hoặc ôn tập
văn học. Với các văn bản nghệ thuật, chúng ta có thể xây dựng cuộc giao tiếp
văn học theo hướng liên văn bản (những văn bản có cùng đề tài,…), hoặc xây

dựng dựa trên các hình ảnh, chi tiết, tình huống ẩn chứa nhiều cách nhìn, nhiều
cách hiểu khác nhau. Với văn bản thơng tin, có thể áp dụng chiến thuật này để
học sinh đối thoại với nhau xung quanh những vấn đề có ý nghĩa nhật dụng
hoặc các khái niệm then chốt. Cịn đối với những bài ơn tập văn học, trên cơ sở
học sinh đã được học kiến thức cụ thể về tác phẩm, giáo viên có thể chọn ra
những vấn đề lớn, xây dựng cuộc giao tiếp văn học theo xu hướng liên văn bản,
hứa hẹn sẽ mang lại nhiều hứng thú cho học sinh.
Sử dụng chiến thuật “Think – aloud”, giáo viên có thể vận dụng vào dạy
tất cả văn bản nghệ thuật (nhất là những đoạn văn bản đặc sắc) để giúp học sinh
tăng cường khả năng tập trung, tư duy, liên tưởng. Sự thức tỉnh cảm xúc qua
mỗi lần học sinh đưa ra những giải thích, lí giải, tiên đốn… sẽ khiến các em
nhớ văn bản lâu hơn và ngấm văn bản “sâu” hơn. Ngồi ra, chiến thuật này cịn
có thể sử dụng để tạo nên một nền tảng kiến thức tác phẩm chắc chắn giúp học
sinh có thể làm tốt dạng bài nghị luận về một đoạn trích trong tác phẩm.
7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến
Sau khi áp dụng hai giải pháp trên ở tại trường THPT Yên Dũng số 2, hiệu
quả của sáng kiến đạt được như sau:
- Về lợi ích kinh tế:
Giải pháp có tính kinh tế cao, dễ thực hiện, khơng tốn kém. Giáo viên có
thể sử dụng phần lí luận của sáng kiến kinh nghiệm này để tiếp tục vận dụng
vào các tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn nhằm tạo hứng thú cho học
sinh trong giờ học và nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn tại trường
THPT Yên Dũng số 2.
Giáo viên và học sinh có thể sử dụng các giải pháp được xây dựng trong
sáng kiến để áp dụng cho giờ dạy và trở thành tư liệu tham khảo của những năm
học sau.
18

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



- Về lợi ích xã hội:
Khi áp dụng các giải pháp trong sáng kiến này, học sinh sẽ hiểu tác phẩm
sâu sắc hơn. Và hơn thế, học sinh được rèn luyện khả năng tưởng tượng, liên
tưởng, so sánh; rèn luyện cách nhìn nhận, đánh giá vấn đề; rèn luyện cách trình
bày vấn đề và bảo vệ ý kiến của bản thân. Những kĩ năng này sẽ giúp cho các
em ghi điểm sáng tạo trong bài làm văn nghị luận. Bên cạnh đó, các em cịn biết
cách đọc những văn bản ngồi chương trình sách giáo khoa, biết cách giải quyết
khi đứng trước những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống.
Khi áp dụng các chiến thuật này một cách hiệu quả thì những giờ học văn
sẽ trở nên thoải mái, dân chủ, học sinh sẽ cảm thấy chủ động và hứng thú hơn.
Các em được thử sức làm biên tập viên, làm phóng viên, làm biên kịch, làm
diễn viên, được tự do tranh luận,... Từ đó, học sinh tự tin, khám phá chính bản
thân mình. Tình u và lịng say mê với mơn Văn của các em cũng từ đó mà
được đánh thức.
Như vậy, sáng kiến này đã hướng tới việc dạy học phát triển phẩm chất,
năng lực. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và thúc đẩy
quá trình đổi mới dạy và học ở cả giáo viên và học sinh.
* Cam kết: Chúng tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật
và không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
Xác nhận của cơ quan, đơn vị

Yên Dũng, ngày 10 tháng 04 năm 2021

KT. HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Tác giả sáng kiến

Trần Thùy Trang

Lê Đình Khương

19

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


PHỤ LỤC
PHỤ LỤC I
THIẾT KẾ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN “VỢ NHẶT”
CỦA KIM LÂN THEO HƯỚNG VẬN DỤNG CHIẾN THUẬT
“CUỘC GIAO TIẾP VĂN HỌC”

1. Vận dụng chiến thuật "Cuộc giao tiếp văn học" vào hoạt động khởi động
- Mục tiêu:
+ Tạo khơng khí sơi nổi, khơi gợi sự hứng thú của học sinh trước khi bắt đầu tìm
hiểu bài học mới.
+ Phát triển năng lực tư duy, năng lực sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt ý tưởng cá
nhân một cách tự tin.
- Tổ chức hoạt động: vận dụng chiến thuật cuộc giao tiếp văn học kết hợp
phương pháp đàm thoại gợi mở, học sinh hoạt động cá nhân.
+ Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập: Hãy kể tên ít nhất 03 tác phẩm
viết về đề tài người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Trong
từng tác phẩm ấy, hình ảnh người nơng dân hiện lên như thế nào?
Giáo viên chiếu sơ đồ cuộc giao tiếp có tính giả định, ở giữa đặt chủ đề: “Người
nông dân tôi biết”, xung quanh sẽ là những cánh hoa để trắng chờ ghi ý kiến
của các học sinh.
+ Học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: 2-3 học sinh phát
biểu để điền thông tin vào các cánh hoa.
+ Giáo viên dẫn dắt, chuyển giao nhiệm vụ học tập: Từ những người nông

dân tôi biết, hãy nêu cảm nhận chung của anh/ chị về hình ảnh người nơng
dân trong văn học Việt Nam trước Cách mạng nói chung.
+ Học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Phương án đánh giá: Đánh giá trên câu trả lời của học sinh dựa trên hai
tiêu chí: kể được tên tác phẩm, nhận xét được đặc điểm của hình tượng
người nơng dân trong tác phẩm.
- Sản phẩm mong đợi:

20

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chị Dậu: hồn cảnh nghèo
khó nhưng giàu lịng u
thương chồng con, có tinh
thần phản kháng và quyết
tâm giữ gìn phẩm chất

Chí Phèo: bị cự tuyệt quyền
làm người, bị hủy hoại cả về
nhân hình lẫn nhân tính
nhưng sâu trong con người
Chí vẫn là bản tính lương
thiện và sức mạnh của sự
thức tỉnh lương tâm

Người
nông dân
tôi biết


Ý kiến HS:
Lão Hạc: nghèo khổ
nhưng cũng u thương
con và giàu lịng tự trọng

Người nơng dân chịu nhiều
đau khổ nhưng vẫn mang vẻ
đẹp và phẩm chất đang quý.

Giáo viên dẫn dắt, chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Như vậy, có thể thấy người nơng dân là một đề tài lớn trong văn học
Việt Nam. Họ hiện lên với rất nhiều những đau khổ, khốn khó của cuộc đời
nhưng dù rơi vào hoàn cảnh nào, những con người ấy vẫn tỏa sáng vẻ đẹp và
phẩm chất đáng quý.
Cũng viết về đề tài người nông dân với cảm hứng ngợi ca như thế, nhưng
Kim Lân đã mang đến cho chúng ta cái nhìn mới mẻ về người nơng dân như thế
nào? Hãy cùng đến với truyện ngắn "Vợ nhặt" để hiểu được những đóng góp
mới của nhà văn Kim Lân.
2. Vận dụng chiến thuật “Cuộc giao tiếp văn học” vào tìm hiểu nhan đề
truyện ngắn Vợ nhặt
- Mục tiêu:
+ Kiến thức: ý nghĩa nhan đề.
+ Năng lực: phân tích ý nghĩa nhan đề, giao tiếp, hợp tác, tự học.
+ Phẩm chất: nhân ái.
- Tổ chức hoạt động:
21

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



+ Sử dụng chiến thuật Cuộc giao tiếp văn học kết hợp phương pháp đóng vai và
dạy học hợp tác.
+ Hoạt động chuẩn bị trước giờ học:
Giáo viên chia nhóm (6 học sinh 1 nhóm), giao nhiệm vụ: đóng vai nhà
văn đối thoại với bạn đọc về ý nghĩa nhan đề truyện. (Hướng dẫn cụ thể: tìm
hiểu về nhan đề tác phẩm, xây dựng nội dung phỏng vấn và trả lời phỏng vấn,
phân vai, chuẩn bị đạo cụ, luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn). Học sinh
làm việc theo nhóm, thực hiện theo các bước mà giáo viên hướng dẫn.
+ Hoạt động trong giờ học: Giáo viên tổ chức cho học sinh giao tiếp văn học
thơng qua hình thức đóng vai: yêu cầu một học sinh giữ vai trị người dẫn
chương trình, một học sinh vào vai nhà văn Kim Lân để trò chuyện với các
độc giả - những học sinh khác trong lớp về nhan đề của truyện.
+ HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Phương án đánh giá: Đánh giá kết quả hoạt động phỏng vấn và trả lời
phỏng vấn của học sinh dựa trên các tiêu chí và mức độ sau:
Tiêu chí/

4

3

2

1

Mức độ
Nội dung

- Phân tích


Nêu được đầy

Nêu được ý

Hiểu sai ý

(5 điểm)

đầy đủ, mạch

đủ ý nghĩa

nghĩa nhan

nghĩa nhan

lạc ý nghĩa

nhan đề

đề nhưng

đề hoặc chỉ

nhan đề.

(4 điểm)

còn thiếu


nêu một

- Liên hệ, so

một số ý

cách sơ sài

sánh với

(3 điểm)

(0 – 2
điểm)

những cách
đặt tên khác
(5 điểm)
Kĩ năng trình

Hỏi và trả lời

Hỏi và trả lời

Hỏi và trả

Hỏi và trả

bày vấn đề


một cách

mạch lạc, lưu

lời mạch lạc

lời cịn lúng

(2 điểm)

mạch lạc, lưu

lốt song

song đơi chỗ

túng, lộn

lốt, diễn

chưa diễn

cịn vấp váp.

xộn.
22

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



cảm.

cảm.

(2 điểm)

(1.5 điểm)

(1.0 điểm)

(0.5 điểm)

Kĩ năng giao

Thực hiện

Thực hiện

Thực hiện

Xấu hổ, e

tiếp, xử lí

được cuộc

được cuộc

được cuộc


ngại, gây

tình huống

phỏng vấn

phỏng vấn

phỏng vấn

ảnh hưởng

(2 điểm)

một cách tự

một cách tự

nhưng còn

lớn tới việc

tin, ứng xử

tin nhưng

thiếu tự tin,

phỏng vấn


khéo léo, linh

phản ứng còn

rụt rè, e ngại

(0.5 điểm)

hoạt (2 điểm)

chưa linh

(1 điểm)

hoạt
(1.5 điểm)
Khả năng

- Nhập vai

- Nhập vai

Đã biết

Cịn nhầm

đóng vai diễn

một cách tự


một cách tự

đóng vai

lẫn vai diễn

xuất, chuẩn bị

nhiên.

nhiên nhưng

song cịn

(0.25 điểm)

đạo cụ

- Chuẩn bị đủ

chưa huẩn bị

thiếu tự

(1 điểm)

đạo cụ cần

đủ đạo cụ cần


nhiên

thiết (mic,

thiết.

(0.5 điểm)

máy quay,…)

(0.75 điểm)

(1 điểm)
- Sản phẩm học tập mong đợi của hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng
vấn về nhan đề Vợ nhặt
+ Người dẫn giới thiệu chương trình, giới thiệu các nhân vật tham gia.
+ Độc giả 1: Thưa ông! Tác phẩm này có tiền thân là tiểu thuyết "Xóm ngụ
cư", vậy tại sao khi viết lại, ông đặt tên cho truyện là "Vợ nhặt" mà khơng phải
là “Xóm ngụ cư” hay “Nhặt vợ”?
+ Nhà văn: Tôi không đặt tên cho tác phẩm là “Xóm ngụ cư”, vì nhan đề này
phù hợp với dung lượng của một tiểu thuyết, còn nhan đề Vợ nhặt phù hợp
với dung lượng một truyện ngắn (do tiểu thuyết có dung lượng và phạm vi
phản ánh rộng lớn, cịn truyện ngắn thì phản ánh đời sống qua một lát cắt).

23

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Tôi cũng không đặt tên cho tác phẩm là “Nhặt vợ” vì “Nhặt vợ” nhấn mạnh
vào hành động, vào sự rẻ rúng của thân phận con người. Còn “Vợ nhặt” thì
ngược lại, nhan đề này lại nhấn mạnh được sự trân trọng của tôi dành cho con
người.
+ Độc giả 2: Xin ơng cho biết, ơng muốn gửi gắm điều gì vào nhan đề của
câu chuyện?
+ Nhà văn: Nhan đề của truyện gợi số phận bi thảm, thân phận rẻ rúng của con
người nhưng đồng thời nó cũng gợi lên sự cưu mang, đùm bọc và khát vọng
hướng tới cuộc sống tươi sáng hơn của con người trong hoàn cảnh khốn cùng.
Người vợ nhặt về không cưới xin nhưng được trân trọng đúng nghĩa, được sống
trong tình thương yêu của người chồng, của bà mẹ chồng. Từ đó mà một khơng
khí đầy ắp tình người, đầm ấm, lạc quan lan tỏa khắp câu chuyện, xua đi cái ảm
đạm, u tối của những ngày đói.
- Người dẫn chương trình kết lại: ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt:
+ Phản ánh tình cảnh bi thảm của con người trong nạn đói.
+ Ngợi ca vẻ đẹp ngời sáng của tình người.
3. Vận dụng chiến thuật “Cuộc giao tiếp văn học” vào nhận diện và phân
tích tình huống truyện Vợ nhặt
- Mục tiêu
+ Kiến thức: Tình huống Tràng nhặt vợ.
+ Năng lực: nhận diện, phân tích, đánh giá ý nghĩa tình huống, nhận xét về nghệ
thuật xây dựng tình huống; giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp…
+ Phẩm chất: bồi dưỡng lòng nhân ái.
- Tổ chức hoạt động:
+ Sử dụng chiến thuật cuộc giao tiếp văn học kết hợp phương pháp đàm thoại
gợi mở và dạy học hợp tác.
+ Chuẩn bị trước giờ học:
Giáo viên chia lớp thành các nhóm (6 học sinh/ nhóm).

24


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Các nhóm thảo luận về nhiệm vụ sau: Phân tích tác động của tình huống Tràng
nhặt vợ đến các nhân vật: người dân xóm ngụ cư, bà cụ Tứ, cơ vợ nhặt và chính
Tràng. Từ đó, rút ra ý nghĩa của tình huống Tràng nhặt vợ.
Điền các thơng tin tìm được vào sơ đồ số 1 và trình bày sơ đồ 1 trên giấy A0
đồng thời chuẩn bị thuyết trình.
Sơ đồ số 1: Tác động của tình huống Tràng nhặt vợ đến các nhân vật và ý nghĩa
của tình huống truyện.
Dân xóm ngụ cư

Bà cụ Tứ

Tràng nhặt vợ
Tràng

Cơ vợ nhặt

Ý kiến HS: ý nghĩa tình
huống?
+ Hoạt động trong giờ học:
. Sau khi tìm hiểu khái niệm tình huống truyện; nêu tình huống truyện trong tác
phẩm Vợ nhặt của Kim Lân; tìm hiểu về bối cảnh Tràng nhặt vợ và qúa trình
nhặt vợ, giáo viên dẫn dắt, chuyển giao nhiệm vụ:
Từ tình huống anh Tràng nhặt vợ, các nhân vật khác đã lần lượt bước vào
tác phẩm để tạo nên bức tranh đời sống trước mắt người đọc. Đó là những đứa
trẻ và người dân ở xóm ngụ cư, là bà cụ Tứ - mẹ Tràng, là thị - cô vợ nhặt và
cịn là bản thân Tràng – nhân vật chính trong câu chuyện đặc biệt này nữa. Vậy,

tình huống này đã tác động tới các nhân vật ra sao? Họ đã biểu lộ những suy
nghĩ, thái độ, tình cảm như thế nào trước sự kiện này? Ý nghĩa của tình huống?
Học sinh các nhóm báo cáo kết quả thảo luận đã chuẩn bị ở nhà theo phiếu học
tập. Sau đó, tiến hành thảo luận, nhận xét chéo bài của nhau.

25

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×