Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.93 KB, 2 trang )
Kim Lân “nhặt được vợ về”
…Kim Lân nhặt được vợ về, tuy không có gì nhưng ông cũng rất chăm lo cho gia đình,
không như bao kẻ ích kỷ khác bỏ bê vợ con… Tràng là một nhân vật mà tác giả đã đặt anh ta là
người kéo xe bò chuyên đi lượm xác người chết. Một công việc tưởng chừng đáng sợ như vậy
nhưng ngày nào anh ta cũng đi khắp nơi thu lượm xác người chết vì đói, vì bệnh tật…Trên
đường về, Tràng nhìn thấy một người như sắp chết vì đói. Tràng bế cô gái lạ về nhà mình và
cứu sống cô gái. Cô gái ở lại với Tràng và đền ơn Tràng bằng cách làm vợ anh…Có một lần
Tràng bắt gặp một người con gái đi lang thang trong làng. Anh nhìn thấy mà thương, đã mời chị
vào một quán gần đó…
Tràng là một người đàn ông nghèo khổ, cơ cực ở xóm ngụ cư. Một ngày kia,
trong buổi chiều, trong không khí thê thảm, ảm đạm vì đói, Tràng dẫn về một người
phụ nữ. Đó là vợ anh - người vợ nhặt. Tràng đã bắt gặp vợ tương lai của mình đang
cảnh đói rách, mời ăn bốn bát bánh đúc kèm theo lời nói đùa vui. Bà mẹ già của
Tràng đón nhận người đàn bà khốn khổ ấy làm con dâu trong mối đau đớn và thương
cảm. Tràng cảm thấy con người mình đổi khác. Từ chút đùa đến thoáng lo, bây giờ
Tràng thấy niềm vui thành người có trách nhiệm, dù đêm đầu tiên của đôi vợ chồng
qua đi trong không khí khét lẹt mùi chết chóc và tiếng hờ khóc ai oán.
Bà mẹ nghèo đãi hai con ít cháo và nồi chè đặc biệt. Miếng cám chát bứ, nghẹn
cổ nhưng Tràng vẫn cùng vợ hướng về một cuộc sống đổi khác. Trong óc anh hiện ra
đám người nghèo đói phá kho thóc của Nhật và lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới.
Với một cốt truyện đơn giản nhưng tính cách nhân vật được xây dựng tinh tế,
truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân đã nêu lên được những vấn đề có tính nhân bản
sâu sắc. Trong bối cảnh nạn đói năm 1945, Kim Lân viết truyện ngắn " Vợ nhặt". Tác
phẩm là một đóng góp xuất sắc cho nền văn xuôi dân tộc. Với một cốt truyện đơn
giản nhưng tình huống truyện độc đáo và hấp dẫn. Vợ nhặt đề cập đến một vấn đề
lớn có tính hiện thực và nhân đạo sâu sắc; những con người Việt Nam lương thiện,
trong tai họa đói kém khủng khiếp do thực dân, phát xít gây ra, đã cưu mang đùm bọc
nhau và hi vọng, trông chờ vào sức mạnh giải phóng của cách mạng. Ấn tượng sâu
đậm của người đọc với tác phẩm có lẽ là tấm lòng đáng quý của mẹ con Tràng và
cũng là tấm lòng thật đáng quý của nhà văn đối với những ngườ ilao động nghèo khổ.
Tác phẩm đã dựng được hoàn cảnh tiêu biểu, làm sống dậy cả một quãng thời