TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Đề tài:
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU
NGÀNH BẢO HIỂM NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO
DỊCH CHỨNG KHỐN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Giảng viên hướng dẫn
: ThS. Nguyễn Ngọc Trâm
Sinh viên thực hiện
: Đào Thị Nhật Lệ
Lớp
: Thị trường chứng khoán 59
Mã sinh viên
: 11172475
Hà Nội – Năm 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung trong chuyên đề tốt nghiệp với đề tài “Các
nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu ngành Bảo hiểm niêm yết trên Sở Giao dịch
Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh” là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các
số liệu, tư liệu được sử dụng trong chuyên đề tốt nghiệp có nguồn gốc trung thực do tơi
tự thu nhập, trích dẫn, tuyệt đối không sao chép từ bất kỳ một tài liệu nào. Mọi hành vi
không hợp lệ hay vi phạm quy định, tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 14 tháng 04 năm 2021
Tác giả chuyên đề thực tập
Đào Thị Nhật Lệ
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian vừa qua, để có thể hồn thành chun đề tốt nghiệp của mình,
bên cạnh sự cố gắng của bản thân, em còn nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình của
các cá nhân và tập thể.
Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến Ban Giám hiệu,
Viện Ngân hàng - Tài chính, các thầy cơ Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tạo điều
kiện thuận lợi và truyền dạy những kiến thức, kỹ năng cho em suốt quá trình học tập và
nghiên cứu tại trường. Nhờ đó, em đã có một cơ sở kiến thức nền tảng để có thể hồn
thành chun đề thực tập tốt nghiệp cũng như trang bị cho mình một hành trang để
vững bước trên con đường sự nghiệp sau này.
Đặc biệt hơn, em xin gửi lời cám ơn sâu sắc nhất đến ThS. Nguyễn Ngọc Trâm
– Bộ mơn Thị trường chứng khốn, Viện Ngân hàng Tài chính đã ln nhiệt tình, động
viên và hướng dẫn tận tâm cho em trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp.
Đồng thời, chuyên đề tốt nghiệp của em sẽ khơng thể hồn thành nếu như thiếu
đi sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các anh chị đồng nghiệp tại Ban Bảo hiểm Dự án,
Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt.
Em cũng xin bày tỏ sự biết ơn vô bờ đến bố mẹ, chị gái, người thân trong gia
đình và bạn bè đã ln bên cạnh, tạo động lực và mọi điều kiện tốt nhất để em có được
ngày hơm nay.
Do thời gian có hạn và lượng kiến thức thực tế chưa có nhiều nên chuyên đề tốt
nghiệp của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những lời
nhận xét và góp ý từ q thầy cơ.
Em xin trân trọng cám ơn!
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt
Tiếng Anh
Tiếng Việt
1
CTCP
Joint Stock Company
Công ty cổ phần
2
DNBH
Insurance Company
Doanh nghiệp bảo hiểm
3
GMM
General Method
Moments
4
EPS
Earnings per Share
Hệ số giá trên thu nhập mỗi cổ phiếu
5
GTLN
Max
Giá trị lớn nhất
6
GTNN
Min
Giá trị nhỏ nhất
7
FEM
Fixed effect models
Mô hình các ảnh hưởng cố định
8
OLS
Ordinary Least Square
Phương pháp bình phương nhỏ nhất
9
PE
Price on earnings per Chỉ số giá trên thu nhập mỗi cổ
Share
phiếu
10
TTCK
Securities Market
11
SGDCK
TP. HCM
Ho Chi Minh City
Sở Giao dịch Chứng khốn Thành
Stock
Exchange
–
phố Hồ Chí Minh
HOSE
12
REM
Random Effects model
Mơ hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên
13
ROE
Return on Equity
Hệ số thu nhập trên vốn chủ sở hữu
of
Hồi quy dữ liệu bảng động
Thị trường chứng khoán
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Các
doanh
nghiệp
HOSE……………………….24
Bảo
hiểm
niêm
yết
trên
sàn
Bảng 3.2: Kỳ vọng về dấu các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu của doanh nghiệp Bảo
hiểm niêm yết trên SGDCK TP. HCM…………………………………………………
30
Bảng 4.1: Một số DNBH đang niêm yết/đăng ký giao dịch trên TTCK Việt
Nam……...38
Bảng
4.2:
Thống
kê
mô
…………………………………………………….42
tả
Bảng
4.3:
Ma
trận
tương
biến…………………………………………...43
quan
các
giữa
biến.
các
Bảng 4.4: Kết quả hồi quy theo cách tiếp cận các ảnh hưởng cố định FEM và các ảnh
hưởng
ngẫu
nhiên
REM………………………………………………………………..44
Bảng 4.5: Kết quả hồi quy GMM………………………………………………………
49
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Thị phần doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ gốc 2 tháng đầu năm
2018……………………………………………………………………………………32
Biểu đồ 4.2: Thị phần doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới 2 tháng đầu năm 2018 thị
trường bảo hiểm nhân thọ………………………………...……………………………
33
Biểu đồ 4.3: Tổng doanh thu phí bảo hiểm 2018 - 2019 ……………………………...34
Biểu đồ 4.4: Kết quả hoạt động ngành bảo hiểm năm 2019 (nghìn tỷ đồng)
………………………………………………………………...………………...34
Biểu đồ 4.5: Thị phần theo doanh thu phí bảo hiểm năm 2019…………………………
35
Biểu đồ 4.6: Thống kê lịch sử giá giai đoạn 2011-2016 của một số mã cổ phiếu DNBH
niêm yết trên SGDCK TP. HCM………………………………….……………………
40
Biểu đồ 4.7: Tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm 9 tháng đầu năm 2020…………...…
55
DANH MỤC HÌNH
Hình
4.1:
Kết
quả
hồi
hình……………………………………………………..46
quy
mơ
Hình
4.2:
Kết
quả
tính
VIF……………………………………………………….47
hệ
số
Hình
4.3:
Kết
quả
kiểm
quan…………………………………………….47
tự
Hình
4.4:
Kết
quả
kiểm
đổi……………………………......48
định
phương
định
sai
sai
tương
số
thay
LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ngày càng trở nên quan trọng với các
thành phần của nền kinh tế trong việc phát huy vai trò đầu tư sinh lợi và kênh dẫn vốn.
Tuy nhiên, những biến động khó lường của giá cổ phiếu lại gây trở ngại khơng nhỏ cho
các doanh nghiệp trong việc hoạch định chính sách, cho các nhà đầu tư trong việc ra
quyết định đầu tư. Hiểu biết về giá cổ phiếu và các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu
giúp các doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư chủ động hơn trong việc thực hiện
những mục tiêu này.
Với mục tiêu xác định và đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến giá
cổ phiếu, thông qua lý thuyết về giá cổ phiếu và các bằng chứng thực nghiệm về các
nhân tố tác động đến giá cổ phiếu, tác giả tiến hành xây dựng mơ hình hồi quy nhằm
đánh giá tác động của một số nhân tố đến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp Bảo hiểm
niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh (SGDCK TP.
HCM).
Từ đó, tác giả đưa ra một số hàm ý trong việc hoạch định chính sách của doanh
nghiệp, việc ra quyết định của các nhà đầu tư, đồng thời tác giả cũng đánh giá những
hạn chế của chuyên đề và đề xuất một số kiến nghị cho việc cải thiện nghiên cứu trong
tương lai.
Kết cấu của chuyên đề tốt nghiệp gồm 05 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu
trên thị trường chứng khoán
Chương 2: Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu trên thị
trường chứng khoán
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu và xây dựng giả thuyết nghiên cứu
Chương 4: Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu ngành Bảo hiểm
niêm yết trên sở giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh
Chương 5: Đề xuất và kiến nghị
9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1.1. Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu trên thị
trường chứng khoán
1.1.1. Nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu định tính lẫn định lượng được thực hiện nhằm
xác định các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu.
Những nghiên cứu đầu tiên đều sử dụng phương pháp định tính để phân tích các
nhân tố ảnh hưởng. Nguyễn Văn Mỹ (2007) trong nghiên cứu đã tổng hợp các thông
tin thứ cấp cũng như những nhận định của chun gia chứng khốn từ đó đưa ra kết
luận rằng 3 nhân tố tác động đến giá cổ phiếu bao gồm: nhân tố ngoại sinh (lãi suất,
lạm phát...), nhân tố nội sinh (gắn với doanh nghiệp cổ phần) và nhân tố can thiệp (tâm
lý nhà đầu tư, đầu cơ). Nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Dung (2013) sử dụng phương
pháp định tính để phân tích các nhóm nhân tố bao gồm nhân tố nội sinh, nhân tố ngoại
sinh và nhóm nhân tố can thiệp. Trong đó, tác giả lập luận về sự ảnh hưởng của các
nhân tố nội sinh như P/E, ROE, EPS,… các nhân tố ngoại sinh như: chỉ số giá tiêu
dùng CPI, GDP,... nhân tố can thiệp như tâm lý bầy đàn đến giá cổ phiếu.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng tiêu biểu là nghiên cứu của Dương
Phan Trà My (2015) về giá cổ phiếu các doanh nghiệp ngành thép với mẫu dữ liệu gồm
5 doanh nghiệp ngành thép trong giai đoạn 2009 - 2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy
chỉ có 3 nhân tố tác động đến giá cổ phiếu ngành thép là: quy mô doanh nghiệp, tăng
trưởng kinh tế và lạm phát. Trong đó quy mơ doanh nghiệp, tăng trưởng kinh tế tác
động cùng chiều, lạm phát tác động ngược chiều đến giá cổ phiếu.
Nghiên cứu của Tạ Thị Hồng Lê (2017) về các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ
phiếu của doanh nghiệp niêm yết trên SGDCK TP. HCM đã gần như bao quát được
toàn bộ cổ phiếu trên thị trường. Tác giả thu thập dữ liệu của 102 doanh nghiệp niêm
yết trên SGDCK TP. HCM trong giai đoạn từ 2007-2016. Ngoài ra, so với các nghiên
cứu trước đây, nghiên cứu này cũng đề nghị sử dụng hai biến mới là biến trễ của giá cổ
phiếu và tỷ lệ sở hữu vốn nước ngoài trong từng doanh nghiệp vào mơ hình hồi quy.
10
Qua đó, đánh giá được mức độ ảnh hưởng của giá kỳ trước của cổ phiếu vào giá kỳ này
của chính nó, cũng như sự tác động của tỷ lệ vốn nước ngoài trong từng doanh nghiệp
đối với giá cổ phiếu niêm yết trên SGDCK TP. HCM. Về mặt phương pháp, tác giả sử
dụng mơ hình hồi quy dữ liệu bảng động GMM để hồi quy và phân tích kết quả, với
mục đích khắc phục được một số hạn chế của các mơ hình hồi quy dữ liệu bảng như
hiện tượng nội sinh, hiện tượng phương sai thay đổi.
1.1.2. Nghiên cứu ngồi nước
Trên thế giới đã có khơng ít nghiên cứu về giá cổ phiếu và các nhân tố ảnh
hưởng đến giá cổ phiếu. Thực tế cho thấy các tác giả đã lựa chọn rất nhiều cách tiếp
cận, phương pháp nghiên cứu khác nhau để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của
mình. Nhiều nghiên cứu định lượng và định tính đã được đưa ra và thu được những kết
quả nhất định. Một số nghiên cứu dưới đây được tác giả sử dụng làm căn cứ xây dựng
các giả thuyết nghiên cứu sau này.
Nghiên cứu của Afolabi Emmanuel Olowookere và Taiwo Phebe Fadiran (2016)
với phương pháp hồi quy dữ liệu bảng mẫu dữ liệu gồm 72 doanh nghiệp cổ phần trong
12 năm (từ năm 2000 đến năm 2011) trên sàn chứng khốn Nigeria. Mơ hình hồi quy
được sử dụng là mơ hình hồi quy dữ liệu bảng theo các ảnh hưởng cố định Fixed Effect
Models (FEM) và mơ hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên Random Effects Model (REM).
Kết quả thu được xác định các nhân tố được ảnh hưởng đến giá cổ phiếu niêm yết gồm:
thu nhập trên mỗi cổ phiếu (Earnings per Share – EPS) tác động cùng chiều (+) đến giá
cổ phiếu, tuy nhiên trong hai cách tiếp cận mà nghiên cứu sử dụng là cách tiếp cận theo
các ảnh hưởng ngẫu nhiên và cách tiếp cận các ảnh hưởng cố định, chỉ có cách tiếp cận
theo các ảnh hưởng ngẫu nhiên cho kết quả biến EPS có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.
Tương tự, tỷ lệ cổ tức trên mỗi cổ phần (Dividend per Share – DPS) tác động cùng
chiều mạnh mẽ đến giá trị cổ phiếu. Tuy nhiên trong hai cách tiếp cận mà nghiên cứu
sử dụng (cách tiếp cận FEM và REM), chỉ trong mơ hình hồi quy dữ liệu bảng theo
cách tiếp cận REM biến cổ tức mới có ý nghĩa thống kê. Chỉ số giá trị tài sản thuần
(Net Assets per Share) tác động cùng chiều (+) đến giá cổ phiếu, tỷ lệ lợi nhuận trên
vốn chủ sở hữu (Return on Equity – ROE) và tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu tác động
ngược chiều (-) đến giá cổ phiếu; các nhân tố vĩ mô như GDP thực làm đại diện cho
11
tăng trưởng kinh tế tác động cùng chiều (+) đến giá cổ phiếu ở mức ý nghĩa 10% trong
khi tỷ giá tác động ngược chiều (-), lãi suất là nhân tố khơng tác động đến giá cổ phiếu
(khơng có ý nghĩa thống kê trong mơ hình).
Nghiên cứu của Amanullah và Muhammad Nauman Khan (2012) với mẫu dữ
liệu gồm 34 doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Karachi và thời
gian nghiên cứu trong vòng 10 năm (2000 – 2009). Tương tự như mơ hình của Afolabi
Emmanuel Olowookere và Taiwo Phebe Fadiran (2016), nghiên cứu của Amanullah và
Muhammad Nauman Khan (2012) cũng sử dụng các nhân tố bên ngoài và bên trong
doanh nghiệp để thực hiện nghiên cứu. Việc lựa chọn 5 nhân tố vào mơ hình hồi quy
bội thu được kết quả: các nhân tố kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng GDP là tham
số đại diện cho tăng trưởng kinh tế tác động cùng chiều (+) với mức ý nghĩa 1%, lãi
suất với tham số đại diện là suất chiết khấu của ngân hàng trung ương tác động ngược
chiều tới giá cổ phiếu, các chỉ số đại diện cho nhân tố nội tại của doanh nghiệp gồm: tỷ
lệ cổ tức trên mỗi cổ phần, hệ số giá trên thu nhập một cổ phiếu (P/E) với giả thuyết
ban đầu đặt ra là chỉ số P/E có thể tác động cùng chiều hoặc ngược chiều đến giá cổ
phiếu (+/-) đã cho kết quả hồi quy có sự tác động cùng chiều (+), hệ số giá sổ sách trên
giá thị trường tác động ngược chiều (-) đến giá cổ phiếu. Ở mơ hình này, biến lãi suất
lại tác động ngược chiều đến giá cổ phiếu, khác với nghiên cứu của Afolabi Emmanuel
Olowookere và Taiwo Phebe Fadiran (2016) lãi suất không tác động đến giá cổ phiếu.
Ali Raza Arshaad và các tác giả (2015) nghiên cứu về giá cổ phiếu của 22 ngân
hàng thương mại cổ phần niêm yết tại Parkistan trong giai đoạn 2007 – 2013. Nghiên
cứu đã lựa chọn 7 nhân tố vào mơ hình hồi quy tuyến tính cho ra kết quả: các nhân tố
kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trường GDP thực tác động cùng chiều (+), tuy nhiên biến
tốc độ tăng trưởng GDP lại khơng có ý nghĩa thống kê. Lãi suất với lãi suất chiết khấu
của ngân hàng trung ương làm đại diện, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lãi suất có
quan hệ ngược chiều (-) khá mạnh mẽ với giá cổ phiếu ở mức ý nghĩa 5%; các chỉ số
đại diện cho nhân tố nội tại của doanh nghiệp như tỷ suất cổ tức cho thấy biến này
không có ý nghĩa thống kê trong mơ hình, hệ số giá sổ sách trên giá thị trường tác động
ngược chiều (-) đến giá cổ phiếu. Địn bẩy tài chính đại diện cho biến cấu trúc vốn của
12
doanh nghiệp, thu nhập trên mỗi cổ phiếu ở mức ý nghĩa 1% tác động cùng chiều (+)
đến giá cổ phiếu.
Arslan Iqbal và các tác giả (2015) nghiên cứu giá cổ phiều ngành gas, dầu mỏ và
xi măng trên TTCK Karachi với mẫu nghiên cứu gồm 38 doanh nghiệp trong giai đoạn
2008 – 2013. Tương tự nghiên cứu của Afolabi Emmanuel Olowookere và Taiwo
Phebe Fadiran (2016), Arslan Iqbal và các tác giả (2015) cũng sử dụng phương pháp
hồi quy theo cách tiếp cận FEM và REM, tuy nhiên mơ hình của Arslan Iqbal và các
tác giả (2015) chỉ gồm những nhân tố nội tại của doanh nghiệp. Kết quả hồi quy chỉ ra
rằng: tỷ suất cổ tức trên mỗi cổ phần cũng cho thấy sự tác động cùng chiều (+), song
mức độ ảnh hưởng của biến này đến giá cổ phiếu thấp hơn so với nghiên cứu của Ali
Raza Arshaad và các tác giả (2015) tại mức ý nghĩa thống kê 5%. Giá trị sổ sách trên
mỗi cổ phần, hệ số giá trên thu nhập một cổ phiếu, hệ số ROE đại diện cho khả năng
sinh lợi tác động cùng chiều (+) trong khi tỷ lệ cổ tức trên mỗi cổ phiếu tác động ngược
chiều (-) khá mạnh mẽ tới giá cổ phiếu ở mức ý nghĩa 5%.
Iqbal và các tác giả (2014) trong nghiên cứu của mình, đã chỉ ra tác động của
các nhân tố đến giá cổ phiếu bằng cách sử dụng phương pháp hồi quy bình phương nhỏ
nhất (OLS). Dữ liệu được sử dụng là dữ liệu của 30 doanh nghiệp niêm yết trên TTCK
Karachi trong giai đoạn 2002 – 2012. Tương tự như Arslan Iqbal và các tác giả (2015),
nghiên cứu của Iqbal và các tác giả (2014) cũng chỉ xoay quanh các nhân tố nội tại của
doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy tham số được sử dụng làm thước đo khả
năng sinh lợi của doanh nghiệp – lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, cổ tức với hệ số tỷ
suất cổ tức (dividend yield) làm tham số đại diện có sự ảnh hưởng cùng chiều khá rõ
ràng với giá cổ phiếu ở mức ý nghĩa 5%, thu nhập trên mỗi cổ phiếu và tỷ suất sinh lời
tác động cùng chiều (+) đến giá cổ phiếu, trong khi tỷ lệ chia cổ tức và tỷ lệ hệ số giá
trên thu nhập mỗi cổ phiếu tác động ngược chiều (-) đến giá cổ phiếu.
Sirinivasan (2012) trong nghiên cứu của mình cũng sử dụng mơ hình bảng dữ
liệu với hai cách tiếp cận phổ biến là cách tiếp cận các ảnh hưởng cố định FEM và các
ảnh hưởng ngẫu nhiên REM, trong khoảng thời gian từ năm 2006 – 2011 trên sáu lĩnh
vực khác nhau của thị trường chứng khốn Ấn Độ: Dược phẩm, ngành cơng nghiệp
nặng và sản xuất, IT và ITES, năng lượng, cơ sở hạ tầng và ngân hàng thương mại.
13
Nghiên cứu cho thấy thu nhập trên mỗi cổ phần, tỷ lệ hệ số giá trên thu nhập mỗi cổ
phiếu là yếu tố quan trọng quyết định giá cổ phiếu trong ngành dược phẩm, năng
lượng, sản xuất, ngân hàng và cơ sở hạ tầng. Quy mô doanh nghiệp cũng quan trọng ở
hầu hết các ngành, trừ ngành sản xuất, trong khi giá trị sổ sách là có ý nghĩa quan trọng
trong hầu hết các lĩnh vực ngoại trừ ngành ngân hàng và ngành cơng nghiệp sản xuất.
Ngồi ra, cịn một số nghiên cứu của các tác giả nước ngoài khác như:
Nghiên cứu của Nirmala (2011) sử dụng dữ liệu phân tích trong khoảng thời
gian từ 2000 đến 2009 bằng mơ hình hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS). Nghiên cứu
đã xác định mối quan hệ mạnh mẽ giữa giá cổ phiếu và các yếu tố quyết định đến nó,
bao gồm: tỷ lệ cổ tức, địn bẩy tài chính và tỷ lệ hệ số giá trên thu nhập mỗi cổ phiếu.
Nghiên cứu của Sharma (2011) về các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu tại
Ấn Độ với mơ hình hồi quy bội cho kết luận rằng thu nhập trên mỗi cổ phiếu, cổ tức
trên mỗi cổ phiếu tác động cùng chiều (+), tỷ lệ cổ tức tác động ngược chiều (-) đến giá
cổ phiếu SGDCK Bombay. Song trong nghiên cứu của Sharma (2011), thay vì hồi quy
dữ liệu bảng trong nhiều năm như nhiều nghiên cứu trước, Sharma (2011) lại sử dụng
cách hồi quy dữ liệu bảng theo từng năm của các dữ liệu chéo trong suốt giai đoạn
nghiên cứu từ 1993 – 2009.
Nhìn chung, có thể rút ra một số nhận xét thơng qua việc tìm hiểu các nghiên
cứu trong và ngoài nước về các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu: (1) Các mơ hình
nghiên cứu thường không đồng nhất về phương pháp, cách tiếp cận song những nhân
tố được sử dụng trong mơ hình hồi quy thường có những tương đồng; (2) Phương pháp
hồi quy đa số là hồi quy dữ liệu bảng theo cách tiếp cận FEM, REM hoặc OLS, đã có
nghiên cứu sử dụng phương pháp GMM. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu, tuy nhiên
vấn đề định lượng các nhân tố tác động vẫn chưa thực sự được khai thác triệt để, các
nghiên cứu định tính lại thường khó đảm bảo tính khách quan, mức độ mạnh yếu của
những tác động trong tổng thể các nhân tố vẫn cần được cụ thể hơn bằng các nghiên
cứu mang tính định lượng khác.
14
1.2.
Khoảng trống nghiên cứu
Thứ nhất, đã xuất hiện nhiều nghiên cứu thực hiện, tiến hành đánh giá đánh giá
thực trạng TTCK và giá cổ phiếu. Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện nay chủ yếu chỉ đánh
giá bằng phương pháp định tính, khó đảm bảo tính khách quan, mức độ mạnh yếu của
những tác động trong tổng thể, và thiếu vắng những nghiên cứu định lượng, đặc biệt là
nghiên cứu cụ thể về các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm
yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là các doanh nghiệp Bảo
hiểm niêm yết.
Thứ hai, những nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu được
thực hiện như nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Dung (2013), Nguyễn Văn Mỹ (2007)...
lại gặp vấn đề định lượng, các nhân tố tác động vẫn chưa thực sự được khai thác triệt
để, các nhân tố vẫn cần được cụ thể hơn bằng các nghiên cứu mang tính định lượng
khác.
Thứ ba, sự khác biệt về địa lý, tính chất của mỗi thị trường khiến cho những
nghiên cứu tiêu biểu trên thế giới khó tránh khỏi những hạn chế về tính phù hợp của
mơ hình khi ứng dụng tại Việt Nam. Một số nghiên cứu có thể được liệt kê như nghiên
cứu của Afolabi Emmanuel Olowookere và Taiwo Phebe Fadiran (2016) với phương
pháp hồi quy dữ liệu bảng theo cách tiếp cận các ảnh hưởng cố định FEM đối với các
doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Nigeria; nghiên cứu của Amanullah và
Muhammad Nauman Khan (2012) với mẫu dữ liệu gồm 34 doanh nghiệp niêm yết trên
sàn giao dịch chứng khoán Karachi trong thời gian 10 năm; nghiên cứu của Ali Raza
Arshaad và các tác giả (2015) về giá cổ phiếu các ngân hàng thương mại cổ phần niêm
yết tại Parkistan… Hơn nữa, do thời gian nghiên cứu, cách tiếp cận cũng không đồng
nhất và sự đa dạng trong cách lựa chọn nhân tố và tham số đại diện cho các tham số
làm mỗi nghiên cứu này đều có những đặc trưng riêng, có nhân tố có ý nghĩa đối với
thị trường cổ phiếu của quốc gia này, nhưng lại khơng có ý nghĩa ở thị trường cổ phiếu
của các quốc gia khác.
Thứ tư, các nghiên cứu định tính về nhân tố tác động đến giá cổ phiếu tại Việt
Nam chủ yếu tập trung vào việc đo lường ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô đến giá của
cổ phiếu mà chưa nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố cơ bản của công ty.
15
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ
CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
2.1.
Khái quát về giá cổ phiếu
Theo Bùi Kim Yến và Nguyễn Minh Kiều (2011), giá cổ phiếu có thể phân
thành 4 loại: mệnh giá, thị giá, giá trị nội tại (giá trị lý thuyết), giá trị sổ sách. Trong
đó:
2.1.1. Mệnh giá (par value)
Mệnh giá (par value) là giá trị ghi trên giấy chứng nhận cổ phiếu. Mệnh giá cổ
phiếu thường được sử dụng làm căn cứ hạch toán kế toán của doanh nghiệp, ít có giá trị
thực tế đối với các nhà hoạch định chiến lược trong việc phân tích giá cổ phiếu, các
nhà đầu tư trong việc lựa chọn cổ phiếu đầu tư. Theo Luật chứng khoán (2013) mệnh
giá của cổ phiếu tại Việt Nam là mười ngàn đồng.
2.1.2. Giá trị sổ sách (book value)
Giá trị sổ sách (book value) là giá phản ánh tình trạng vốn cổ phần của doanh
nghiệp ở một thời điểm nhất định. Giá trị sổ sách cho thấy giá trị tăng hoặc giảm của
doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định so với số vốn góp ban đầu. Theo Bodie, Kane
và Marcus (2014), giá trị sổ sách được xác định dựa trên giá trị lịch sử của tài sản và
nợ, và có thể khơng phản ánh giá trị thị hiện tại của cổ phiếu:
Giá trị sổ sách = [Tổng tài sản – Tổng nợ - Giá trị cổ phiếu ưu đãi (nếu có)]/Số
cổ phiếu thường
Trong đó, giá trị cổ phiếu ưu đãi được tính theo mệnh giá hoặc giá mua lại tùy
vào loại cổ phiếu ưu đãi, cộng với phần cổ tức chưa trả cho cổ đơng ưu đãi ở các kỳ
trước (nếu có).
2.1.3. Giá trị nội tại (intrinsic value)
Giá trị nội tại (intrinsic value) là giá trị bên trong của cổ phiếu, không phụ thuộc
vào các yếu tố bên ngoài. Giá trị nội tại của cổ phiếu cho thấy giá trị nhất định của cổ
phiếu dựa trên giải thuyết nắm giữ cổ phiếu mãi mãi, được tính tốn trên cơ sở chiết
16
khấu các dòng tiền về thời điểm hiện tại. Các dòng tiền bao gồm cổ tức và số tiền thu
được từ việc bán cổ phiếu trong tương lai.
Giá trị nội tại của cổ phiếu là một trong những căn cứ phục vụ việc mua bán, sáp
nhập, chia tách.. giữa các doanh nghiệp. Theo Bodie, Kane và Marcus (2014), giá trị
nội tại thiết lập một cơ sở cho những tín hiệu giao dịch nhất định. Nếu giá trị nội tại
nhỏ hơn giá thị trường, có nghĩa là cổ phiếu đang được định giá cao, nhà đầu tư nên
bán cổ phiếu và ngược lại, nếu giá trị nội tại cao hơn giá thị trường, có nghĩa là cổ
phiếu đang được định giá thấp, là tín hiệu để mua vào cổ phiếu.
2.1.4. Giá trị thị trường (market value)
Theo Bùi Kim Yến và Nguyễn Minh Kiều (2011), giá trị thị trường (market
value) là giá cả cổ phiếu trên thị trường tại thời điểm nhất định, giá trị thị trường có thể
khơng bằng giá trị nội tại của nó tùy thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường. Giá trị
thị trường của cổ phiếu tại một thời điểm là giá thống nhất mà người bán sẵn sàng bán
và người mua sẵn sàng trả để mua. Do ảnh hưởng trực tiếp bởi quan hệ cung cầu, giá
trị thị trường của cổ phiếu thường xuyên biến động.
Trên thực tế, giá trị thị trường của cổ phiếu phản ánh kỳ vọng của các nhà đầu tư
tại mộ thời điểm nhất định về sự tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương
lai. Do được xác lập bởi quan hệ mua bán trên thị trường, nên giá thị trường của cổ
phiếu sẽ thay đổi khi các nhà đầu tư mua vào và bán ra cổ phiếu. Giá thị trường chịu
ảnh hưởng bởi nhiều yếu tổ khác nhau, do vậy thường không bằng giá trị nội tại. Sự
chênh lệch này thường là căn cứ để ra quyết định đầu tư. Giá thị trường thấp hơn giá trị
nội tại là tín hiệu để mua cổ phiếu và ngược lại.
Trong phạm vi chuyên đề, giá cổ phiếu được nghiên cứu là thị giá (giá trị thị
trường). Giá thị trường của cổ phiếu được sử dụng là giá đóng cửa tại ngày giao dịch
cuối cùng của năm dương lịch, tức là giá khớp lệnh sau cùng của năm.
Ý nghĩa giá thị trường của cổ phiếu
Với doanh nghiệp: Giống như bất kỳ loại hàng hóa nào trong nền kinh tế, giá trị
thị trường của cổ phiếu không chỉ phản ánh giá trị của hàng hóa thực, mà cịn là thước
đo giá trị, xu thế hoạt động cũng như năng lực tài chính của doanh nghiệp niêm yết.
17
Theo Lê Dũng Hiệp và Phạm Hữu Hồng Thái (2016), giá trị thị trường của cổ phiếu
còn phản ánh vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, có ý nghĩa quan trọng đối với
doanh nghiệp trong việc huy động vốn. Thông qua việc mua bán cổ phiếu quỹ, phát
hành thêm cổ phiếu mà cơng ty có thể huy động thêm được nguồn vốn tài trợ cho đầu
tư sản xuất. Giá trị thị trường của cổ phiếu cũng ảnh hưởng đến các nhà quản trị trong
việc ra quyết định nhằm duy trì hoặc phát triển vị thế của doanh nghiệp.
Với các nhà đầu tư: các nhà đầu tư cổ phiếu vừa đóng vai trị là người tạo lập
giá, vừa đóng vai trò là chủ sở hữu của doanh nghiệp. Trong hoạt động đầu tư cổ phiếu,
không phải mệnh giá, giá trị nội tại hay giá trị sổ sách xác định lợi nhuận của nhà đầu
tư mà là giá trị thị trường. Thông qua việc mua bán ở những mức giá khác nhau tại
những thời điểm khác nhau mà nhà đầu tư thu được lợi nhuận. Do vậy, các nhà đầu tư
thường quan tâm đến giá trị thị trường của cổ phiếu hơn các loại giá cịn lại. khi phân
tích lựa chọn cổ phiếu, các nhà đầu tư cũng thường có sự so sánh nhất định giữa giá thị
trường của cổ phiếu và giá trị sổ sách hay giá trị nội tại của cổ phiếu đó để ra quyết
định đầu tư.
Trong điều kiện thị trường hiệu quả, giá thị trường của cổ phiếu cũng là thước
đo sự kỳ vọng của các nhà đầu tư đối với sự phát triển của doanh nghiệp, đồng thời là
một trong những yếu tố quan trọng để các nhà đầu tư cân nhắc khi quyết định đầu tư.
Giá thị trường cao hơn so với giá trị nội tại của cổ phiếu cho thấy mức kỳ vọng cao hơn
của các nhà đầu tư vào tương lai của doanh nghiệp và ngược lại.
Với nền kinh tế và các nhà hoạch định chính sách: sự tăng trưởng của giá cổ
phiếu nói chung cũng phần nào thể hiện sự phát triển của thị trường chứng khoán.
Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, sự tăng trưởng này đại biểu cho mức vốn
hóa của thị trường tăng, hay nói cách khác là luồng vốn đầu tư tăng. Vốn đầu tư tăng là
dấu hiệu cho thấy vai trò huy động vốn của thị trường chứng khoán được phát huy hiệu
quả, đồng thời cũng là một trong những tiêu chí quan trọng thúc đẩy sự phát triển của
nền kinh tế. Ngược lại, trong điều kiện giá cổ phiếu nói chung giảm, cổ phiếu càng trở
nên kém hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư, luồng vốn đầu tư vào thị trường tài chính
bị thu hẹp, dẫn đến khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp giảm, trong điều kiện
các yếu tố khác khơng đổi, sự sụt giảm này có thể khiến doanh nghiệp sản xuất kinh
18
doanh khó khăn hơn, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cả nền kinh tế. Những biến
động của giá cổ phiếu, một mặt phản ánh tính hiệu quả của các chính sách phát triển thị
trường chứng khốn, một mặt thơng qua việc quan sát và phân tích sự biến động của
giá cổ phiếu mà các nhà hoạch định có thể điều chỉnh hoặc đề ra những chính sách
thích hợp hơn nhằm phát triển thị trường chứng khốn nói riêng, thị trường tài chính
nói chung.
Sự tăng trưởng của giá cổ phiếu nói chung ở từng ngành nghề kinh doanh cũng
phản ánh mức độ phát triển của từng ngành nghề trong một khoảng thời gian nhất định.
Thơng qua việc phân tích và so sánh sự tăng trưởng giá cổ phiếu giữa các ngành nghề
khác nhau mà phần nào đánh giá được mức độ phát triển của các ngành nghề trong nền
kinh tế, từ đó đề ra những chính sách nhất định trong việc điều hướng phát triển kinh tế
theo mục đích từng thời kỳ của đất nước.
2.2.
Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khốn
2.2.1. Nhóm nhân tố bên ngồi doanh nghiệp
Nhóm nhân tố bên ngồi doanh nghiệp nhìn chung rất đa dạng. Phần sau đây
trình bày một số nhân tố có ý nghĩa quan trọng trong việc tác động đến giá cổ phiếu.
Tăng trưởng kinh tế
Theo D. Perkins và cộng sự (2011), tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng tổng sản
phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GNP) hay thu nhập bình quân đầu
người trong một thời gian nhất định. Tổng sản phẩm quốc gia (GNP) là tổng giá trị các
hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong một năm, khơng bao gồm các
hàng hóa trung gian, được sản xuất bởi công dân của một nước. Tổng sản phẩm quốc
nội (GDP) là tổng giá trị các hàng hóa, dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong một
năm trong phạm vi biên giới đất nước, gồm cả sản lượng được sản xuất bởi cư dâu
nước ngoài sống trong nước. Trong đó, tốc độ tăng trưởng GDP thực là chỉ tiêu thường
được sử dụng để đo lường tốc độ tăng trưởng kinh tế:
Tốc độ tăng trưởng GDP = (GDPt-GDPt-1)/GDPt-1 x 100%
19
Phân tích dựa trên mơ hình định giá dịng tiền, có thể thấy giá trị doanh nghiệp
phụ thuộc vào dịng tiền trong tương lai, tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng và tốc độ tăng
trưởng của doanh nghiệp đó. Tỷ suất sinh lời kỳ vọng lại chịu sự tác động của các yếu
tố bên trong (rủi ro cá biệt) và các yếu tố bên ngoài (rủi ro thị trường). Tăng trưởng
kinh tế mang hàm ý về việc làm thay đổi rủi ro thị trường nói chung, do đó làm thay
đổi giá trị doanh nghiệp, từ đó làm thay đổi giá cổ phiếu.
Trong mối quan hệ với giá cổ phiếu, khi nền kinh tế phát triển, nguồn lực tài
chính tăng, nhu cầu cho đầu tư lớn hơn so với nhu cầu tích luỹ, thu nhập và đầu tư
tăng. Theo Phí Mạnh Hồng (2013), một trong các nhân tố ảnh hưởng đến cầu hàng hóa
là thu nhập của người dân. Với ý nghĩa là một loại hàng hóa đặc biệt của thị trường cổ
phiếu, thu nhập chung của cả nước tăng sẽ tác động làm cầu cổ phiếu tăng, do vậy làm
tăng giá cổ phiếu. Hơn nữa, tăng trưởng kinh tế còn cho thấy sự tăng trưởng của đầu
tư nói chung và đầu tư vào thị trường cổ phiếu nói riêng. Luồng vốn đầu tư tăng trong
điều kiện lượng cung cổ phiếu không đổi sẽ tác động làm tăng giá cổ phiếu. Nói cách
khác, tăng trưởng kinh tế làm tăng cầu cổ phiếu, từ đó tác động làm giá cổ phiếu có xu
hướng tăng lên và ngược lại.
Lạm phát
Theo Nguyễn Văn Dần (2007), Lạm phát là sự gia tăng mức giá chung của hàng
hóa, dịch vụ theo thời gian. Trong mơ hình định giá theo phương pháp chiết khấu dòng
tiền, sự biến động lạm phát cũng là một trong những nguyên nhân làm thay đổi rủi ro
thị trường của doanh nghiệp. Sự tăng lên của lạm phát đồng nghĩa với việc doanh
nghiệp phải yêu cầu một tỷ lệ sinh lời kỳ vọng cao hơn. Tỷ lệ sinh lời kỳ vọng cao hơn
lại làm giá trị định giá của doanh nghiệp có xu hướng giảm, từ đó làm giảm giá trị cổ
phiếu.
Phân tích trên quan điểm quy luật cung cầu, trong điều kiện các yếu tố vĩ mô
khác không đổi, lạm phát tăng đồng tiền mất giá sẽ tác động làm người dân ưu tiên giữ
tài sản thực hơn tiền, đầu tư trở nên kém hấp dẫn hơn. Lạm phát tăng cũng đồng nghĩa
với việc làm giảm thu nhập thực của người dân do đó cũng ảnh hưởng đến lượng cầu
cổ phiếu. Trong điều kiện đó, cổ phiếu trở nên ít hấp dẫn hơn, luồng vốn đầu tư vào cổ
phiếu giảm, cầu cổ phiếu giảm tác động làm giá cổ phiếu giảm và ngược lại. Ngoài ra,
20
trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế và lãi suất, lạm phát tăng thường là dấu hiệu
của sự tăng trưởng không bền vững, lãi suất tăng để bù đắp phần lợi nhuận mất đi do
lạm phát, đầu tư vì thế trở nên kém hấp dẫn hơn, khả năng thu lợi nhuận của doanh
nghiệp cũng giảm tác động làm giá cổ phiếu giảm.
Tại Việt Nam, tỷ lệ lạm phát được đo lường thông qua sự thay đổi của chỉ số giá
tiêu dùng CPI:
CPI = (Giá cả của giỏ hàng hóa dịch vụ năm hiện tại)/(Giá cả của giỏ hàng hóa
dịch vụ năm gốc)
Tỷ lệ lạm phát = (CPIn+1 - CPIn)/CPIn
Lãi suất
Lãi suất và giá cổ phiếu có quan hệ tương đối phức tạp. Lãi suất thay đổi làm
dịch chuyển luồng thu nhập. Theo Afolabi Emmanuel Olowookere và Taiwo Phebe
Fadiran (2016), lãi suất tiền gửi và cổ phiếu có thể xem như là những sản phẩn thay
thế, do đó một sự gia tăng trong lãi suất sẽ ảnh hưởng đến lượng cầu cổ phiếu, và vì thế
ảnh hưởng đến giá cổ phiếu trong thị trường. Như vậy, lãi suất tăng có thể khiến việc
đầu tư vào cổ phiếu kém hấp dẫn hơn, làm giá cổ phiếu giảm và ngược lại.
Một khía cạnh khác, lãi suất cịn ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thông qua việc ảnh
hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Lý thuyết trật tự phân hạng về cơ cấu vốn
đã chỉ ra rằng, giữa đòn bẩy tài chính và tăng trưởng thu nhập có mối quan hệ cùng
chiều (Nguyễn Minh Kiều 2010). Tuy nhiên, sự gia tăng lãi suất đối với các doanh
nghiệp sử dụng nhiều địn bẩy tài chính có thể gây bất lợi đến hoạt động doanh nghiệp.
Bởi vì sự tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp được cấu thành từ ba yếu tố: gia tăng
về doanh thu, sản xuất sản phẩm mới hoặc giảm chi phí. Việc tăng lãi suất làm tăng chi
phí vốn trung bình của doanh nghiệp, giảm lợi nhuận, qua đó ảnh hưởng đến sức hút
của cổ phiếu trên thị trường, làm giá cổ phiếu giảm.
Phân tích tác động của lãi suất đến giá cổ phiếu dựa trên mơ hình định giá chiết
khấu dịng tiền, dễ nhận thấy bởi vì lãi suất tăng làm tăng chi phí sử dụng vốn bình
qn của doanh nghiệp, do đó làm giảm giá trị của doanh nghiệp đó. Sự sụt giảm trong
21
giá trị nội tại của doanh nghiệp lại trở thành nguyên nhân của việc giảm sút về giá cổ
phiếu.
Vốn đầu tư nước ngoài
Vốn đầu tư nước ngoài được thể hiện qua nhiều hình thức: đầu tư trực tiếp thơng
qua việc đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, đầu tư theo hợp đồng, góp vốn tham gia quản
lý,… hay đầu tư gián tiếp thông qua việc mua cổ phiếu, trái phiếu,… Trong mơ hình
định giá theo phương pháp chiết khấu dịng tiền, vốn đầu tư nước ngồi đóng vai trò là
thành phần tạo nên rủi ro thị trường của cổ phiếu. Một sự thay đổi trong vốn đầu tư
nước ngồi có thể làm thay đổi rủi ro thị trường của cổ phiếu đó, từ đó làm tỷ suất sinh
lời kỳ vọng của doanh nghiệp thay đổi, cuối cùng là thay đổi giá trị doanh nghiệp và
giá cổ phiếu. Sự biến động cùng chiều hay ngược chiều giữa vốn đầu tư nước ngồi và
giá cổ phiếu có thể giải thích trên quan điểm quy luật cung cầu. Trong mối quan hệ
giữa cung và cầu cổ phiếu, sự gia tăng của vốn đầu tư nước ngoài hàm ý rằng lượng
cầu cổ phiếu tăng, từ đó làm tăng giá cổ phiếu. Hơn thế nữa, ngồi hình thức đầu tư
bằng tiền, hoạt động đầu tư của nước ngồi cịn thể hiện qua việc đầu tư về cơng nghệ,
quản lý, nhân sự trình độ cao… tổng hợp các yếu tố này làm triển vọng phát triển của
doanh nghiệp được nâng cao, cổ phiếu trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư, từ
đó thúc đẩy giá cổ phiếu tăng trưởng.
Khi nghiên cứu sự tác động của vốn đầu tư nước ngoài vào giá cổ phiếu, nhiều
nghiên cứu sử dụng chỉ tiêu vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) như nghiên cứu
của Bashir Ahmad Joo và Zahoor Ahmad Mir (2014), nghiên cứu của Syed Tabassum
Sultana và S. Pardhasaradhi (2012). Mặc dù các nghiên cứu này đều chứng minh luận
điểm về tác động tích cực của vốn đầu tư nước ngồi đến giá cổ phiếu, tuy nhiên, theo
quan điểm của tác giả, trong trường hợp dữ liệu nghiên cứu gồm nhiều doanh nghiệp
khác nhau, việc sử dụng chỉ tiêu FDI để áp dụng cho tồn bộ dữ liệu nghiên cứu trở
nên khơng sát thực, vì mỗi một doanh nghiệp đều có tỷ lệ đầu tư nước ngoài khác
nhau, do vậy trong chuyên đề của mình, tác giả lựa chọn tỷ lệ sở hữu cổ phiếu nước
ngoài ở từng doanh nghiệp để nghiên cứu.
22
Ngoài ra, một số nhân tố bên ngoài doanh nghiệp cũng tác động đến giá cổ
phiếu như tỷ giá hối đoái, cung tiền… Việc tác động của các nhân tố này đến giá cổ
phiếu được thể hiện qua phân tích dưới đây:
Tỷ giá hối đối: tỷ giá hối đối có thể tác động đến giá cổ phiểu theo hai hướng.
Theo cách yết tỷ giá trực tiếp, tỷ giá tăng làm đồng nội tệ mất giá, từ đó thu hút đầu tư
nước ngoài, vốn đầu tư tăng làm giá cổ phiếu tăng. Mặt khác, việc tăng tỷ giá cũng tác
động làm hạn chế nhập khẩu, tăng xuất khẩu. Xuất khẩu tăng cũng tác động đến tăng
trưởng kinh tế, từ đó gián tiếp làm tăng giá cổ phiếu, theo Thân Thị Thu Thủy và Võ
Thị Thùy Dương (2015).
Cung tiền: Theo Thân Thị Thu Thủy và Võ Thị Thùy Dương (2015), cung tiền
tác động đến giá cổ phiếu thơng qua chính sách tiền tệ mở rộng hay thắt chặt. Khi
chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, lượng tiền đưa vào lưu thơng tăng sẽ
làm giảm lãi suất. Đến lượt mình, lãi suất giảm lại tác động làm tăng giá cổ phiếu và
ngược lại. Nói cách khác, cung tiền có tác động cùng chiều đến giá cổ phiếu.
Chính sách thuế đối với thu nhập từ chứng khoán: Theo Nguyễn Thị Minh Hà
(2015), nếu khoản thuế đánh vào thu nhập từ chứng khoán tăng lên sẽ làm thu nhập của
các nhà đầu tư giảm đi tương đối, làm giảm sức hút của cổ phiếu đối với các nhà đầu
tư, từ đó làm cho giá chứng khoán giảm và ngược lại.
Ngành nghề kinh doanh: Sự tác động của ngành nghề kinh doanh đến giá cổ
phiếu không giống nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội của mỗi quốc gia cũng
như đặc trưng cụ thể của từng ngành nghề. Nguyễn Thị Minh Hà (2015) cho rằng, mỗi
thời kỳ sẽ có những chính sách kinh tế vĩ mô, những quy định pháp luật khác nhau của
chính phủ tùy vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội thời kỳ đó, đồng thời do đặc điểm
ngành nghề khác nhau, nên mỗi thời kỳ cũng sẽ có những ngành có lợi thế hơn những
ngành cịn lại. Điều này làm dịch chuyển luồng vốn đầu tư vào các cổ phiếu thuộc
những ngành nghề có sự khác biệt, cuối cùng là ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của doanh
nghiệp.
Dễ thấy rằng các nhân tố như tỷ giá, cung tiền, lạm phát,… đều có mối quan hệ
nhất định với các nhân tố vĩ mô khác như tăng trưởng kinh tế, lãi suất…, do vậy, khi
23
lựa chọn nhân tố sử dụng trong mơ hình, tác giả chỉ lựa chọn một số nhân tố nhất định
nhằm giảm tính phức tạp cho mơ hình hồi quy.
Bên cạnh nhóm nhân tố có thể lượng hóa được, một số nhân tố bên ngoài khác
như sự thay đổi về các điều kiện chính trị, chẳng hạn như chiến tranh hoặc thay đổi cơ
cấu Chính phủ, thay đổi về thời tiết và những nhân tố tự nhiên khác, thay đổi về điều
kiện văn hố, như tiến bộ về cơng nghệ ... cũng có tác động đến giá cổ phiếu. Chẳng
hạn như những cú sốc bất ngờ của nền kinh tế như chiến tranh có thể làm giá cổ phiếu
giảm do hoạt động đầu tư trở nên kém an toàn dẫn đến việc người dân ưu tiên tiết kiệm
hơn đầu tư. Hay những thay đổi trong cơ cấu chính phủ có thể làm gia tăng hoặc giảm
bớt niềm tin của người dân vào thị trường tài chính, từ đó mà tác động làm tăng hoặc
giảm giá cổ phiếu.
Tuy nhiên, nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Dung (2013), Nguyễn Văn Mỹ
(2007) đã chỉ ra rằng, trong điều kiện Việt Nam, nền chính trị tương đối ổn định, những
nhân tố phi kinh tế trên chưa thực sự có ảnh hưởng rõ rệt đến giá cổ phiếu.
Nguyễn Thị Mỹ Dung (2013), Nguyễn Văn Mỹ (2007) cũng chỉ ra rằng, một số
nhân tố thị trường như các nhân tố đầu cơ, lũng đoạn chứng khoán của cá nhân, các tổ
chức, các doanh nghiệp trong hoặc ngoài nước tạo ra cung cầu chứng khoán giả tạo,
làm giá cả hàng hóa chứng khốn bị méo mó hay các chính sách can thiệp của chính
phủ, hay yếu tố tâm lý bầy đàn... cũng ít nhiều tác động đến giá cả cổ phiếu, các nhân
tố này rất khó đo lường và dự báo, mức độ tác động của chúng phụ thuộc nhiều vào
tính chất hiệu quả của thị trường. Trong điều kiện thị trường hiệu quả, ảnh hưởng của
các nhân tố này sẽ không quá đáng kể. Ngược lại, nếu thị trường kém hiệu quả, các
nhân tố này có thể gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến sự thay đổi giá cổ phiếu.
Nhìn chung, giá cổ phiếu chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Tuy nhiên, tùy điều
kiện kinh tế và trình độ phát triển mỗi quốc gia mà mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
này đến giá cổ phiếu khơng giống nhau.
2.2.1. Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp
Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp
24
Khả năng sinh lợi có thể được đo lường bằng nhiều chỉ số như ROI (tỷ lệ hoàn
vốn), ROA (tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản) hoặc ROE (tỷ suất sinh lời trên vốn chủ
sở hữu). Theo quan điểm của tác giả, chỉ số ROE thích hợp hơn trong việc phân tích
ảnh hưởng của khả năng sinh lợi của doanh nghiệp đến giá cổ phiếu vì chỉ số này cho
thấy mức độ sinh lời của đồng vốn mà các nhà đầu tư cũng như chủ sở hữu bỏ ra để
đầu tư vào doanh nghiệp. Chỉ số này được tính tốn dựa trên cơng thức:
ROE = Lãi rịng/Vốn chủ sở hữu
Những nhà đầu tư thường dựa trên cơ sở phán đoán về khả năng sinh lợi của
doanh nghiệp để quyết định đầu tư. Thơng qua việc phân tích và so sánh với các cổ
phiếu cùng ngành trên thị trường để lựa chọn những doanh nghiệp có khả năng sinh lời
phù hợp nhất. Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp tăng là dấu hiệu cho thấy hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp hiệu quả hơn, là cơ sở để thu hút các nguồn vốn đầu tư
vào cổ phiếu.
Hơn nữa, trong mô hình định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu dòng
tiền, khả năng sinh lợi của doanh nghiệp tăng trong điều kiện các nhân tố khác khơng
đổi, có thể làm tăng dòng tiền ròng của doanh nghiệp, do vậy làm tăng làm giá trị nội
tại của cổ phiếu. Trong điều kiện thị trường cân bằng, tức giá trị nội tại bằng với giá trị
thị trường, thì sự gia tăng giá trị nội tại của cổ phiếu sẽ làm kéo dài khoảng cách giữa
giá trị nội tại và giá trị thị trường, do vậy cũng là cơ sở để giá trị thị trường gia tăng. Ở
mơ hình định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu dòng cổ tức, tốc độ tăng
trưởng của cổ phiếu chịu ảnh hưởng bởi hệ số khả năng sinh lời. Sự gia tăng hệ số khả
năng sinh lời giúp gia tăng giá trị nội tại của cổ phiếu, vì thế làm cơ sở gia tăng giá trị
thị trường.
Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS)
Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt
động trong năm của doanh nghiệp, đồng thời cũng cho biết một đồng vốn nhà đầu tư
bỏ ra thu được bao nhiêu lợi nhuận, do vậy thu nhập càng cao càng thu hút các nhà đầu
tư vào cổ phiếu, làm giá cổ phiếu tăng. Thu nhập của cổ phiếu được biểu hiện thông
qua chỉ số EPS (tỷ lệ thu nhập trên cổ phiếu). Chỉ số EPS cho thấy phần lợi nhuận mà
25