Tải bản đầy đủ (.docx) (76 trang)

Nhập khẩu phân bón của Công ty Cổ phần Vật tư Nông sản giai đoạn 2016-2022 và định hướng đến năm 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1021.57 KB, 76 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
ĐỀ TÀI:
NHẬP KHẨU PHÂN BĨN CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN
VẬT TƯ NƠNG SẢN GIAI ĐOẠN 2016-2022 VÀ
ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

Sinh viên: Lê Thị Phương Mai
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế

Hà Nội, tháng 8 năm 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
ĐỀ TÀI:
NHẬP KHẨU PHÂN BĨN CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN
VẬT TƯ NƠNG SẢN GIAI ĐOẠN 2016-2022 VÀ
ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

Sinh viên
Chuyên ngành
Lớp chuyên ngành
Mã sinh viên
Giảng viên hướng dẫn

: Lê Thị Phương Mai


: Kinh tế quốc tế
: Kinh tế quốc tế 61B
: 11193274
: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

Hà Nội, tháng 8 năm 2022


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thường Lạng đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện tìm đề tài thực tập cũng như
xây dựng đề cương chi tiết. Những tài liệu và sự chỉ dẫn của thầy là điều may
mắn cho chúng em trong quá trình tìm hiểu và phát huy những kiến thức đã có.
Em cũng xin cảm ơn bạn bè và các thầy cô trong Khoa, Viện luôn hỗ trợ,
theo sát chúng em trong thời gian hoàn thành bài.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 08 tháng 08 năm 2022
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Phương Mai


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của cá nhân, với sự
cố vấn của giảng viên hướng dẫn bộ môn. Các nguồn tài liệu tham khảo đã được
công bố đầy đủ và công khai tại danh mục “TÀI LIỆU THAM KHẢO” và nội
dung trong bài nghiên cứu là trung thực.
Hà Nội, ngày 08 tháng 08 năm 2022
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Phương Mai



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...........................................................................v
DANH MỤC BẢNG, HÌNH............................................................................viii
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1. Tính tất yếu của đề tài nghiên cứu.................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................2
4. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu..............................................................2
5. Kết cấu bài báo cáo.......................................................................................2
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN NHẬP KHẨU VÀ GIỚI THIỆU CƠ SỞ THỰC
TẬP...................................................................................................................... 3
1.1. Cơ sở lý luận nhập khẩu và thực tiễn tại cơ sở thực tập.............................3
1.1.1. Cơ sở lý luận.....................................................................................3
1.1.2. Tình hình nhập khẩu phân bón Việt Nam..........................................3
1.2. Giới thiệu Cơng ty cổ phần Vật tư Nông sản..............................................7
1.2.1. Các thông tin cơ bản..........................................................................7
1.2.2. Lĩnh vực hoạt động chính:.................................................................8
1.2.3. Q trình phát triển của Công ty cổ phần Vật tư Nông sản...............8
1.2.4. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Vật tư Nông sản.......................9
1.2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần
đây
.........................................................................................................11
1.3.
Cam kết về thuế nhập khẩu phân bón..................................................12
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU PHÂN BĨN CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG SẢN GIAI ĐOẠN 2016-2022......................20
2.1. Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến nhập khẩu phân bón của Cơng ty cổ

phần Vật tư Nơng sản giai đoạn 2016-2022....................................................20
2.1.1. Những yếu tố bên ngoài doanh nghiệp..............................................20
2.1.2. Những yếu tố bên trong doanh nghiệp...............................................21
2.2. Tình hình nhập khẩu phân bón của Cơng ty cổ phần Vật tư Nơng sản
........................................................................................................................ 26
2.2.1. Quy trình nhập khẩu phân bón..........................................................26
2.2.2. Quy mô và cơ cấu nhập khẩu............................................................27
2.2.3. Hiệu quả nhập khẩu.........................................................................31
2.3.4. Đánh giá tình hình nhập khẩu............................................................34
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH NHẬP
KHẨU PHÂN BĨN CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG SẢN
ĐẾN NĂM 2025.................................................................................................36


3.1. Định hướng..............................................................................................36
3.1.1. Dự báo...............................................................................................36
3.1.2. Định hướng........................................................................................37
3.2. Giải pháp đẩy mạnh nhập khẩu phân bón của Cơng ty cổ phần Vật tư
Nông sản đến năm 2025..................................................................................39
3.2.1. Giải pháp nâng cao nguồn nhân lực...................................................39
3.2.2. Giải pháp tăng cường thị trường phân bón nhập khẩu.......................40
3.2.3. Giải pháp về tài chính........................................................................41
3.2.4. Giải pháp mở rộng thị trường trực tuyến...........................................42
3.2.5. Giải pháp về chi phí...........................................................................43
3.3. Kiến nghị..................................................................................................44
3.3.1. Kiến nghị Nhà nước..........................................................................44
3.3.2. Kiến nghị với đối tác.........................................................................45
KẾT LUẬN........................................................................................................46
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................47
PHỤ LỤC 1: LÝ THUYẾT VỀ NHẬP KHẨU..................................................i

PHỤ LỤC SỐ 2: MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA PHÂN BĨN NHẬP
KHẨU CỦA CƠNG TY....................................................................................xv
PHỤ LỤC SỐ 3: BỘ CHỨNG TỪ NHẬP KHẨU PHÂN BÓN...................xvi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt
Tiếng Anh

Tiếng Việt

Nghĩa đầy đủ
Tiếng Anh

Tiếng Việt
Công ty cổ phần Vật tư
Nông sản

1

APROMACO

Agricultural Products
and Materials Joint
Stock Company

2


B2B

Business To Business

3
4

CBCNV
CPTPP

5
6

Cán bộ công nhân viên
Comprehensive and
Progressive
Agreement for TransPacific Partnership

CSH
DAP

7

Hiệp định Đối tác Toàn
diện và Tiến bộ xuyên
Thái Bình Dương
Chủ sở hữu

Diamonimum
Phosphate

DN

Doanh nghiệp

8

EU

European Union

Liên minh châu Âu

9

EVFTA

European-Vietnam
Hiệp định thương mại
Free Trade Agreement tự do Việt Nam – EU

10

FAV

Fertilizer Association
of VietNam

11

FTA


Free Trade Agreement Hiệp định thương mại
tự do

12

GNP

Gross National
Product

Hiệp hội Phân bón Việt
Nam

Tổng sản lượng quốc
gia

13

HCM

Hồ Chí Minh

14

HP

Hải Phịng

15


JSC

16

Kali

CTCP

Joint Stock Company
Kalium

Cơng ty cổ phân


17

KD

Kinh doanh

18

L/C

Letter of Credit

19

MAP


Monoamoni Photphat

20

NN-PTNT

Nông nghiệp-Phát triển
nông thôn

21

NPK

22

PP

23

PVFC-Co

PetroVietnam
Fertilizer and
Chemicals
Corporation

24

RCEP


The Regional
Comprehensive
Economic Partnership

25

SA

Amoni Sunphat

26

Thư tín
dụng

Nitrogen,
Phosphorus, Kalium

TCHQ

Hiệp định Đối tác Kinh
tế Tồn diện Khu vực

Tổng cục hải quan

27

TT


Telegraphic Transfer

Chuyển tiền bằng điện

28

USD

United States dollar

Đồng đơ la Mỹ

29

VPĐĐ

Văn phịng đại diện

30

VTNS

Vật tư Nơng sản


DANH MỤC BẢNG, HÌNH

Bảng 1.1. Tình hình nhập khẩu phân bón của Việt Nam trong năm 2021.............4
Bảng 1.2. Nhập khẩu phân bón 5 tháng đầu năm 2022.........................................6
Bảng 1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2018-2020.......11

Bảng 1.4. Phân loại mã HS của sản phẩm...........................................................12
Bảng 1.5. Các khoản thuế nhập khẩu của một số loại phân bón nhập khẩu.........19
Bảng 2.1. Cấu trúc nguồn nhân lực của Công ty.................................................21
Bảng 2.2. Tỷ lệ vốn của Công ty.........................................................................22
Bảng 2.3. Những đối tác thường xuyên của công ty trong năm 2021 trong
năm 2020............................................................................................................. 28
Bảng 2.4. Tổng hợp sản lượng nhập khẩu:..........................................................29
Bảng 2.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả nhập khẩu tuyệt đối giai đoạn 20172021....................................................................................................................31
Bảng 2.6. Các chỉ tiêu hiệu quả nhập khẩu tương đối của Công ty giai đoạn
2017-2021...........................................................................................................33
Bảng 3.1. Kế hoạch nhập khẩu phân bón của cơng ty trong năm 2022...............38


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Xếp hạng của Cơng ty trong Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt
Nam năm 2021....................................................................................................24
Hình 2.2. Chuỗi cung ứng của Cơng ty...............................................................25
Hình 2.3. Quy trình nhập khẩu phân bón của Cơng ty........................................26
Hình 3.1. Tình hình nhập khẩu phân bón của cơng ty giai đoạn 2016-2022 và
dự báo đến năm 2025..........................................................................................37


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính tất yếu của đề tài nghiên cứu
Trong cơ cấu kinh tế Việt Nam, công nghiệp và dịch vụ sẽ chiếm tỷ trọng
lớn trong GNP và trong lao động xã hội. Mặc dù vậy sản xuất nông nghiệp vẫn có
một vị trí hết sức quan trọng trong nhiều năm nữa. Việt Nam với trên 70% dân số
sống bằng nghề nơng, vì vậy nhu cầu phân bón cho nơng nghiệp của rất lớn - bình
qn mỗi năm 8-9 triệu tấn. Từ năm 2012, do có thêm nhiều nhà máy mới và mở
rộng quy mô sản xuất cũ, Việt nam đã dư thừa phân NPK, phân lân, và urê nhưng

sản xuất phân DAP mới đáp ứng được khoảng 30-35% nhu cầu. Tuy vậy, phân bón
SA và Kali vẫn hồn tồn phụ thuộc vào nhập khẩu, chủ yếu do khơng có nguồn
nguyên liệu đầu vào để sản xuất. Thêm vào đó, theo đánh giá của FAV, cơng nghệ
sản xuất phân bón hóa học ở nước ta hiện nay đều là những cơng nghệ được hình
thành từ thập kỷ 60 của thế giới cộng với việc thiếu đầu tư đổi mới nên hầu hết đều
đã lạc hậu.
Công ty Vật tư Nông sản hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực nhập khẩu
phân bón. Với sự phát triển khơng ngừng, nhiều năm liền có doanh thu đạt từ
4.500 – 5.000 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước từ 120 – 150 tỷ đồng. Hằng năm,
Apromaco nhập khẩu và cung ứng hơn 600.000 tấn phân bón các loại: Urea,
DAP, SA, Kali, NPK… từ các nước: Nga, Belarus, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Phillipin, Trung Quốc,… đã cung ứng phân bón cho nơng dân ổn định, phục vụ
tốt sản xuất nông nghiệp trong nước. Tuy nhiên, lĩnh vực kinh doanh của công ty
chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những biến động cung-cầu, giá cả, tỷ giả hối đối và
sự cạnh tranh của thị trường phân bón thế giới và nội địa; đồng thời Công ty
VTNS cũng chịu ảnh hưởng từ những chính sách mới và những thay đổi chính
sách của nhà nước đối với hoạt động xuất - nhập khẩu phân bón. Trong bối cảnh
đó, việc nghiên cứu nhập khẩu phân bón nhằm giúp Cơng ty có chiến lược nhập
khẩu trong bài tốn kinh doanh mang tính thời sự cao. Xuất phát từ lý do nêu trên
đề tài nghiên cứu là: “Nhập khẩu phân bón của Công ty Cổ phần Vật tư Nông
sản giai đoạn 2016-2022 và định hướng đến năm 2025”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Trên cơ sở các kiến thức đã được học về Kinh tế, Kinh tế quốc tế, Nghiệp
vụ ngoại thương nói chung và các dữ liệu về nhập khẩu phân bón của cơng ty Cổ
phần Vật tư Nơng sản nói riêng, chun đề sẽ tập trung phân tích đánh giá tình

1



hình nhập khẩu phân bón của Cơng ty giai đoạn 2016 - 2022 để đề xuất định,
hướng giải pháp đẩy mạnh nhập khẩu đến năm 2025.
2.2. Nhiệm vụ
● Hệ thống hóa cơ sở lý luận về nhập khẩu và vai trò của nhập khẩu đối
với doanh nghiệp và nền kinh tế
● Phân tích, đánh giá thực trạng nhập khẩu phân bón của Cơng ty cổ phần
Vật tư Nơng sản giai đoạn 2016-2022
● Đề xuất định hướng và giải pháp đẩy mạnh nhập khẩu phân bón của
Cơng ty đến năm 2025
3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là nhập khẩu phân bón của Cơng ty cổ
phần Vật tư Nơng sản giai đoạn 2016-2022

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu nhập khẩu phân bón của Cơng ty cổ phần Vật tư nơng sản giai đoạn
2016-2022
4.
Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu
4.1. Phương pháp
Chuyên đề sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh

4.2.

Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu bài nghiên cứu được thu thập từ: Công ty cổ phần Vật tư Nông sản,

Tổng cục hải quan, Tổng cục thống kê.


5.

Kết cấu bài báo cáo
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
chuyên đề được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và hoạt động thực tiễn về hoạt động nhập khẩu
phân bón
Chương 2: Thực trạng nhập khẩu phân bón của Cơng ty cổ phần Vật tư
Nông sản
Chương 3: Định hướng giải pháp đẩy mạnh nhập khẩu phân bón của
Cơng ty cổ phần Vật tư Nông sản đến năm 2025

2


CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN NHẬP KHẨU VÀ GIỚI THIỆU
CƠ SỞ THỰC TẬP
1.1. Cơ sở lý luận nhập khẩu và thực tiễn tại cơ sở thực tập
1.1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1.1. Khái niệm nhập khẩu
1.1.1.2. Các hình thức nhập khẩu và nhân tố ảnh hưởng
(xem Phụ lục số 1)
1.1.2. Tình hình nhập khẩu phân bón Việt Nam
1.1.2.1. Tình hình nhập khẩu phân bón ở Việt Nam
Phân bón là một trong những vật tư thiết yếu trong nền sản xuất nông
nghiệp hàng hóa, nó khơng chỉ giúp ổn định và nâng cao năng suất cây trồng mà
còn tác động đến phẩm chất của nơng sản, ảnh hưởng đến độ phì nhiêu đất đai.
Tình hình giá cả và thị trường phân bón có ảnh hưởng lớn đến thủ tục nhập khẩu
phân bón và sản xuất nơng nghiệp thành phố nói riêng, và cả nền kinh tế Việt
Nam nói chung.

* Tình hình nhập khẩu phân bón ở Việt Nam trong năm 2021
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 12/2021,
Việt Nam nhập khẩu 377.318 tấn phân bón, giá trung bình 432,9 USD/tấn, giảm
3,7% về lượng nhưng tăng 7,2% về giá so với tháng 11/2021.
Trong năm 2021, nhập khẩu mặt hàng này đạt 4,5 triệu tấn, kim ngạch
1,45 tỷ USD, tăng 19,4% về khối lượng và tăng 52,6% về kim ngạch so với năm
2020.
 Trung Quốc là thị trường chủ đạo cung cấp phân bón các loại cho Việt
Nam, chiếm 44,5% trong tổng lượng và chiếm 42% trong tổng kim ngạch nhập
khẩu mặt hàng này của cả nước, đạt 2 triệu tấn, trị giá 610,3 triệu USD.
 Đông Nam Á là thị trường bán nhiều phân bón thứ hai cho Việt Nam.
Trong năm 2021, nhập khẩu từ thị trường này đạt 504.838 tấn, giá trung bình
377,2 USD/tấn, tăng 37,2% về lượng và tăng 58,4% về giá so với năm 2020.
 Về thị trường Nga, năm 2021, nước này cung cấp 386.193 tấn cho Việt
Nam, giá trung bình 371,6 USD/tấn, tăng 7,9% về lượng, tăng 30,3% kim ngạch
so với năm trước đó.

3


Bảng 1.1. Tình hình nhập khẩu phân bón của Việt Nam trong năm 2021
TT
Tổng cộng

Năm 2021
Lượng
Trị giá
(tấn)
(USD)
4,5 triệu

1,45 tỷ

So với 2020 (%)

Tỷ trọng (%)

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

19.4

52.6

100

100

Trung Quốc 2 triệu 610,3 triệu
27.3
65.6
44.5
42
Đông Nam Á 504.438
190,4
37,2

117,4
11,1
13,1
Nga
386.193
143,5
7,9
30,3
8,5
9,9
Nguồn: />Hai tháng đầu năm 2022, Việt Nam nhập khẩu phân bón 706.769 tấn.
Riêng lượng phân bón nhập khẩu từ Nga trên 73.800 tấn, trị giá trên 40 triệu
USD, chiếm trên 10% về khối lượng và gần 12% về giá trị so với tổng lượng
phân bón nhập khẩu; trong đó, nhập khẩu nhiều nhất là phân kali, chiếm trên
18% tổng khối lượng kali nhập khẩu.
* Tình hình nhập khẩu phân bón ở Việt Nam trong nửa đầu năm 2022
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 5/2022 cả nước
nhập khẩu 307.712 tấn phân bón, tương đương 150,82 triệu USD, giá trung bình
490 USD/tấn, giảm 5,2% về lượng và giảm 2,9% về kim ngạch so với tháng
4/2022 nhưng tăng 2,4% về giá. So với tháng 5/2021 thì giảm mạnh 43,4% về
lượng, giảm 5,8% kim ngạch nhưng tăng mạnh 66,5% về giá.
Trong tháng 5/2022 nhập khẩu phân bón từ thị trường chủ đạo Trung
Quốc tếp tục tăng tháng thứ 3 liên tiếp, tăng 16% về lượng, tăng 23,7% kim
ngạch, tăng 6,7% về giá so với tháng 4/2022, đạt 182.203 tấn, tương đương 78,66
triệu USD, giá 431,7 USD/tấn; So với tháng 5/2021 thì giảm 11,3% về lượng,
nhưng tăng 33,8% kim ngạch và tăng mạnh 50,8% về giá. Ngược lại, nhập khẩu
từ thị trường Nga tiếp tục giảm mạnh, giảm 78% cả về lượng và kim ngạch so
với tháng 4/2022, đạt 4.448 tấn, tương đương 3,04 triệu USD; so với tháng
5/2021 cũng giảm mạnh 92% về lượng, giảm 83% kim ngạch.
Tính chung trong 5 tháng đầu năm 2022 lượng phân bón nhập khẩu của cả

nước đạt 1,55 triệu tấn, trị giá trên 737,03 triệu USD, giá trung bình đạt 476,8
USD/tấn, giảm 17,4% về khối lượng, nhưng tăng 41,9% về kim ngach và tăng
71,8% về giá so với 5 tháng đầu năm 2021.
 Trung Quốc vẫn đứng đầu về thị trường cung cấp phân bón cho Việt
Nam, chiếm 45,3% trong tổng lượng và chiếm 38,9% trong tổng kim ngạch nhập
khẩu phân bón của cả nước, đạt 700.457 tấn, tương đương 286,52 triệu USD, giá

4


trung bình 409 USD/tấn, giảm 14,7% về lượng, nhưng tăng 27,4% về kim ngạch
và tăng 49,4% về giá so với cùng kỳ năm 2021.
 Tiếp đến thị trường Nga đứng thứ 2, chiếm 8,9% trong tổng lượng và
chiếm 11,8% trong tổng kim ngạch, với 136.937 tấn, tương đương 86,85 triệu
USD, giá trung bình 634,2 USD/tấn, giảm 16% về lượng, nhưng tăng 65% về
kim ngạch và tăng 97% về giá so với 5 tháng đầu năm 2021.
 Nhập khẩu phân bón từ thị trường Đông Nam Á đạt 133.589 tấn, tương
đương 82,36 triệu USD, giảm mạnh 34,7% về lượng nhưng tăng 38,4% kim
ngạch so với cùng kỳ, chiếm 8,6% trong tổng lượng và chiếm 11,2% trong tổng
kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước.
 Phân bón nhập khẩu từ thị trường FTA RCEP đạt 1,09 triệu tấn, tương
đương 451,9 triệu USD, giảm 10,3% về lượng nhưng tăng 39,9% kim ngạch so
với cùng kỳ, chiếm 70,2% trong tổng lượng và chiếm 61,3% trong tổng kim
ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước.
 Nhập khẩu phân bón từ thị trường FTA CPTTP đạt 235.512 tấn, tương
đương 77,34 triệu USD, giảm 8,9% về lượng nhưng tăng 45,7% kim ngạch so
với cùng kỳ, chiếm 15,2% trong tổng lượng và chiếm 10,5% trong tổng kim
ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước.
Nhìn chung, trong 5 tháng đầu năm 2022 nhập khẩu phân bón từ đa số các thị
trường mạnh về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2021.


5


Bảng 1.2. Nhập khẩu phân bón 5 tháng đầu năm 2022
(Tính tốn từ số liệu cơng bố ngày 11/6/2022 của TCHQ)

Nguồn: Vinanet/VITIC
1.1.2.2. Tình hình sản xuất và nhập khẩu một số doanh nghiệp trong nước
Trước những diễn biến phức tạp trên thị trường, đặc biệt giá phân bón
đang có dấu hiệu tiếp tục “leo thang”, nguy cơ đứt gãy nguồn cung ngày càng
hiện hữu khiến người dân không khỏi lo lắng. Liên quan tới vấn đề này, lãnh đạo
Tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí (PVFCCo - Nhà sản xuất, kinh
doanh phân bón Phú Mỹ) khẳng định, đơn vị đang duy trì hoạt động ổn định, bảo
đảm đủ nguồn cung phân bón Phú Mỹ phục vụ nhu cầu thị trường.
Ngay từ năm 2021, PVFCCo đã chuẩn bị đủ nguyên liệu Kali, DAP cho
sản xuất NPK của cả năm 2022 và nguồn hàng kinh doanh trong 6 tháng đầu năm
2022. Bên cạnh đó, dự phịng sẵn sàng các phương án thay thế trong trường hợp
nguồn cung hoặc chuỗi logistics bị gián đoạn. Cơng tác phịng, chống dịch bệnh,
bảo đảm sức khỏe cho người lao động được thực hiện nghiêm. Trong 2 tháng đầu
năm, các nhà máy luôn vận hành vượt công suất, chất lượng sản phẩm tiếp tục
6


được nâng cao, sản lượng sản xuất phân bón đạt gần 180 nghìn tấn, vượt kế
hoạch và cùng kỳ năm ngoái.
Dự kiến trong quý I năm 2022 tổng sản lượng sản xuất đạm Phú Mỹ và
NPK Phú Mỹ sẽ đạt hơn 260 nghìn tấn. Cơng tác điều độ, tiêu thụ hàng hóa cũng
được thực hiện tốt với sản lượng kinh doanh trong 2 tháng qua đạt gần 190 nghìn
tấn phân bón và hóa chất các loại. Với năng lực kho vận tốt, PVFCCo bảo đảm

lượng hàng sẵn sàng tại từng khu vực, phục vụ cho nhu cầu phân bón tăng cao từ
tháng 3 trở đi, khi hầu hết các khu vực trong cả nước bước vào vụ chăm bón.
Tương tự, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phân đạm và Hóa chất Hà
Bắc, Nguyễn Đức Ninh cho biết, từ đầu năm đến nay, đơn vị đã duy trì hoạt động
sản xuất liên tục đạt sản lượng quy đổi Urê 84.519 tấn, bằng 21% kế hoạch năm;
doanh thu đạt 927 tỷ đồng, bằng 24% kế hoạch năm. Nộp ngân sách 18,5 tỷ
đồng, bằng 26% kế hoạch năm, tăng 3% so với thực hiện cùng kỳ năm 2021.
Trong thời gian tới, Công ty tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm bảo đảm
nguồn cung nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.
Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinachem Nguyễn Phú Cường khẳng định,
các đơn vị sản xuất Urê đang duy trì hoạt động ở mức công suất lớn; hai nhà máy
DAP1 và DAP2 cố gắng chạy cao tải nhằm bù đắp phần thiếu hụt trong khoảng
thời gian qua do thiếu quặng phục vụ sản xuất. Với tổng công suất của hai nhà
máy đạm Hà Bắc và đạm Ninh Bình vào gần 1 triệu tấn/năm và hai nhà máy
DAP1 và DAP2 nếu đủ quặng để duy trì hoạt động sẽ sản xuất được tổng cộng
khoảng 600 nghìn tấn/năm cùng với hai nhà máy đạm Cà Mau, đạm Phú Mỹ của
ngành dầu khí sẽ đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng. Dịch COVID-19 đã tác động
không nhỏ tới hoạt động của các đơn vị do thiếu nguồn nhân lực.
1.2. Giới thiệu Công ty cổ phần Vật tư Nông sản
1.2.1. Các thông tin cơ bản
● Tên đầy đủ: Công ty cổ phần Vật tư Nông sản
● Tên quốc tế: Agricultural Products and Materials Joint Stock
Company
● Tên viết tắt: APROMACO
● Mã số thuế: 0100104066
● Địa chỉ: Số nhà 14, phố Ngô Tất Tố, phường Văn Miếu, quận Đống
Đa, thành phố Hà Nội.
● Người đại diện: Nguyễn Tiến Dũng
● Năm thành lập: 01/01/1990
● Quản lý bởi: Chi cục Thuế Quận Đống Đa

● Loại hình doanh nghiệp: Cơng ty cổ phần ngoài Nhà nước

7


1.2.2. Lĩnh vực hoạt động chính:
● Kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng : phân bón, vật tư nơng
nghiệp, lương thực, thực phẩm, nông sản, vật liệu xây dựng;
● Sản xuất phân bón, thức ăn chăn ni gia súc, gia cầm, thủy hải sản;
● Sản xuất các sản phẩm tiêu dùng làm bằng chất dẻo;
● Sản xuất, in ấn, mua bán, xuất nhập khẩu bao bì;
● Kinh doanh bất động sản;
● Xây dựng cơng trình dân dụng giao thơng;
● Đầu tư, kinh doanh nhà;
● Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa;
● Kinh doanh các sản phẩm hóa chất, sulphuric acid;
● Kinh doanh dịch vụ vận tải đường biển, đường sơng, đường bộ;
● Thăm dị khai thác chế biến và kinh doanh khống sản;
1.2.3. Q trình phát triển của Công ty cổ phần Vật tư Nông sản
Tiền thân của Công ty là Công ty Vật tư Nông sản (Apromaco) được
thành lập vào năm 1990. Năm 1997, Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn có
quyết định sáp nhập Công ty Vật tư Dịch vụ Nông nghiệp và Công ty Vật tư
Nông nghiệp 2 Hà Bắc vào Công ty Vật tư Nông sản để trở thành Công ty có quy
mơ lớn hơn, hoạt động sản xuất kinh doanh được mở rộng hơn. Năm 2005,
Apromaco được cổ phần hóa và đổi tên thành Công ty Cổ phần Vật tư Nông sản.
Sau 30 năm hoạt động, Công ty CP Vật tư Nông sản (Apromaco) đã trở
thành một trong những doanh nghiệp kinh doanh phân bón lớn nhất Việt Nam.
Hàng năm, Apromaco nhập khẩu từ 500.000-700.000 tấn phân bón hố học các
loại, với kim ngạch nhập khẩu 150-200 triệu đô la Mỹ. Cơng ty có hệ thống Cơng
ty thành viên, chi nhánh, văn phòng đại diện, và mạng lưới đại lý trên toàn quốc.

Để chủ động nguồn cung, đáp ứng nhu cầu sử dụng phân bón đa dạng cho
bà con nơng dân, Công ty đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất Supe lân với
công suất 200.000 tấn/năm, NPK với công suất 150.000 tấn/năm sử dụng thiết bị
và công nghệ tiên tiến, hiện đại, được quản lý nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn ISO
9001-2015. Ngồi ra Cơng ty cũng đầu tư đưa vào khai thác mỏ apatit với tổng
trữ lượng trên 16 triệu tấn để đảm bảo nguồn nguyên liệu có chất lượng cao cho
sản xuất. Công ty cũng đầu tư nhà máy sản xuất bao bì tại Ngũ Hiệp (Thanh Trì,
Hà Nội) với cơng suất 12 triệu bao/năm. Apromaco đảm bảo cung cấp đầy đủ,
kịp thời các loại phân bón và vật tư nông nghiệp phục vụ nhu cầu sản xuất nông
nghiệp trên cả nước.
Với định hướng phát triển trở thành Tập đoàn kinh tế đa ngành, Apromaco
thực hiện đa dạng hóa hoạt động sản xuất kinh doanh. Các dự án bất động sản do
Apromaco làm chủ đầu tư đều mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần tạo nên
những diện mạo mới cho những vùng đất du lịch đầy tiềm năng, Apromaco cũng
8


sở hữu Sân Golf Chí Linh (TP. Chí Linh, tỉnh Hải Dương), là một trong những
sân golf đẹp nhất Đông Nam Á, có độ khó, thử thách các golfer hàng đầu Việt
Nam cũng như châu lục. Đây được coi là bước tiến lớn đánh dấu sự chuyển mình
của Apromaco trong ngành du lịch và giải trí.
Những thành tựu đạt được trên chặng đường xây dựng và phát triển của
Công ty là bệ phóng vững chắc mà Ban Lãnh đạo Apromaco đề ra với mục tiêu
xây dựng một thương hiệu phát triển bền vững cùng đất nước.
1.2.4. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Vật tư Nông sản
Sơ đồ cơng ty được bố trí theo mơ hình tuyến – chức năng:
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐƠNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN

KIỂM SỐT

TỔNG GIÁM ĐỐC

PHĨ TỔNG GIÁM ĐỐC

PHỊNG TCHC

PHĨ TỔNG GIÁM ĐỐC

PHỊNG KTTC

PHĨ TỔNG GIÁM ĐỐC

PHỊNG THỊ

PHỊNG KHKD

TRƯỜNG

PHĨ TỔNG GIÁM ĐỐC

PHỊNG ĐTXD

BAN NCPT DỰ ÁN

Nguồn: CTCP Vật tư Nơng sản
Hình 1.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Vật tư Nông sản

9



Miêu tả cơng việc của phịng Kế hoạch – Kinh doanh
Mua hàng
● Nhân viên mua hàng phụ trách việc tìm kiếm nhà cung cấp quốc tế và
tiến hành hoạt động mua sắm hàng hóa cho Cơng ty.
● Đảm bảo các sản phẩm, hàng hóa được mua từ các nhà cung cấp uy
tín.
● Tìm cách tối đa hóa giá trị cho Công ty, bằng cách đàm phán để đạt
được các thỏa thuận tốt nhất về thời gian và chi phí mua hàng.
Chuẩn bị các chứng từ cần thiết cho quá trình nhập khẩu
● Hoàn thành bộ chứng từ xuất nhập khẩu, bộ chứng từ vận chuyển, các
thủ tục giao nhận hàng hoặc các thủ tục thanh toán
● Lên kế hoạch vận chuyển hàng
● Liên hệ với các hãng tàu hoặc Forwarder để lấy booking hoặc làm các
dịch vụ
● Liên lạc nhà xe để lên kế hoạch trucking cho lô hàng
Nhận hàng
● Quản lý và theo dõi các hợp đồng, các đơn hàng khi nào xuất hàng,
khi nào nhập hàng
● Chuẩn bị hồ sơ hải quan
● Nộp thuế và hoàn tất thủ tục hải quan
● Chuyển hàng hóa về kho
Thanh tốn
● Bảo đảm thanh toán tiền hàng cho đối tác qua các phương thức thanh
tốn như: TT, thư tín dụng LC,...
● Theo dõi và thanh tốn các chi phí khác như: chi phí vận chuyển, chi
phí kiểm định chất lượng, chi phí thơng quan, chi phí dịch vụ vận tải và giao
nhận (nếu có…)
Xây dựng giá thành và phương án kinh doanh

● Tổng hợp các chi phí cần thiết để tính tốn giá thành sao cho đạt hiệu
quả tối đa
● Xây dựng phương án kinh doanh phù hợp với từng giai đoạn và thị
trường

10


1.2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây
Kết quả kinh doanh của Công ty từ năm 2018 đến năm 2020 được thể hiện
trong bảng sau.
Bảng 1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2018-2020
Đơn vị
2018
2019
2020
2021
VND 3,639,824,664,5 3,480,341,167,8 4,609,281,356,6 5,356,820,46
56
67
83
7
Chi phí
VND 3,620,163,000,7 3,439,837,657,5 4,568,457,459,2 5,288,396,41
15
03
98
2
Lợi nhuận VND 19,683,767,497 40,608,729,995 40,823,897,385 68,424,055
trước thuế

Lợi nhuận VND 9,633,441,565 33,403,110,862 33,580,098,918 59,742,311
sau thuế

Doanh thu

Nguồn: Phịng Tài chính-Kế tốn của Cơng ty
Tổng doanh thu giai đoạn 2018 - 2019 của Cơng ty có sự sụt giảm nhẹ
khoảng 4% do sản lượng tiêu thụ phân bón giảm mạnh. Sức tiêu thụ giảm là do
thời tiết bất lợi, giá nông sản xuống thấp khiến nông dân bỏ vụ, diện tích canh tác
giảm mạnh. Ngồi ra, chính sách thuế bất hợp lý đối với ngành phân bón vẫn
chưa được xử lý. Tuy nhiên, đến năm 2020, doanh thu của Cơng ty sẽ có mức
tăng mạnh 32% do tăng trưởng chung của ngành này trên toàn quốc và giá một
số sản phẩm cũng tăng theo.
Tuy nhiên, có thể thấy lợi nhuận trước thuế và sau thuế của Công ty liên
tục tăng qua các năm dù doanh thu có nhiều biến động. Lợi nhuận tăng một phần
là do lợi nhuận ngày càng tăng từ hoạt động đầu tư có hiệu quả vào các lĩnh vực
khác, liên doanh, liên kết.
Công ty đạt lợi nhuận cao nhất là vào năm 2021. Trong năm 2021, do giá
dầu trên thế giới tăng cao kéo theo giá phân bón tăng đáng kể. Cùng với đó,
lượng hàng tồn kho của Công ty lại bán được hết vào thời điểm giá tốt. Thuận lợi
này diễn ra là do tâm lý khách hàng lo sợ giá ngày càng lên cao, nên thu mua rất
nhiều. Ngay cả những lô hàng mới về cũng được bán nhanh chóng với giá cao.
Điều này khiến cho Công ty thu được lợi nhuận khủng trong năm vừa rồi.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, dù giá dầu vẫn tăng nhưng lại không dẫn
đến giá phân bón tăng là bởi giá nơng sản chưa tăng tương ứng, trong khi đó, các
chi phí nơng nghiệp lại tăng cao, khiến cho người nơng dân khơng có tiền mua
phân bón. Vì vậy hoạt động kinh doanh của Cơng ty trong 6 tháng đầu năm nay
có phần chững lại so với cùng kỳ năm ngối. Đặc biệt, tình hình thế giới biến
động cũng ảnh hưởng đáng kể tới hiệu quả kinh doanh của Công ty. Chiến tranh


11


Nga-Ukraine leo thang hay sự kiện Trung Quốc đóng biên do dịch cũng ảnh
hưởng đến nguồn cung phân bón. Đó cũng là nguyên nhân giá phân bón tăng cao
trong năm nay nhưng lại không mang lại hiệu quả kinh tế như năm 2021.
1.3. Cam kết về thuế nhập khẩu phân bón
Bảng 1.4. Phân loại mã HS của sản phẩm
PHẦN VI: SẢN PHẨM CỦA NGÀNH CƠNG NGHIỆP HĨA CHẤT HOẶC
CÁC NGÀNH CƠNG NGHIỆP LIÊN QUAN
Chương 31: Phân bón
3101: Phân bón gốc thực vật hoặc động vật, đã hoặc chưa pha trộn với nhau
hoặc qua xử lý hóa học; phân bón sản xuất bằng cách pha trộn hoặc xử lý hóa
học các sản phẩm động vật hoặc thực vật.
31010010 Nguồn gốc chỉ từ thực vật
31010092 Nguồn gốc từ động vật (trừ phân chim, dơi), đã qua xử lý hóa
học
31010099 Loại khác
3102: Phân khống hoặc phân hóa học, có chứa nitơ.
31021000 Urê, có hoặc không ở trong dung dịch nước
31022100 Amoni sulphat
31022900 Loại khác
31023000 Amoni nitrat, có hoặc khơng ở trong dung dịch nước
31024000 Hỗn hợp của amoni nitrat với canxi carbonat hoặc các chất vơ cơ
khác khơng phải phân bón
31025000 Natri nitrat
31026000 Muối kép và hỗn hợp của canxi nitrat và amoni nitrat
31028000 Hỗn hợp urê và amoni nitrat ở trong dung dịch nước hoặc dung
dịch amoniac
31029000 Loại khác, kể cả hỗn hợp chưa được chi tiết trong các phân nhóm

trước
3103: Phân khống hoặc phân hóa học, có chứa phosphat (phân lân).
31031110 Loại dùng làm thức ăn chăn nuôi (SEN)
31031190 Loại khác
31039010 Phân phosphat đã nung (SEN)
31039090 Loại khác
3104: Phân khoáng hoặc phân hóa học, có chứa kali.

12


31042000 Kali clorua
31043000 Kali sulphat
31049000 Loại khác
3105: Phân khoáng hoặc phân hóa học chứa hai hoặc ba nguyên tố cấu thành
phân bón là nitơ, phospho và ka li; phân bón khác; các mặt hàng của Chương
này ở dạng viên (tablet) hoặc các dạng tương tự hoặc đóng gói với trọng lượng cả
bì khơng q 10 kg.
31051010 Supephosphat và phân phosphat đã nung
31051020 Phân khống hoặc phân hóa học có chứa hai hoặc ba trong số các
nguyên tố cấu thành phân bón là nitơ, phospho và kali
31051090 Loại khác
31052000 Phân khống hoặc phân hóa học có chứa ba nguyên tố cấu thành
phân bón là nitơ, phospho và kali
31053000 Diamoni hydro orthophosphat (diamoni phosphat)
31054000 Amoni dihydro orthophosphat (monoamoni phosphat) và hỗn
hợp của nó với diamoni hydro orthophosphat (diamoni phosphat)
31055100 Chứa nitrat và phosphat
31055900 Loại khác
31056000 Phân khống hoặc phân hóa học có chứa hai nguyên tố cấu thành

phân bón là phospho và kali
31059000 Loại khác
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Khi nhập khẩu các mặt hàng phân bón vào Việt Nam sẽ có nghĩa vụ nộp
các loại thuế suất:
Thuế nhập khẩu thông thường: 5% - 15%
Thuế nhập khẩu ưu đãi: tùy thuộc vào chủng loại hàng hóa nhập khẩu và
quốc
gia nhập khẩu
Một số Cam kết mà Việt Nam đã ký có liên quan tới thuế nhập khẩu phân
bón:
 Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA)
ACFTA được ký kết ngày 29/11/2004 tại Lào. Mục đích của ACFTA là
hướng tới quan hệ hợp tác kinh tế chặt chẽ hơn trong thế kỉ XXI, hạn chế các rào
cản thương mại và làm sâu sắc hơn mối quan hệ kinh tế giữa ASEAN và Trung
Quốc.

13


Cam kết cắt giảm thuế quan của Việt Nam:
Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan của 90% dịng thuế trong vịng 10
năm, lộ trình đến năm 2018. Số dịng thuế còn lại sẽ được giảm về 5% đến 50%,
lộ trình đến năm 2020.
 Hiệp định đối tác kinh tế tồn diện xun Thái Bình Dương CPTPP
Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xun Thái Bình Dương gọi tắt là
Hiệp định CPTPP, là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, gồm 11
nước thành viên là: Ốt-xtrây-li-a, Bru-nây, Ca-na-đa, Chi-lê, Nhật Bản, Ma-laixi-a, Mê-hi-cô, Niu Di-lân, Pê-ru, Xinh-ga-po và Việt Nam.
Cam kết của Chi-lê:
Chi-lê cam kết xóa bỏ 95,1% số dịng thuế ngay khi Hiệp định CPTPP có

hiệu lực, tương đương 60,2% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam và sẽ xóa bỏ
thuế quan đối với 99,9% số dòng thuế từ năm thứ 8. Đối với mặt hàng giày dép,
Chilê cam kết lộ trình xóa bỏ thuế quan dài nhất là 4 năm (danh mục B4).
Hiện tại (thời điểm tháng 7 năm 2021), do Chi-lê chưa hoàn tất thủ tục
phê chuẩn Hiệp định CPTPP nên Hiệp định chưa có hiệu lực với Chi-lê. Tuy
nhiên, cần lưu ý rằng, giả sử Hiệp định CPTPP có hiệu lực với Chi-lê vào năm
2021, theo quy định của Hiệp định về việc áp dụng cắt ngang lộ trình giảm thuế
đối với những nước thực thi sau, Chi-lê sẽ phải áp dụng ngay mức thuế theo mức
cam kết ở năm thứ 4 trong biểu cam kết của mình. Tuy nhiên, ngồi Hiệp định
CPTPP, Việt Nam cịn ký với Chi-lê Hiệp định Thương mại tự do Việt
Nam – Chi-lê (VCFTA), có hiệu lực từ năm 2014.
Theo đó, các mặt hàng giày dép xuất khẩu từ Việt Nam sang Chi-lê
đã được xóa bỏ thuế quan hoàn toàn vào năm thứ 5 kể từ khi Hiệp định VCFTA
có hiệu lực (nghĩa là vào năm 2019).
Cam kết của Ma-lai-xi-a:
Ma-lai-xi-a cam kết xóa bỏ 84,7% số dịng thuế
ngay khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực và xóa bỏ dần có lộ trình đối với các dòng
thuế còn lại. Từ năm thứ 11, số dòng thuế cam kết cắt giảm của Ma-lai-xi-a lên
tới 99,9%.
Với mặt hàng giày dép, Ma-lai-xi-a cam kết xóa bỏ hồn tồn 100% dịng
thuế ngay khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực. Trong khn khổ Hiệp định CPTPP,
Ma-lai-xi-a cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu hoàn toàn đối với mặt hàng giày dép
ngay từ khi Hiệp định có hiệu lực với Malai-xi-a. Tương tự với Bru-nây,
ngoài Hiệp định CPTPP, Việt Nam và Ma-lai-xi-a cùng là thành viên của 07 FTA
khác, bao gồm: ATIGA, ACFTA, AIFTA, AANZFTA, AKFTA, AJCEP và
AHKFTA. Trong đó, đối với nhiều Hiệp định như AANZFTA, AJCEP, ACFTA,

14



ATIGA, 100% dòng thuế mặt hàng giày dép của Việt Nam đã được xóa bỏ. Như
vậy, cam kết thuế nhập khẩu của Ma-lai-xi-a đối với mặt hàng giày dép trong
khuôn khổ Hiệp định CPTPP và các Hiệp định này là tương đương nhau. Do đó,
doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn xuất khẩu theo cơ chế phù hợp với khả
năng đáp ứng về quy tắc xuất xứ của mình.
Cam kết của Mê-hi-cơ:
Mê-hi-cơ cam kết xóa bỏ 77,2% số dịng thuế ngay khi Hiệp định CPTPP
có hiệu lực, tương đương 36,5% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam và sẽ xóa bỏ
thuế quan đối với 98% số dịng thuế từ năm thứ 10.
Với mặt hàng giày dép, Mê-hicô cam kết xóa bỏ 19/72 dịng thuế (tương
đương 26,4%) ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Số dịng thuế cịn lại xóa bỏ theo
lộ trình.
Cụ thể, 6/72 dịng thuế (tương đương 8,3%) được xóa bỏ sau 5 năm, miễn
thuế từ ngày 01 tháng 01 của năm thứ 5; 24/72 dòng thuế (tương đương 33,3%)
có lộ trình xóa bỏ 10 năm, miễn thuế từ ngày 01 tháng 01 năm thứ 10; 23/72
dòng thuế cịn lại (tương đương 32%) xóa bỏ lộ trình 13 năm, tức là sẽ được
miễn thuế từ ngày 01 tháng 01 của năm thứ 13 sau khi Hiệp định có hiệu lực.
Cho đến nay, Hiệp định CPTPP là FTA duy nhất mà Việt Nam ký với Mê-hi-cô.
Trong khuôn khổ Hiệp định này, Mê-hi-cơ cam kết xóa bỏ thuế suất nhập
khẩu đối với mặt hàng giày dép tối đa là 13 năm. Tuy lộ trình cam kết tương đối
dài, các cam kết này được dự báo sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh lớn cho giày dép
Việt Nam do hiện nay thuế suất cơ sở của mặt hàng này khi nhập khẩu vào thị
trường Mê-hi-cô rất cao, từ 10-30%.
Ngay khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực với Mê-hi-cơ vào ngày 30 tháng
12 năm 2018, 26,4% dòng thuế (mã HS 8 số) đã được xóa bỏ thuế nhập khẩu,
trong đó có những dịng thuế có thuế suất cơ sở 30% (như một số loại giày nam,
giày dép trẻ em hoặc trẻ sơ sinh, trừ loại có băng hoặc sản phẩm tương tự, khâu
vá hoặc đúc ở đế và chồng chéo ở phần mũ…).
Các dịng hàng có lộ trình cam kết trung bình (5 năm) chủ yếu là các dịng
hàng có thuế suất cơ sở 10 – 15% khi nhập khẩu vào thị trường Mê-hi-cơ. Các

dịng hàng có lộ trình cam kết dài (10 – 13 năm) chủ yếu là các dòng hàng có
thuế suất cơ sở 20 – 30%, bao gồm giày có phần mũ làm từ cao su hoặc nhựa đến
90%, trừ giầy có miếng đắp hoặc tương tự gắn hoặc đúc vào đế và trên phần mũ;
giày, dép có đai hoặc dây gắn mũ giày với đế bằng chốt cài; giày sử dụng cho tập
tennis, bóng rổ, thể dục và các hoạt động tương tự làm từ gỗ, khơng có đế trong
và kim loại bảo vệ mũi; và một số bộ phận của giày dép...
Ngoài ra, doanh nghiệp cần lưu ý rằng, về nguyên tắc, thuế nhập khẩu
theo CPTPP mà Mê-hi-cơ áp dụng đối với hàng có xuất xứ Việt Nam khác với
15


×