Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

tình hình sản xuất, nhập khẩu phân bón

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.58 KB, 20 trang )

Nhóm 4 –PTNT52 Tiểu luận Quản trị kinh doanh nông nghiệp
I. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết.
Nông nghiệp là một ngành sản xuất quan trọng của Việt Nam, hiện tại nông
nghiệp vẫn chiếm 70% lực lượng lao động của toàn xã hội và khoảng 14% GDP của
cả nước. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII của Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra
mục tiêu chiến lược về CNH-HĐH đất nước là: từ nay (1996) đến năm 2020 phấn đấu
đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Vì vậy trong cơ cấu kinh tế,
công nghiệp và dịch vụ sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong GNP và trong lao động xã hội.
Mặc dù vậy sản xuất nông nghiệp vẫn có một vị trí hết sức quan trọng trong nhiều
năm nữa. Việc tự do hóa sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa gạo, đã giúp
Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo. Những nông sản quan trọng
khác là cà phê, sợi bông, đậu phộng, cao su, đường, và trà.
Trong sản xuất nông nghiệp, có nhiều yếu tố tác động đến năng suất và sản
lượng các loài cây trồng như: đất đai, thời tiết, khí hậu, các thiết bị kỹ thuật, giống,
phân bón ...v.v. Song phân bón bao giờ cũng là yếu tố có tính quyết định thường
xuyên. Bởi vậy, ở Việt Nam phân bón được xếp vào loại mặt hàng chiến lược hết sức
quan trọng.
Là một nước nông nghiệp, nên nhu cầu về phân bón của Việt Nam rất lớn
(bình quân mỗi năm 8-9 triệu tấn). Tuy nhiên công nghiệp phân bón của Việt Nam
đang còn quá nhỏ bé và lạc hậu, hiện tại mới sản xuất và cung ứng được khoảng trên
5 triệu tấn, số còn lại phải dựa vào nhập khẩu từ bên ngoài.
Nông nghiệp luôn cần phân, song do nhiều lý do khách quan và chủ quan tác
động (tài chính, tổ chức quản lý, cơ chế chính sách...) nên việc nhập khẩu phân bón
của Việt Nam vừa qua diễn ra không được thuận lợi. Điều này đã làm cho Cung-Cầu,
giá cả phân bón ở Việt Nam diễn ra không ổn định: lúc sốt nóng, lúc sốt lạnh gây
không ít khó khăn cho nông dân và cho sản xuất nông nghiệp.
1
Nhóm 4 –PTNT52 Tiểu luận Quản trị kinh doanh nông nghiệp
Chính vì vậy, việc “Tìm hiểu tình hình sản xuất và nhập khẩu phân bón của
Việt Nam” từ đó tìm ra các yếu tố cơ bản của thị trường phân bón như: cung, cầu, giá


cả phân bón trên thị trường và các chính sách điều tiết của nhà nước nhằm tìm ra
những giải pháp cơ bản ổn định vấn đề phân bón, thị trường phân bón ở Việt Nam và
thị trường nhập khẩu phân bón của Việt Nam là một đòi hỏi cấp bách hiện nay.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu tình hình sản xuất và nhập khẩu phân bón trên thị trường ở Việt Nam.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu tình hình sản xuất và nhập khẩu phân bón của Việt Nam trong thời
gian gần đây, cụ thể chúng tôi tập trung tìm hiểu tình hình sản xuất và nhập khẩu phân
bón từ 2008 - 2010.
- Đề ra các phương án thích hợp đem lại hiệu quả cho người sản xuất, nhập
khẩu đồng thời có lợi cho người tiêu dùng.
1.3 Phạm vi nghiên cứu và Phương pháp nghiên cứu
1.3.1 Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi về nội dung:
 Nghiên cứu tình hình sản xuất, nhập khẩu phân bón của Việt Nam.
 Nghiên cứu các giải pháp nâng cao nâng cao sản xuất trong nước và
tiềm năng phát triển của ngành phân bón Việt Nam.
Phạm vi về không gian
Tập chung nghiên cứu các số liệu đã công bố của tổng cục thống kê, các trang
wed và số liệu công bố của các nhà máy sản xuất phân bón.
Mặt khác ta cần nghiên cứu tình hình điều trên thị trường thế giới, các nước
trong khu vực: Campuchia, Lào, Thái Lan,…
2
Nhóm 4 –PTNT52 Tiểu luận Quản trị kinh doanh nông nghiệp
Phạm vi về thời gian
 Nghiên cứu tình hình sản xuất, nhập khẩu phân bón trong 2 năm gần
đây: 2008, 2009, những tháng đầu năm 2010.
1.3.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chung

Chúng tôi dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên
cứu tài liệu, phân tích đưa ra kết quả nghiên cứu, phân tích tình hình sản xuất, nhập
khẩu phân bón dựa trên kiến thức và tài liệu thu thập được.
Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp thu thập số liệu là số liệu thứ cấp: các số liệu từ các luận án, luận
văn, sách báo, tạp chí và trên Internet.
Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê so sánh
Phương pháp dự báo
3
Nhóm 4 –PTNT52 Tiểu luận Quản trị kinh doanh nông nghiệp
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
Phân bón có vai trò khá quan trọng trong việc tăng năng suất, bảo vệ cây trồng
cũng như giúp cải tạo đất. Phân bón bao gồm một hay nhiều dưỡng chất cần thiết cho
cây được chia thành ba nhóm sau:
Đa lượng: là nhóm các dưỡng chất thiết yếu mà cây trồng cần nhiều bao gồm
Ni tơ (N), Phốt pho (P) và Ka li (K).
Trung lượng: là nhóm các dinh dưỡng khoáng thiết yếu mà cây trồng cần ở
mức trung bình bao gồm Can xi (Ca), Ma giê (Mg) và Lưu huỳnh (S).
Vi lượng: là nhóm dinh dưỡng khoáng thiết yếu cây trồng cần với lượng ít như
Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Đồng (Cu)….
Tùy theo từng loại cây trồng cũng như từng loại đất sẽ có những sản phẩm
phân bón phù hợp. Theo nguồn gốc, phân bón được chia thành hai loại:
- Phân bón hữu cơ: loại phân chứa những chất dinh dưỡng ở dạng những hợp
chất hữu cơ như phân chuồng, phân xanh, phân vi sinh, phân rác. Ưu điểm của loại
phân này là có thể tận dụng nguồn rác thải từ động vật hay cây trồng để sản xuất phân
bón và ít gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên khuyết điểm của
nó là giá thành cao và khi sử dụng phân hữu cơ cây không thể sử dụng ngay dưỡng chất

từ phân mà phải trải qua một quá trình chuyển hóa nhờ vào các vi sinh vật vì vậy cây
chỉ có thể lớn từ từ. Hơn nữa mức độ hiệu quả của phân hữu cơ phụ thuộc khá nhiều
vào sự có mặt và mật độ của các vi sinh vật có ích trong môi trường.
- Phân bón vô cơ (phân hóa học): là loại phân chứa các yếu tố dinh dưỡng dưới
dạng muối khoáng (vô cơ) thu được nhờ các quá trình vật lý, hóa học. Nguồn nguyên
liệu sản xuất được lấy từ khí thiên nhiên hay các mỏ khoáng sản. Ưu điểm của loại
phân này là có tác dụng nhanh trong việc tăng năng suất cho cây và giá thành rẻ.
Khuyết điểm lớn nhất của phân hóa học là gây ô nhiễm môi trường. Các loại phân vô
cơ phổ biến hiện nay:
4
Nhóm 4 –PTNT52 Tiểu luận Quản trị kinh doanh nông nghiệp
- Các loại phân đơn:
+ Phân đạm: phân ure, phân sunphat đạm, phân amon nitrat…
+ Phân lân: supe lân, phân lân nung chảy…
+ Phân kali: kali clorua, sunphat kali…
- Các loại phân hỗn hợp: chứa từ 2 nguyên tố trở lên như phân SA, phân NPK,
phân DAP…
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Vai trò của phân hoá học đối với năng suất cây trồng ở Việt Nam và một
số nước trên thế giới
Cây trồng cũng như con gia súc, tôm, cá... muốn sinh trưởng tốt, khoẻ mạnh
tăng trọng nhanh và cho năng suất cao cần phải được nuôi dưỡng trong điều kiện đầy
đủ thức ăn, có đủ các chất bổ dưỡng theo thành phần và tỷ lệ phù hợp. Trẻ con tuy lúc
mới sinh có cơ thể to, nặng cân nhưng nếu sữa mẹ kém chất, nuôi nấng thiếu khoa
học thì cũng có thể trở nên còi cọc. Đối với cây trồng, nguồn dinh dưỡng đó chính là
các chất khoáng có chứa trong đất, trong phân hoá học (còn gọi là phân khoáng) và
các loại phân khác. Trong các loại phân thì phân hoá học có chứa nồng độ các chất
khoáng cao hơn cả. Từ ngày có kỹ nghệ phân hoá học ra đời, năng suất cây trồng trên
thế giới cũng như ở nước ta ngày càng được tăng lên rõ rệt. Ví dụ chỉ tính từ năm
1960 đến 1997, năng suất và sản lượng lúa trên thế giới đã thay đổi theo tỷ lệ thuận

với số lượng phân hoá học đã được sử dụng (NPK, trung, vi lượng ) bón cho lúa.
Trong những thập kỷ cuối thế kỷ 20 (từ 1960-1997), diện tích trồng lúa toàn thế giới
chỉ tăng có 23,6% nhưng năng suất lúa đã tăng 108% và sản lượng lúa tăng lên
164,4%, tương ứng với mức sử dụng phân hoá học tăng lên là 242%. Nhờ vậy đã góp
phần vào việc ổn định lương thực trên thế giới. Ở nước ta, do chiến tranh kéo dài,
công nghiệp sản xuất phân hoá học phát triển rất chậm và thiết bị còn rất lạc hậu. Chỉ
đến sau ngày đất nước được hoàn toàn giải phóng, nông dân mới có điều kiện sử dụng
phân hoá học bón cho cây trồng ngày một nhiều hơn. Ví dụ năm 1974/1976 bình quân
5
Nhóm 4 –PTNT52 Tiểu luận Quản trị kinh doanh nông nghiệp
lượng phân hoá học (NPK) bón cho 1 ha canh tác mới chỉ có 43,3 kg/ha. Năm 1993-
1994 sau khi cánh cửa sản xuất nông nghiệp được mở rộng, lượng phân hoá học do
nông dân sử dụng đã tăng lên đến 279 kg/ha canh tác. Số lượng phân hoá học bón vào
đã trở thành nhân tố quyết định làm tăng năng suất và sản lượng cây trồng lên rất rõ,
đặc biệt là cây lúa. Rõ ràng năng suất cây trồng phụ thuộc rất chặt chẽ với lượng phân
hoá học bón vào. Tuy nhiên không phải cứ bón nhiều phân hoá học thì năng suất cây
trồng cứ tăng lên mãi. Cây cối cũng như con người phải được nuôi đủ chất, đúng cách
và cân bằng dinh dưỡng thì cây mới tốt, năng suất mới cao và ổn định được. Vì vậy
phân chuyên dùng ra đời là để giúp người trồng cây sử dụng phân bón được tiện lợi
hơn.
2.2.2. Tình hình sử dụng phân bón của một số nước trên thế giới và khu vực
Đông Nam Á
Từ lâu nông dân ta đã có câu "người đẹp nhờ lụa, lúa tốt nhờ phân". Phân bón
đã là một trong những nhân tố chính làm tăng năng suất cây trồng để nuôi sống nhân
loại trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều nước không có công nghệ sản xuất phân bón,
nhưng ngoại tệ lại có hạn nên việc sử dụng phân khoáng ở các nước có sự chênh lệch
khá lớn. Sự chênh lệch này không phải do tính chất đất đai khác nhau quyết định mà
chủ yếu là do điều kiện tài chánh cũng như trình độ hiểu biết về khoa học dinh dưỡng
cho cây trồng quyết định. Còn trong các nước phát triển mức độ sử dụng phân khoáng
khác nhau là do họ sử dụng cây trồng khác nhau, điều kiện khí hậu khác nhau, cơ cấu

cây trồng khác nhau và họ cũng sử dụng các chủng loại phân khác nhau để bón bổ
sung. Các số liệu khảo sát cho thấy, bình quân các nước châu Á sử dụng phân khoáng
nhiều hơn bình quân thế giới. Tuy nhiên, Ấn Độ (nước có khí hậu nóng) lại dùng
phân khoáng ít hơn bình quân toàn châu Á. Trong lúc đó Trung Quốc và Nhật lại sử
dụng phân khoáng nhiều hơn bình quân toàn châu Á. Hà Lan là nước sử dụng phân
khoáng nhiều nhất. Tuy nhiên lượng phân chủ yếu bón nhiều cho đồng cỏ, rau và hoa
để thu sản lượng chất xanh cao. Việt Nam được coi là nước sử dụng nhiều phân
khoáng trong số các nước ở Đông Nam Á, số liệu tham khảo năm 1999 như sau: -
6
Nhóm 4 –PTNT52 Tiểu luận Quản trị kinh doanh nông nghiệp
Việt Nam: bình quân 241,82 kg NPK/ha - Malaysia: bình quân 192,60 - Thái Lan:
bình quân 95,83 - Philippin: bình quân 65,62 - Indonesia: bình quân 63,0 - Myanma:
bình quân 14,93 - Lào: bình quân 4,50 - Campuchia: bình quân 1,49 Theo số liệu ghi
nhận được ở trên cho thấy Campuchia, Lào và Myanma sử dụng phân khoáng ít nhất,
đặc biệt là Campuchia. Có thể đó là thị trường xuất khẩu phân bón của Việt Nam khá
thuận lợi, nếu Việt Nam góp phần nâng cao kiến thức sử dụng phân bón cho họ có kết
quả
2.2.3. Nhu cầu phân bón đối với cây trồng của Việt Nam đến hết năm 2010
Tính nhu cầu phân bón cho cây trồng là dựa trên cơ sở đặc điểm của đất đai,
đặc điểm của cây trồng để tính số lượng phân cần cung cấp làm cho cây trồng có thể
đạt được năng suất tối ưu (năng suất cao nhưng hiệu quả kinh tế cũng cao). Cho đến
năm 2010, ước tính tổng diện tích gieo trồng ở nước ta vào khoảng 12.285.500 ha,
trong đó cây có thời gian sinh trưởng hàng năm là 9.855.500 ha và cây lâu năm
khoảng 2.431.000 ha (Theo số liệu của Vũ Năng Dũng, Viện Quy hoạch và Thiết kế
Nông nghiệp, 2002). Để thoả mãn nhu cầu phân bón cho các loại cây trồng trên các
diện tích này, đến hết năm 2010 ta cần có 2.100.000 tấn phân Urê, 300.000 tấn phân
DAP, 3.000.000 tấn phân NPK các loại, 1.400.000 tấn phân lân dạng super và nung
chảy và 400.000 tấn phân Kali (Nguyễn Văn Bộ, 2002). Dự kiến cho đến thời gian ấy
ta có thể sản xuất được khoảng 1.600.000 tấn phân Urê, 300.000 tấn phân DAP,
3.000.000 tấn phân NPK và 1.400.000 tấn phân lân các loại. Số phân đạm và DAP sản

xuất được là nhờ vào kế hoạch nâng cấp nhà máy phân đạm Bắc Giang, xây dựng 2
cụm chế biến phân đạm ở Bà Rịa-Vũng Tàu và ở Cà Mau mà có. Nếu được như vậy
lúc đó ta chỉ còn phải nhập thêm khoảng 500.000 tấn Urê và 300.000 tấn phân Kali
nữa là tạm đủ. Năm 2010, tổng khối lượng phân các loại cần có là 7,1 triệu tấn, một
khối lượng phân khá lớn, trong lúc đó, hiện nay (năm 2003) ta mới sản xuất được
khoảng 1,5 triệu tấn phân đạm và lân. Còn số lượng 1,2 triệu tấn phân NPK có được
là nhờ vào nguồn nguyên liệu ngoại nhập. Năm 2002, cả nước nhập khẩu 2.833.907
tấn phân các loại (Urê, DAP, Kali, sunphát đạm). Nếu tính cả số phân nhập bằng con
7
Nhóm 4 –PTNT52 Tiểu luận Quản trị kinh doanh nông nghiệp
đường tiểu ngạch thì năm 2002 số lượng phân nhập có khoảng 3 triệu tấn, nếu cộng
thêm 1,5 triệu tấn sản xuất trong nước thì vẫn còn cần thêm 2,6 triệu tấn phân các loại
nữa mới đáp ứng được yêu cầu sản xuất nông nghiệp. Công ty Phân bón Bình Điền
đang chuẩn bị xây dựng thêm 1 nhà máy sản xuất phân bón ở tỉnh Long An với công
suất 600.000 tấn phân NPK/năm, lúc đó Công ty có thể cung cấp được khoảng 1/3
lượng phân NPK theo yêu cầu đặt ra. Như vậy cho đến nay, số lượng phân hoá học
dùng cho sản xuất nông nghiệp phần lớn là dựa vào nhập khẩu. Nếu việc nâng cấp
nhà máy phân đạm Bắc Giang cũng như việc xây dựng 2 cụm chế biến phân đạm ở
Bà Rịa-Vũng Tàu và Cà Mau thực hiện đúng theo kế hoạch thì đến hết năm 2010 ta
chỉ còn nhập khối lượng phân không nhiều lắm. Ngược lại, nếu kế hoạch trên có trở
ngại thì việc tiếp tục nhập phân hoá học với khối lượng lớn là điều tất yếu. Tuy nhiên
để việc sử dụng phân bón có hiệu quả, không có dư lượng đạm quá mức cho phép,
không gây ô nhiễm môi trường thì ngay bây giờ ta phải trang bị cho người sản xuất
những kiến thức khoa học cần thiết về tính chất 2 mặt của phân bón, biết được nhu
cầu phân bón của từng loại cây, từng giai đoạn sinh trưởng của cây trên từng loại đất,
từng mùa vụ để họ từ quản lý lấy nguồn tài nguyên quí giá của họ mới có hiệu quả
được.
2.2.4 Quá trình sản xuất phân bón của Việt Nam.
Trước những năm 1960, Nông nghiệp Việt Nam chỉ sử dụng phân hữu cơ và
phân chuồng để bón cho cây trồng; sau những năm 60 mới có sự chuyển hưởng kết

hợp dùng phân hóa học với phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp.
Trong thập kỷ 60, Nhà nước Việt Nam bắt đầu đầu tư xây dựng một số nhà
máy sản xuất phân bón hóa học: Nhà máy Phân lân nung chảy Văn Điển Hà Nội, với
công suất thiết kế ban đầu là 20.000 tấn/ năm; Xí nghiệp Liên hợp Supe Phốt phát
Lâm Thao - Vĩnh Phú, công suất thiết kế ban đầu 100.000 tấn supephot-phát đơn/
năm; Xí nghiệp Liên hợp Phân bón và Hóa chất Hà Bắc, công suất 1 00.000 tấn urê/
năm. Về sau hai nhà máy phân lân chế biến khác đã được xây dựng thêm: Nhà máy
Phân lân nung chảy Ninh Bình đi vào vận hành từ năm 1975 có công suất thiết kế là
8

×