Tải bản đầy đủ (.docx) (114 trang)

Phát triển du lịch văn hóa tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (552.52 KB, 114 trang )

Sinh
viên
:Nguyễ
n
Thanh
Phươn
g

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA DU LỊCH

KHỐ
LUẬN
TỐT
NGHI
ỆP
K25
QT :
2017 2020
Sinh
viªn :
(Họ và
tên)

Khoá
luận
tốt
nghi
ệp
K19H
D:


2014 2015

H v tờn : Nguyn Thanh Phng K25KS (QT)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
(DU LỊCH, KHÁCH SẠN)

MÃ NGÀNH: 7810103.3

HÀ NỘI, 04 - 2021


Khóa luận tốt nghiệp

Khóa Du lịch- Đại học Mở Hà Nội

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA DU LỊCH
_______________________________

Họ và tên : Nguyễn Thanh Phương – K25QT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐỀ TÀI:

PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH BẮC NINH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

(DU LỊCH, KHÁCH SẠN)
MÃ NGÀNH: 7810103.3

Giáo viên hướng dẫn : Th.s Hoàng Quế Nga

HÀ NỘI, 04 – 2021

Nguyễn Thanh Phương- K25QT


Khóa luận tốt nghiệp

Khóa Du lịch- Đại học Mở Hà Nội

DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT
Tên bảng biểu
1
Bảng 2.1 Số lượt khách đến tỉnh Bắc Ninh
(ĐVT: Nghìn lượt người)

Số trang
56

2

58

Bảng 2.2 Doanh thu từ du lịch của tỉnh Bắc Ninh


Nguyễn Thanh Phương- K25QT


Khóa luận tốt nghiệp

Khóa Du lịch- Đại học Mở Hà Nội

DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

STT
Tên đồ thị
Số trang
1
Biểu đồ 2.1: Độ tuổi khách du lịch văn hóa đến tỉnh Bắc Ninh 57
năm 2019
2

Biểu đồ 2.2: Doanh thu từ khách du lịch tỉnh Bắc Ninh giai
đoạn 2015-2019

MỤC LỤ

Nguyễn Thanh Phương- K25QT

59


Khóa luận tốt nghiệp
I.


Khóa Du lịch- Đại học Mở Hà Nội

PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................................................1

1.....Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................................................1
2.....Mục đích nghiên cứu của đề tài....................................................................................................................4
3.....Đối tượng nghiên cứu....................................................................................................................................4
4.....Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................................................................4
5.....Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................................................4
6.....Kết cấu khóa luận..........................................................................................................................................5
I.

PHẦN NỘI DUNG...........................................................................................................................6

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết....................................................................................7
1.1. .Tổng quan nghiên cứu...................................................................................................................................7
1.2. .Cơ sở lý thuyết..............................................................................................................................................9
1.2.1 Cơ sở lý thuyết chung về du lịch................................................................................................................9
1.2.2 Cơ sở lý thuyết về du lịch văn hóa.............................................................................................................26
1.2.4 Cơ sở lý thuyết về du lịch có trách nhiệm.................................................................................................32
1.2.5 Nguyên tắc phát triển du lịch.....................................................................................................................33
1.2.6 Lợi ích của việc phát triển du lịch và du lịch văn hóa...............................................................................34
1.2.7 Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động du lịch.................................................................................36
1.2.8 Cơ sở lý thuyết về việc bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa, các địa điểm văn hóa phục vụ du lịch........37
Chương 2: Đánh giá thực tại hoạt động du lịch văn hóa tại Bắc Ninh............................................................39
2.1. .Giới thiệu khái quát về điều kiện phát triển du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng tại Bắc Ninh 39
2.1.1 Tài nguyên tự nhiên....................................................................................................................................39
2.1.2 Tài nguyên nhân văn..................................................................................................................................42
2.1.3 Cơ sở hạ tầng................................................................................................................................................49
2.2. .Hiện trạng phát triển du lịch ở Bắc Ninh......................................................................................................55

2.2.1 Tổng thể tỉnh hình phát triển du lịch tại tỉnh Bắc Ninh.............................................................................55
2.2.2 Phân tích đánh giá thực trạng phát triển du lịch văn hóa tại tỉnh..............................................................63
2.3. .Đánh giá.........................................................................................................................................................69
Tiểu kết chương 2..................................................................................................................................................73
Chương 3: Đề xuất, khuyến nghị.................................................................................................................74
3.1. .Đề xuất định hướng, giải pháp phát triển du lịch văn hóa tỉnh Bắc Ninh...................................................74
3.1.1 Đề xuất định hướng....................................................................................................................................74
3.1.2 Đề xuất giải pháp........................................................................................................................................79
3.1.3 Những giải pháp để phát triển du lịch bền vững.......................................................................................86
3.2. .Đề xuất khuyến nghị.....................................................................................................................................89
Tiểu kết chương 3..................................................................................................................................................91

Nguyễn Thanh Phương- K25QT


Khóa luận tốt nghiệp
III.

Khóa Du lịch- Đại học Mở Hà Nội

KẾT LUẬN......................................................................................................................................92

1.....Khẳng định những đóng góp và hạn chế của nghiên cứu............................................................................92
2.....Gợi ý nghiên cứu tiếp theo............................................................................................................................93
IV.

PHỤ LỤC.........................................................................................................................................95

Nguyễn Thanh Phương- K25QT



I.

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự thay đổi của tự nhiên, xã hội cũng không ngừng thay đổi, con người
luôn không ngừng sáng tạo xây dựng một xã hội hiện đại hóa, thay thế sức lực con
người bằng máy móc, bên cạnh đó cịn là sự sáng tạo về khoa học kỹ thuật, công nghệ
thông tin. Với những gì đã đạt được kinh tế cũng phát triển vô cùng mạnh mẽ, nâng cao
mức sống cho con người từ đó xu hướng hội nhập ngày càng được mở rộng khơng chỉ
trong mà cả ngồi nước. Hội nhập, phát triển là điều tất yếu diễn ra ở thời đại này, góp
phần thúc đẩy các nước trên thế giới gần nhau hơn khơng gì khác chính là du lịch. Du
lịch dường như là sợi dây gắn kết giúp thế giới gần nhau hơn mà cũng là thước đo để đo
lường chất lượng cuộc sống của mỗi con người, mỗi quốc gia trên thế giới.
Trong những năm gần đây, xu hướng đi du lịch ở các quốc gia phát triển mạnh
mẽ, đặc biệt khu vực Châu Á luôn là sự lựa chọn của rất nhiều khách du lịch cả trong và
ngoài châu lục. Một trong những điểm thu hút của thị trường này không chỉ là yếu tốt về
mặt tự nhiên mà cịn là yếu tố văn hóa. Dịng chảy văn hóa của các nước châu Á ln
hấp dẫn và lôi kéo du khách đến với châu lục này. Hịa mình vào dịng chảy đó, Việt
Nam chính là nhánh không thể không kể đến với những di sản văn hóa hấp dẫn và đa
dạng.
Nói đến văn hóa Việt Nam, người ta phải miêu tả nó bằng cụm từ “đa dạng nhưng
thống nhất”. Với bề dày 4000 năm dựng nước và giữ nước Việt Nam là cái nôi giao thoa
giữa các nền văn hóa, đặc biệt là các quốc gia Đơng Nam Á với nền văn minh lúa nước.
Có thể nói Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới
đã có mặt tại nơi đây, tuy nhiên văn hóa Việt Nam ngày nay là là một nền văn hóa độc
lập, mang nét riêng của dân tộc anh hùng. Thời đại mới, nền văn hóa Việt Nam vẫn đang
vận động khơng ngừng theo sự chuyển mình của thế giới, tuy nhiên nền văn hóa Việt
Nam vẫn tự tin khẳng định “ hịa nhập cứ khơng hịa tan” nét văn hóa Việt vẫn là niềm

tự hào của dân tộc.
1


Khóa luận tốt nghiệp

Khóa Du lịch- Đại học Mở Hà Nội

Dựa trên nền tảng sẵn có đó, du lịch văn hóa hình thành như một điều tất yếu vừa
để khai thác, phát triển du lịch quốc gia mà qua đó cũng là cách để tìm hiểu sâu hơn về
nét văn hóa của dân tộc. Du lịch văn hóa khơng chỉ là một loại hình du lịch mang lại
nguồn kinh tế cho đất nước mà nó cịn góp phần khơng nhỏ lưu giữ và bảo tồn nền văn
hóa dân tộc, đây cũng là cách con người Việt Nam khẳng định vị thế của mình với bạn
bè thế giới.
Trên mảnh đất hình chữ S, Bắc Ninh được mệnh danh là vùng đất “địa linh nhân
kiệt” bởi có lịch sử lâu đời và trù phú với những hoạt động kinh tế, văn hóa vừa đa dạng
và vừa sôi động. Trải qua từng thời kỳ hình thành và phát triển vùng đất Kinh Bắc đã
mang trong mình nguồn tài ngun nhân văn vơ cùng phòng phú. Bắc Ninh là một vùng
đất hội tụ của nhiều dấu tích văn hố và tơn giáo lớn; vùng đất đã hình thành nhiều
huyền thoại đi vào tâm linh của cư dân người Việt; vùng đất đã sản sinh ra vương triều
Lý - một triều đại đã khai mở nền văn minh Đại Việt và phát triển rực rỡ trong suốt hơn
200 năm. Bắc Ninh là nơi sinh ra nhiều nhân tài trong lịch sử đất nước như tám vị vua
nhà Lý; thời Lê triều đình có 6 vị thượng thư thì 5 người q ở Bắc Ninh; Ngơ Gia Tự,
một chiến sĩ cộng sản kiên cường... Bắc Ninh còn là vùng đất tổ của những làn điệu dân
ca Quan Họ đặc sắc, tiêu biểu cho loại hình dân ca trữ tình Bắc Bộ, mang đậm bản sắc
vùng miền. Quan Họ Bắc Ninh ngày nay đã trở thành di sản văn hố q của Việt Nam.
Bên cạnh đó, nơi đây còn là quê hương của chùa tháp, lễ hội và các sinh hoạt văn
hoá cổ truyền. Mỗi lễ hội đều thể hiện những vẻ đẹp, tinh hoa văn hoá của địa phương
và dân tộc là dịp ôn cố, tri ân những vị anh hùng.
Nguồn tin báo Bắc Ninh cho biết, năm 2019, Ban Quản lý di tích tỉnh hồn thành

cơng tác tổng kiểm kê di tích và tham mưu cơng bố danh mục di tích trên địa bàn tỉnh.
Hiện tồn tỉnh có gần 1.600 di tích, trong đó 608 di tích đã được Nhà nước xếp hạng, 4
di tích Quốc gia đặc biệt, 194 di tích cấp Quốc gia và 410 di tích cấp tỉnh. Có thể nói
đây là một tỉnh có mật độ các di tích dày đặc, nhiều làng nghề truyền thống và có cả di
sản văn hóa thế giới - Quan Họ,... từ đây Bắc Ninh có lợi thế vững chắc để hình thành và
phát triển du lịch văn hóa thu hút du khách. Khơng những vậy, vị trí địa lý, sự phát triển
2
Nguyễn Thanh Phương- K25QT


Khóa luận tốt nghiệp

Khóa Du lịch- Đại học Mở Hà Nội

kinh tế cùng với ổn định về mặt chính trị cũng là lợi thế cạnh tranh hoàn hảo cho vùng
đất này.
Tuy nhiên, đến thời điểm này dường như Bắc Ninh vẫn chưa có một hướng phát
triển phù hợp, hiệu quả cho loại hình du lịch thế mạnh này. Cũng đã có một số đề án tỉnh
đưa ra như: Theo Quyết định số 780/QĐ-UBND ngày 04/7/2013 của UBND tỉnh Bắc
Ninh về việc phê duyệt Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
Dân ca Quan Họ Bắc Ninh và Ca trù giai đoạn 2013 – 2020, Quyết định 242/2014/QĐUBND Quy định về quản lý di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trên đại bàn tỉnh Bắc
Ninh,… cùng với nhiều dự án phát triển kinh tế, đô thị. Nhưng việc đầu tư cho du lịch
văn hóa tại tỉnh chưa thật sự hiệu quả mới chỉ tập trung vào vấn đề bảo tồn, chưa đầu tư
nhiều vào phát triển du lịch, nếu có cũng cịn nhỏ lẻ, chưa có sự liên kết, tính đồng bộ
cao, các sản phẩm du lịch còn đơn điệu chưa đặc sắc, thu hút và níu chân khách du lịch.
Đây là hiện trạng đáng tiếc trong khi tiềm năng của tỉnh có thể đem lại nhiều hơn thế, du
lịch văn hóa nếu có sự đầu tư hợp lý sẽ là một song những nguồn thu mũi nhọn của Bắc
Ninh.
Về vấn đề văn hóa tại Bắc Ninh, tác giả Đỗ Hải Yến đã nghiên cứu về đề tài “Bảo
tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các lễ hội ở Bắc Ninh phục vụ phát triển du lịch,

hay theo Nguyễn Thị Hồng “Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020”
và còn nhiều luận văn bài báo liên quan. Nhưng có thể thấy, các đề tài mới chỉ đề cập
đến việc bảo tồn các di tích có giá trị văn hóa hay chỉ hướng đến giải pháp của du lịch
tỉnh nói chung, chưa thật sự đi sâu vào phát triển loại hình du lịch văn hóa tại tỉnh.
Qua thực trạng và tính cấp bách của vấn đề, việc lựa chọn đề tài “ Phát triển du
lịch văn hóa tỉnh Bắc Ninh” là cần thiết để đưa ra giải pháp phát huy du lịch văn hóa
của tỉnh trong thời gian tới.

3
Nguyễn Thanh Phương- K25QT


Khóa luận tốt nghiệp

Khóa Du lịch- Đại học Mở Hà Nội

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
-

Nghiên cứu sự phát triển du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng tại

tỉnh Bắc Ninh
-

Đề xuất các giải pháp phát huy thế mạnh của loại hình du lịch văn hóa tại

tỉnh Bắc Ninh
3. Đối tượng nghiên cứu
-


Các điều kiện để phát triển du lịch và hiện trạng hoạt động du lịch văn hóa

tại tỉnh Bắc Ninh cùng với các doanh nghiệp du lịch, các tổ chức có liên quan, cơ quan
quản lý nhà nước về du lịch, cơ sở vật chất, sản phẩm du lịch văn hóa của tỉnh.
4. Phạm vi nghiên cứu
-

Về thời gian: Số liệu tài liệu thu thập từ năm 2010 đến nay

-

Về không gian: Nghiên cứu về hiện trạng du lịch văn hóa tại tỉnh Bắc Ninh

-

Nội dung nghiên cứu: hiện trạng du lịch văn hóa tại tỉnh Bắc Ninh và các

giải pháp phát triển du lịch văn hóa tỉnh Bắc Ninh
5. Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu.

Dựa trên các tài liệu, số liệu có sẵn qua các nguồn như số liệu thống kê của Sở
VH,TT&DL Bắc Ninh, các bài viết trên các báo, trang mạng có uy tín,.. sau đó tổng hợp
lại thơng tin liên quan. Từ đây chia tài liệu thu tập được thành từng bộ phận, từng mặt,
từng vấn đề để phân tích phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
Sau đó qua những gì đã phân tích tổng hợp lại được toàn diện và khái quát vấn đề
nghiên cứu dựa trên những tài liệu đã có.
-


Phương pháp định lượng, định tính.
4

Nguyễn Thanh Phương- K25QT


Khóa luận tốt nghiệp

Khóa Du lịch- Đại học Mở Hà Nội

Phương pháp định lượng : Sử dụng các con số để lượng hóa, đo lường, phản ảnh và tổng
quát hóa vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp định tính: Bên cạnh phương pháp định lượng sau khi đưa ra các con số cụ
thể, kết hợp phương pháp định tính để mơ tả, giải thích các vấn đề liên quan.
-

Phương pháp khảo sát cá nhân.

Xây dựng bảng hỏi liên quan đến vấn đề nghiên cứu sau đó khảo sát khách du lịch để lấy
thơng tin, dữ liệu khách quan để phân tích phục vụ đề tài nghiên cứu.
6. Kết cấu khóa luận
-

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết

-

Chương 2: Đánh giá thực tại hoạt động du lịch văn hóa tại Bắc Ninh


-

Chương 3: Đề xuất, khuyến nghị

5
Nguyễn Thanh Phương- K25QT


Khóa luận tốt nghiệp

I.

Khóa Du lịch- Đại học Mở Hà Nội

PHẦN NỘI DUNG



Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết

1.1

Tổng quan nghiên cứu

1.2

Cơ sở lý thuyết

Tiểu kết chương 1



Chương 2: Đánh giá thực tại hoạt động du lịch văn hóa tại Bắc Ninh

2.1

Giới thiệu khái quát về điều kiện phát triển du lịch nói chung và du lịch văn

hóa nói riêng tại Bắc Ninh
2.2

Phân tích/ đánh giá thực trạng các hoạt động du lịch văn hóa tại Bắc Ninh

để xác định những thách thức và khó khăn
Tiêu kết chương 2


Chương 3: Đề xuất, khuyến nghị

3.1

Đề xuất định hướng, giải pháp

3.2

Đề xuất khuyến nghị thực tiễn

Tiểu kết chương 3
II.

III.


PHẦN KẾT LUẬN
1.

Khẳng định các đóng góp và hạn chế của nghiên cứu

2.

Gợi ý nghiên cứu tiếp theo
PHỤ LỤC

6
Nguyễn Thanh Phương- K25QT


Khóa luận tốt nghiệp

Khóa Du lịch- Đại học Mở Hà Nội

II.

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1

Tổng quan nghiên cứu

Mở cửa và hội nhập quốc tế là quy luật, nguyên tắc sống còn để phát triển và tạo
nên sự bình đẳng giữa các quốc gia. Những kết quả do hội nhập quốc tế mang lại đã mở

ra nhiều cơ hội cho nhiều quốc gia, nhất là các nước đang phát triển, trong đó có Việt
Nam. Cơ hội lớn nhưng thách thức cũng lớn, đặc biệt là vấn đề “giữ gìn và phát huy bản
sắc văn hóa dân tộc ở mỗi quốc gia”. TS Dương Văn Sáu (Trường đại học Văn hóa Hà
Nội), phân tích: “Văn hóa du lịch chính là phương pháp để giải bài toán cung - cầu của
du lịch Việt Nam trong tiến trình hội nhập”.
Do vậy, du lịch văn hóa chính là sản phẩm của văn hóa Việt Nam trong q trình
hội nhập, tồn cầu hóa hiện nay. “Văn hóa có ý nghĩa quyết định trong các mối quan hệ
giữa các cá nhân và cộng đồng, giữa các quốc gia trên thế giới trong tiến trình tồn cầu
hóa bởi vì bản chất của tồn cầu hóa chính là sự giao thoa mọi mặt của đời sống xã hội.”
Ý thức được điều này khơng chỉ Việt Nam nói chung mà tỉnh Bắc Ninh nói riêng
ln cố gắng phát huy được thế mạn của mình. Là một trong những tỉnh có diện tích nhỏ
nhất nước với đặc thù khơng có rừng, khơng có biển và cũng chưa có nhiều các khu nghỉ
dưỡng cao cấp nhưng thứ mà Bắc Ninh có là chiều sâu giá trị văn hóa của ngàn năm lịch
sử vun bồi.
Như vậy, có thể thấy trong số các lý do để du khách dừng chân tại Bắc Ninh chính
bởi hệ thống di sản văn hóa. Chính sự nổi trội về văn hóa chứ khơng đơn giản chỉ có
cảnh sắc thiên nhiên nơi đồng bằng bắc bộ mới là yếu tố bền vững thu hút du khách, và
cũng chính vẻ đẹp độc đáo, đặc sắc đầy ắp huyền thoại và bí ẩn cổ xưa từ các di sản văn
hóa đã trở thành “thỏi nam châm” hút du khách đến với nơi đây.
Vì thế tỉnh Bắc Ninh đã và đang phát huy được lợi thế về văn hóa nhằm đưa du
lịch văn hóa trở thành thế mạnh và thành nét đặc thù, in đậm dấu ấn trong lòng du
khách. Nhắc đến vấn đề về phát triển du lịch văn hóa tại đây, cũng đã có nhiều bài báo,
7
Nguyễn Thanh Phương- K25QT


Khóa luận tốt nghiệp

Khóa Du lịch- Đại học Mở Hà Nội


cơng trình, những dự án đề xuất đưa ra. Tuy nhiên đa số đều hướng đến việc bảo tồn các
di tích lịch sử nên việc đẩy mạnh du lịch vẫn còn đang hạn chế. Các tour du lịch hay các
sự kiện về du lịch còn thiếu, chưa chiếm được sự tị mị, khám phá của du khách. Có thể
thấy chúng ta mới chỉ quảng bá được hình ảnh chứ chưa thật sự đủ sức để giữ chân du
khách đến với miền Quan họ.
Theo báo điện tử Sở VHTT-DL tỉnh Bắc Ninh “Hoạt động giao lưu, hợp tác quốc
tế về văn hóa ngày càng mở rộng. Tuy chưa được định hình rõ nét song ý thức về ngành
công nghiệp sáng tạo ở Bắc Ninh bắt đầu được quan tâm khai mở bằng việc tạo ra những
sản phẩm văn hóa mang bản sắc Bắc Ninh-Kinh Bắc như đầu tư phục dựng không gian
văn hóa Quan họ thu hút khách du lịch; khuyến khích sáng tạo đa dạng mẫu mã sản
phẩm thủ cơng mỹ nghệ, quà lưu niệm thể hiện được nét đẹp văn hóa đặc trưng của Bắc
Ninh; tổ chức chương trình giao lưu, trao đổi văn hóa với nhiều quốc gia trên thế giới,
đồng thời từng bước bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách về mở rộng hợp tác, ngoại
giao văn hóa, phim hoạt hình giáo dục lịch sử - danh nhân Kinh Bắc...” [9] Tuy nhiên
hiệu quả cũng chưa thực sự rõ ràng.
Bên cạnh đó cũng đã có rất nhiều tác giả quan tâm đến vấn đề du lịch văn hóa tại
tỉnh Bắc Ninh các cơng trình nghiên cứu cũng đã phần nào góp phần thúc đẩy du lịch tại
tỉnh như Lê Trung Thu trong “Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Bắc Ninh năm
2012”, nhà báo Quang Đạo trong bài viết về “Hướng khai thác có hiệu quả những tiềm
năng du lịch của Bắc Ninh” của báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam trang tỉnh Bắc
Ninh tháng 8 năm 2020 . Tuy nhiên đa số các cơng trình đó chưa đào sâu vào chi tiết,
chưa đi sâu vào chất lượng dịch vụ du lịch tại tỉnh, đề xuất giải pháp khơng cịn phù hợp
với bối cảnh hiện nay. Mà đây là điều cần thiết để tạo nền móng vững chắc xây dựng du
lịch văn hóa tại tỉnh.
Có thể thấy những tồn đọng nêu trên sẽ là khoảng trống mà khóa luận bám theo
nghiên cứu và lấp đầy góp phần thúc đẩy du lịch văn hóa tỉnh Bắc Ninh xứng với nền
tảng văn hóa đang có.
8
Nguyễn Thanh Phương- K25QT



Khóa luận tốt nghiệp

1.2

Khóa Du lịch- Đại học Mở Hà Nội

Cơ sở lý thuyết

1.2.1 Cơ sở lý thuyết chung về du lịch


Khái niệm về du lịch

Hoạt động du lịch không phải đến thời hiện đại mới xuất hiện mà nó đã có từ thời
xa xưa. Tuy nhiên ngày đó danh từ Du lịch khơng được sử dụng mà nó được xem như là
một sở thích, một hoạt động của con người khi đi nghỉ ngơi thư giãn. Theo thời gian Du
lịch trở thành từ khơng cịn xa lạ đối với cuộc sống và được xem như một hoạt động phổ
biến góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của các nước đã và đang phát triển. Dần dần
Du lịch đã phổ biến hơn, xuất hiện nhiều hơn trong cuộc sống thường ngày chứ khơng
phải là một từ gị bó về sở thích, hoạt động của riêng lẻ cá nhân, nhóm người. Từ đây có
sự tương tác giữa sự phát triển của xã hội và Du lịch, phản ánh được chất lượng cuộc
sống ở mỗi thời đại.
Hiệp hội lữ hành quốc tế đã công nhận du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế
giới vượt lên cả ngành sản xuất ô tô, thép điện tử và nông nghiệp. Vì vậy, du lịch đã trở
thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới.
Tuy nhiên nói về khái niệm du lịch ở mỗi góc độ, cách nhìn nhận khác nhau lại có
một qua điểm riêng.
Dưới con mắt của Guer Freuler thì “du lịch với ý nghĩa hiện đại của từ này là một
hiện tượng của thời đại chúng ta, dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu khôi phục sức khoẻ

và sự thay đổi của môi trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh, phát triển tình cảm đối
với vẻ đẹp thiên nhiên”.
Theo các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn thuần mà nó
phải gắn chặt với hoạt động kinh tế.
Nhà kinh tế học Picara- Edmod đưa ra định nghĩa: “Du lịch là việc tổng hoà việc
tổ chức và chức năng của nó khơng chỉ về phương diện khách vãng lai mà chính về
phương diện giá trị do khách chỉ ra và của những khách vãng lai mang đến với một túi
tiền đầy, tiêu dùng trực tiếp hoặc gián tiếp cho các chi phí của họ nhằm thoả mãn nhu
cầu hiểu biết và giải trí.”
9
Nguyễn Thanh Phương- K25QT


Khóa luận tốt nghiệp

Khóa Du lịch- Đại học Mở Hà Nội

Tại hội nghị Liên hợp quốc về du lịch họp tại Roma - Italia ( 21/8 – 5/9/1963), các
chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện
tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú cuả cá nhân
hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên cuả họ hay ngoài nước họ với mục đích hồ
bình. Nơi họ đến lưu trú khơng phải là nơi làm việc của họ.
Về phía Việt Nam các nhà nghiên cứu và cá học giả cũng có nhiều ý kiến khác
nhau.
Theo giáo sư Nguyễn Văn Lễ trong cuốn “ Tâm lý học du lịch” cho rằng: Du lịch
là việc đi lại, lưu trú tạm thời ở bên ngoài nơi ở thường trú của cá nhân. Mục đích nhằm
thỏa mãn các nhu cầu đa dạng.
Theo tiến sĩ Phạm Nguyễn Hùng thì cho rằng: Du lịch là sự khác biệt.
Theo Luật Du lịch 2017 khái niệm Du lịch được hiểu là: “Du lịch là các hoạt động
có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian

không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm
hiểu, khám phá tài ngun du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”.


Khái niệm về khách du lịch

Không phải tự nhiên Du lịch xuất hiện trong cuộc sống, theo một khía cạnh nào
đó nó bắt nguồn từ nhu cầu của con người. Có thể nói Du lịch là một hoạt động thực tiễn
xã hội của con người, nó được hình thành nhờ sự kết hợp hữu cơ giữa 3 yếu tố người du
lịch, tài nguyên du lịch và môi giới du lịch (ngành du lịch).
Khách du lịch hay người du lịch là một khái niệm khá rộng và cũng được hiểu
khác nhau theo cách tiếp cận khác nhau. Ở Việt Nam khách du lịch được quy định tại
Luật du lịch năm 2017: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ
trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến.”
Bên cạnh định nghĩ về khách du lịch thì việc phân chia khách du lịch cũng được
phân chia theo nhiều khía cạnh khác nhau:
-

Phân chia theo phạm vi lãnh thổ

10
Nguyễn Thanh Phương- K25QT


Khóa luận tốt nghiệp

Khóa Du lịch- Đại học Mở Hà Nội

Theo Tổ chức Du lịch toàn cầu du khách gồm có khách du lịch quốc tế và du
khách nội địa.

Khách du lịch quốc tế: là một người ra khỏi quốc gia đang sinh sống trong thời
gian ít nhất 24h và không quá 12 tháng liên tục với mục tiêu không phải là làm việc để
nhận thu nhập ở nơi đến.
Khách du lịch nội địa: là một người ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình
trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó với thời gian ít nhất 24h và không quá 12 tháng liên
tục với mục tiêu không phải là làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến.
-

Phân loại khách du lịch được quy định tại Điều 10 Luật du lịch Việt Nam

2017 như sau:
Khách du lịch nội địa là cơng dân Việt Nam, người nước ngồi cư trú ở Việt Nam
đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam.
Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là người nước ngoài, người Việt Nam định
cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch.
Khách du lịch ra nước ngoài là cơng dân Việt Nam và người nước ngồi cư trú ở
Việt Nam đi du lịch nước ngoài.
-

Phân loại theo nguồn gốc dân tộc

-

Phân loại theo độ tuổi, giới tính, nghê nghiệp

-

Phân loại theo khả năng thanh toán




Một số khái niệm khác được quy định tại Luật du lịch năm 2017 có liên

quan đến đề tài.
-

“ Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh

doanh du lịch và cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến du lịch.”
11
Nguyễn Thanh Phương- K25QT


Khóa luận tốt nghiệp

-

Khóa Du lịch- Đại học Mở Hà Nội

“ Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị

văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp
ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài
nguyên du lịch văn hóa.”
-

“ Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài

nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch.”
-


“ Chương trình du lịch là văn bản thể hiện lịch trình, dịch vụ và giá bán

được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ điểm xuất phát đến điểm kết thúc
chuyến đi.”
-

“Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch được đầu tư, khai thác phục vụ

khách du lịch.”
-

“Chương trình du lịch là văn bản thể hiện lịch trình, dịch vụ và giá bán

được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ điểm xuất phát đến điểm kết thúc
chuyến đi.”
-

“Cơ sở lưu trú du lịch là nơi cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu lưu trú của

khách du lịch.”
-

“Xúc tiến du lịch là hoạt động nghiên cứu thị trường, tổ chức tuyên truyền,

quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển và thu hút khách du lịch.”
-

“Môi trường du lịch là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nơi diễn


ra các hoạt động du lịch.”


Những bộ phận hợp thành sản phẩm du lịch

Theo định nghĩa của UNWTO, sản phẩm du lịch là “sự kết hợp giữa các yếu tố
hữu hình và vơ hình, như tài ngun thiên nhiên, văn hóa và nhân tạo, các điểm tham
quan, cơ sở, dịch vụ và hoạt động xung quanh một địa điểm cụ thể đại diện cho mục
đích cốt lõi của marketing và tạo ra trải nghiệm cho khách du lịch bao gồm các khía
cạnh cảm xúc cho khách hàng tiềm năng. Một sản phẩm du lịch được định giá và bán
thông qua các kênh phân phối và nó cũng có vịng đời sản phẩm”.
12
Nguyễn Thanh Phương- K25QT


Khóa luận tốt nghiệp

-

Khóa Du lịch- Đại học Mở Hà Nội

Những thành phần tạo lực hút (lực hấp dẫn đối với du khách).

Bao gồm các điểm du lịch, các tuyến du lịch để thỏa mãn cho nhu cầu tham quan,
thưởng ngoạn của du khách, đó là những cảnh quan thiên nhiên đẹp nổi tiếng, các kỳ
quan, các di sản văn hóa thế giới, các di tích lịch sử mang đậm nét đặc sắc văn hóa của
các quốc gia, các vùng…
-

Cơ sở du lịch (Điều kiện vật chất để phát triển ngành du lịch)


Cơ sở du lịch bao gồm mạng lưới cơ sở lưu trú như khách sạn, làng du lịch để
phục vụ cho nhu cầu lưu trú của du khách, cửa hàng phục vụ ăn uống, cơ sở kỹ thuật
phục vụ cho nhu cầu giải trí của du khách, hệ thống các phương tiện vận chuyển nhằm
phục vụ cho việc đi lại của du khách.
-

Dịch vụ du lịch

Bộ phận này được xem là hạt nhân của sản phẩm du lịch, việc thực hiện nhu cầu
chi tiêu du lịch của du khách không tách rời các loại dịch vụ mà nhà kinh doanh du lịch
cung cấp.
Sản phẩm du lịch mà nhà kinh doanh du lịch cung cấp cho du khách ngoài một số
sản phẩm vật chất hữu hình như ăn, uống, phần nhiều thể hiện bằng các loại dịch vụ.
Dịch vụ du lịch là một quy trình hồn chỉnh, là sự liên kết hợp lý các dịch vụ đơn
lẻ tạo nên, do vậy phải tạo ra sự phối hợp hài hòa, đồng bộ trong toàn bộ chỉnh thể để
tạo ra sự đánh giá tốt của du khách về sản phẩm du lịch hoàn chỉnh.



Những đặc trưng cơ bản của sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch được xây dựng lên chủ yếu để thỏa mãn nhu cầu thứ yếu cao
cấp của du khách. Mặc dù trong suốt chuyến đi họ phải thỏa mãn các nhu cầu đặc biệt.
Do đó nhu cầu du lịch chỉ được đặt ra khi người ta có thời gian nhàn rỗi, khả năng chỉ

13
Nguyễn Thanh Phương- K25QT



Khóa luận tốt nghiệp

Khóa Du lịch- Đại học Mở Hà Nội

trả. Nguời ta sẽ đi du lịch nhiều hơn nếu thu nhập tăng và ngược lại sẽ cắt giảm nếu thu
nhập bị giảm xuống.
4 đặc điểm của dịch vụ đó là:
-

Tính vơ hình: Đa số các sản phẩm du lịch về cơ bản là vơ hình (khơng cụ

thể). Thực ra nó là một trải nghiệm du lịch hơn là một món hàng cụ thể. Mặc dù trong
cấu thành sản phẩm du lịch có hàng hóa những thành phần hữu hình. Tuy nhiên sản
phẩm du lịch là không cụ thể nên dễ dàng bị sao chép, bắt chước (những chương trình
du lịch, cách trang trí phịng đón tiếp, những đãi ngộ trong chính sách…). Vì vậy việc
làm khác biệt hóa sản phẩm mang tính cạnh tranh khó khăn hơn trong kinh doanh hàng
hóa. Các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh tốt là doanh nghiệp có những sản phẩm
tốt, đặc biệt có dấu ấn trong mắt người tiêu dùng ( khách du lịch)
-

Tính khơng đồng nhất: Do sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ, vì vậy mà

khách hàng khơng thể kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi mua gây khó khăn cho
việc chọn sản phẩm. Do đó vấn đề quảng cáo trong du lịch là rất quan trọng.
-

Tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng: Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch

xảy ra cùng một thời gian và địa điểm sản xuất ra chúng. Do đó khơng thể đưa sản phẩm
du lịch đến khách hàng mà khách hàng phải tự đến nơi sản xuất ra sản phẩm du lịch.

Chúng ta không thể mang một tour du lịch đến tận nơi ở của khách hàng, mà cần khách
hàng đến trả nghiệm khơng gian, văn hóa, tận hưởng tour du lịch mà mình lựa chọn.
-

Tính mau hỏng và khơng dự trữ được: Sản phẩm du lịch chủ yếu tạo nên

từ dịch vụ như dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống….Do đó về cơ bản
sản phẩm du lịch không thể tồn kho, dự trữ được và rất dễ hỏng.



Ngồi ra sản phẩm du lịch cịn có một đặc điểm khác:
Sản phẩm du lịch do nhiều nhà tham gia cung ứng
Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch mang tính thời vụ



Sản phẩm du lịch nằm ở xa nơi cư trú của khách du lịch.
14

Nguyễn Thanh Phương- K25QT


Khóa luận tốt nghiệp



Khóa Du lịch- Đại học Mở Hà Nội

Một số nguyên tắc trong phát triển sản phẩm du lịch


Việc phát triển sản phẩm du lịch là yếu tố cốt lõi trong quá tình làm du lịch. Để
phát triển sản phẩm du lịch có hiệu quả và bám sát với điểm đếm du lịch cần phải trả
qua một số nguyên tắc cơ bán. Cũng giống như các sản phẩm khác trên thị trường sản
phẩm du lịch cũng cần có từng bước để có thể hình thành.
-

Cần nghiên cứu thị trường:

Nghiên cứu thị trường là bước khởi đầu cho tất cả các chu kỳ phát triển sản phẩm
du lịch. Việc nắm bắt được thị hiếu và xu hướng nhu cầu của khách du lịch là một trong
những yêu cầu cơ bản nhất để việc phát triển sản phẩm du lịch điểm đến được hiệu quả
và thành công tối ưu.
Trước hết cần quan tâm đến việc thu thập, phân tích và giải thích các số liệu thống
kê về du lịch liên quan đến sản phẩm du lịch tại điểm đến. Ví dụ: số lượng khách du lịch
xuất, nhập cảnh tại các cửa khẩu, số lượng cơ sở lưu trú tại điểm đến, công suất sử dụng
buồng tại các cơ sở, số ngày bình quân khách du lịch lưu lại tại điểm đến...
Bên cạnh việc nghiên cứu về khách du lịch tiềm năng (cầu), cần phân tích và đánh
giá cụ thể về các vấn đề:
 Làm thế nào để khách tiềm năng biết về điểm đến và những đối thủ cạnh tranh
của điểm đến.
 Xác định thị trường hoặc phân khúc thị trường mà điểm đến hướng tới và
xác định tiềm năng của các thị trường hoặc phân khúc thị trường đó.
Các phương pháp tiếp cận thị trường cần phân tích một số yếu tố sau:
 Sản phẩm thị trường đang cần đã có hoặc tồn tại chưa?

15
Nguyễn Thanh Phương- K25QT



Khóa luận tốt nghiệp

Khóa Du lịch- Đại học Mở Hà Nội

 Tổng quan và phân tích về xu hướng thị trường - quốc tế, khu vực, trong
nước, trong địa phương và đối thủ cạnh tranh của điểm đến
 Khảo sát khách du lịch, xây dựng bảng hỏi để thu thập ý kiến của khách
theo các mùa du lịch tại các điểm đến trong cả nước.
 Phân tích đối thủ cạnh tranh - tập trung vào cách thức, tiêu chuẩn, điểm
mạnh yếu của sản phẩm, giá cả, cách tiếp thị…
- Liên kết với các bên liên quan
Các bên liên quan luôn có tác động lớn đến sự phát triển của sản phẩm du lịch,
để sản phẩm thật hoàn thiện đưa ra thị trường cần phải có sự góp sức của các bên liên
quan đến sản phẩm đó
Khi phát triển du lịch đặc biệt là tại các điểm tham quan cần phải có sự đồng ý,
hỗ trợ của dân địa phương, chính quyền các cấp,…vì vậy đây là yếu tố khơng thể bỏ
qua.
Để thống nhất ý kiến, hợp tác đạt hiệu quả cần tuân theo những nguyên tắc:
 Thường xuyên tham khảo ý kiến các bên liên quan khi bắt đầu lập kế
hoạch.
 Các kế hoạch hành động liên quan đến nhiều bên phải được tham khảo,
thống nhất ý kiến các bên, khuyến khích đối thoại liên tục nhằm thúc đẩy hợp tác và
lường trước các khó khăn.
 Xây dựng và sử dụng quy chế hợp tác nhằm đạt hiệu quả công việc đã đề
ra.
-

Lựa chọn các dự án đầu tư

Lựa chọn các dự án đầu tư là giai đoạn khởi đầu trong một chuỗi hoạt động phát

triển sản phẩm du lịch. Giai đoạn này cần phải xem xét, sàng lọc các cơ hội của dự án đã

16
Nguyễn Thanh Phương- K25QT


Khóa luận tốt nghiệp

Khóa Du lịch- Đại học Mở Hà Nội

được xác định và ưu tiên đầu tư. Có một số tiêu chí cần xem xét cơ hội đầu tư của dự án
như:


Liệu những nơi này đã quy hoạch để phát triển du lịch chưa?



Giao thông thuận tiện không?



Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội như thế nào?



Liệu điểm đến này có thị trường nguồn khách và phân khúc thị trường nào?




Có những điểm đến nào đang cạnh tranh, ở những yếu tố nào?



Đã thảo luận với cộng đồng địa phương về sự phát triển du lịch và hỗ trợ

những gì cho họ?


Các dự án có tạo cơng ăn việc làm thiết thực khơng?



Dự án có được phát triển một cách bền vững khơng? Có tác động tiêu cực

nào tới mơi trường và xã hội của địa phương?


Làm thế nào để các dự án có khả năng hỗ trợ phát triển bất động sản. Sự

phù hợp các dự án như thế nào đối với khả năng hỗ trợ phát triển bất động sản?

Tài nguyên du lịch
Hiện nay du lịch đang là một trong những ngành có định hướng tài ngun một
cách vơ cùng rõ rệt. Khi đó tài ngun du lịch có vai trị như một yếu tố cơ bản hay là
điều kiện tiên quyết giúp hình thành cũng như phát triển về du lịch trong một địa
phương.
Tài nguyên du lịch được định nghĩa tại Khoản 4 Điều 3 Luật Du lịch 2017 với nội
dung như sau:
Theo Pirojnik, 1985: “Tài nguyên du lịch là tổng thệ tự nhiên, văn hoá và lịch sử

cùng các thành phần của chúng trong việc khôi phục và phát triển thể lực và trí lực của
con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ, những tài nguyên này được sử dụng

17
Nguyễn Thanh Phương- K25QT


Khóa luận tốt nghiệp

Khóa Du lịch- Đại học Mở Hà Nội

cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp cho việc sản xuất dịch vụ du lịch với nhu cầu thời
điểm hiện tại hay tương lai và trong điều kiện kinh tế – kỹ thuật cho phép.”
“Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn
hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng
nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên
du lịch văn hóa.”
Qua từng thời kỳ phát triển của mỗi quốc gia, du lịch ngày càng được chú trong
và được xem như ngành cơng nghiệp có định hướng rõ ràng, được đầu tư và phát triển
mạnh mẽ. Tài nguyên du lịch là một trong những yếu tố cơ bản, điều kiện tiên quyết để
hình thành và phát triển du lịch của một địa phương. Số lượng tài nguyên vốn có, chất
lượng của chúng và mức độ kết hợp các loại tài nguyên trên cùng địa bàn có ý nghĩa đặc
biệt đối với sự phát triển du lịch. Vì vậy, sức hấp dẫn của một địa phương phụ thuộc rất
nhiều vào nguồn tài nguyên du lịch của địa phương đó.
Tài nguyên du lịch thường được chia thành 2 loại cơ bản: Tài nguyên du lịch tự
nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa.
-

Tài nguyên du lịch tự nhiên:


Tài nguyên du lịch thiên nhiên là những yếu tố thuộc về tự nhiên được ngành du
lịch đưa vào khai thác và phục vụ tham quan du lịch.
Một số tài nguyên thiên nhiên chính có ảnh hưởng đến du lịch đó là:


Địa hình

Đối với hoạt động du lịch, địa hình đóng một vai trị quan trọng với việc thu hút
khách. Địa hình có ảnh hướng sâu sắc đến các địa điểm du lịch, mỗi dạng địa hình sẽ tạo
ra những cảnh quan riêng có đặc thù riêng thu hút sự quan tâm của du khách.


Khí hậu
18

Nguyễn Thanh Phương- K25QT


Khóa luận tốt nghiệp

Khóa Du lịch- Đại học Mở Hà Nội

Khí hậu là thành phần quan trọng của mơi trường tự nhiên tác động mạnh đến
hoạt động du lịch. Đây là một yếu tố luôn được ưu tiên hàng đầu mỗi khi phân tích một
địa điaảm nào đó. Người ta thường phân tích dựa trên các yếu tố như:
Ánh nắng mặt trời. Ánh nắng như sự sống của tự nhiên những nơi giàu ánh nắng
sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động vui chơi giải trí ngồi trời cũng như việc di
chuyển của khách. Đây là sự thuận lợi, là điểm cộng để su khách chọn 1 địa điểm để đi
du lịch.
Lượng mưa: Trái ngược với nắng mưa đôi khi gây ảnh hưởng đến quá trình vui

chơi của khách. Tuy nhiên trên thực tế, mưa có tác dụng điều hịa khơng khí giúp khách
du lịch cảm thấy dễ chịu hơn trong một số trường hợp nhất định.
Nhiệt độ, vận tốc gió và độ ẩm: Cả ba yếu tố này có quan hệ lẫn nhau trong việc
giúp con người thải một lượng calo thừa ra ngoài cơ thể để mang lại cảm giác dễ chịu.


Tài nguyên nước

Tài nguyên nước bao gồm nước (chảy) trên bề mặt và nước ngầm. Đối với du lịch
thì nguồn nước mặt có ý nghĩa rất lớn. Nó bao gồm đại dương, biển, hồ, sơng, hồ chứa
nước nhân tạo, suối, Karst, thác nước, suối phun....
Nhằm mục đích phục vụ du lịch, nước sử dụng tùy theo nhu cầu, sự thích ứng của
cá nhân, độ tuổi và quốc gia.


Tài nguyên động thực vật

Hệ động thực vật đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển du lịch. Nó tạo nên
cảnh sắc sinh động, tơ điểm cho cảnh quan thiên nhiên. Một nguồn động thực vật phong
phú, đa dạng sẽ lôi cuốn và hấp dẫn khách du lịch.
-

Tài nguyên du lịch nhân văn

19
Nguyễn Thanh Phương- K25QT


×