Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

NCKH DLCM 2021 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 23 trang )

1

BÁO CÁO KẾT QUẢ DỰ ÁN
THAM DỰ CUỘC THI KHOA HỌC KĨ THUẬT CẤP TỈNH NĂM HỌC
2021 - 2022

Tên đề tài
CHIẾT XUẤT ETHYL- PARA- METHOXYCINNAMATE TỪ CỦ ĐỊA LIỀN
VÀ BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HẠ ĐƯỜNG HUYẾT, ỨC CHẾ
TẾ BÀO UNG THƯ CỦA ETHYL- PARA- METHOXYCINNAMATE.

Lĩnh vực: Y sinh và khoa học sức khỏe

Lạng Sơn, tháng 9 năm 2021


2
MỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU................................................................................................3
1. Lí do chọn đề tài................................................................................................3
2. Ý nghĩa và tầm quan trọng của đề tài................................................................3
3. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................4
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu............................................................................4
5. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................4
6. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................4
7. Những điểm mới của đề tài...............................................................................5
PHẦN II. NỘI DUNG......................................................................................6
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................6
1. Tổng quan về cây địa liền..................................................................................6
1.1. Đặc điểm sinh học và sinh thái của cây địa liền.........................................6


1.2. Thành phần hóa học của cây địa liền..........................................................6
1.3. Các tác dụng dược lý và công dụng của của cây địa liền...........................6
2. Bệnh tiểu đường................................................................................................6
2.1. Tìm hiểu về bệnh tiểu đường......................................................................6
2.2. Triệu chứng bệnh đái tháo đường...............................................................7
2.3. Biến chứng bệnh đái tháo đường...............................................................7
3. Ung thư..............................................................................................................7
CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU........................................................8
2.1. Qui trình thực nghiệm....................................................................................8
2.1.1. Ngun liệu, hóa chất..............................................................................8
2.1.2. Tách chiết cinnamate từ củ Địa liền........................................................8
2.1.3. Phương pháp xác định cấu trúc phân tử................................................10
2.1.4. Phương pháp thử hoạt tính sinh học......................................................10
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................11
3.1. Kết quả đạt được...........................................................................................11
3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo.........................................................................16
PHẦN III: KẾT LUẬN.......................................................................................16
CHÚ THÍCH.......................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................19


3
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong xã hội hiện đại, những bệnh lí về rối loạn chuyển hóa trong cơ thể
con người ngày một tăng cao. Trong đó bệnh tiểu đường (bệnh đái tháo đường)
là nhóm bệnh lí phổ biến. Theo thống kê của Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới
(IDF), năm 2019 tồn thế giới có 463 triệu người (trong độ tuổi 20-79) mắc
bệnh tiểu đường, dự kiến sẽ ở mức 578 triệu người vào năm 2030 và 700 triệu
người vào năm 2045, Bệnh tiểu đường gây ra rất nhiều biến chứng như biến

chứng về mắt, tim mạch, bệnh về da, bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có nguy cơ
cao mắc bệnh Alzheime.
Riêng tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường đang gia tăng
một cách nhanh chóng, số bệnh nhân tăng gấp đơi trong vòng 10 năm. Năm
2017, số bệnh nhân đái tháo đường là 3.54 triệu người (khoảng 5.5% dân số), số
bệnh nhân tiền tiểu đường (có rối loạn dung nạp glucose) là 4.79 triệu người
(khoảng 7.4% dân số), nghĩa là cứ 7.5 người sẽ có 1 người mắc bệnh tiểu đường
hoặc tiền tiểu đường. Dự đoán đến năm 2045, con số này sẽ tăng lên chiếm
7.7% tổng dân số.
Địa liền (Kaempferia galanga L.) là dược liệu đã được sử dụng từ lâu
trong điều trị ngực bụng lạnh đau, tiêu chảy, ăn uống khó tiêu, đau dạ dày, cảm,
ho, nơn mửa, hen suyễn và một số tác dụng khác [1]. Theo nghiên cứu của các
nhà khoa học, củ địa liền khơ có chứa 2,4- 3,9% tinh dầu với các thành phần
chính là acid p-methoxycinamic, ethyl cinamat và ethyl-p- methoxycinnamat
(EPMC) [2]. Trong đó, EPMC tác dụng chống viêm, gây giãn khí phế quản và
có phổ kháng khuẩn, kháng nấm khá rộng, đặc biệt khả năng làm giảm lượng
đường trong máu và ức chế một số tế bào ung thư. Xuất phát từ các lí do trên
nên chúng em quyết định lựa chọn đề tài “ Bước đầu đánh giá khả năng hạ
đường huyết và ức chế tế bào ung thư của ethyl- para- methoxycinnamate
chiết xuất từ củ địa liền” cho ý tưởng nghiên cứu khoa học của mình.
2. Ý nghĩa và tầm quan trọng của đề tài
2.1. Ý nghĩa


4
Chứng minh củ cây địa liền có khả năng giảm glucozo trong máu, ức chế
tế bào ung thư gan và ung thư bạch cầu cấp tính ở người, làm cơ sở để bào chế,
sản xuất thuốc chữa bệnh có nguồn gốc thảo dược hiệu quả, an toàn.
2.2. Tầm quan trọng của đề tài
Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá chính xác khả năng hạ đường huyết,

ức chế tế bào ung thư nhằm tạo tiền đề cho việc sử dụng cây địa liền trong công
nghệ bào chế thuốc chữa bệnh.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Chiết tách thành công ethyl- para- methoxycinnamate từ cặn chiết củ Địa
liền.
- Làm được thí nghiệm đánh giá được khả năng giảm glucozo của ethylpara- methoxycinnamate trên mơ hình in vitro.
- Thử nghiệm đánh giá được khả năng ức chế tế bào ung thư gan và ung
thư bạch cầu cấp tính ở người.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Đề tài được thực hiện trong phạm vi trường học, tính an tồn cao.
- Nhóm gồm hai thành viên. Thời gian nghiên cứu 3,5h/ngày
- Số lượng mẫu khảo sát 20 mẫu, thời gian nghiên cứu 4 tháng.
5. Đối tượng nghiên cứu
Các thành phần của cây địa liền đặc biệt là củ và rễ.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng nghiên cứu khoa học thực nghiệm.
+ Lập kế hoạch nghiên cứu ->bố trí thí nghiệm -> tiến hành thí nghiệm
->Thu kết quả -> Đánh giá và kết luận.
- Phương pháp thu mẫu
- Phân lập tuyển chọn
- Phương pháp chiết xuất EPMC
Dựa trên tài liệu tham khảo [9,10] và các khảo sát sơ bộ, 2 phương pháp
chiết xuất EPMC từ địa liền được nghiên cứu gồm:
+ Phương pháp cất kéo hơi nước
+ Phương pháp tạo tinh thể bay hơi.
- Phương pháp đánh giá khả năng giảm lượng đường huyết trên đĩa


5
invitro và ức chế tế bào ung thư

7. Những điểm mới của đề tài
- Thực nghiệm chiết tách thành công hợp chất cinnamate từ củ Địa liền.
- Xác định chính xác được khả năng hạ glucozo trong máu của cinnamate
chiết tách từ cây Địa liền.
- Xác định và đánh giá được khả năng ức chế tế bào ung thư gan và ung
thư máu cấp tính của cinnamate chiết tách từ cây Địa liền


6
PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Tổng quan về cây địa liền
1.1. Đặc điểm sinh học và sinh thái của cây địa liền
Địa liền là loài thực vật phân bố nhiều ở nước châu Á như Ấn Độ,
Malaysia, Indonesia, Philipine, Thái
Lan, Lào, Campuchia và Trung Quốc.
Tại Việt Nam, chi Kaempferia L. có
tổng cộng khoảng 9 – 10 loài. Địa
liền là cây mọc tự nhiên ở Tây
Nguyên, một số tỉnh miền núi như Hà
Giang, Yên Bái, Sơn La. Khơng
những vậy, cây cịn được trồng nhiều
nơi ở vùng đồng bằng sông Hồng như Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc
Giang…, Nghệ An, Thanh Hóa. Ở Lạng Sơn củ Địa Liền được người dân trồng
rải rác ở các huyện như Cao Lộc, Văn Quan, Bình Gia…
Địa liền là loại cây ưa sáng, ưa ẩm và có khả năng chịu hạn. Hàng năm,
cây mọc lá non vào tháng 4 – 5, sinh trưởng nhanh vào mùa hè và ra hoa. Hoa
nở mỗi ngày 1 cái vào lúc sáng sớm, rồi tàn tàn lúc 10 giờ sáng.
Củ Địa Liền được người dân sử dụng làm thuốc trong các bài thuốc chữa
bệnh và một lượng nhỏ củ địa liền được sử dụng làm gia vị trong ẩm thực.

1.2. Thành phần hóa học của cây địa liền
Thân rễ, củ địa liền khô chứa 2.4 – 3.9% tinh dầu, thành phần chủ yếu
của tinh dầu có trong thân rễ địa liền là:
- Acid p-methoxycinamic
- Ethyl cinamat
- p-methoxy ethylcinamat
Trong đó, hợp chất p-methoxy ethylcinamat chiếm tới 30% và dễ dàng kết tinh
khi bảo quản lạnh.
1.3. Các tác dụng dược lý và công dụng của của cây địa liền
Trong những năm gần đây, tác dụng dược lí của các cinnamate chiết tách
từ cây Địa liền rất được quan tâm. Nhiều nhà khoa học Việt Nam đã chiết tách


7
được hợp chất này trong củ Địa liền trồng ở Việt Nam và sử dụng rất hiệu quả
làm thuốc chữa bệnh xương khớp. Tuy nhiên, các hợp chất cinnamate lại chưa
được đánh giá về tác dụng hạ glucozo huyết. Do đó, trong đề tài này chúng em
mong muốn đánh giá được tác dụng dược lí của cinnamate và so sánh hiệu quả
của chúng với thuốc hạ glucozo đang sử dụng.
2. Bệnh tiểu đường
2.1. Tìm hiểu về bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường hay còn gọi là Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối
loạn chuyển hóa khơng đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm
khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin hoặc cả hai. Tăng glucose mạn
tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate,
protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và
mạch máu, thận, mắt, thần kinh.
Phân loại đái tháo đường gồm:
- Đái tháo đường type 1 (do phá hủy tế bào beta tụy, dẫn đến thiếu
insulin tuyệt đối).

- Đái tháo đường type 2 (do giảm chức năng của tế bào beta tụy tiến
triển trên nền tảng đề kháng insulin).
2.2. Triệu chứng bệnh đái tháo đường
Các triệu chứng đái tháo đường sau đây là điển hình. Tuy nhiên, một số người
đái tháo đường type 2 có các triệu chứng nhẹ nên người bệnh khơng nhận biết
được.
- Đi tiểu thường xuyên.
- Cảm thấy rất khát.
- Cảm thấy rất đói – ngay cả khi đang ăn
- Mệt mỏi nhiều.
- Nhìn mờ.
- Chậm lành các vết thương hoặc vết loét:
- Giảm cân – ngay cả khi đang ăn nhiều hơn (đái tháo đường type 1)
- Ngứa ran, đau, hoặc tê ở tay hoặc chân (đái tháo đường type 2)
2.3. Biến chứng bệnh đái tháo đường


8
Những người bệnh đái tháo đường có nguy cơ cao phát triển một số vấn
đề sức khỏe nghiêm trọng. Mức đường huyết trong máu cao lâu dài có thể dẫn
đến các bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến tim, mạch máu, mắt, thận, thần kinh
và răng. Ngoài ra, những người đái tháo đường cũng có nguy cơ cao mắc các
bệnh nhiễm khuẩn. Ở hầu hết các quốc gia có thu nhập cao, bệnh đái tháo đường
là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tim mạch, mù lòa, suy thận và cắt cụt chi
dưới . Người lớn đái tháo đường có nguy cơ tăng gấp 2 đến 3 nhồi máu cơ
tim và đột quỵ. Bệnh võng mạc tiểu đường là một nguyên nhân quan trọng gây
mù do sự tích tụ lâu dài của các mạch máu nhỏ trong võng mạc. 2,6% bệnh mù
tồn cầu có thể là do đái tháo đường . Đái tháo đường là một trong những
nguyên nhân hàng đầu gây ra suy thận .
3. Ung thư

Ung thư là tập hợp các bệnh lý đặc trưng bởi sự phát triển bất thường của
các tế bào phân chia khơng kiểm sốt và có khả năng xâm nhập, phá hủy các mơ
cơ thể bình thường.
Hầu hết, các tế bào trong cơ thể có chức năng cụ thể và tuổi thọ cố định.
Trong q trình điều hịa, một tế bào nhận được chỉ thị để chết và cơ thể có thể
thay thế nó bằng một tế bào mới hơn hoạt động tốt hơn. Với các tế bào ung thư
thiếu các yếu tố hướng dẫn chúng ngừng phân chia và chết. Kết quả dẫn đến sự
tích tụ trong cơ thể, sử dụng oxy và chất dinh dưỡng thường nuôi dưỡng các tế
bào khác.
Các tế bào ung thư có thể xuất hiện ở một khu vực, sau đó lan rộng qua
các hạch bạch huyết. Một số loại ung thư gây ra sự phát triển tế bào nhanh
chóng, trong khi những loại khác làm cho các tế bào phát triển và phân chia với
tốc độ chậm hơn.
Có hơn 100 loại ung thư khác nhau. Ung thư thường được gọi tên theo cơ
quan mà nó phát sinh, ví dụ: Ung thư phổi phát sinh từ các tế bào ở phổi, ung
thư đại tràng phát sinh từ các tế bào ở đại tràng. Ung thư cũng có thể được gọi
theo loại tế bào hình thành chúng như ung thư biểu mô (carcinoma) hay ung thư


9
mơ liên kết (sarcoma). Ngồi ra các ung thư có thể phát triển từ máu, như là
các bệnh máu ác tính.
CHƯƠNG II: Q TRÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Qui trình thực nghiệm
2.1.1. Nguyên liệu, hóa chất
- 5 kg Địa liền tươi.
- Hóa chất mua của hãng Merck- Đức.
- Mơ hình thí nghiệm in vitro của Viện công nghệ sinh học – Viện hàn
lâm khoa học Việt Nam.
- Một số hóa chất và dung môi khác là các sản phẩm thương mại của Việt

Nam và Trung Quốc.
2.1.2. Tách chiết cinnamate từ củ Địa liền
- Tiến hành nghiên cứu khoa học thực nghiệm.
+ Thu mua mẫu vật: 5 kg củ Địa liền tươi được thu mua vào tháng 7
năm 2021. 5kg Địa liền tươi được thái mỏng, phơi khơ trong bóng râm, sau đó
sấy khô ở nhiệt độ 500C.
+ Phân lập tuyển chọn và phân tách dịch dùng để chiết.
+ Phương pháp chiết xuất EPMC
Lựa chọn sử dụng phương pháp bay hơi: Địa liền sau khi phơi khô,
được nghiền nhỏ thành bột, bột địa liền khơ nghiền nhỏ (3000 g) được cho vào
bình thủy tinh, thêm 2000 ml dung môi (metanol hoặc etanol), khuấy điều ngâm
trong 9 ngày, cứ 3 ngày thu dung môi 1 lần và thêm dung mơi mới. Sau đó lọc
bỏ cặn bã, làm bay hơi dung môi thu được tinh thể kết tinh. Lọc rửa tinh thể
bằng dung môi n-hexan.


10
Hình 1. Sơ đồ chiết tách ethyl- p- methoxycinnamate từ củ Địa liền.

Hình 2 : Bột mịn địa liền được ngâm trong dung dịch CH3OH.
Hình 3: Rửa tinh thể với dung dịch n- Hexan

Hình 4 : Tinh thể địa liền Cinnamate(DLCM)
2.1.3. Phương pháp xác định cấu trúc phân tử
- Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H NMR 500MHz được ghi trên thiết bị
Brucker AV 500 spectrometer.
- Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C NMR 125MHz với chương trình DEPT
được ghi trên thiết bị Brucker AV 500 spectrometer.
- Phổ khối MS được khi trên thiết bị Hewlett Packard HP5989 B MS
spectrometer, serie II.

2.1.4. Phương pháp thử hoạt tính sinh học


11
- Thử in vitro
- Nguyên tắc : men -glucosidase khi gặp nối -D-glucose sẽ cắt đứt nối này
để giải phóng đường D-glucose. Hoạt động này sản sinh ra nhiều glucose sau
khi ăn và làm gia tăng hàm lượng glucose trong máu, do đó cần ức chế hoạt
động của men -glucosidase để làm chậm sự chuyển hoá một số loại thức ăn
thành glucose. Vì vậy, người ta sử dụng các chất nền có liên kết  với đường
D-glucose như p-Nitrophenyl--D -glucopyranoside, maltose… để xây dựng
phương pháp thử hoạt tính ức chế men -glucosidase trong phịng thí
nghiệm.
- Phương pháp :
 Hoạt tính ức chế enzyme α glucosidase của hoạt chất nghiên cứu được
thực hiện theo phương pháp của Moradi-Afrapoli F và cộng sự.
 Chất thử được hòa tan trong DMSO và pha loãng trong phosphate buffer
10 mM (pH 6.8) được đưa vào các giếng của khay 96 giếng để có nồng
độ 1000μg/ml, 500 μg/ml; 100 μg/ml; 20 μg/ml; 4 μg/ml.
 20 µl α- glucosidase (0,5U/ml) và 120 µl phosphate buffer 100 mM (pH
6.8) được thêm vào mỗi giếng, trộn đều và ủ ở 37oC trong 15 phút.
 Cơ chất p-nitrophenyl-α-D-glucopyranoside (pNPG) được đưa tiếp vào
từng giếng thí nghiệm rồi ủ tiếp ở 37oC trong 60 phút.
 Đĩa thí nghiệm chỉ có mẫu thử , phosphate buffer và pNPG được sử dụng
làm đối chứng trắng (blank). Giếng thí nghiệm chỉ có DMSO 10%,
phosphate buffer, enzyme và pNPG được sử dụng làm đối chứng. Thí
nghiệm được lặp lại 3 lần để đảm bảo sự chính xác.
 Dừng thí nghiệm bằng cách thêm vào 80 µl Na2CO3 0,2M và đo OD ở
bước sóng 405nm bằng máy đo ELISA Plate Reader (Bio-Rad).
 Khả năng ức chế enzyme α- glucosidase của mẫu thử được xác định theo

công thức sau:
% ức chế = (1 - Amẫu thử/ A đối chứng )*100
Trong đó:

A đối chứng = OD đối chứng - OD blank


12
Amẫu thử = ODmẫu thử - OD blank mauthu
Giá trị IC50 (nồng độ ức chế 50%) sẽ được xác định nhờ vào phần mềm máy
tính TableCurve.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả đạt được
3.1.1. Xác định cấu trúc phân tử DLCM

Hình 2. Phổ 1H NMR của TT2 (DLCM 1)
Kết quả H- NMR tín hiệu triplet tương ứng với ba proton ở 1,3 ppm
thuộc nhóm CH3 của một nhánh – CH2CH3. Trong khi một tín hiệu quartet ở
4.2 ppm được gán cho hai proton trên nhóm CH 2 tiếp giáp với methyl và liên
kết với nguyên tử oxi. Một đỉnh mạnh khác tại 3,8 ppm tương ứng với ba
proton của nhóm –OCH3 gắn trực tiếp vào vịng thơm. Các dublet cộng
hưởng ở 6,3 ppm (1H, d, J = 15,6 Hz) thuộc về proton gắn với vị trí C-2
trong khi proton gắn vào vị trí C-3 nằm ở 7.6 ppm (1H, d, J = 16.2 Hz). Một
cặp đôi ở 6,9 ppm (2H, d, J6 = J8 = 8.4 Hz) tương ứng với hai proton liên kết


13
với C-6 và C-8 trong khi cặp đôi ở 7.5 ppm (2H, d, J5 = J9 = 9.0 Hz) được
gán cho hai proton gắn liền với C-5 và C-9.


Hình 3. Phổ 13C NMR của TT2 (DLCM 1)
Kết quả 13C-NMR của hợp chất này cho thấy tín hiệu đầu tiên ở
13,2 ppm chỉ ra ngun tử C ở vị trí nhóm CH 3. Trong khi đó, Cacbon ở vị trí
10 cho tín hiệu tại 54,5 ppm. Cực đại ở mức 167,7 ppm tương ứng với bậc
bốn C-1 liên kết với nhóm carbonyl. Tín hiệu carbon ở 161,7 ppm được gán
cho C-7 cũng là carbon bậc bốn. Đỉnh ở mức 114,0 ppm và 129,5 ppm liền
kề nhau và được gán cho C-6,8 và C-5,9 tương ứng. Cuối cùng, tín hiệu ở
126,9 tương ứng với C-4. Từ các phân tích trên đã xác nhận chất ban đầu là
ethyl- p-methoxycinnmate.
Bảng 1. Phân tích phổ 1H- NMR và 13C- NMR của DLCM
Vị trí

1H- NMR

13C-NMR


14
1

-

167.7, C

2

6.3(1H,d,J=15.6 Hz)

114.9, CH


3

7.6(1H,d,J=16.2 Hz)

144.5, CH

4

-

126.9, C

5;9

7.5(2H,d,J5=J9=9.0 Hz)

129.5, CH

6;8

6.9(2H,d,J6=J8=8.4 Hz)

114.0, CH

7

-

161.7, C


10

3.8(3H,s)

54.5, OCH3

1’

4.2(2H,q)

60.1, CH2

2’

1.3(3H,t)

13.2, CH3

9
8

O 7
CH3

O

3

4


2

1

2'

O

1'

CH3

5
6

10

Ethyl- p- methoxycinnamate

3.1.2. Đánh giá khả năng hạ đường huyết
* Mơ hình in vitro
Thí nghiệm được lặp lại 3 lần để đảm bảo tính chính xác của thí nghiệm và dữ
liệu. Kết quả thu được như sau:
Bảng 2. Bảng đánh giá khả năng ức chế so với chất đối chứng
TT

Tên mẫu

Nồng độ thử
(µg/ml)


1

TTC1
(DLCM)

2

Acarbose

256
64
16
4
256
64
16

Phần trăm
ức chế
(%)
28
5
1
1
72
23
18

Giá trị IC50

(µg/ml)

>256
169.80±7.05


15
4

5

Kết quả trên cho thấy DLCM có hoạt tính ức chế alpha glucosidase với giá trị
IC50 256µg/ml. Chất đối chứng acarbose hoạt động ổn định trong q trình thí
nghiệm.
3.1.3. Thử hoạt tính ức chế tế bào ung thư trên hệ DPPH
Nguyên lí của phép thử:
1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl (DPPH) là chất tạo ra gốc tự do được dùng
để thực hiện sàng lọc tác dụng chống oxy hóa của các chất nghiên cứu. Hoạt tính
chống oxy hóa thể hiện qua việc làm giảm màu của DPPH, được xác định bằng
phương pháp đo quang ở bước sóng  = 517 nm.
Cách tiến hành:
Pha dung dịch DPPH có nồng độ 1mM trong Methanol (MeOH). Chất thử
được pha trong DMSO 100% sao cho nồng độ cuối cùng đạt được một dãy các
nồng độ. Để thời gian phản ứng 30 phút ở 37 0C, đọc mật độ hấp phụ của DPPH
chưa phản ứng bằng máy đọc Biotek ở bước sóng 517 nm.
% bẫy gốc tự do DPPH của mẫu thử được tính theo cơng thức sau:
SC% = (OD trắng – OD mẫu thử)/ ODtrắng (%).
EC50 được tính theo giá trị SC tương quan với các nồng độ khác nhau của
chất thử, thí nghiệm được lặp lại với n = 3.
Đường chuẩn biểu thị mối tương quan giữa nồng độ DPPH và mật độ quang

học:

-Kết quả thử hoạt tính chống oxy hóa trên hệ DPPH


16
STT Tên mẫu

Nồng độ
thử (µg/ml)

% bắt giữ gớc Giá trị EC50
tự do
(µg/ml)

1

256

15

64

6.5

16

2

4


0

32

100

8

45.5

2

0

0,5

0

TTC1
(DLCM)

Chất Quercetin
tha
m
khảo

>256

9.97±0.25


- Trong thử nghiệm này mẫu 1 bước đầu xác định có sự ảnh hưởng của chất
ethyl – para – methoxycinamate lên chất thử chưa rõ rệt về việc chống oxi
hóa do hàm lượng chất thử trong mẫu gửi ít. Nên chúng em tiếp tục gửi mẫu
2 và mẫu 3 có hàm lượng chất thử nhiều hơn nhằm xác định rõ hơn về khả
năng chống oxi hóa. Theo tiến độ thử nghiệm thì kết quả sẽ được trả vào
khoảng thời gian 20/12/2021.
3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo
Nếu đề tài này được lựa chọn, chúng em sẽ tiếp tục nghiên cứu và xây dựng qui
trình chuẩn hơn để chiết tách cinnamate với hiệu suất cao hơn, thao tác đơn giản
nhất.
- Tiến hành thu mua mẫu vật và thử nghiệm có qui mơ lớn hơn để đánh giá
chính xác về hoạt tính của cinnamate.
- Thử nghiệm khả năng kháng một số loại tế bào ung thư.
- Thử nghiệm trên chuột bạch thí nghiệm.
- Dự án thành cơng sẽ góp phần nâng cao giá trị y khoa của củ Địa liền, cũng
như giá trị kinh tế cho củ địa liền, có thể nhân rộng mơ hình trồng cây thuốc
đơng y trong đó có cây địa liền.


17


18
PHẦN III: KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu chiết xuất và đánh giá khả năng hạ đường huyết và ức
chế tế bào ung thư của ethyl-p-methoxycinanamate, đã thu được một số kết quả
sau :
- Bước đầu xây dựng được quy trình tách chiết tinh thể ethyl -paramethoxycinnamate từ củ địa liền, quy trình rửa tinh thể và quy trình thử nghiệm
hoạt tính sinh học của Ethyl-para-methoxycinnamate.

- Đã chiết tách thành công ethyl- para- methoxycinnamate từ cặn chiết củ
Địa liền. Từ mẫu tinh thể thu được chúng tôi đem tiến hành chụp phổ để xác
định cấu trúc phân tử của ethyl-para-methoxycinnamate.
- Chúng tơi tiến hành thử hoạt tính và đánh giá khả năng giảm lượng
glucoside của ethy-para-methoxycinnamate trên đĩa thử invitro.
Kết quả cho thấy Ethyl-para-methoxycinamate có hoạt tính ức chế, làm giảm
alpha glucosidase với giá trị IC50 >256µg/ml. Chất đối chứng acarbose hoạt
động ổn định trong q trình thí nghiệm.
- Thử nghiệm đánh giá được khả năng ức chế tế bào ung thư gan và ung
thư bạch cầu cấp tính ở người.


19
CHÚ THÍCH
1. MeOH: Ancol metylic CH₃OH

2. DLCM: tinh thể chiết tách được (Địa liền cinnamate)
3. EPMC: Ethyl-para-methoxycinnamate.


20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Khoa
học và Kĩ thuật, Hà Nội.
2. Kumar, Phytochemistry, pharmacological activities and uses of Indian
traditional medicinal plant Kaempferia galanga L. – An overview, Journal
of
Ethnopharmacology
(2020)

112667.
ttps://doi.org/10.1016/j.jep.2020.112667.
3. Nguyễn Đình Triệu (2012), Các phương pháp vật lý hiện đại ứng dụng
trong hóa học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Viện Dược liệu (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Tập
II, NXB Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội.
5. Trần Trọng Biên “Extraction of Ethyl-p-methoxycinnamate from
Kaempferia galanga L.”, Tạp chí khoa học – Đại học quốc gia Hà Nội.
TIẾNG ANH
6. Archana P. Raina (2015), “Chemical profiling of essential oil of
Kaempferia galangaL. germplasm from India” Journal of essential oil re
search, 2015
7. Nor Hazwani Mohd Hasali (2013), “Biotransformation of ethyl pmethoxycinnamate

from Kaempferia galanga L. using Aspergillus

niger”, International Journal of Biosciences
8. Muhammad Ihtisham Umar, “Phytochemistry and medicinal properties of
Kaempferia galanga L. (Zingiberaceae) extracts”, African Journal of
Pharmacy and Pharmacology Vol. 5(14)
9. N. Srivastava, Ranjana, S. Singh, A.C. Gupta, K. Shanker, D.U.
Bawankule, S. Luqman, Aromatic ginger (Kaempferia galanga L.)
extracts with ameliorative and protective potential as a functional food,
beyond its flavor and nutritional benefits, Toxicol Rep 6 (2019) 521-528.
10.I. Komalaa, Supandia, Nurhasnib, O.S. Bethaa, Yardia, S. Mufidaha, M.
Rezaa, M.S. Alia, N.S. Auliaa, Sutara, Microwave Assisted Synthesis of
p- Methoxycinnamamides and p-Methoxy-β- nitrostyrenes from Ethyl
p-methoxycinnamate and Screening their Anti-inflammatory Activity,



21
Natural Product Communications 12(8) (2017) 1265-1268.
11.Kai Marxen, Klaus Heinrich Vanselow, Sebastian Lippemeier, Ralf
Hintze, Andreas Ruser and Ulf-Peter Hansen “Determination of DPPH
Radical Oxidation Caused by Methanolic Extracts of some Microalgal
Species by Linear Regression Analysis of Spectrophotometric
Measurements” Sensors 2007, 7, 2080-2095.
12.M. Burits and F. Bucar, Antioxidant activity of Nigella sativa essential
oil, Phytotherapy Research 14 (2000), pp. 323–328.
13.M. Cuendet, K. Hostettmann and O. Potterat, Iridoid glucosides with
free radical scavenging properties from Fagraea blumei, Helvetica
Chimica Acta 80 (1997), pp. 1144–1152.


22
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH TIẾN HÀNH

Củ Địa liền tươi

Bột địa liền ngâm trong dung môi



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×