Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

CHIẾN LƯỢC MARKETING VÀ THÂM NHẬP CỦA BIG C VÀO VIỆT NAM 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 61 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
------***------

Đề tài:

CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP CỦA BIG C
VÀO VIỆT NAM
GVHD: Trần Việt Dũng
Nhóm 1:Ngô Thảo Huyền

Phạm Thị Ánh Ngọc

Hoàng Hồng Nhung

Lê Thị Nguyệt

Nguyễn Thị Hường

Nguyễn Mai Hiền

Ngô Thị Loan

Khuất Thị Phượng

Đoàn Thị Mến

Nguyễn Thị Vân

Nguyễn Thị Vân
Ngô Thị Quỳnh Thương



Hà Nội, tháng 10 năm 2015
Mục Lục


MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ BIG C
1.1.

Lịch sử hình thành và phát triển của Big C2

1.2.

Big C Việt Nam.3

Chương 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
VIỆT NAM
2.1.

Thực trạng các siêu thị ở Việt Nam

2.2.

Ngành kinh doanh của doanh nghiệp

2.3.

Phân tích môi trường kinh doanh

2.3.1.


Yếu tố kinh tế:

2.3.1.1.

Trình độ phát triển kinh tế:11

2.3.1.2.

Phân phối thu nhập và sức mua:12

2.3.1.3.

Tỷ lệ tiết kiệm:

2.3.1.4.

Lạm phát:

2.3.2.

Yếu tố chính trị, pháp luật:

2.3.3.

Yếu tố văn hóa xã hội

2.3.3.1.

Dân số và tỷ lệ phát triển:


2.3.3.2.

Tốc độ đô thị hóa:

2.3.3.3.

Chính sách dân số:

2.3.4.
2.4.

Yếu tố công nghệ

Đánh giá cường độ cạnh tranh

2.4.1.

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp

2.4.1.1.

Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành:

2.4.1.2.

Đe dọa từ các gia nhập mới:20

2.4.2.


Đối thủ cạnh tranh gián tiếp

2.4.2.1.

Các rào cản gia nhập ngành:

2.4.2.2.

Đe dọa từ sản phẩm thay thế:22


2.5.

2.4.2.3.

Quyền lực thương lượng từ phía các nhà cung ứng:

2.4.2.4.

Quyền lực thương lượng từ phía khách hàng

Đánh giá chung: mô hình EFAS của BigC

Chương 3: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
3.1.

Phân tích ma trận SWOT

3.2.


Quá trình thâm nhập của Big C vào thị trường Việt Nam

3.3.

Các chiến lược kinh doanhcủa Big C Việt Nam

3.3.1.

Chiến lược về sản phẩm

3.3.2.

Chiến lược giá cả

3.3.3.

Chiến lược xúc tiến

3.3.4.

Chiến lược phân phối45

3.3.5.

Chiến lược nhân sự

Chương 4: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ47
4.1.

Thành công và một số hạn chế47


4.1.1.

Thành công7

4.1.2.

Hạn chế49

4.2.

Bài học cho các siêu thị muốn cạnh tranh với Big C51

KẾT LUẬN4
TÀI LIỆU THAM KHẢO55


MỞ ĐẦU
Ngành bán lẻ Việt Nam hiện nay tuy còn khá non trẻ nhưng ngày càng có
nhiều tập đoàn bán lẻ chen chân vào khai thác. Điểm qua có thể là BigC, Metro,
Co.opmart, Maximark, Citimart, Parkson, Lotte, Aeon, Family Mart, Circle K,
Giant, Daiso, Takashimaya, E-Mart, Mapletree, Berli Jucker, Index Living
Mall…Trong số những doanh nghiệp ngoại này, chúng ta có thể thấy một ông
lớn nổi bật trong ngành bán lẻ ở Việt Nam đó là Big C.
Tập đoàn sở hữu thương hiệu Big C đó chính là Casino Group. Tập đoàn
này hoạt động trong các lĩnh vực siêu thị, các cửa hàng tiện lợi và online
shopping. Các thương hiệu của tập đoàn này có mức độ phủ sóng rộng ở Pháp và
thị trường nước ngoài như Mỹ Latinh (Agentina, Brazil), Colombia, Uruquay,
Đông Nam Á (Thailand, Việt Nam), Đông Ấn với tổng cộng 11745 trung tâm,
cửa hàng. Hai thị trường quốc tế quan trọng nhất đối với tập đoàn Casino là Mỹ

Latinh và Đông Nam Á với mức đóng góp doanh thu lần lượt là 34% và 8%. Ở 2
thị trường này, 4 quốc gia được xem là điểm đến và mục tiêu cho sự phát triển
vượt trội trong tương lai là Brazil, Colombia, Thái Lan và Việt Nam. Trong đó,
Việt Nam được xem là 1 trong 2 thị trường mục tiêu của Casino ở Đông Nam Á.
Vậy tại sao Casino Group lại chọn Việt Nam là 1 trong những thị trường mục
tiêu ở Đông Nam Á để phát triển thương hiệu Big C của mình? Và để thâm nhập
vào thị trường Việt Nam thì Big C đã làm như thế nào? Vấn đề này sẽ được trình
bày một cách cụ thể trong bài thảo luận.

4


Chương 1: TỔNG QUAN VỀ BIG C

1.1.

Lịch sử hình thành và phát triển của Big C
Năm 1892, tại thành phố Saint-Etienne, Pháp, Ông Geofroy Guichard trở

thành chủ của cửa hàng tạp hóa nằm trên đường Rue dé Jasdins. Nơi đây đã từng
là một sòng bài giải trí, khi sòng bài này bị giải tán, cửa hàng tạp hóa xây dựng
trên nền đất cũ nên đặt tên là Casino. Đây cũng chính là nơi đặt nền móng vững
chắc cho sự phát triển vượt bậc của một tập đoàn phân phối hàng đầu của Châu
Âu: Tập đoàn Casino. Trải qua quá trình phát triển trên một trăm năm với những
đổi mới không ngừng để phục vụ khách hàng, ngày nay, Tập đoàn Casino đã
khẳng định vị thế vững chắc của mình trên thị trường bán lẻ thế giới, hiện diện ở
Pháp, Việt Nam, Thái Lan, Argentina, Uruguay, Brazil, Colombia,Pháp,
Madagascar và Mauritius với hơn 300.000 nhân viên làm việc tại 12.000 chi
nhánh.
Big C là thương hiệu của tập đoàn phân phối bán lẻ Group Casino (Pháp)

tại Thái Lan và Việt Nam. Big C được thành lập vào năm 1993 và mở cửa
hàng đầu tiên của mình tại ngã tư Wong Sawang, Bangkok, Thái Lan.
- 15/1/1994: Các thương hiệu Big C lần đầu tiên được ra mắt, tên là từ
viết tắt của "Big central".
- Đầu năm 2010, Big C tung ra các cửa hàng mua sắm trực tuyến đầu tiên
tại Thái Lan, BIGClick. Big C được coi là chuỗi Thái đầu tiên vào thị trường bán
lẻ trực tuyến. Khách hàng lựa chọn sản phẩm trên website, thanh toán trực tuyến
và nhận mua hàng của họ tại một cửa hàng Big C tại khu vực thủ đô Bangkok
hoặc Trung hoặc miền Bắc Thái Lan.

5


- Tháng 10 năm 2011, các cửa hàng trực tuyến giới thiệu một tùy chọn
mới cho phép khách hàng nhận được sản phẩm của họ thông qua một dịch vụ
giao hàng miễn phí trong khu vực giới hạn trong vòng 2 ngày.
- Các khách hàng có thể đặt mua sản phẩm qua điện thoại, Big C Call
Center, tháng ba năm 2012. Cũng trong tháng đó, Big C đã thay đổi tên
củaBIGClick đến Big C Shopping online, một phụ thương hiệu của Big C Big
Service. Big C mua sắm trực tuyến đã phát động mua sắm đầy đủ dịch vụ trực
tuyến đầu tiên của đại siêu thị tại Thái Lan, với lương trực tuyến và nhận mua
hàng của họ tại tất cả các cửa hàng Big C, dịch vụ giao hàng miễn phí từ tất cả
các cửa hàng Big C, lái xe qua trạm dịch vụ - thanh toán trực tuyến và nhận mua
hàng của họ tại Big C ga Drive, cửa hàng mua sắm trực tuyến với các ứng dụng
di động và cửa hàng mua sắm trực tuyến với mã QR trên BTS Skytrain hoặc
những nơi công cộng khác, trong tháng 10 năm 2012.
- Ngày nay Big C đã và đang phát triển mở rộng công
ty và thương hiệu với nhiều thương hiệu mới như Big C
Extra; Big C Jumbo and Big C Jumbo Station…
1.2.


Big C Việt Nam.

Hình thành:
Khi mới vào thị trường Việt Nam, tiền thân của hệ thống siêu thị Big C có
tên là Cora. Hệ thống siêu thị Cora thuộc sở hữu của Công ty Vidémia (một
công ty hoạt động trong lĩnh vực phân phối và thuộc tập đoàn Bourbon), khai
trương hệ thống siêu thị đầu tiên tại Đồng Nai năm 1998. Sau 5 năm hoạt
động với chiến lược kinh doanh áp dụng không phù hợp nên hiệu quả hoạt
động không cao. Năm 2003, Công ty Vidémia đã thỏa thuận và chuyển
nhượng 33% vốn cho tập đoàn Casino và sau đó thoả thuận việc chọn thương
hiệu Casino tại Thái Lan là Big C thay cho thương hiệu của các siêu thị Cora
6


tại Việt Nam.
Thông tin doanh nghiệp:
• Tên đầy đủ của doanh nghiệp: Công ty TNHH TMDV Siêu thị

Big C Tên viết tắt của doanh nghiệp: BigC
• Trụ sở: 222 Trần Duy Hưng, Trung Hòa , Cầu Giấy, Hà

Nội. Năm thành lập:1998
• Tel:0437848596
• Website: bigc.vn, www.discount.vn
• Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp:Phân phối sản xuất bánlẻ.
• Loại hình doanh nghiệp: Liên doanh. Vốn đầu tư hiện nay: 250 triệu

USD (tất cảcác doanh nghiệp thànhviên).
Logo

- Đây là logo đầu tiên của Big C tại Việt Nam. Trên logo thể hiện
rõ tên thương hiệu Big C và slogan của Big C “Giá rẻ cho mọi
nhà” tới mọi khách hàng, gây ấn tượng cảm xúc mạnh; thể hiện rõ
mục tiêu hướng tới của Big C là làm hài lòng khách hàng mỗi
ngày với những nỗ lực không mệt mỏi về Giá cả - Chất lượng Dịch vụ. Logo là sự phối hợp hài hòa của 3 màu xanh lá cây,
vàng, đỏ. Nó thể hiện một sự tin cậy cam kết, mắt mẻ, ấm áp gần
gũi, dễ chịu :
+ Một lời hứa tương lai tích cực.
+ Sự năng lượng nhiệt tình hăng hái, thu hút của Big C.

Logo mới nhất của BigC tại Việt Nam

7


Hầu như logo không có gì thay đổi quá nhiều, nó chỉ là thêm một khung
hình đỏ ở ngoài còn thương hiệu và slogan của Big C vẫn được giữ nguyên. Tại
sao Big C lại làm như vậy? Đó là vì Big C vừa muốn giữ vũng lời hứa và thương
hiệu cốt lõi với hàng triệu khách hàng quen thuộc là cung cấp các sản phẩm dịch
vụ chất lượng mỗi ngày với giá thấp, nhưng đồng thời, màu đỏ bao quanh ở
ngoài thể hiện thêm một điều là Big C muốn đem lại một sức sống mới cho
thương hiệu của mình và muốn thu hút giành chiến thắng trái tim khách hàng
mới …
Ý nghĩa thương hiệu Big C:
Thể hiện hai tiêu chí quan trọng nhất trong định hướng kinh doanh và chiến
lược để thành công của doanh nghiệp:
- “Big” có nghĩ là to lớn, điều đó thể hiện quy mô lớn của các siêu thị Big
C và sự lựa chọn rộng lớn về hàng hóa mà doanh nghiệp cung cấp.
- “C” là chữ viết tắt của “Customer” có nghĩa là khách hàng. Điều đó thể
hiện tầm quan trọng của khách hàng đối với sự tồn tại của Siêu thị, họ là chìa

khóa dẫn đến thành công trong chiến lược kinh doanh của siêu thị Big C.
Slogan:
Khẩu hiệu “Giá rẻ cho mọi nhà”, Big C luôn đề ra mục tiêu làm hài lòng
khách hàng mỗi ngày với những nỗ lực không mệt mỏi về Giá cả - Chất lượng Dịch vụ. Quyết tâm trở thành một doanh nghiệp công dân gương mẫu, bên cạnh
hoạt động kinh doanh, Big C còn đặc biệt chú trọng đến các chương trình phát
triển bền vững như tiết kiệm điện, bảo vệ môi trường, hoạt động xã hội,…
Tầm nhìn: “Nuôi dưỡng một thế giới đa dạng”. Tư tưởng cốt lõi của hệ thống
siêu thị đó là sự phát triển về quy mô.


Phát triển quy mô chuỗi siêu thị: Big C Việt Nam sẽ chiếm lĩnh thị trường
bán lẻ trong nước
8




Phát triển quy mô mặt hàng: cung cấp đa dạng các mặt hàng đáp ứng tối



đa mọi nhu cầu của người dân
Quy mô khách hàng: hướng tới mọi khách hàng, mọi lứa tuổi, tầng lớp

Sứ mệnh kinh doanh: “ Là điểm đến của người tiêu dùng và là nhà bán lẻ tốt
nhất làm hài lòng quý khách hành”. Giá trị của siêu thị thể hiện bởi:
-Customer satisfaction: Sự hài lòng của khách hàng;
-Responsibility: Trách nhiệm;
-Solidarity: Tương trợ;
-Transparency: Minh Bạch;

-Innovation: Đổi mới.

Chương 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VIỆT NAM
2.1.

Thực trạng các siêu thị ở Việt Nam
Do đặc trưng phát triển kinh tế, siêu thị tại Việt Nam ra đời khá muộn. Chỉ
mới thành lập từ những năm 1993. Người dân dân Việt Nam từ ngàn xưa đã
quen với các buổi chợ sáng sớm hay những buổi chợ chiều, họ trả giá từ con
tôm, bó rau. Bởi với mức thu nhập trung bình của người dân ở một nước đang
phát triển như Việt Nam còn thấp, giá cả luôn là vấn đề quan tâm của các bà
nội trợ, hòa cùng xu thế phát triển của thương mại hiện đại, các mô hình bắt
đầu và hình thành ở Việt Nam.
9


Thời kì 1993 – 1994: những siêu thị đầu tiên ra đời tại thành phố
HCM.
Thời kì 1995 – 1997: Mở rộng ra các thành phố lướn trên cả nước.
Trong thời kì này bắt đầu có sự xuất hiện của các siêu thị ở Hà Nội
vào năm 1995.
Từ năm 1998 đến nay: Cạnh tranh, đào thải và chuyên nghiệp hơn:
Do sự xuất hiện ồ ạt, kinh doanh không bài bản, thiếu kiến thức
thương nghiệp và phải cạnh tranh với các hình thức bán lẻ truyền
thống như chợ, cửa hàng, hàng rong và cạnh tranh lẫn nhau nên rất
nhiều siêu thị đó đã vỡ nợ, phá sản, làm ăn thua lỗ và có nguy cơ
phá sản. Những siêu thị còn tồn tại và phát triển là nhờ những nhà
quản lý tỉnh táo hơn, có hướng phát triển phù hợp.
Ngay từ những ngày đầu thâm nhập thị trường, giá cả siêu thị luôn nhỉnh
hơn so với các chợ truyền thống, các cửa hàng bách hóa. Trong nhận thức của

người dân vào thời điểm trước đây, siêu thị chỉ dành cho người giàu, người có
khả năng tài chính và nhu cầu được phục vụ, mua sắm cao. Siêu thị chỉ mang lại
sự tiện lợi trong mua sắm, và văn minh chợ quán: Khu vực trưng bày, giá niêm
yết,…
2.2.

Ngành kinh doanh của doanh nghiệp
BigC là hệ thống siêu thị hoạt động kinh doanh theo mô hình “trung tâm

thương mại” hay “đại siêu thị”, là hình thức kinh doanh bán lẻ hiện đại.
Tổng cục Thống kê (GSO) cho biết tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh
thu dịch vụ tiêu dùng trong cả năm 2014 đạt 2,95 triệu tỷ đồng, tăng 10,6% so
với năm 2013. Nếu loại trừ yếu tố giá, tổng mức bán lẻ của Việt Nam tăng 6,3%
so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng 5,5% của năm 2013.
Hình: Tăng trưởng mức bán lẻ của Việt Nam năm 2014
10


Nguồn: tổng cục thống kê


Ngành bán lẻ Việt Nam đang trong thời kì phát triển
Các chỉ số thống kê cho thấy, tốc độ tăng tổng mức bán lẻ 7 tháng đầu

năm 2015 so với cùng kỳ năm trước có 7 điểm nhấn đáng lưu ý:
Thứ nhất, tốc độ tăng đã cao trở lại. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá tiêu dùng
bình quân (tăng 0,86%), thì tổng mức bán lẻ 7 tháng đầu năm nay đã tăng gần
9%, cao nhất so với tốc độ tăng bình quân của cùng kỳ trong 4 năm trước đây.
Thứ hai, đà cao lên của tổng mức bán lẻ trong 7 tháng đầu năm, cộng với
các yếu tố tác động trong thời gian tới là tín hiệu khả quan để cả năm tốc độ tăng

tổng mức bán lẻ (đã loại giá) có thể vượt qua mốc 9,5%, cao gấp rưỡi tốc độ tăng
bình quân năm của thời kỳ 2011-2014.
Thứ ba, hệ số giữa tốc độ tăng tổng mức bán lẻ/tốc độ tăng GDP đã cao
lên qua các năm (từ 0,74 lần năm 2011, 0,82 lần năm 2012 lên 1,05 lần năm
2013 và năm 2014 - bình quân 2011-2014 là 0,91 lần lên khoảng 1,5 lần trong 7
tháng đầu năm 2015).
11


Thứ tư, theo loại hình kinh tế, đã có sự chuyển dịch đáng quan tâm. Tổng
mức bán lẻ khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng
mức bán lẻ (85,6%) và tăng khá. Khu vực nhà nước chiếm 11,1% tổng mức bán
lẻ và tăng cao nhất(14,1%). Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, tuy còn chiếm tỷ
trọng thấp trong tổng mức bán lẻ (3,3%), nhưng có tốc độ khá và có xu hướng
tiếp tục tăng cao hơn trong thời gian tới, khi Việt Nam thực hiện các hiệp định
thương mại tự do FTA thế hệ mới...
Thứ năm, cơ cấu theo ngành thương mại, dịch vụ đã có sự chuyển dịch
nhất định. Ngành bán lẻ hàng hoá (thương nghiệp thuần túy) quyết định tốc độ
tăng chung do tăng cao nhất (10,6%) và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng mức
bán lẻ (75,9%). Ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống ngoài gia đình bước đầu đã
chiếm tỷ trọng cao hơn trước đây (11,7%), nhưng vẫn còn tăng với tốc độ thấp
(7,2%). Ngành dịch vụ khác chiếm tỷ trọng khá hơn (11,5%) và tăng với tốc độ
cao (9,8%), do trong dân cư, bộ phận trung lưu có thu nhập và sức mua có khả
năng thanh toán cao hơn đã tăng lên, không chỉ “ăn” mà còn “chơi”, có một số
còn “chơi” nhiều hơn “ăn”. Đây là xu hướng chung của những nước chuyển từ
thu nhập thấp sang thu nhập cao hơn.
Thứ sáu, tổng mức bán lẻ tăng do tổng tiêu dùng cuối cùng tăng và do tỷ
lệ tiêu dùng thông qua việc mua bán trên thị trường tăng. Tốc độ tăng tiêu dùng
cuối cùng 6 tháng đầu năm 2015 lên đến 8,7%, đóng góp tới 7,74 điểm phần
trăm vào tốc độ tăng trưởng GDP-chiếm 77,5% tổng đóng góp của tích luỹ và

tiêu dùng cuối cùng.Cùng với tốc độ tăng tổng tiêu dùng cuối cùng cao hơn
nhiều so với tốc độ tăng GDP, thì tỷ lệ tiêu dùng thông qua việc mua bán trên thị
trường tăng lên, tính tự cấp tự, túc giảm đi.
Thứ bảy, việc tăng lên của tổng mức bán lẻ có tác động về ba mặt. Một
mặt, góp phần cải thiện đời sống của người tiêu dùng. Mặt khác, góp phần giảm
lượng sản phẩm, hàng hoá tồn kho, tăng tiêu thụ và tăng trưởng sản xuất - kinh
12


doanh, tăng trưởng kinh tế. Mặt nữa, là tăng tính thị trường của người tiêu dùng,
của các chủ thể trên thị trường, cũng như của cả nền kinh tế.
Tuy tổng mức bán lẻ tăng cao trở lại, nhưng do quy mô tiêu dùng đang
trong quá trình phát triển từ nhỏ đến lớn dần, nên tổng cầu vẫn còn yếu. Tổng
cầu yếu lại là yếu tố tác động tiêu cực đối với sản xuất - kinh doanh. Điều đó có
thể lý giải tại sao trong 6 tháng đầu năm nay, CPI tăng thấp.
Do vậy, ngoài việc đẩy mạnh đầu tư, tăng xuất khẩu, cần tăng thu nhập có khả
năng thanh toán để tăng tiêu thụ trong nước nhằm tăng tổng cầu, góp phần thực
hiện mục tiêu phục hồi tăng trưởng kinh tế...
2.3.

Phân tích môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh của ngành được hiểu là một tổng thể các yếu tố,

các nhân tố bên ngoài và bên trong tương tác lẫn nhau tác động trực tiếp và gián
tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành. Có thể coi môi trường kinh
doanh là không giới hạn không gian mà ở đó ngành tồn tại và phát triển sự tồn
tại và phát triển của bất kỳ ngành nào bao giờ cũng là một quá trình vận động
không ngừng trong môi trường kinh doanh thường xuyên biến động.
Các nhân tố cấu thành môi trường kinh doanh luôn luôn tác động theo
chiều hướng khác nhau đến hoạt động kinh doanh của từng ngành. Các nhân tố

tác động tích cực ảnh hưởng tốt đến hoạt động kinh doanh của ngành những
nhân tố này có thể là nhân tố bên ngoài tao ra cơ hội, thời cơ kinh doanh hoặc là
các nhân tố bên trong các điểm mạnh của ngành so với các đối thủ cạnh tranh
còn các nhân tố tác động tiêu cực ảnh hưởng xấu đến hoạt đồng sản xuất kinh
doanh của ngành, những nhân tố đó có thể là các nhân tố bên ngoài các cạm bẫy,
đe doạ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành, hoặc là các nhân tố bên trong
phản ánh điểm yếu của ngành so với các đối thủ cạnh tranh.
13


Sau đây chúng ta lần lượt xem xét các môi trường kinh doanh của Big C
như sau:
2.3.1. Yếu tố kinh tế:
2.3.1.1.

Trình độ phát triển kinh tế:
Khi nền kinh tế tăng trưởng, thu nhập bình quân đầu người tăng mạnh từ 4

năm qua (trung bình 8%), tăng trưởng GDP và tốc độ thu hút đầu tư nước ngoài
liên tục tăng cao đẫn đến sự bùng nổ về chi tiêu của người dân.
Tốc độ tăng trưởng GDP của Vệt Nam:theo tổng cục thống kê, năm 2014
tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt mức 5,98%( cao hơn với mức GDP đề
ra 0.18%). Mức tăng trưởng năm 2014 cao hơn mức tăng trưởng 5,25% của năm
2012 và 5,42% của năm 2013 cho thấy dấu hiệu tích cực.

Hình: Tăng trưởng kinh tế việt Nam 2004-2014(đơn vị :%)

Nguồn:Tổng cục thống kê năm 2014

14



Kết quả cho thấy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2007 có mức tăng
cao nhất và năm 2009 có mức tăng thấp nhất. Theo dự báo của IMF, nền kinh tế
thế giới năm 2015 sẽ phục hồi mạnh hơn, tăng trưởng toàn cầu được dự báo là
4% tăng 0,6 điểm phần trăm so với dự báo tăng trưởng năm 2014.
Với lượng khách hàng lớn hơn thì sức ép cạnh tranh đối với doanh nghiệp
cũng giảm dần, doanh nghiệp có cơ hội để phát triển các hoạt động tiêu thụ hàng
và thu được lợi nhuận cao. Ngược lại nếu nền kinh tế suy thoái, người dân với
tình hình tài chính khó khăn sẽ thắt chặt chi tiêu, do đó, mức độ tiêu thụ hàng
hóa sẽ giảm dần, dẫn đến tăng sức ép cạnh tranh cho doanh nghiệp.
VN là một thị trường có quy mô còn nhỏ nhưng tốc độ phát triển rất nhanh, tiềm
năng lớn, có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, trong đó có các nhà đầu tư nước
ngoài. Không những vậy, VN liên tục được xếp thứ hạng cao về chỉ số phát triển
kinh doanh bán lẻ(GRDI).
2.3.1.2.
Phân phối thu nhập và sức mua:
Thu nhập của người dân VN trong thời điểm hiện tại đã tăng hơn trước,
nhu cầu của các sản phẩm chất lượng, mẫu mã đa dạng,... ngày càng khắt khe,
sức mua của người dân cũng tăng cao trong khi đó các loại sản phẩm được bày
bán ở chợ kém về chất lượng hơn so với siêu thị, đây là cơ hội mở rộng phát
triển của ngành kinh doanh bán lẻ. Những năm gần đây, nền kinh tế VN đã tăng
trưởng với tốc độ khá nhanh, thu nhập bình quân đầu người cũng ngày càng cao.
Vì thế thói quen mua sắm của người dân cũng thay đổi dần. Các điểm bán lẻ
truyền thống như chợ, các cửa hàng tạp hóa hay đại lý dần thu hẹp phạm vi ảnh
hưởng, thay vào đó là sự phát triển của hệ thống bán lẻ hiện đại như siêu thị hay
trung tâm thương mại.
2.3.1.3.
Tỷ lệ tiết kiệm:
Theo nghiên cứu của TNS Vietnam, những người có thu nhập cao đang

chi tiêu nhiều hơn, nhưng những người có thu nhập trung bình và thấp chi tiêu ít
hơn, xét về tổng thể chi tiêu thì tiêu dùng vẫn tăng
15


Hình : Thu nhập bình quân đầu người , chi tiêu và tiết kiệm ở Việt Nam

Nguồn: Euromonitor 2013
2.3.1.4.

Lạm phát:
Lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Sự

lạm phát sẽ làm thay đổi mức và cơ cấu chi tiêu của người tiêu dùng. Khi có lạm
phát tốc độ tiêu thụ hàng hóa giảm càng nhiều ở những mặt hàng mà tính thiết yế
đối với cuộc sống hàng ngày càng thấp.

16


Đầu năm 2011, tình hình kinh tế VN rơi vào tình trạng bất ổn, lạm phát
tăng cao, giá cả các mặt hàng tiêu dùng tăng đột biến. Với nguồn tài chính có
hạn, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, do đó sức mua thị trường giảm hẳn. Điều
này tác động không nhỏ tới hoạt động tiêu thụ hàng hóa của BigC.
Tỷ lệ lạm phát của các tháng năm 2014 so với cùng kỳ đạt cao nhất vào
tháng 1 cũng chỉ là 5,45%.
Kể từ tháng 6, tỷ lệ tăng của CPI ngày càng giảm. CPI tháng 12 chỉ tăng
1,84% so với cùng kỳ năm 2013, kéo tỷ lệ lạm phát bình quân tháng chỉ còn
4,09%/năm, thấp hơn mức trung bình của năm 2013 là 2,5 điểm phần trăm, lạm
phát ở mức thấp nhất trong 10 năm gần đây. Lạm phát đã được kiềm chế và dần

ổn định trong những năm trở lại đây.Các tín hiệu thị trường đối với tăng trưởng
của năm 2015 là tích cực.
2.3.2. Yếu tố chính trị, pháp luật:
Việt Nam là quốc gia phát triển định hướng chủ nghĩa xã hội, được quốc
tế đánh giá cao về mức độ ổn định chính trị, xã hội.

17


Chính trị liên quan mật thiết tới sự phát triển của ngành. Sự ổn định cính
trị của nước ta tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà bán lẻ, đặc
biệt thu hút rất nhiều các nhà bán lẻ lớn trên thế giới đầu tư vào VN.
Hệ thống pháp luận ngày càng được hoàn thiện. Việt Nam đang ra sức xây
dựng nền kinh tế thị trường, mở rộng giai lưu kinh tế với nhiều nước, tham gia
nhiều tổ chức, diễn đàm kinh tế thế giới.
Hệ thống luật nước ta ban hành nhiều luật về kinh doanh như luật thương
mại, luật lao động, luật thuế nhập khẩu, xuất khẩu,...đặc biệt nước ta có chính
sách mở cửa đối với các nhà đầu tư bán lẻ nước ngoài vào thị trường VN. Việc
mở cửa thị trường phân phối VN đã thực hiện ngay sau khi trởthành viên chính
thức của WTO(1/2007). Nhưng từ 1/1/2009, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài được hoạt động trong lĩnh vực phân phối dưới hình thức 100% vốn nước
ngoài. Ngược lại, với các nhà bán lẻ trong nước, bước vào thị trường VN, các
nhà bán lẻ nước ngoài có sẵn những lợi thế mà các nhà bán lẻ trong nước khó
“địch nổi”, thể hiện ở những điểm như: nguồn vốn lớn, nguồn hàng phong phú,
đa dạng, trình độ quản lý, kỹ năng tiếp thị, quảng cáo, chiến lược kinh doanh, lợi
thế về chi phí, giá bán. bigC là một trong 5 tập đoàn bán lẻ có quy mô lớn nhất
tại VN
VN là một thị trường tiềm năng nhưng các doanh nghiệp nước ngoài vẫn
còn e ngại vì chúng ta vẫn còn bảo hộ, vẫn dùng thuế để điều tiết thị trường. Để
bảo hộ các doanh nghiệp trong nước, VN vẫn sẽ tiếp tục áp dụng quy định mà

WTO cho phép. Theo đó, nhà đầu tư 100% vốn nước ngoài có quyền mở siêu thị
ở VN nhưng mở đến cái thứ 2 thì phải xin phép và địa phương có quyền từ chối.
Chính phủ VN đã ban hành điều khoản về “ thẩm định nhu cầu kinh
tế”(Economic Needs Test- ENT) năm 2007. ENT là những tiêu chí đưa ra để
quyết định cấp phép cho nhà đầu tư nước ngoài, là rào cản được dựng lên nhằm
18


bảo hộ thị trường bán lẻ nội địa trước sự thâm nhập của các nhà bán lẻ quốc tế.
Mặc dù có ENT nhưng BigC vẫn nỗ lực sáng tạo và tích cực hơn trong việc thâm
nhập vào thị trường VN và lọt vào top những nhà bán lẻ hàng đầu.
Yếu tố văn hóa xã hội
2.3.3.1.
Dân số và tỷ lệ phát triển:
Theo báo cáo Tình hình Dân số Thế giới 2010 của Liên Hiệp Quốc dân số

2.3.3.

Việt Nam 2010 là 89 triệu người và sẽ tăng lên 111,7 triệu người vào năm 2050.
Việt Nam hiện đứng thứ 14 trong số những nước đông dân nhất thế giới. Quy mô
dân số lớn, vẫn tiếp tục tăng về số lượng tuyệt đối, song tốc độ tăng có xu hướng
giảmdân số VN đông và là dân số trẻ, số dân trong độ tuổi lao động chiếm đa số,
hiện nay dân số VN vẫn tăng do nhu cầu tiêu dùng cũng tăng cao dặc biệt là các
mặt hàng về lương thực, đồ dùng gia đình và thời trang.
2.3.3.2.
Tốc độ đô thị hóa:
Các đô thị ở nước ta hiện nay ngày càng phát triển về quy mô cũng như hạ
tầng vật chất, là yếu tố thuận lợi cho việc phát triển các siêu thị, trung tâm mua
sắm. Môi trường văn hóa xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sông và hành vi
tiêu dùng của con người. Trong những năm gần đây, sự phát triển của nền kinh

tế và sự hội nhập sâu của VN với thị trường thế giới đã tạo ra cho văn hóa tiêu
dùng của người Vn nhiều nét đổi mới, hiện đại hơn, tiếp cận gần hơn với văn
minh tiêu dùng. Những năm trước đây do kinh tế chưa phát triển, đời sống nhân
dân chưa cao, người VN chỉ quen sử dụng kênh mua bán truyền thống tại các
chợ , cửa hàng hay đại lý gần nhà... ngày nay, kinh tế phát triển kéo theo thu
nhập bình quân tăng, người dân đã chú ý hơn tới kênh mua sắm hiện đại, thói
quen tiêu dùng cũng dần thay đổi. Thay vì đi mua sắm ở các khu chợ, họ đã có
thói quen dạo qua các siêu thị để mua đồ từ hàng thực phẩm đến quần áo giầy
dép, đồ gia dụng, mỹ phẩm và hàng trăm thức khác nữa. Văn hóa tiêu dùng ngày
càng hội nhập với văn hóa tiêu dùng hiện đại của văn minh thương mại thế giới,
chính là cơ hội cho các loại hình kkinh doanh bán lẻ hiện đại như siêu thị, trung
19


tâm thương mại. Nhìn nhận rõ cơ hội này, BigC cũng đã không ngừng mở rộng
khả năng cung ứng nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng
VN

2.3.3.3.

Chính sách dân số:
Việt Nam có chính sách dân số khá chặt chẽ, do tăng dân số ảnh hưởng tới

chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế, nhưng với quy mô dân
số đứngthứ 14 thế giới, quy mô các trung tâm mua sắm, chuỗi siêu thị trong
tương lai là rất lớn.
2.3.4. Yếu tố công nghệ
Công nghệ ảnh hưởng tới mọi ngành kinh doanh, sự phát triển của công
nghệ giúp cho cơ sở của ngành phát triển vượt bậc giúp ích cho doanh nghiệp
cạnh tranh trên thị trường.

Ngày càng nhiều sản phẩm hiện đại được tạo ra, các ứng dụng công nghệ
cao trong sản xuất cũng như quy trình đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng giúp
cho doanh nghiệp thu hút được khách hàng, các doanh nghiệp hiện nay đầu tư
20


chú trọng mạnh đến công tác phát triển công nghệ trong hoạt động kih doanh của
mình. Sự phát triển của khoa học công nghệ trong những năm gần đây đã tạo đều
kiện cho việc áp dụng những khoa học hiện đại vào phục vụ cho công tác bán
hàng nâng cao hiệu suất và hiệu quả công việc như: các sản phẩm điện tử điện
lạnh, máy điều hòa, máy hút ẩm, tủ lạnh, máy tính, mạng internet, máy bán hàng
tự động, máy scancer...
Hiện nay BigC đã thực hiện xây dựng hệ thống siêu thị xanh, mở đầu là
BigC Vĩnh Phúc. Đây là thế hệ siêu thị mới của BigC được ứng dụng công nghệ
xanh trong quá trình xây dựng vẫn hành để tiết giảm chi phí cho hệ thống góp
phần bảo vệ môi trường. Cụ thể như: sử dụng những vật liệu chống nóng mái,
tường nhà, các trang thiết bị bên trong như bóng đèn đều sử dụng các bóng đèn
tiết kiệm, lắp đặt hệ thống kiểm soát điện năng để phát hiện những nơi phung phí
điện để có giải pháp xử lý, gian hàng thực phẩm đông lạnh đã được thiết kế lắp
đặt thêm các tấm kính ngăn hơi lạnh thoát ra để không lãng phí điện vào ban
đêm lúc siêu thị dừng hoạt động. Với việc sử dụng những công nghệ tiên tiến
trên, BigC sẽ tiết kiệm được chi phí và tăng lợi nhuận cho mình.
Trong thời đại của tương mại điện tử, BigC cũng như các doanh nghiệp
khác đều xây dựng cho mình một website riêng để quảng bá, giới thiệu thông tin
về doanh nghiệp, về chính sách, sản phẩm dịch vụ...
2.4.
Đánh giá cường độ cạnh tranh
2.4.1. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
2.4.1.1.
Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành:

Ngành bán lẻ tại VN đang phát triển mạnh mẽ, số lượng các nhà bán lẻ trong
và ngoài nước như BigC, Metro, Coopmart..., sự cạnh tranh giữa các nhà bán lẻ
rất mạnh mẽ, các nhà bán lẻ đều cố gắng tạo dựng một chỗ đứng vững chắc trên
thị trường.
BigC đưa ra chiến lược giá rẻ cho mọi nhà, tiện ích khi mua sắm tại BigC.
Với việc bình ổn giá so với các đối thủ đã thu hút được số lượng khách hàng
21


đông đảo bên cạnh đó có các chương trình khuyến mãi giảm giá, tri ân khách
hàng đã kích cầu mua của khách hàng nên hiện tại có thị phần lớn, tạo ra lợi thế
cạnh tranh trên thị trường so với các doanh nghiệp khác. Hiện nay, ngành bán lẻ
VN đang trong giai đoạn phát triển mạnh. VN là một thị trường tiềm năng thu
hút rất nhiều vốn đầu tư nước ngoài. Chỉ trong vài năm trở lại đây, đã có khá
nhiều doanh nghiệp nước ngoài gia nhập vào ngành này và đã chiếm được thị
phần không nhỏ như Parkson, Zen Plaza, Diamon Plaza...đã trở thành đối thủ
cạnh tranh lớn của BigC. Bên cạnh đó còn phải kể đến các hãng bán lẻ trong
nước như Coopmart, Hapromart, Vinmart... cũng đang trên đà phát triển. Như
vậy, thị trường bán lẻ VN có cường độ cạnh tranh mạnh.
+ Thương hiệu Metro:
Trào lưu kinh doanh nhãn hàng riêng xuất phát từ Metro Cash & Carry
ngay từ lúc đặt chân đến Việt Nam, đã phân phối một chuỗi các nhãn hàng riêng
như Fine Food, Aro, Horica Fine Dreaming, Sigma... Nhưng khi đó sản phẩm
nhãn hàng riêng không được chú ý nhiều.
+ Thương hiệu Co.opmart:
Mãi đến lúc kinh tế khó khăn, Co.opmart bắt đầu đẩy mạnh phát triển
nhãn hàng riêng theo hướng giá rẻ, chất lượng phù hợp và thu hút được sự quan
tâm của người tiêu dùng, nhãn hàng riêng mới bắt đầu nở rộ.
Hiện hệ thống siêu thị Co.opmart đã phát triển khoảng 150 mặt hàng mang
nhãn hàng riêng như gạo, nước mắm, bún gạo, trà, trứng, bánh tráng, thịt nguội,

giò lụa, đồ hộp, hóa phẩm, đồ dùng trong nhà, hàng may mặc...
2.4.1.2.

Đe dọa từ các gia nhập mới:
Thị trường bán lẻ VN là miếng bánh ngon mà các nhà bán lẻ nước ngoài

cũng không thể bỏ qua. Ví dụ như tập đoàn Wal-Mart, tập đoàn bán lẻ lớn nhất
22


thế giới của Mỹ, cho họ biết họ đang cân nhắc việc đặt chân vào VN. Đây là một
thách thức đối với BigC trong vấn đề cạnh tranh,tăng thị phần. Đã có nhiều tập
đoàn quốc tế xây dựng kế hoạch để xâm nhập thị trường sau khi gia nhập WTO,
trong đó có 3 tập đoàn bán lẻ hàng đầu Tg là Wal-Mart(Mỹ), Carefour(Pháp),
Tesco(Anh), cùng nhiều tập đoàn Châu Á như Dairy Farm (Hongkong) và South
Asia Investment (Singapore).
2.4.2.

Đối thủ cạnh tranh gián tiếp
Ngoài đối thủ cạnh tranh trực tiếp mà Big C đã xác định, đối thủ cạnh

tranh gián tiếp là vấn đề cũng cần quan tâm.
2.4.2.1.

Các rào cản gia nhập ngành:
BigC là thương hiệu do tập đoàn bán lẻ hàng đầu tại châu Âu- Casino đầu

tư vào VN với số lượng cửa hàng trên 9000 cửa hàng tại Việt Nam, Thái Lan,
Argentina, Urugoay, Venenzuela, Bzazil, Colombia, Ấn Độ Dương, Hà Lan,
Pháp,... Sử dụng trên 190.000 nhân viên. Big C là một trung tam mua sắm lý

tưởng dành cho khách hàng Việt Nam, mỗi cửa hàng có trên 50.000 mặt hàng, từ
thực phẩm tươi sống đến hàng tạp hóa, từ quần áo đến đồ trang trí nội thất, cũng
như các mặt hàng điện máy như đồ da dụng và thiết vị nghe nhìn, tất cả đều được
bán rẻ. Sở dĩ làm đcược điều này là do doang nghiệp đã áp dụng chính xác 5 lực
lượng điều tiết của M.Porter.
Big C đã thành công trong việc tạo ra nhiều rào cản gia nhập làm cho việc
ra nhập vào ngành khó khăn và tốn kém hơn. Đầu tiên phải kể đến đó là kể đến
tính kinh tế theo quy mô, Big C là một hệ thống bán lẻ có mặt trên khắp thế giới.
Vì thế quy mô sản xuất của nó là rất lớn làm cho chi phí và giá thành trên một
đơn vị sản phẩm của nó là tương đối nhỏ so với các doanh nghiệp cạnh tranh
khác. Ta có thể lấy ví dụ, đối với một mặt hàng sản phẩm thì những sản phẩm
23


của Big C luôn có giá thành rẻ hơn so với những sản phẩm của siêu thị khác như
Star Bow, hapro, Techsimex. Mặt khác Big C luôn tạo ra cho khác hàng những
sự ưu đãi như liên tục có những chương trình khuyến mãi và giảm giá nhằm kích
thích nhu cầu mua của khách hàng. Ngoài tính kinh tế theo quy mô nó còn tạo
dựng được một số hệ thống rào cản khác như: nhu cầu vè vốn đầu từ ban đầu và
các yếu tố thương mại… Cụ thể hơn, nó có một hệ thống phân phối phức tạp làm
cho Big C Việt Nam xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1998 tại Đồng Nai với
phương châm là đưa hàng hóa chất lượng, giá rẻ phù hợp với mức thu nhập trung
bình của người VN, với cơ sở hạ tầng hiện đại phong cách trang trọng, lịch sự
thu hút khách hàng BigC đã tạo ra rào cản ra nhập lớn đối với các nhà bán lẻ
khác.
Trước hết phải kể tới lợi thế kinh tế theo quy mô của BigC. BigC là một
đại siêu thị có tới 11 chi nhánh trên toàn quốc, quy mô sản xuất của siêu thị khá
lớn, số lượng mạt hàng đa dạng làm cho chí phí cho một đơn vị sản phẩm thấp
hơn các đối thủ cạnh tranh. Đó là Fivimart, Metro, Hapromart hay Vinmart...
Với một hệ thống phân phối rộng khắp toàn quốc, BigC đã có các chi nhánh ở

hầu hết các thành phố lớn trên cả nước, chiếm lĩnh mảng thị trường rộng lớn, với
uy tín toàn cầu của hãng bán lẻ Casino, BigC đã trở thành một đại gia trong
ngành bán lẻ hiện nay, là đối thủ lớn đối với các nhà bản lẻ trong nước và tạo ra
rào cản lớn cho các nhà bán lẻ nước ngoài muốn vào VN.
2.4.2.2.

Đe dọa từ sản phẩm thay thế:
BigC nguyên cứu các sản phẩm có thể thay thế cho nhaudduwa và cung

cấp tại siểu thị đáp ứng các nhu cầu khác nhau của từng đối tượng khách hàng
được sự ủng hộ của khách hàng như là mặt hàng café, trè, nước ngọt có thể thay
thế cho các loại bia, rượu,…Người dân Việt Nam vẫn quen với kênh phân phối
24


truyền thống. Do đó “sản phẩm thay thế” ở đây chính là chợ truyền thống, cửa
hàng, đại lý bán lẻ,…
2.4.2.3.

Quyền lực thương lượng từ phía các nhà cung ứng:
Với mục tiêu Giá rẻ cho mọi nhà, BigC tuyên bố cam kết bình ổn giá kể

cả khi xảy ra khủng hoảng, khả năng tích hợp về phía trước, kiểm soát các nhà
cung ứng sản phẩm nên BigC có thể tăng giá nhưng không quá mức bán trên thị
trương nên vẫn tạo cho khách hàng tâm lý thoải mái khi mua hàng tại BigC. Lực
lượng nhà cung ứng đang phát triển như vũ bão, trái ngược với lực lượng bán lẻ
còn yếu. Và quyền lực thuộc về kẻ mạnh. Các nhà bán lẻ buộc phải tuân theo
những quy định của phía nhà cung ứng.
Các nhà cung cấp thường hay đưa ra các quyết định tăng giá, và các siêu
thị phải theo, bởi trên thực tế thì các nhà bán lẻ luôn xem nhà cung cấp là đối tác

đồng hành. Tuy nhiên, một hệ thống siêu thị hư Co.op Mart hay gần đây là BigC
đã từ chối yêu cầu tăng giá của các nhà cung cấp dẫn đến việc nhà cung cấp
ngừng giao hàng.
2.4.2.4.

Quyền lực thương lượng từ phía khách hàng

Giá cả tại BigC được niêm yết sẵn nên quyền thương lượng từ phía khách
hàng giảm đáng kể. Người tiêu dùng VN ngày càng kĩ tính hơn khi lựa chọn mua
hàng. Khách hàng có nhiều cơ hội để lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ với mức
giá và chất lượng khác nhau. Họ chú ý nhiều hơn về chất lượng của sản phẩm và
dịch vụ khách hàng nhiều hơn. Ví dụ: đối với hàng thực phẩm, khách hàng đặt
mục tiêu an toàn thực phẩm lên hàng đầu, mặc dù thực phẩm trong siêu thị tuy
có giá cao hơn so với giá ngoài chợ nhưng người tiêu dùng vẫn chấp nhận vì
mục tiêu an toàn.
2.5.

Đánh giá chung: mô hình EFAS của BigC
25


×