“Văn học là nhân học. Bởi vậy, bất kì tác phẩm văn học chân chính nào cũng có những
nhận thức, khám phá mới mẻ về cuộc sống của con người”. Và hơn ai hết, Nguyễn Minh
Châu ý thức rất rõ về thiên chức của người nghệ sĩ trong việc phát hiện ra những bí mật ẩn
chứa trong tâm hồn con người cũng như tìm ra những chân lý, nhận thức đúng đắn về hiện
thực khách quan. Trong "Chiếc thuyền ngoài xa", nỗi niềm khắc khoải ấy đã trọn vẹn dành
cho những cảnh đời éo le, ngang trái của con người trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt được thể
hiện hình tượng nhân vật người đàn bà làng chài trong đoạn trích trên.
Nguyễn Minh Châu được coi là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam,
“vị khai quốc công thần của triều đại văn học mới”. Những sáng tác của ông đều xuất phát
từ cảm hứng thế sự, đời tư mang đậm chất triết lý nhân sinh trong giai đoạn văn học mới,
đối lập với cảm hứng sử thi lãng mạn quen thuộc trước những năm 75.
Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngồi xa” cũng gói trọn những suy tư, trăn trở ấy. Tác phẩm lần
đầu được in trong tập “Bến quê”, sau được lấy làm tên chung cho tập truyện ngắn năm
1987. Không chỉ in đậm phong cách tự sự triết lý của Nguyễn Minh Châu mà đây còn là tiêu
biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của nhà văn. Và đoạn trích trên là một
minh chứng tiêu biểu cho những đổi mới trong cách nhìn “nghệ thuật và cuộc đời” của nhà
văn Nguyễn Minh Châu.
“Chiếc thuyền ngoài xa” là một tác phẩm viết về câu chuyện của Phùng, là một nghệ sĩ
nhiếp ảnh giàu lòng tâm huyết với nghề, được giao nhiệm vụ chụp ảnh cho một bộ lịch năm
mới. Để đáp ứng yêu cầu của trường phòng, Phùng đã về vùng biển từng là chiến trường
cũ của anh. Trong suốt bảy ngày phục kích ấy, anh đã được trải qua hết sự bất ngờ này tới
sự bất ngờ khác, để rồi được thức tỉnh trong nhận thức về cuộc sống xung quanh, đặc biệt
là cuộc sống của những con người nơi xóm biển.
Đoạn trích cuối bài tuy ngắn gọn nhưng cũng đủ để nghệ sĩ Phùng đã hé mở cho chúng ta
thấy những giá trị cốt lõi của tác phẩm. Từ sự hài lòng của người trưởng phòng về thành
quả cho tới những suy ngẫm sau cùng của Phùng về bức tranh thiên nhiên, và đặc biệt là
hình ảnh người đàn bà làng chài khép lại tác phẩm.
Trước hết, ta phải nói tới sự hài lịng của người trưởng phịng đối với khoảnh khắc mà
Phùng đã bắt được. Ơng hài lịng bởi vốn dĩ ý tưởng này được ông đề ra, và Phùng đã
thành cơng hiện thực hóa nó. Tuy nhiên tấm ảnh đã có một độ vênh nhất định so với sự
tưởng tượng ban đầu, vì vị trưởng phịng đề xuất Phùng chụp một bức tranh phong cảnh
tĩnh vật hoàn tồn mà khơng có sự xuất hiện của con người, một cảnh biển sớm mờ sương
đầy mờ ảo. Thế nhưng tấm ảnh cuối cùng khiến không chỉ Phùng mà cả người trưởng
phịng cũng ưng ý lại có sự xuất hiện của con người.
Những bóng người ngồi khum khum hướng về phía bờ khiến cho tấm ảnh này khơng đúng
với đề xuất ban đầu, thế nhưng lại vượt qua cả mong đợi mà trưởng phòng gửi gắm, để rồi
trở thành một tác phẩm mĩ mãn. Rõ ràng, đời sống nghệ thuật khơng hồn tồn tn theo ý
muốn chủ quan của con người, đời sống nghệ thuật cũng có quy luật riêng. Người trưởng
phịng tuy rất muốn có một bức tranh tĩnh cảnh, thế nhưng làm gì có nghệ thuật nào lại tách
khỏi cuộc sống của con người. Nghệ thuật chỉ có thể có giá trị khi nó gắn liền với con người
mà thôi.
Vẫn luôn tồn tại một đường lối văn nghệ mang tính chủ quan, minh họa. Nhưng trong cái kết
quả cuối cùng lại khơng giống với ý tưởng, từ đó làm bộc lộ được thơng điệp của nhà văn,
đó là hãy từ bỏ nền văn nghệ minh họa. Bởi lẽ nếu văn nghệ chỉ mang tính minh họa cho
những ý muốn chủ quan của con người, thì văn nghệ sẽ khơng cịn là bản thân nó nữa,
khơng cịn mang giá trị tích cực thật sự đối với con người.
Thứ hai, về cảm nhận và suy nghĩ của Phùng về tấm bưu ảnh. Khi mà bức ảnh đã bước
vào đời sống, thì nó đã có được sự cơng nhận của cộng đồng thưởng thức, đặc biệt là với
cộng đồng có gu thẩm mĩ cao, chứng tỏ rằng tấm ảnh cịn có những giá trị nghệ thuật thực
sự. Kỳ lạ thay, mặc dù đó chỉ là một tấm ảnh đen trắng, thế nhưng mỗi khi nhìn vào, Phùng
lại “cứ thấy một lớp sương mai màu hồng hồng” của buổi bình minh chuẩn bị đến.
Lớp sương mai kia chính là hiện thân của cái đẹp lãng mạn. Từ góc nhìn của Phùng, đó
chính là cảnh “đắt trời cho”, từ đường nét đến ánh sáng đều hết sức hài hòa. Tất cả những
khung cảnh ấy đều được nhìn qua tấm lưới vó bè như là cánh dơi mờ qua. Nó đẹp đến mức
làm cho người nghệ sĩ phải bối rối, cảm thấy mình như bị bóp thắt vào. Phùng cảm thấy tâm
hồn mình như được thanh lọc đến tinh khơi, để rồi phải bàng hồng, sững sờ nhận ra chân
lí cuộc đời: “cái đẹp chính là đạo đức”.
Với ý nghĩa ấy, tấm ảnh kia chính là hiện thân của nghệ thuật lý tưởng, của nghệ thuật hoàn
mĩ, được sinh ra từ đời sống và có một cái sức ảnh hưởng lên cuộc sống. Đó là thứ nghệ
thuật thuần túy. Thế nhưng ẩn sau lớp sương mai hồng, khơng chỉ có ánh bình minh, mà
cịn hình ảnh của người đàn bà làng chài bước ra, nó lại là hiện thân của cuộc sống, thứ mà
ta phải vượt qua sự mĩ lệ của nghệ thuật mới chạm tới được.
Nếu như lớp sương mai là nghệ thuật lãng mạn, nghệ thuật thuần túy, thì hình ảnh người
phụ nữ làng chài chính là hiện thân của cuộc đời. Chính cuộc đời khó khăn, khốc liệt kia đã
sản sinh ra lớp sương mai ấy. Và như thế, tấm ảnh của Phùng có ba tầng bậc. Tầng thứ
nhất là tầng lớp vật chất, tầng của tấm giấy lưu lại cái hình ảnh đen trắng mà ai cũng nhìn
thấy. Tầng thứ hai là tầng của lớp sương mai hồng hồng, cái tầng của giá trị lí tưởng, thuần
túy, dường như tách biệt với cuộc sống. Tầng cuối cùng là tầng cuộc đời, là thứ đã tạo ra
lớp sương mai kia. Chỉ khi có sự cộng hưởng của hai tầng cuối cùng mới ra được tác phẩm
nghệ thuật cuối cùng, được treo ở trong rất nhiều nhà.
Vậy tấm ảnh đen trắng kia địi hỏi có sự kết hợp đến nhuần nhuyễn của hai yếu tố, đó là
nghệ thuật với cuộc đời. Nếu như bức ảnh thiên nhiên kia là kết quả của nghệ thuật chân
chính, thì nó phải được sản sinh từ cuộc đời. Đẹp đẽ, nhưng phải gắn kết với cuộc đời. Nếu
như chỉ mang một sự lãng mạn trống rỗng, thì đó là nghệ thuật phiến diện, cái nghệ thuật vơ
nghĩa.
Cuối cùng, là hình ảnh người đàn bà làng chài trong tấm ảnh ấy. Chị ấy hiện lên vơ danh,
khơng tên tuổi, xấu xí, thơ kệch với thân hình cao lớn của người phụ nữ làng chài. Là nhân
tố cấu thành nghệ thuật, nhung cũng là thứ phá hoại nghệ thuật, bởi lẽ chị là một phần của
nghệ thuật, nhưng cũng là một phần của cuộc đời. Đồng thời, người đàn bà kia hiện lên
cũng là một nạn nhân của bạo hành gia đình, của cái nghèo đói, thất học nơi vùng biển xưa.
Ở đây, một lần nữa, chân dung của người đàn bà hàng chài được tái hiện. Thế nhưng chân
dung ấy lại khơng giống hồn toàn với ấn tượng ban đầu. Ban đầu chị hiện lên qua miêu tả
trực quan của Phùng, còn lúc này người đàn bà hiện lên với thân áo ướt sũng, vạt áo bạc
phếch cùng thân hình cao lớn, cũng chính là lăng kính hồi tưởng của nhân vật Phùng, chứ
khơng phải quan sát trực tiếp nữa.
Nó khơng cịn là khám phá bớt chợt ban đầu, mà cái ngoại hình cịn dung nhập tất cả cảnh
ngộ cũng như vẻ đẹp tâm hồn chị. Chị khơng cịn hiện ra như một con người thực, mà là
một biểu tượng đã được thành hình trong nhận thức của nhân vật Phùng. Đây là một người
lao động bình thường, một con người có đầy rẫy những khổ đau trong cuộc sống, nhưng
đồng thời cũng có những hạt ngọc ẩn sâu trong tâm hồn.
Con người ấy không phải con người cá biệt, không tách rời khỏi cộng đồng. Bởi trước hết,
nhà văn không đặt tên riêng cho chị, qua đó muốn nói rằng người đàn bà kia cũng như bao
người phụ nữ, bao con người lao động Việt Nam khác. Thứ hai, chi tiết “chị bước những
bước chân chậm rãi, bàn chân dậm chân mặt đất chắc chắn, hịa lẫn trong đám đơng”, đó là
những bước đi đưa người phụ nữ này hòa nhập với cộng đồng của mình. Người đàn bà ấy
lại là hiện thân của rất nhiều những con người ở thời kì đổi mới.
“CTNX” khép lại ở hình ảnh này như là muốn để ngỏ cái kết thúc của người đàn bà làng
chài, cũng như để ngỏ câu chuyện cuộc đời của rất nhiều người dân Việt Nam khác với tất
cả những tốt đẹp nhất của cuộc sống. Câu hỏi để ngỏ này cũng chính là “ngọn gió tiên
phong”, kích thích cái công cuộc đổi mới của đất nước, của xã hội, của văn học nghệ thuật
Việt Nam. Đây chính là khát khao đổi mới đang được nhun nhóm, thắp dần lên. Sự nghiệp
đổi mới có thể chưa thực sự diễn ra, thế nhưng trong cuộc đời người đàn bà này đã có
những khơi nguồn cho cơng cuộc đổi mới.
Về nghệ thuật, “CTNX” là một tác phẩm được xây dựng tình huống truyện rất độc đáo và
sâu sắc. Tác giả cũng tạo ra một điểm nhìn trần thuật hợp lí, đó là điểm nhìn nhân vật, của
người trong cuộc, để những chiêm nghiệm được rút ra chân thực, thấm thía hơn. Tác phẩm
đã khép lại, nhưng những vấn đề xã hội được đặt ra vẫn chưa được giải quyết một cách
trọn vẹn, thấu đáo, mà nó chỉ như sự khơi mở cho cơng cuộc đổi mới.
Đoạn trích cịn thực hiện rất trọn vẹn nhiệm vụ của một đoạn văn kết thúc. Mở đầu đã khó,
kết thúc cũng chẳng kém phần nào. Và kết thúc của NMC nhìn như một sự bỏ lửng, trên
thực tế, nó đã chứa đựng rất nhiều triết lí, nổi bật nhất là sự tơn vinh sự tốt đẹp của con
người, khát khao đổi mới cuộc đời. Đây là một nỗi trăn trở nhân văn, sâu sắc của một trái
tim luôn hướng về cuộc đời, hướng về đất nước, về nhân dân.
Đánh cách nhìn nhận về nghệ thuật và cuộc đời, NMC đã chứng minh cho ta thấy rằng để
sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật đích thực trách nhiệm của người nghệ sĩ cần biết
yêu thương, đồng cảm, biết trăn trở về số phận con người. Đặc biệt người nghệ sĩ phải có
cái nhìn phải nhìn cuộc đời sâu sắc, đa chiều và phải dũng cảm nhìn thẳng vào hiện thực để
khám phá ra bản chất bên trong con người. Chính Nguyễn Minh Châu đã quan niệm: “Nhà
văn khơng có quyền nhìn sự vật một cách đơn giản, và nhà văn cần phấn đấu để đào xới
bản chất con người vào các tầng sâu lịch sử”.
Giá trị nhân đạo của tác phẩm được điểm đậm nét qua sự đồng cảm, niềm xót thương của
nhà văn đối với cuộc sống của người dân lao động sau chiến tranh. Nhà văn lên án nạn bạo
hành gia đình của người chồng vũ phu, thơ bạo đã vơ tình làm tổn thương tâm hồn ngây thơ
của những đứa con. Ông còn phát hiện và nâng niu, trân trọng trước những vẻ đẹp tâm
hồn, phẩm chất cao đẹp của con người. Cuối cùng, Nguyễn Minh Châu bày tỏ quan niệm
của mình đối với con người và cuộc sống: Tình yêu nghệ thuật của người nghệ sĩ vừa là
niềm hân hoan say mê, vừa là nỗi đau đớn khắc khoải, một mối quan hoài thường trực về
số phận, hạnh phúc của những người xung quanh.
Có ai đó đã nói: “Nghệ thuật nằm ngồi quy luật của sự băng hoại, chỉ mình nó khơng thừa
nhận cái chết”. Câu nói ấy đúng, nhưng là đúng cho những trường hợp nghệ thuật vượt lên
khỏi sự sàng lọc của thời gian để trở thành bất hủ. “Chiếc thuyền ngồi xa” cùng đoạn trích
trên chính là minh chứng tiêu biểu cho câu nói ấy. Song, Nguyễn Minh Châu cũng là một
nhà văn góp phần sáng tạo lại thế giới, bởi "Niềm tin vào tính bất khả chiến thắng của cái
đẹp tinh thần, cái thiện đã được khúc xạ ở chỗ, anh (Nguyễn Minh Châu) đã tắm rửa sạch
sẽ các nhân vật của mình, họ giống như được bao bọc trong một bầu khơng khí vơ trùng".
(Nhà phê bình Nikolai Nikulin)