Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Giáo trình Luyện phát âm và ngữ âm - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.01 MB, 120 trang )

BỘ CƠNG THƯƠNG
TẬP ĐỒN DỆT MAY VIỆT NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT VINATEX TP. HCM
KHOA NGOẠI NGỮ TIN HỌC

Giáo trình

LUYỆN PHÁT ÂM
VÀ NGỮ ÂM

TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 8 NĂM 2020
LƯU HÀNH NỘI BỘ


MỤC LỤC
CHƯƠNG I: NGUYÊN ÂM VÀ PHỤ ÂM .................................................................. 1
I. CƠ CHẾ PHÁT ÂM ............................................................................................ .....1
1. Cơ quan phát âm .................................................................................................. 1
2. Hoạt động của thanh quản ................................................................................... 3
3. Điều âm ................................................................................................................ 4
II. NGUYÊN ÂM ........................................................................................................ 5
1. Khái niệm ............................................................................................................. 5
2. Cách phát âm cụ thể của từng nguyên âm .......................................................... 5
3. Sự vơ thanh hóa ngun âm ................................................................................. 8
4. Chèn nguyên âm ................................................................................................ 10
5. Trường âm.......................................................................................................... 12
III. PHỤ ÂM .............................................................................................................. 13
1. Khái niệm ........................................................................................................... 13
2. Phân loại phụ âm ............................................................................................... 13
3. Cách phát âm cụ thể của phụ âm ...................................................................... 19
4. Một số đặc trưng khác của phụ âm tiếng Nhật ................................................. 32


CHƯƠNG II: NHỊP ĐIỆU............................................................................................ 43
I. KHÁI NIỆM ........................................................................................................... 43
1. Khái niệm ........................................................................................................... 43
2. Phân loại phách .................................................................................................. 44
II. NHỊP ĐẶC BIỆT (PHÁCH ĐẶC BIỆT) ............................................................. 45
1. Xúc âm [つ] ....................................................................................................... 45
2. Âm nối [ん] ....................................................................................................... 47
3. Nguyên âm dài ................................................................................................... 48
4. Yếu tố thứ hai trong nguyên âm đơi .................................................................. 50
III. NHỊP ĐƠI ........................................................................................................... 51
1. Rút ngắn Từ ...................................................................................................... 51
2. Rút ngắn Ngày tháng ......................................................................................... 52
3. Kéo dài Chữ số................................................................................................... 53
4. Rút ngắn Chữ số................................................................................................. 54
CHƯƠNG III: TRỌNG ÂM ......................................................................................... 60
I. KHÁI NIỆM ........................................................................................................... 60


1. Trọng âm là gì? .................................................................................................. 61
2. Chức năng của Trọng Âm .................................................................................. 61
3. Các kiểu Trọng Âm và quy tắc ........................................................................... 62
II. TRỌNG ÂM CỦA CÁC LOẠI TỪ ....................................................................... 65
1. Trọng âm của danh từ ......................................................................................... 66
2. Trọng âm của tính từ .......................................................................................... 70
3. Trọng âm của động từ ........................................................................................ 72
4. Trọng âm của trợ từ ............................................................................................ 75
CHƯƠNG IV: NGỮ ĐIỆU ........................................................................................... 90
I. KHÁI NIỆM ........................................................................................................... 90
1. Lời mở đầu ......................................................................................................... 90
2. Trọng âm và Ngữ điệu........................................................................................ 91

II. QUAN HỆ GIỮA NGỮ ĐIỆU VÀ CÁC YẾU TỐ TRONG CÂU ....................... 93
1. Kiểu ngữ điệu cơ bản giữa 2 yếu tố ................................................................... 93
2. Trọng tâm và ngữ điệu ....................................................................................... 97
3. Ngữ điệu của [は] và [が]................................................................................ 99
4. Nghi vấn từ và ngữ điệu ................................................................................... 102
III. NGỮ ĐIỆU CUỐI CÂU .................................................................................... 103
1. Kiểu ngữ điệu cuối câu ..................................................................................... 103
2. Ngữ điệu của từ cuối câu [よ] và [ね].............................................................. 105



Chương I Nguyên Âm và Phụ Âm

1

Chương I: NGUYÊN ÂM VÀ PHỤ ÂM
Con người sống được là nhờ hơi thở. Nếu ngưng thở đồng nghĩa với việc sự sống
sẽ kết thúc. Tuy nhiên, con người thở khơng chỉ vì mục đích duy trì sự sống. Bằng cách
sử dụng hơi thở, con người sẽ tạo ra được âm thanh và giao tiếp dựa vào âm thanh
(communication). Vậy cụ thể con người tạo ra âm thanh như thế nào? Trong chương
này sẽ cùng tìm hiểu cơ chế con người tạo ra âm thanh cũng như các đặc trưng trong
nguyên âm, phụ âm của tiếng Nhật.
I. CƠ CHẾ PHÁT ÂM
1. Cơ quan phát âm
Nguyên tắc: Ngữ âm là thực thể của ngôn ngữ, được tạo ra từ sự tương tác giữa
các cơ quan phát âm. Cơ quan phát âm cơ bản của con người gồm có phổi, thanh đới
(dây thanh), khoang miệng, khoang mũi và cuống họng. (xem Hình 1.1.)
1.1. Phổi: Khi phổi co giãn, khơng khí bên trong bị ép lại, luồng hơi đi qua khí quản,
lồng ngực, cuống họng.
1.2. Khoang mũi: Khi khơng khí đi từ phổi qua các bộ phận đến khoang mũi và cộng

hưởng với các bộ phận trong khoang mũi để tạo thành âm thanh (âm mũi). Ví dụ: Âm
/m/ và /n/.
1.3. Khoang miệng: Nhờ sự kết hợp của các bộ phận phát âm trong khoang miệng sẽ
tạo ra những loại âm thanh khác nhau. Cụ thể:
1.3.1. Răng: Răng hàm trên và dưới là điểm đầu tiên của khoang miệng, chúng kết hợp
với môi và đầu lưỡi để phát ra âm môi răng [f],[v], âm giữa răng [i], [j] và âm trước đầu
lưỡi [s],[z]…
1.3.2. Môi: Cử động của 2 mơi có thể tạo ra những khẩu hình khác nhau, đồng thời theo
độ mở to nhỏ của môi mà độ rộng của khoang miệng cũng biến đổi tương ứng, kết hợp
với khẩu hình để phát ra những âm khác nhau. Ví dụ như âm /b/, /p/...
1.3.3. Lưỡi: Đầu lưỡi là cơ quan phát âm linh hoạt nhất. Bằng sự biến hóa như vươn ra,
thu vào, tiếp xúc điểm của đầu lưỡi, hoặc các cử động như nâng mặt lưỡi lên xuống, kết
hợp với vòm ngạc cứng và răng mà tạo thành các tổ hợp khác nhau, cùng điều tiết luồng
hơi để phát ra các âm khác nhau.
1.3.4. Chân răng trên: Là bộ phận nhơ lên phía trước của ngạc, khi khép miệng thì tự
nhiên sẽ tiếp xúc với đầu lưỡi, có thể kết hợp với đầu lưỡi để phát ra âm [t], [d]…


Chương I Nguyên Âm và Phụ Âm

2

1.3.5. Ngạc cứng: Là bộ phận phía trên cao nhất của ngạc, khơng thể cử động, nhưng
nó có thể phối hợp với đầu lưỡi để điều chỉnh độ rộng hẹp của luồng hơi hoặc phát ra
âm cuốn lưỡi…
1.3.6. Ngạc mềm: Là bộ phận mềm nằm phía sau của ngạc, nó có thể kết hợp cử động
lên xuống với đầu lưỡi, điều tiết luồng hơi. Khi nó hạ xuống, luồng hơi thốt ra từ
khoang mũi, tạo ra âm mũi; khi nó nâng lên vách hầu thì luồng hơi chỉ có thể thốt ra từ
khoang miệng.
1.4. Thanh đới: Thanh đới là hai lá mỏng rất nhỏ nằm ở đầu thanh quản, có hình dạng

giống 2 mơi, dài khoảng 1cm, có đường thốt hơi ở giữa gọi là thanh mơn. Khi thanh
mơn đóng lại, luồng hơi va chạm thanh đới tạo nên sự rung động, từ có thể phát ra
nguyên âm và bộ phận phụ âm.
びこう

1- 鼻腔 (nasal cavity): Khoang mũi
こうくう

2- 口腔 (oral cavity): Khoang miệng


3- 歯 (teeth): Răng
くちびる

4- 唇 (lip): Môi
した

5- 舌 (tongue):

Lưỡi

しけい

6- 歯茎 (alveolar Ridge): Chân răng
こうこうがい

7- 硬口蓋 (hard palate) : Ngạc cứng
なんこうがい

8- 軟口蓋 (soft palate): Ngạc mềm

こうがいすい

9- 口 蓋 垂 (uvula): Lưỡi gà
いんとう

10- 咽頭 (pharynx): Cổ họng
せいたい

11- 声 帯 (vocal folds): Thanh đới
せいもん

声 門 (glottis): Thanh môn
こうとう

12- 喉頭 (larynx): Thanh quản
きかん

13- 気管 ( trachea): Khí quản
しょくどう

14- 食 道 (Oesophagus): Thực quản

Hình 1.1. Cấu tạo cơ quan phát âm


Chương I Nguyên Âm và Phụ Âm

3

※ Đường đi của khơng khí

Từ phổiKhí quảnThanh quản Khoang miệng/Khoang mũi
2. Hoạt động của thanh quản
Trong q trình khơng khí đi từ phổikhí quảnmiệng/mũi, đầu tiên phải nói
đến vai trị quan trọng của thanh quản. Trong thanh quản thì có bộ phận gọi là thanh đới.
Thanh đới có độ dài khoảng 1cm, có nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong việc tạo ra âm
thanh, đặc biệt là việc tạo ra giọng nói và điều chỉnh độ cao của giọng nói.
Âm thanh được tạo ra khi khơng khí đi từ khí quản qua thanh đới tạo ra áp lực
khí và làm cho thanh đới rung lên. Sự rung lên của thanh đới chính là sự rung lên của
khơng khí. Khi con người phát ra âm thanh thì nhờ việc làm cho thanh đới rung lên, sẽ
tạo ra sự phân biệt giữa âm hữu thanh và âm vô thanh.
Trong âm hữu thanh bao gồm nguyên âm ví dụ như [a] và [i], và phụ âm như [b] và [m].
Nếu để ngón tay lên cổ họng và thử kéo dài ngun âm [a] thì có thể cảm nhận
sự rung động của thanh đới. Mặt khác, âm vô thanh là âm được tạo ra mà không rung
thanh đới tiêu biểu là phụ âm [p], [k], [s]. Nếu thử đặt tay lên cổ họng và phát âm kéo
dài âm [s] thì sẽ biết rõ được điều này. Khác với trường hợp kéo dài âm [a], sẽ không
cảm nhận được sự rung lên của thanh đới.
Ví dụ: Hãy đặt tay lên cổ họng và phát âm những âm dưới đây.
a. Âm hữu thanh: [a], [z]
b. Âm vô thanh: [s], [f]
Thông thường, tất cả các nguyên âm và hơn nửa phụ âm là âm hữu thanh. Có
nghĩa là, hơn một nửa những âm do con người tạo ra là âm hữu thanh. Tuy nhiên, điều
quan trọng ở đây là tùy theo hoạt động rung hay khơng rung, mà có thể phân biệt được
các cặp âm hữu thanh và vô thanh như [b-p], [d-t], [g-k]. Nhờ điều này mà số lượng âm
do con người tạo ra sẽ tăng lên đáng kể.
Ngoài việc tạo ra tiếng nói và âm hữu thanh/âm vơ thanh, thanh đới cịn có chức
năng điều chỉnh cao độ của giọng nói (= pitch). Ngồi các thao tác đơn giản như Rung/
Khơng Rung, thanh đới cịn có khả năng điều chỉnh để rung nhiều bao nhiêu thì đạt mục
đích phát âm. Đây là cao độ được điều chỉnh bởi hoạt động thứ 2 này. Dây thanh càng
rung, giọng nói càng cao và rung càng ít thì giọng nói càng thấp. Một người có thể tăng
độ rung của dây thanh bằng cách tăng áp suất khơng khí từ phổi vào. Ngoài ra, ngay cả



Chương I Nguyên Âm và Phụ Âm

4

khi áp suất không đổi, dây thanh có xu hướng rung bằng cách kéo căng dây thanh âm.
Thao tác kéo căng dây thanh cũng giống như thao tác kéo dây cao su. Ngay cả với cùng
độ dài dây thanh (dây cao su) thì nếu kéo căng mạnh sẽ bị mỏng ra và dễ dàng tạo ra
trạng thái rung.
3. Điều âm
Nhờ luồng khí đi qua thanh quản chỉ có thể phân biệt được có âm thanh hay
khơng có âm thanh, nhưng khơng phân biệt được như là giữa âm [a] và[i], hoặc âm [d]
và [z]. Nói cách khác, hầu hết sự khác biệt âm thanh chưa được tạo ra. Sự phân biệt âm
thanh cụ thể được tạo ra phía trên thanh quản (tức là miệng và mũi). Quá trình tạo ra sự
khác biệt như [a]-[i] hoặc [d]-[z] được gọi là Điều Âm (articulation) hoặc Cấu Âm.
Trong đó, hoạt động của lưỡi và mơi trong miệng rất quan trọng. Ngoài ra, đa phần sự
đối lập về âm mà đầu tiên phải nói đến là sự khác nhau giữa nguyên âm và phụ âm, đều
được tạo ra bởi hoạt động của các cơ quan phát âm này.
Luyện tập:
1. Hãy áp ngón tay lên cổ họng và phát âm kéo dài với 2 kiểu cao độ đối với các
âm dưới đây. Hãy áp ngón tay lên cổ họng và phát âm nhiều lần những âm
dưới đây. Phán đoán xem âm nào là âm hữu thanh, âm nào là âm vô thanh.
1) [a]
2) [b]
3) [t]
4) [z]
5) [i]
6) [m]
7) [s]

2. Hãy áp ngón tay lên cổ họng và phát âm kéo dài với 2 kiểu cao độ đối

với các âm dưới đây.
1)
2)
3)
4)
5)

[a]
[i]
[o]
[z]
[m]


Chương I Nguyên Âm và Phụ Âm

5

II. NGUYÊN ÂM
1. Khái niệm
Trong ngơn ngữ có 2 loại ngun âm và phụ âm. Nguyên âm là âm thanh được
phát ra bằng luồng hơi đi ra từ thanh môn va đập vào thanh đới, không gặp bất cứ sự trở
ngại nào của các bộ phận phát âm khác, cuối cùng thoát ra khỏi khoang miệng. Tiếng
Nhật có 5 ngun âm chính.
あ(a), い(i), う(u), え(e), お(o)
Hình dáng của miệng và lưỡi khi phát âm 3 nguyên âm [あ,い,う]. (xem hình 1.2.)

Hình 1.2. Phát âm あ(a), い(i), う(u)


2. Cách phát âm cụ thể của từng nguyên âm
2.1. Cách phát âm あ
Miệng mở to tự nhiên, độ rộng ít nhất cũng phải đặt 2 ngón tay, lưỡi thả lỏng,
đầu lưỡi đặt phía sau răng dưới và phải cao hơn chân răng, sau đó hơi thụt về phía sau,
thanh đới rung động để phát ra âm, âm thanh rõ ràng.
Phần mở rộng: あ là âm thanh được tạo ra bằng cách mở miệng lớn. Là âm thanh
phát ra một cách tự nhiên như khi ngạc nhiên chẳng hạn (キャ).
Chú ý: Miệng không được mở quá to, tránh trường hợp giống phát âm “a” trong
tiếng Việt.


Chương I Nguyên Âm và Phụ Âm

6

Luyện tập: あり, あめ, あそこ, あなた, あたま
2.2. Cách phát âm い
Miệng mở to tự nhiên, lưỡi cố gắng vươn ra phía trước, mặt lưỡi cố gắng tiếp xúc
với ngạc cứng, đầu lưỡi hạ thấp và áp sát vào sau răng dưới để tạo thành đường thốt
hơi nhỏ hẹp; lưỡi trước dùng lực ghì lại, rung động thanh đới để phát ra âm tương đối
sắc.
Luyện tập: いえ, いい, いと, いなか
2.3. Cách phát âm う
Hai môi mở ra tự nhiên, khẩu hình nhỏ hơn い một chút, đầu lưỡi thụt về phía
sau, mặt lưỡi nâng lên tiếp xúc với ngạc mềm, đầu lưỡi không tựa vào răng dưới, thanh
đới rung để phát ra âm thanh.
Chú ý: Giữ 2 môi hơi bè, phát âm khá giống “ư” trong tiếng Việt, mặt lưỡi hơi
bằng, thanh đới rung, âm thanh phát ra yếu. Khơng trịn mơi như âm /u/ trong tiếng
Anh.

Phần mở rộng:
- Âm い và う phát âm bằng cách mở miệng vừa phải. Sự khác nhau giữa い và
う thể hiện ở hai điểm. Thứ nhất là phần phía trước lưỡi cao hay là phần sau lưỡi
cao. So với い thì う có phần lưỡi bị kéo ra sau. Thứ hai là hình dáng của mơi khi
phát âm. Khi phát âm う thì mơi hơi trịn lại và đưa một chút về phía trước. Đối
với い thì lưỡi để bằng và khơng đưa về phía trước. Hãy cảm nhận sự khác nhau
giữa い và う.
a. い―う
b. う―い
c. 行く(iku) ― 浮き(uki)
- Âm [う] so với âm [u] trong tiếng Anh ( ví dụ: [u:] trong từ boots, và [u] trong
từ book) thì mơi khơng trịn đến mức như vậy và cũng khơng đưa về phía trước
nhiều như vậy. Liên quan đến phần này thì vị trí lưỡi lại hơi đưa về phía trước so
với âm [u] của tiếng Anh. Vì thế mà hình dáng mơi cũng như vị trí lưỡi lại hơi
giống âm [い] hơn. Có thể thấy rõ khuynh hướng này đặc biệt là ở vùng phía


Chương I Ngun Âm và Phụ Âm

7

đơng Nhật Bản (ví dụ như Tokyo) hơn là vùng phía tây Nhật Bản (Kyoto hay
Osaka). Vì khi trịn mơi thì lưỡi tự động sẽ tiến về phía trước cho nên khi phát
âm thực tế, phải chú ý khơng trịn mơi nhiều.
Luyện tập: うま, うさぎ, くも, むし, さる, ミルク
2.4. Cách phát âm え
Miệng mở phân nửa, hai mơi kéo về hai bên khóe miệng, đầu lưỡi hơi vươn ra
phía trước, đầu lưỡi áp vào răng dưới, chân lưỡi dùng sức, thanh đới rung động, âm phát
ra gấp rút.
Chú ý: Khi phát âm, hai môi khơng được mở q về hai bên, giữ khẩu hình tự

nhiên. Khá giống “ê” trong tiếng Việt.
Luyện tập: ええ, えき, えいが, えのぐ
2.5. Cách phát âm お
Miệng mở phân nửa, tròn 2 mơi, đầu lưỡi thụt về phía sau, sau lưỡi hơi nâng lên,
đầu lưỡi không tiếp xúc răng dưới, thanh đới rung động, âm phát ra trọn vẹn.
Chú ý: Khi phát âm, hai mơi trịn nhưng khơng q nổi bật, khá giống “ô” trong
tiếng Việt.
Phần mở rộng:
- Âm [え] và [お] là âm trung gian giữa âm [い] và [う]. Mở rộng miệng to hơn
một chút khi phát âm thì âm [い] trở thành âm [え] và âm [う] trở thành âm [お]. Âm
[お] so với âm [え] thì mơi trịn và hơi đưa ra phía trước. Hãy phát âm nhiều lần những
âm dưới đây.
1) あーえーい
2) いーえーあ
3) あーおーう
4) うーおーあ
※ Tham khảo về vị trí lưỡi và trạng thái của miệng khi phát âm các nguyên âm
của tiếng Nhật. (xem Hình 1.3)


Chương I Ngun Âm và Phụ Âm

8

Vị trí lưỡi
Trước

Sau

Đóng





Trạng
Thái
của
miệng







Mở

Hình 1.3. Vị trí lưỡi và trạng thái của miệng khi phát âm ngun âm

3. Sự vơ thanh hóa ngun âm
Ở mục [2. Hoạt động của thanh quản] đã trình bày các nguyên âm là âm hữu
thanh và là âm được tạo ra khi rung thanh đới trong cổ họng. Tuy nhiên khi phát âm
tiếng Nhật trong thực tế thì đơi lúc cũng có hiện tượng thanh đới khơng rung và bị phát
âm thành âm vô thanh. Hãy xem sự khác nhau khi phát âm các chữ dưới đây.
Chữ [き] trong[きく(菊)] ; chữ [き] trong [きば(牙)]


いえ




Chữ [す] trong [食べています]; chữ [む] trong [家に住む]
Khi thử phát âm những chữ trên thì âm [i] và âm [u] không rõ ràng mà nghe giống
hệt như ngun âm khơng được phát âm. Có nghĩa là, chữ [菊] nghe giống như [k(i)ku]
và [います] giống như [imas]. Đây là hiện tượng vơ thanh hóa ngun âm. Tuy nhiên,
mặc dù ngun âm bị vơ thanh hóa nhưng trong miệng thì hình dáng lưỡi vẫn là hình
dáng khi phát âm [i] và [u]. Đây gọi là trạng thái dù phát âm nguyên âm nhưng không
làm rung thanh đới.
Hiện tượng vô thanh hóa dễ xảy ra khi nguyên âm bị kẹt giữa 2 phụ âm. Nguyên
gốc là âm hữu thanh (rung thanh đới) và chỉ thay đổi khi rơi vào trạng thái bị ảnh hưởng
bởi những âm vô thanh trước hay sau nó. Sự thay đổi phát âm do bị ảnh hưởng bởi
những âm trước và sau nó được gọi là Đồng Hóa. Đồng hóa dễ xảy ra khi phát âm trong
trạng thái vui vẻ. Nếu phát âm trong trạng thái này thì chúng ta có thể làm chủ phát âm
một cách tự nhiên.


Chương I Nguyên Âm và Phụ Âm

9

Việc có phát âm ngun âm bằng cách rung thanh đới hay khơng thì khơng làm
thay đổi nghĩa của từ. Trong ví dụ ở trên cho dù phát âm [菊] (kiku) ở dạng vô thanh
hay hữu thanh thì vẫn khơng thay đổi ý nghĩa của từ này.
Ngồi ra, sự vơ thanh hóa ngun âm được coi là có sự khác nhau khá lớn giữa
các phương ngữ Nhật Bản. Theo quan sát, so với vùng Kansai (Kyoto,Osaka) thì vùng
Kanto người ta thường vơ thanh hóa nguyên âm nhiều hơn. Cũng không hiếm những
trường hợp khi phát âm cùng một từ, người Tokyo thì vơ thanh hóa cịn người Osaka thì
khơng.
Tuy nhiên, nếu nói là sự vơ thanh hóa đối với việc phát âm tiếng Nhật khơng
mang ý nghĩa gì thì khơng đúng. Bởi vì để có thể nói tiếng nhật trơi chảy như người nói

tiếng Nhật (tiếng mẹ đẻ Nhật Bản) thì cần phải làm cho các nguyên âm được phát âm
đúng. Tóm lược theo 2 nguyên tắc dưới đây.
1. 2 nguyên âm [i] và [u] dễ bị vơ thanh hóa. Cịn 3 âm là [a], [e], [u] khó
bị vơ thanh hóa.
2. Vơ thanh xảy ra khi nguyên âm khi bị kẹp giữa các phụ âm vô thanh
(phụ âm của những hàng [か], [さ], [た], [は], [ぱ] ) và những ngun
âm đi ở phía sau phụ âm vơ thanh.

Luyện tập:
1. Hãy thử áp ngón tay lên cổ họng và phát âm các nguyên âm. Cảm nhận sự
rung động của thanh đới để xác nhận các ngun âm có bị vơ thanh hóa hay
khơng.
1) き く(菊、聞く)
kiku
2) が く せ い(学生)
gakusei



3) ピ カ ピ カ
pikapika





か く(欠く、格)
kaku
が く も ん(学問)
gakumon

ポ カ ポカ
pokapoka

2. Hãy phát âm theo từng cặp dưới đây.
きく



1) きく(菊、聞く)
あきかぜ

2) あきかぜ(秋風)





き る(着る)



あきばれ(秋晴れ)

あ きば


Chương I Nguyên Âm và Phụ Âm

10


ふ と ん

3) ふかふかの布団
くすり

4) くすり( 薬 )
あき

5) あき(秋)
からす

6) からす( 烏 )

ふく



ぶかぶかの服



ねむりぐすり(眠り 薬 )



あきばれ(秋晴れ)



からすみ


ねむ

ぐすり

あ きば

Khi hiện tượng vơ thanh hóa ngun âm tiếp diễn thì sẽ tiến đến giai đoạn Xúc
Âm Hóa, nghĩa là nguyên âm bị loại bỏ hoàn toàn và trở thành xúc âm.
Ví dụ: Âm [く] trong từ [学問(がくもん)] thì phần ngun âm được phát âm rõ
ràng nhưng âm [く] trong từ [学生(がくせい)] thì bị vơ thanh hóa và thậm chí,
trong từ [学会 (がっかい)], nguyên âm bị loại bỏ hoàn toàn và chuyển thành Xúc
Âm [っ]. Theo đó, nguyên âm sẽ trở nên yếu đi theo trình tự Nguyên âm hữu
thanh  Nguyên âm vô thanh  Xúc âm. Nếu phát âm âm [く] trong từ [学生]
như nguyên âm hữu thanh bình thường thì có phần khơng tự nhiên, hoặc phát âm
từ [学会] thành [がくかい] thì nó khơng cịn là từ [学会] nữa. Vì thế, sự vơ thanh
hóa ngun âm rất quan trọng đối với việc phát âm một cách tự nhiên.
4. Chèn nguyên âm
Từ ngày xưa tiếng Nhật đã mượn phần lớn từ đơn từ mượn nước ngoài như tiếng
Trung Quốc và tiếng Anh. Về cơ bản, tiếng Nhật được tạo ra từ cấu trúc âm tiết đơn
thuần là [ phụ âm (C) + nguyên âm (V)] nhưng trong tiếng Trung Quốc, lại cho phép
các âm tiết được kết thúc bằng phụ âm (nghĩa là theo cấu trúc [phụ âm (C)+ nguyên âm
(V)+ phụ âm (C)], gọi là CVC. Ngoài ra trong tiếng Anh, các cấu trúc liên kết bằng phụ
âm (CC và CCC) cũng được cho phép. Do vậy, khi vay mượn từ những ngơn ngữ có
cấu trúc âm tiết phức tạp như thế này, để bảo vệ cấu trúc âm tiết của mình là [phụ âm
(C) + nguyên âm (V)], tiếng Nhật đã tiến hành đưa thêm một nguyên âm vào phần phụ
âm. Có nghĩa là, nhờ thao thác Chèn Nguyên Âm, sẽ tạo thành cấu trúc CVCV từ CVC,
CVCV từ CCV (phần gạch chân là nguyên âm được chèn vào). Việc chèn nguyên âm
này hiện nay vẫn tiếp tục. Mỗi khi mượn một từ mới từ tiếng Anh chẳng hạn, thì nguyên
âm sẽ được chèn để phù hợp với cấu trúc âm tiết của tiếng Nhật.

Vậy thì trong các nguyên âm [a, i, u, e, o] thì sẽ chèn nguyên âm nào?


Chương I Nguyên Âm và Phụ Âm

11

4.1. Trường hợp mượn Hán Tự
Khi chữ mượn là Hán Tự thì chủ yếu là nguyên âm [う] và một phần là nguyên
âm [い] sẽ được chèn vào. Việc có chèn nguyên âm hay khơng được quyết định bởi âm
tiếp theo của từ đó. Có hai trường hợp xảy ra.
(1) Có nhiều trường hợp khi âm tiếp theo là phụ âm vơ thanh thì không chèn
nguyên âm mà sẽ biến thành xúc âm.
(2) Trong trường hợp khi âm tiếp theo là phụ âm hữu thanh hoặc nguyên âm;
hoặc khi kết thúc từ bằng phụ âm hữu thanh hoặc nguyên âm, thì sẽ xảy ra
việc chèn nguyên âm.
Hãy xem các ví dụ dưới đây.
a. gak ~ gaku: がっこう(学校)-がくもん(学問)
b. ket ~ ketu: けっかん(血管)-けつえき(血液)
c. sit ~ situ: しっそ(質素)-しつもん(質問)
d. sit ~ siti: しっそ(質素)-しちや(質屋)
e. sek ~ seki: せっけん(石鹸)-せきゆ(石油)
f. sek ~ seki: せっけっきゅう(赤血球)
せきじゅうじ (赤十字)
4.2. Trường hợp mượn tiếng Anh
Về cơ bản cũng giống phần Hán tự ở trên, đa phần là nguyên âm [う] được chèn
vào. Tuy nhiên, nguyên âm [ お] sẽ được chèn vào sau âm [t] và [d], nguyên âm [い] sẽ
được chèn vào phía sau âm được phát âm là [tʃ] và [dʒ]. Hãy xem các ví dụ dưới đây.
Tiếng Anh
a. mask /ma:sk/


--

Tiếng Nhật
masuku (マスク)

b. mast /ma:st/

--

masuto (マスト)

c. book /bʊk/

--

bukku (ブック)

d. street /'stri:t/

--

sutoriito (ストリート)

e. strike /straik/

--

sutoraiku ((野球のストライク) )


やきゅう

ろうどうしゃ

~ sutoraiki ((労働者の)ストライキ)
f. lead /led/

--

riido (リード)

g. peach /pi:tʃ/

--

piiti (ピーチ)


Chương I Nguyên Âm và Phụ Âm

12

5. Trường âm
Trong phần 1.2 ở trên, mơ tả có 5 ngun âm nhưng tùy theo sách có thể ghi là
10 nguyên âm. Lý do là thêm vào 5 trường âm của 5 nguyên âm này. Trường âm trong
chữ Katakata là một âm tiết được kí hiệu bằng dấu [-]. Ký hiệu này cũng có thể gọi là
“nguyên âm dài” với ý nghĩa là kéo dài nguyên âm đứng ngay trước nó. Cả 5 nguyên
âm này đều có thể phát âm kéo dài được cho nên có thể coi là có 10 ngun âm.
Ví dụ trong chữ [カー] của chữ [カーテン] thì nguyên âm nằm trong [か(ka)]
được phát âm dài ra. Có nghĩa là [カー] được phát âm là [か+あ]. Tuy nhiên giữa âm

[か] và [あ] khơng có điểm ngắt mà nó được phát âm liên tục. Khi viết phiên âm sẽ ghi
là [ka:]. Ví dụ như sau.
カール

ビール プール

セール

ボール

Trường âm trong chữ Katakana được kí hiệu là [-] nhưng khi viết bằng Hiragana
thì hơi phức tạp. Nội dung cụ thể được nêu trong Bảng 1.1.
Bảng 1.1. Trường âm của Hiragana

TH đặc biệt

Nguyên âm

Âm theo sau

Ví dụ





おかあさん






おにいさん





しんゆう





せんせい

おねえさん

おとうさん

おおい



Các lưu ý trong trường âm:

(1) Trong một từ, nếu phần trước là trường âm (nguyên âm) thì phần sau được
phát âm hơi ngắt ra.
Ví dụ: さとうや(砂糖屋)、さとおや(里親)
→ giữa [と] và [お] có khoảng ngắt nhỏ.

(2) Để phát âm cho giống tiếng Nhật thì trường âm đóng vai trị vơ cùng quan
trọng. Phải chú ý để kéo dài âm đủ và đúng vì nghĩa của từ có thể thay đổi.
Ví dụ: Giữa [ビル] (tòa nhà) và [ビール] (bia)


Chương I Nguyên Âm và Phụ Âm

13

[ビル] khi phát âm có độ dài là 2 đơn vị là [ビ・ル]
[ビール] khi phát âm có độ dài là 3 đơn vị [ビ・-・ル
Luyện tập: Những từ đơn dưới đây sẽ được phát âm như thế nào trong tiếng
Nhật? Hãy suy nghĩ xem sẽ chèn nguyên âm vào đâu sau đó phát âm thử.
a. Accent

b. Speech

c. Desk

d. Speed

c. Sheet

f. Sheets

III. PHỤ ÂM
1. Khái niệm
Khác với nguyên âm, phụ âm được tạo ra bằng cách gây cản trở luồng khí bằng
cách sử dụng lưỡi và môi. Tùy theo cách sử dụng các bộ phận trong miệng, và tùy theo
mức độ cản trở luồng khí mà phụ âm được phân chia làm nhiều loại. Các phụ âm cơ bản

trong tiếng Nhật trong bảng chữ cái tiếng Nhật là những phụ âm dưới đây.
か(k)、さ(s)、た(t)、な(n)、は(h) 、ま(m)、や(j)、ら(r)、わ(w)
2. Phân loại phụ âm
2.1. Phân loại theo âm: Âm vô thanh và âm hữu thanh
Trong tiếng Nhật, ý nghĩa của từ sẽ khác nhau tùy thuộc vào đó là âm hữu thanh
hay vơ thanh.
- Âm hữu thanh:

Thanh đới rung

Ví dụ: かだい (ka dai)
- Âm vơ thanh:

(nghĩa: đề tài)

Thanh đới khơng rung

Ví dụ: かたい (ka tai)

(nghĩa: cứng)

2.2. Phân loại theo vị trí cấu âm
Trong tiếng Nhật, có tất cả 7 vị trí cấu âm (hay cịn gọi là Điểm điều âm). (xem
Hình 1.5.)


Chương I Nguyên Âm và Phụ Âm

14


2.2.1. Môi
Tùy theo cử động môi ( mở ra hoặc khép vào) để tạo ra âm thanh. Những âm sử
dụng môi được gọi là “Âm hai môi”.
2.2.2. Chân răng trên
Âm sử dụng chân răng trên được gọi là “Âm chân răng”.
2.2.3. Chân răng - ngạc cứng
Các âm có vị trí cấu âm ở chân răng và ngạc cứng gọi là “Âm chân răng- ngạc
cứng”.
2.2.4. Ngạc cứng
Âm sử dụng phần cao và cứng nhất của ngạc được gọi là “Âm ngạc cứng”.
2.2.5. Ngạc mềm
Các âm có vị trí phát âm là phần ngạc mềm “Âm ngạc mềm”.
2.2.6. Lưỡi gà
Âm sử dụng phần lưỡi gà gọi là “Âm lưỡi gà”.
2.2.7. Thanh mơn
Âm có vị trí cấu âm là thanh mơn (thanh đới) thì gọi là “Âm thanh môn”.


Chương I Nguyên Âm và Phụ Âm

15

Hình 1.5. Các vị trí cấu âm

2.3. Phân loại theo phương thức cấu âm
2.3.1. Âm mũi (鼻音 - びおん)
Theo đúng tên gọi, là phụ âm được tạo ra khi luồng khí đi vào khoang mũi. Đại
diện là âm [m] và [n] của hàng [ま] và [な]. Nếu nhìn vơ miệng thì sẽ thấy giống như
âm tắc [p/b], [t/d], phần môi và răng sẽ khép lại. Nghĩa là, luồng khí khơng thể đi ra khỏi
miệng do bị tắc lại trong miệng đó sẽ đi vào mũi và cộng hưởng trong khoang mũi để

tạo ra âm mũi. Sự hoạt động của ngạc mềm sẽ giúp đưa luồng khí đi vào miệng ([b])
hay mũi ([m]). (xem Hình 1.6.)


Chương I Nguyên Âm và Phụ Âm

16

Hình 1.6. Phát âm của [b] và [m]

2.3.2. Âm khoang miệng (口音 - こうおん)
a/ Âm Tắc (âm đóng) : Là phụ âm được tạo ra khi tạm ngưng luồng khí trong miệng
trong một khoảng thời gian nhất định. Bao gồm phụ âm Tắc vô thanh và phụ âm Tắc
hữu thanh.
- Phụ âm tắc vô thanh: : Là âm được phát ra mà không làm dây thanh rung lên.
[k] thuộc hàng [か]; phụ âm [t] thuộc hàng [た]. Ngồi ra cịn có phụ âm [p] thuộc hàng
[ぱ]. (xem Hình 1.7.)
Hãy thử nghe cặp phụ âm vô thanh và hữu thanh dưới đây để xác nhận.
 パ(pa) ー バ(ba)
 ト(to) ード(do)
 ケ(ke) ーゲ(ge)


Chương I Nguyên Âm và Phụ Âm

17

Hình 1.7. Phát âm các âm [p], [t], [k]

- Phụ âm tắc hữu thanh: Khi phát âm các phụ âm tắc vô thanh và làm dây thanh

rung lên thì trở thành phụ âm tắc hữu thanh. Bao gồm phụ âm [b] (thuộc hàng [ば], phụ
âm [d] thuộc hàng [だ], phụ âm [g] thuộc hàng [が].
b/ Âm Xát
Là âm được tạo ra bằng cách làm hẹp đường đi của khơng khí trong khoang
miệng, giống như trạng thái gió lùa qua khe cửa hẹp. Phụ âm thuộc hàng [さ] và [は]
nằm trong loại này. Phụ âm [s] trong hàng [さ] là âm được tạo ra khi phần trước lưỡi
tiếp xúc với chân răng trên (nướu) và tạo ra ma sát. Nếu phát âm [s] mà rung dây thanh
thì tạo nên phụ âm [z] của hàng [ざ]. (Xem Hình 1.8.)

Hình 1.8. Phát âm của [s] và [z]


Chương I Nguyên Âm và Phụ Âm

18

c/ Âm Tắc Xát
Là âm được tạo ra bởi sự kết hợp giữa âm Tắc và âm Xát. Đại diện của loại âm
này là phụ âm [tʃ] và [ts] của [ち] và [つ] thuộc hàng [ た] . Còn phụ âm [dʒ] của [じ、
ぢ] và [dz] của [づ] thì thuộc loại âm hữu thanh. Tuy nhiên phát âm sẽ dao động giữa
các âm Xát ([z], [ʒ] ) và âm Tắc Xát ([dʒ], [dz]).
d/ Âm Rung: Phụ âm /r/ của hàng /ら/
e/ Âm Tiếp Cận = bán nguyên âm
Trong các phụ âm đã trình bày ở phần khái niệm, có những phụ âm thuộc hàng
[や], [わ],[ら] (nghĩa là [j], [w], [r]) gần giống với nguyên âm. Đây là những âm được
tạo ra khi phát âm [い] và [う] và hơi đưa lưỡi lên một chút. Tương tự như vậy, khi phát
âm [う] trong hàng [わ] và trịn mơi một chút thì sẽ tạo âm [w]. Tuy nhiên cần chú ý là
khơng trịn mơi q nhiều như khi phát âm [w] trong tiếng Anh (ví dụ như will, window).
Hãy phát âm những âm dưới đây để hiểu sự khác nhau giữa bán nguyên âm và
nguyên âm.

a. やい[jai]

-

あい[ai]

-

洗う[arau]

-

梅[ume]

-

当たる[ataru]

わら

b. 笑う[warau]

あら

ゆめ

c. 夢[jume]

うめ


わた

d. 渡る[wataru]




Chương I Nguyên Âm và Phụ Âm

19

3. Cách phát âm cụ thể của Phụ Âm
3.1. Phụ âm Hàng 「か」
3.1.1. Phụ âm か く け こ
- Âm vơ thanh
- Vị trí cấu âm: Ngạc mềm
- Phương thức cấu âm: Âm tắc (âm đóng)
- Kí hiệu âm: /k/
- u cầu phát âm: /k/ gọi là âm mặt lưỡi
sau, cuống lưỡi nâng lên áp vào ngạc
mềm, chặn đứng luồng hơi, sau đó đột
ngột mở ra làm luồng hơi thốt ra, thanh
đới khơng rung động.

Luyện tập: かたい くすり

けさ

こども


3.1.2. Phụ âm き きゃ きゅ きょ
- Âm vơ thanh
- Vị trí cấu âm
Ngạc mềm chuyển thành ngạc cứng (ngạc
cứng hóa)
- Phương thức cấu âm: Âm tắc
- Kí hiệu âm: /kj/
- Yêu cầu phát âm: /kj/ gọi là âm mặt lưỡi
sau, cuống lưỡi nâng lên áp vào ngạc
cứng, chặn đứng luồng hơi, sau đó đột
ngột mở ra làm luồng hơi thốt ra, thanh
đới khơng rung động.

Luyện tập: きかい

きゃっ

きゅうくつ

きょういく


Chương I Nguyên Âm và Phụ Âm

20

3.1.3. Phụ âm が ぐ げ ご
- Âm hữu thanh
- Vị trí cấu âm: Ngạc mềm
- Phương thức cấu âm: Âm tắc (âm đóng)

- Kí hiệu âm: /g/
- Yêu cầu phát âm: /g/ gọi là âm sau mặt
lưỡi, bộ phận phát âm giống với /k/, chỉ
khác một điều là /k/ khơng rung thanh đới
cịn [g] thì có.

Luyện tập: がくせい
3.1.4. Phụ âm ぎ ぎゃ

かぐ

かげ

ごはん

ぎゅ ぎょ

- Âm hữu thanh
- Vị trí cấu âm
Ngạc mềm chuyển thành ngạc cứng (ngạc
cứng hóa)
- Phương thức cấu âm: Âm tắc
- Kí hiệu âm: /gj/
- Yêu cầu phát âm: /gj/ gọi là âm sau mặt
lưỡi, bộ phận phát âm giống với [kj], chỉ
khác một điều là /kj/ khơng rung thanh đới
cịn /gj/ thì có.

Luyện tập: ぎんこう


ぎゃく

ぎゅうにゅう

ぎょう


Chương I Nguyên Âm và Phụ Âm

21

3.2. Phụ âm Hàng 「さ」
3.2.1. Phụ âm さ す せ そ
- Âm vô thanh
- Vị trí cấu âm: Chân răng trên
- Phương thức cấu âm: Âm xát
- Kí hiệu âm: /s/
- Yêu cầu phát âm: /s/ gọi là âm trước đầu
lưỡi, khi phát âm đầu lưỡi tựa sát răng
trên, tạo thành một đường thoát hơi nhỏ
hẹp khiến cho hơi thoát ra dưới sự ma sát,
thanh đới không rung động.

Luyện tập: さか

いす

せかい

いそがしい


3.2.2. Phụ âm của し しゃ しゅ しょ
- Âm vơ thanh
- Vị trí cấu âm: Chân răng + Ngạc cứng
- Phương thức cấu âm: Âm xát
- Kí hiệu âm: /∫/
- Yêu cầu phát âm: Trước khi phát âm,
mặt lưỡi nâng lên áp sát ngạc cứng, đầu
lưỡi không tiếp xúc vào răng, răng trên và
dưới tạo thành một khe nhỏ, thanh đới
không rung động, luồng hơi thốt ra ngồi
qua khe hở này.

Luyện tập: おかしい

いってらっしゃい

しゅうかん

じゅうしょ


×