Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Giáo trình Mỹ thuật - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.59 MB, 66 trang )

LỜI NĨI ĐẦU
Trong mỹ thuật khơng có màu này đẹp, màu kia xấu mà chỉ có hịa sắc đẹp hay
xấu mà thơi. Muốn có hịa sắc đẹp, trước hết chủ thể phải có thị hiếu, sự cảm thụ tốt
về màu.
Vậy làm cách nào để nhìn và phát hiện nghệ thuật phối hợp màu sắc, để từ đó làm
nền tảng lý luận cho phối hợp màu sắc.
Mỹ thuật là một môn học cần thiết cho ngành thiết kế thời trang. Sinh viên được
học trang trí màu sắc, cách điệu hoa lá cơn trùng, trang trí hình học cơ bản: hình
vng, hình tròn, đường diềm... với những yêu cầu của từng cấp bậc khác nhau... Do
phải trải qua nhiều phân môn mà só tiết dành cho mơn mĩ thuật ít, vì vậy thiếu thời
gian cho sinh viên luyện tập, thực hành.
Ở bộ môn mĩ thuật đề cương cũ do ghép với phân mơn giải phẩu tạo hình nên
chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Do đó mục đích của cuốn giáo trình này nhằm cung cấp
tài liệu cho sinh viên học mong muốn.
Sách sẽ mang đến cho bạn đọc những khái niệm chung về trang trí, cách làm bài
trang trí và nhiều mẫu trang trí đẹp, chọn lọc. Trong mỗi mẫu đều có hướng dẫn
phương pháp vẽ từng bước dễ hiểu, dễ thực hiện.
Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong q trình biên soạn không thể tránh những
khiếm khuyết. Rất mong được sự góp ý xây dựng của bạn đọc để những lần sau giáo
trình có chất lượng tốt hơn.
Tác giả

1


LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: MÀU SẮC- PHƢƠNG PHÁP PHA MÀU......................................................................... 4
1.1 KHÁI NIỆM ...........................................................................................................................................4
1.2. PHÂN LOẠI VÀ PHƢƠNG PHÁP PHA MÀU ....................................................................................4
1.3 CÁC LOẠI SẮC ................................................................................................................................... 12
1.4. HÀI HỒ- TƢƠNG QUAN MÀU SẮC ............................................................................................... 13


1.4.1. KHÁI NIỆM HỊA SẮC – HÒA SẮC ĐẸP .......................................................................................13
1.4.2. CÁC PHƢƠNG PHÁP HÒA HỢP MÀU SẮC .................................................................................15
1.5. MÀU SẮC TRONG CUỘC SỐNG ..................................................................................................... 19
16. BÀI TẬP THỰC HÀNH........................................................................................................................ 19
2.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA TRANG TRÍ. ...........................................................................................................21
2.2 MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG TRANG TRÍ ................................................................. 21
2.2.1. ĐƢỜNG NÉT VÀ HÌNH THỂ ...........................................................................................................21
2.2.2. MẢNG KHỐI. .....................................................................................................................................21
2.2.3. BỜ CẠNH. ...........................................................................................................................................21
2.2.4. BỐ CỤC .............................................................................................................................................. 21
2.2.5. SỰ HÀI HÒA ................................................................................................................................... 21
2.2.6. NGUYÊN TẮC BỐ CỤC. ................................................................................................................ 22
2.2.7. THỊ GIÁC TRONG BỐ CỤC ............................................................................................................ 22
2.2.8. NHỊP ĐIỆU. ....................................................................................................................................... 22

Chương 3: CHÉP ĐƠN GIẢN CÁCH ĐIỆU HOA LÁ- CÔN TRÙNG- ĐỘNG VẬT .................... 23
3.1. CHÉP MẪU THẬT ............................................................................................................................. 23
3.2 LỰA CHỌN MẪU VÀ NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 23
3.3 CÁCH VẼ .............................................................................................................................................. 23
3.4. ĐƠN GIẢN VÀ CÁCH ĐIỆU............................................................................................................. 24

Chương 4: HÌNH TRANG TRÍ CƠ BẢN( HÌNH VNG, HÌNH TRỊN, ĐƢỜNG DIỀM….) – MẪU
VẢI ..................................................................................................................................................... 34
A. CÁC HÌNH HỌC CƠ BẢN .......................................................................................................... 34
4.1.1. Ý NGHĨA VÀ VAI TRỊ TRANG TRÍ HÌNH VNG, HÌNH TRỊN TRONG ĐỜI SỐNG. ....... 34
4.1.2. VẬN DỤNG CÁC NGUYÊN TẮC VÀO TRANG TRÍ CƠ BẢN................................................... 34
4.1.3. PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ......................................................................................................... 34
4.1.3.1. PHÁC THẢO MẢNG: ................................................................................................................... 34
4.1.3.2. TÌM HỌA TIẾT TRONG MẢNG : ................................................................................................. 35
4.1.3.3.TÌM ĐẬM NHẠT CỦA HÌNH ........................................................................................................ 35

4.1.3.4. PHÁC THẢO MÀU ....................................................................................................................... 35

2


4.1.3.5. CÁC BƢỚC THỰC HIỆN .............................................................................................................. 35
4.1.3.6. TRÌNH BÀY BÀI ............................................................................................................................ 36
4.1.4. BÀI TẬP THỰC HÀNH ................................................................................................................... 36

B. THIẾT KẾ MẪU VẢI.................................................................................................................... 49
4.2.1.KHÁI NIỆM ....................................................................................................................................... 49
4.2.2. PHÂN LOẠI ...................................................................................................................................... 49

Chương 5: TRANG TRÍ CÁC VẬT DỤNG ................................................................................... 54
5.1. TRANG TRÍ VÁY ............................................................................................................................... 57
5.2. TRANG TRÍ TÚI XÁCH, ÁO ............................................................................................................. 58

Chƣơng 6: HÌNH VÀ NỀN...................... .......................................................................................... 59
6.1. KHÁI NIỆM HÌNH VÀ NỀN ............................................................................................................... 60
6.1.1. HÌNH................................................................................................................................................. 60
6.1.2. NỀN: ................................................................................................................................................. 60
6.2. GÍA TRỊ CỦA HÌNH VÀ NỀN. ............................................................................................................ 60

Chƣơng 7: ĐƢỜNG NÉT ................................................................................................................... 62
7.1. GÍA TRỊ CỦA ĐƢỜNG NÉT ............................................................................................................... 62
7.2. SỰ BIỂU HIỆN CỦA ĐƢỜNG NÉT _ CẤU TRÚC ĐẶC TRƢNG CỦA ĐƢỜNG NÉT. ................ 64

Tài liệu tham khảo .............................................................................................................................. 66

3



Chương I: MÀU SẮC- PHƢƠNG PHÁP PHA MÀU
1.1 KHÁI NIỆM
Màu sắc là sự phát sinh của ánh sáng. Màu sắc mà chúng ta phân biệt từ ánh sáng
và cảm giác. Màu của vật thể mà ta thấy đƣợc là sự cộng hƣởng của màu sắc ánh
sáng và màu của bản thân vật thể đó, màu của các sự vật xung quanh tác động vào
màu của bầu khí quyển bao bọc xung quanh của vật thể đó nữa. Trong hội họa màu
là một chất liệu cụ thể do một sắc tố đƣợc rút ra từ những hóa chất, khống chất, thảo
mộc dẫn đến màu sắc, sắc tố.
Khi nói về màu sắc và ánh sáng, họa sĩ Dufi đã nói: ” khơng có ánh sáng thì hình
thể khơng có sự sống, vì nếu chỉ màu sắc của bản thân của hình thể ấy, thì nó khơng
thể biểu hiện một cách đầy đủ hình thể của nó. Do đó, trƣớc hết chúng ta tiếp nhận
ánh sáng, rồi tới màu sắc, màu sắc bằng ánh sáng”,
Vậy ánh sáng là gì? Đây là vấn đề chính cho việc nghiên cứu quang học từ xƣa
đến nay. Để trả lời câu hỏi nói trên, qua nhiều năm nghiên cứu, ngày nay ngƣời ta đã
xác lập một cách chắc chắn: ” Ánh sáng là các sóng điện từ có bƣớc sóng ngắn”.
Theo thí nghiệm của nhà bác học Newton thì sau khi chùm tia sáng trắng đi qua
lăng kính thì nó thành một quang phổ, gồm nhiều màu đơn sắc sắp xếp cạnh nhau,
đƣợc gọi là hiện tƣợng tán sắc ánh sáng.
Sau khi đi qua lăng kính, thì quang phổ ấy hiện ra một dãy màu nhƣ màu sắc cầu
vồng: Tím, Chàm, Lam, Lục, Vàng, Cam, Đỏ. Bác học Newton cho rằng, ánh sáng
mặt trời đƣợc cấu tạo bằng vô số những tia bức xạ lan rộng từ màu đỏ đến màu tím.
Theo thứ tự màu Đỏ tƣơng ứng với tia hồng ngoại màu Tím tƣơng ứng với tia tử
ngoại.

Đỏ

vàng


lục

lam

Phổ của áng sáng trắng
Hình. 1.1

4

chàm

tím


1.2. PHÂN LOẠI VÀ PHƢƠNG PHÁP PHA MÀU
- Sắc: là độ dậm nhạt của một màu nào đó khi pha đen hoặc trắng.
- Quang độ: Là độ sáng hoặc tối của một màu, là tác dụng liên kết song song các độ
đậm nhạt này với độ đậm nhạt kia.
- Cƣờng dộ: Là mức độ mạnh hay yếu của một màu nào đó (thị giác cảm nhận đƣợc
độ tƣơi thắm) dẫn đến sự kích thích thị giác.
- Vịng thuần sắc: Là Vòng thuần sắc mà một sơ đồ màu mà trên đó tồn bộ là
những màu ngun sắc, nghĩa là màu ở tình trạng nguyên chất, với nguyên vẹn độ
tƣơi thắm, làm cơ sở lý luận, phân tích, định vị màu sắc đƣợc các họa sĩ và các nhà
sƣ phạm nghiên cứu để lý giải hệ thống về nguồn gốc vai trị, vị trí của các loại màu
sắc đƣợc phát sinh ra trên cơ sở sự định vị hệ thống các màu cơ bản.
Về tên gọi thì có ngƣời gọi là Vịng thuần sắc, dịch theo thuật ngữ chính thống của
Pháp và Anh là: “ Cercle chromatique” của Pháp ngữ, ngoài ra trong tiếng Anh cịn
có một từ rất nom na là “ Colors Wheel”.
Hơn nữa, chữ “ Thuần sắc” ở đây có nghĩa chỉ đơn thuần là những “ Sắc” mà thơi,
theo lý thuyết của quang học thì màu của ánh sáng thƣờng đƣợc gọi là “ Sắc” chứ ít

gọi là màu nhƣ: sắc vàng,
sắc xanh, sắc đỏ…

Hình. 1.2

5


 Màu nguyên thuỷ còn gọi là màu bậc một (màu chính): màu cơ bản, màu nhóm 1,
từ đó có thể pha ra các màu khác (trừ đen và trắng, khơng màu nào có thể pha trộn
ra đƣợc), màu ngun thuỷ gồm 3 màu: Vàng chanh- Đỏ- Xanh lam. Đây là định
nghĩa đã có từ lâu rồi. Nó có giá trị tƣơng đối và đƣợc dùng làm cơ sở lý luận để
giảng giải về màu sắc. Bởi lẽ ngày nay, lĩnh vực cơng nghệ hóa màu đã có sự tiến bộ
vƣợt bậc về sự nghiên cứu và sáng tạo màu. Và ngày nay, với sự phát triển của công
nghệ vƣợt bậc, có những màu pha ra đƣợc mà ba màu chính khơng pha đƣợc. Thí
dụ: màu dạ quang Vàng chanh,Cam, Đỏ hồng...
 Màu bổ túc: Là màu phụ, màu bậc 2, gồm các màu: Tímn - lục- cam. Qua tên gọi
này, có ba vấn đề cần quang tâm đúng mức
- Gọi ba màu này là màu bậc 2 vì chúng đƣợc tạo ra từ cách pha trộn hai màu bậc 1
đứng cạnh nhau (pha với cân lƣợng gần bằng nhau mà ra)
- Vì ba màu bậc 2 bổ sung dƣới dạng sung hợp làm tôn ba màu bậc 1 theo từng cặp
nhƣ sau: Có 3 cặp màu tƣơng phản : Vàng –Tím
Đỏ – Lục
Lam- Cam

Hình. 1.3
- Màu Cam = Vàng chanh + Đỏ
- Màu Tím = Đỏ + Xanh lam

( bậc 1 + bậc 1)

( bậc 1 + bậc 1)
6


- Màu lục = Xanh lam + Vàng chanh ( bậc 1 + bậc 1)

Hình. 1.4

Hình. 1.5

+ Ý nghĩa của từ ” bổ túc”, ” phụ” là vì hai màu bậc 1 và màu bậc 2 đối diện nhau
trên vòng thuần sắc thì bổ sung cho nhau. Chúng ta gọi đây là cặp màu bổ túc trực
diện vì khi sắp xếp hai màu này gần nhau, thì màu này làm nổi màu kia.

7


 Màu bậc 3: Trên hệ thống vòng thuần sắc thì màu bậc 3 là những màu có đƣợc do
sự pha trộn giữa từng cặp màu bậc 1 và 2, 2 và 1 với nhau. Nếu tiếp tục lấy màu
bậc 1 và bậc 2 đứng cạnh nhau pha cùng số lƣợng từng đơi một ta có 6 màu:
 Vàng chanh + Cam = Vàng cam (nghệ)
 Đỏ + Cam = Đỏ cam (ghạch)
 Đỏ + Tím = Tím đỏ
 Tím + Xanh = Chàm
 Lục + Xanh = Xanh lục (phí thuỷ)
 Vàng + Lục = Vàng lục (lá mạ)
+ Màu bậc 4: Giữa các màu bậc 1 và 3, 2 và 3 là các màu bậc 4. Có tất cả 12 màu
bậc 4. Chúng có đƣợc là do sự pha trộn giữa màu bậc 1 và 3 hay 2 và 3 với phân
lƣợng gần bằng nhau mà ra.
Từ cách này ta cũng có thể có thêm 24 màu bậc 5 hay 48 màu bậc 6... Nhƣ vậy thì

số lƣợng màu nguyên sắc, màu tƣơi trên vòng thuần sắc sẽ có sự liên kết vơ cùng
mạch lạc và phong phú. Vì thế trên vịng thuần sắc thì các màu bậc 4, 5, 6 có vai trị
nhƣ là những màu trung gian.
+ Màu trung gian: Trên vòng thuần sắc, nếu phân tích kỹ thì các màu bậc 2 là màu
trung gian của hai màu bậc 1 đứng cạnh nhau. Các màu bậc 3 là trung gian của hai
màu bậc 1 và màu bậc 2 đứng cạnh nhau. Các màu bậc 4 là trung gian của hai màu
bậc 1 và màu bậc 3.
Bậc 1 với bậc 4 = bậc 5
Bậc 4 với bậc 3 = bậc 5
Bậc 4 với bậc 2 = bậc 5
+ Màu nóng: Là màu gây cảm giác ấm áp, kích thích thị giác, ngã đỏ
Ví dụ: Vàng cam - Vàng- Cam đỏ.
Những màu đi từ vàng lục đến tím (theo chiều kim đồng hồ trong bảng phân
màu) bao gồm màu vàng, đỏ, và các màu trung gian chúng là màu nóng.
+ Màu lạnh: Gây cảm giác mát mẻ, dễ chịu hoặc lạnh lẽo, màu ít có khả năng kích
thích thị giác. Những màu đi từ tím đến vàng lục và các màu trung gian của chúng là
màu lạnh (theo chiều kim đồng hồ trong bảng phân màu).

8


Hình. 1.6

+

Màu đơn sắc: Chỉ sử dụng đen pha với trắng tạo nên sự liên kết các sắc độ một

cách tinh tế.

9



+ Màu tƣơng đồng: Là những màu có sự giống nhau. Trên vịng thuần sắc, thì màu
tƣơng đồng là một đoạn của dãy màu nguyên sắc nối tiếp nhau, đứng cạnh nhau.
Chúng ta ngắt bất kỳ một đoạn nào trên vịng thuần sắc thì dãy màu giơng giống
nhau. Đó là màu tƣơng đồng hay màu lân cận. Khi muốn tìm màu hòa sắc, để tạo
một chủ sắc hay màu chủ đạo, thì dãy màu tƣơng đồng là màu có khả năng làm nền,
tạo hịa sắc chung tốt nhất.

Hình. 1.7

10


+ Một nhóm màu, một dãy màu tiếp nối nhau, liên kết nhau chặt chẽ, khơng phân
biệt nóng lạnh.
+ Màu chủ đạo: là những màu chiếm diện tích trội nhất trong tồn bộ diện tích bức
tranh hay bộ trang phục. Nó thống trị tồn bộ các màu khác, giống nhƣ trong một
bản nhạc phải có một âm giai chủ đạo. màu chủ đạo thƣờng là chủ đạo về tính chất
nóng lạnh hoặc tƣơi hoặc tái. Do đó một bức tranh hay bộ trang phục có nhiều màu
nóng lạnh trộn với nhau, nhƣ khi nhìn từ xa với sự tƣơng tác, cộng hƣởng thì chúng
ta sẽ thấy bức tranh dƣờng nhƣ nghiêng về màu nào đó: màu nóng hay màu lạnh.
Màu nóng hay lạnh có khi ở những hình thái: ửng vàng, ửng nâu, ửng đỏ, ửng tím
đỏ, tím xanh, xanh lam, xanh lục, ửng xanh rêu, lục xám…Nhƣ vậy khi gọi là màu
chủ đạo lạnh, nghĩa là dùng nhiều màu sắc lạnh khác nhau để bố trí thành một hịa
sắc lạnh. Sự phối màu ấy tạo ra một khơng khí chung cho tồn bức tranh. Với màu
nóng, cũng sử dụng cách này để tìm màu chủ đạo
+ Sự khác nhau của những màu tạo nên màu chủ đạo, có thể ở dƣới các dạng sau
đây:
-


Sự khác nhau về chuyển sắc hay sắc loại từ một màu cụ thể, chuyển sang một màu
nào đó để tạo thành một loạt màu hịa hợp với nhau

-

Sự khác nhau về đậm nhạt, toàn bộ bức tranh có sắc đậm là chính hay sắc sáng là
chủ đạo

-

Sự khác nhau về độ tƣơi, độ sáng chói, độ rực so với độ trầm, độ lắng đọng của
màu ( màu nguyên sắc pha với đen)

+ Màu nhấn: trên phạm vi các sơ đồ giảng dạy về màu thuần sắc hay vịng thuần sắc,
thì khơng có vị trí nào giành cho thuật ngữ màu nhấn.
-

Màu nhấn là thuật ngữ là nói đến vai trị của một loại màu nào đó mà họa sĩ sử
dụng để tơ điểm vào khu vực hay nhân vật quan trọng nhất theo vị trí ý tƣởng và
hình thức của tác phẩm

-

Về vai trị, tác dụng thì màu nhấn khơng phải là một tên màu: mà nó là loại màu
bất kỳ có khả năng làm nổi bậc bất kỳ một vị trí nào đó làm cho ngƣời xem thấy
rõ một hình ảnh, một vật, một góc cạnh nào đó mà tác giả muốn cho ngƣời xem
thấy rõ.

11



-

Màu nhấn khơng phải là màu cố định mà nó thay đổi theo tình huốn sử dụng. Trên
thực tế, có những lúc chúng ta tìm màu nhấn chƣa thực sự chính xác, khi ấy chúng
ta phải điều chỉnh tăng giảm độ sáng, độ tƣơi hay độ tái.

-

Mặc dù trên vòng thuần sắc khơng có chỗ nào gọi là màu nhấn, nhƣng chúng ta có
thể nói rằng trên vịng thuần sắc thì màu nào cũng có thể làm màu nhấn tùy theo
màu chủ đạo là gì. Chúng ta cũng nên nhớ lại là mục đích của việc nghiên cứu
màu tƣơng đồng, màu bổ túc kép là để làm màu nền hay màu chủ đạo. Vậy thì
màu có tới hai màu làm vai trị bổ sung kép cho nó cũng nhƣ màu nào ở vị trí đối
diện với dãy màu tƣơng đồng thì đều là màu nhấn. Tuy nhiên trong thực tế sử
dụng thì việc gia giảm về cƣờng độ, độ sáng, diện tích của màu nhấn là vấn đề địi
hỏi sự tinh tế về cảm giác màu sắc khi phối hợp. Vậy thì từ ý nghĩa của vai trị nói
trên, màu nhấn luôn luôn là những màu hay chất màu vốn tƣơng phản với màu
chủ đạo, nghĩa là trên lạnh nhấn nóng, trên tái nhấn tƣơi, trên sần nhấn mịn hay
bóng, trên mờ nhấn rõ, trên tĩnh nhấn động…

1.3 CÁC LOẠI SẮC
- Sắc độ: là độ đậm nhạt của một màu khi pha đen hoặc trắng.
-

Chuỗi sắc đỏ: nhiều sắc độ đứng thành dãy liên tục.

-


Sắc biến: sự chuyển dần sắc thái của màu này sang màu khác.

-

Sắc giai: gam nóng hay gam lạnh. Nhiều màu sắc hợp lại thành một gam chủ đạo
trong tranh.

-

Đơn sắc giai: sắc này nhòe lẫn sang sắc kia hài hoà, nhẹ nhàng.

-

Đa sắc giai: là thuật ngữ của phƣơng pháp hoà hợp màu sắc, sự phối hợp các màu,
các sắc ( vừa là sắc độ vừa là sắc biến, vừa nóng vừa lạnh)

-

Khí sắc: là sắc có ửng màu nóng, có ửng màu lạnh.

-

Sắc trầm: còn gọi là sắc câm, là pha với một màu xám đậm, hoặc màu lạnh, hoặc
một màu nóng đậm.

-

Sắc trƣởng: dùng để chỉ một hoà sắc mà các màu đa số cịn giữ ngun độ tƣơi
thắm, có khả năng gây nên sự tƣơi sáng, vui vẻ.


-

Sắc thƣ: dùng chỉ một màu sắc mà đa số các màu đều trầm lắng khơng có độ tƣơi
tắng, gây cảm giác buồn.

12


Chủ sắc: màu chủ đạo

-

1.4. HÀI HOÀ- TƢƠNG QUAN MÀU SẮC
1.4.1. Khái niệm hòa sắc – hòa sắc đẹp
a. Hòa sắc là gì?
Hịa sắc là một thuật ngữ mơ tả một tổ hợp màu sắc đƣợc phối hợp bởi một số
lƣợng màu sắc nào dó theo chú ý của họa sĩ. Hịa sắc theo tiếng pháp gọi là “
gamme”. Nó không phải là màu đơn lẻ
Việc chọn lựa sáng tạo nên một hịa sắc theo cách riêng, cá tính, thị hiếu của một
họa sĩ là một yêu cầu quan trọng trong nghệ thuật phối hợp và sáng tạo màu sắc. Về
chuyên môn, tất cả các giới nghệ sĩ thị giác đều biết rằng “ khơng có màu đẹp hay
màu xấu mà chỉ có hịa sắc đẹp hay xấu mà thơi”. Điều này gián tiếp nói đến vai trị,
tài năng của mỗi họa sĩ. Trong bất cứ hòa sắc nào cũng hàm chứa hai khái niệm cơ
bản khi phối màu đó là màu chủ đạo và màu chủ sắc. Đó là điều sơ đẳng, còn màu chủ
đạo hay màu chủ sắc dạng nào thì tùy vào sự chọn lựa của họa sĩ, của chủ thể sáng
tạo.
b. Hịa sắc đẹp là gì?
Hịa sắc đẹp (beauty harmony) là thuật ngữ nói đến tình huống xuất hiện của một tổ
hợp màu sắc mà họa sĩ quyết định chọn lựa để diễn tả một đề tài, chủ đề, nội dung, ý
tƣởng cụ thể nào đó hoặc chọn để phối hợp với môi trƣờng không gian cụ thể nào đó

mà đã nghiên cứu( mơi trƣờng khơng gian kiến trúc nội ngoại thất..) hay là chọn để
thích hợp với thị hiếu, tâm sinh lý của đối tƣợng mà họa sĩ, nhà thiết kế phải phục vụ
( ví dụ thiất kế vải cho từng phái tính, lứa tuổi, thành phần xã hội cụ thể…).

-

Hòa sắc đẹp đƣợc đánh giá dựa trên các tiêu chí sau:
Hợp với tinh thần, nội dung đề tài, chủ đề tác phẩm. Trong đó không loại trừ kỷ
thuật, thủ pháp diễn tả, nêu đƣợc cảm xúc của tác giả diễn dạt.

-

Hợp với môi trƣờng không gian dự kiến phối hợp. Đây là trƣờng hợp chúng ta là
những nhà trang trí, hay là nhà thiết kế phải thể hiện những tác phẩm sẽ thể hiện
trong mơi trƣờng khơng gian có sẵn và màu chủ đạo phải dựa vào màu sắc chủ đạo
của môi trƣờng, chất liệu, khơng gian kiến trúc hiện có.

13


-

Hợp với tâm sinh lý đối tƣợng sẽ phục vụ. Đây là trƣờng hợp mà chúng ta biết
chắc đối tƣợng cụ thể sẽ tiếp nhận sản phẩm mà chúng ta sáng tạo hay thiết kế. Thí
dụ chúng ta thiết kế mẫu vải cho phụ nữ trên 60 mƣơi tuổi chắc chắn không giống
mẫu vải của phụ nữ ở lứa tuổi 30 và cũng chắc chắn khác với lứa tuổi thiếu nhi.

-

Hợp với màu đặc trƣng của đơn vị. Đây là trƣờng hợp các nhà thiết kế phải tuân

theo màu đặc trƣng có sẵn của các cơng ty hay doanh nhiệp. Thí dụ màu đỏ đặc
trƣng của cơng ty cocacola, hay màu xanh lam của công ty pepsi, màu xanh lá của
Fuji film…

-

Hợp với tinh thần của ngành nghề. Thí dụ màu của ngành nghề mỹ phẩm hoàn
toàn khác với màu của ngành nghề sản xuất của đồ chơi trẻ em, màu của cửa hàng
bách hóa khác với màu của cửa hàng bán đồ trang sức….

-

Hợp với mục đích gây ấn tƣợng. Đây là trƣờng hợp gây ứng dụng không phải yêu
cầu cao siêu hoặc quá khó, mà là họa sĩ phải dùng hịa sắc, hình mảng, đƣờng nét,
ánh sáng để tạo cho đƣợc tinh thần khơng gian khơng khí theo yêu cầu, hay không
gian cho từng bản nhạc mà đạo diễn yêu cầu.

-

Có sự sử dụng các giải pháp màu tiết kiệm nhƣng cơ đúc hợp lý.

-

Có các giải pháp dùng màu nhấn, màu trung gian, trung tính hợp lý về tình chất
của màu, về cƣờng độ, sắc độ, diện tích, vị trí, độ nhấn, gợi tả tinh tế, tài tình. Chất
liệu của bản thân các mảng màu trong tồn bộ của hòa sắc đƣợc phối hợp một cách
thật hợp lý với hệ thống màu chủ đạo, chủ sắc thành một chuỗi hệ thống phối hợp
thật chặt chẽ: màu chủ đạo, chủ sắc và chất liệu chủ đạo của các màu. Tất cả đƣợc
phối hợp tài tình, vừa nêu đƣợc tinh thần đề tài, chủ đề, mà còn nêu đƣợc cá tính
của tác giả.

c. Khái niệm về sự hịa hợp: trƣớc khi bàn về các phƣơng pháp hòa hợp màu sắc,
quy luật về hòa hợp màu sắc, chúng ta cần khái niệm rõ khái niệm của sự hòa
hợp, vậy hòa hợp là gì? Quy luật của hịa hợp là nhƣ thế nào?
Theo nhà toán học cổ Hy Lạp là Pytago quan niệm thì: “ Hịa hợp là sự hịa điệu
của những cái nghịch điệu, là sự hợp nhất của những cái tạp đa”.
Theo ơng, thì đã khơng có đối kháng, khơng có mâu thuẫn, khơng có nhiều thứ,
khơng có nghịch điệu thì khơng cần phải sử dụng phƣơng pháp hịa hợp làm gì.
Chính vì thế, có nghịch điệu thì mới có hịa điệu. Hịa hợp là phối hợp những yếu
14


tố mà ngay bên trong nó vốn có sự mâu thuẫn ấy, để tạo sự tƣơng tác, xung hợp
với nhau. Ngƣời họa sĩ làm cho những yếu tố khác nhau, mâu thuẫn với nhau ở
chung với nhau đƣợc mà vẫn giữ đƣợc sự dị biệt ấy, nhƣng không phá vỡ tổng thể,
tức là làm mất đi sự hợp nhất, sự hòa hợp.
Nhƣ vậy, hòa hợp là sự hợp nhất những cái nghịch điệu lại thành một tổng thể
ăn ý, hài hịa với nhau.
Chính sự mâu thuẫn ấy, là một điều tối quan trọng, nó là yếu tố, là quy luật của
sự vận động, khơng có mâu thuẫn thì khơng có vận động, mà bản chất của vật chất
là vận động. Khơng có mâu thuẫn là khơng có sự sống, sự sinh động, sự sinh sơi
nảy nở của mn lồi, mn vật.
Bởi vì nghệ thuật là cuộc sống cơ đọng lại và nghệ sĩ là tiểu vũ trụ, sống trong
đại vũ trụ. Tác phẩm của anh ta là con đẻ của tiểu vũ trụ, cho nên quy luật hình
thành, tồn tại, biến hóa của nó khơng thể tách rời quy luật chung của đại vũ trụ.
Thật ra con ngƣời là sinh vật, là một dạng vật chất, đƣợc tồn tại theo một
khoảng thời gian nào đó, cho nên cũng khơng thể thoát ly khỏi quy luật chung của
vật chất của vũ trụ đƣợc.
Chính nhà tƣ tƣởng cổ Trung Hoa là Khổng Tử, cũng đã nói về sự hịa hợp nhƣ
sau“ hịa nhi bất đồng”. Chữ “ hịa” ở đây có nghĩa là hòa hợp, là phối hợp những
yếu tố dị biệt, những cái không giống nhau, những yếu tố “ bất đồng” làm cho

chúng ở chung lại với nhau, tạo thành cái chung. Chính nhờ có các sự dị biệt ấy
làm phong phú cho tổng thể, làm cho tổng thể thêm phần sinh động. Cho nên,
Khổng Tử cũng nói thêm: “đại đồng mà tiểu dị” là vậy đó.
1.4.2. CÁC PHƢƠNG PHÁP HÒA HỢP MÀU SẮC
Họa sĩ Picasso phát biểu về khả năng biến hóa của màu sắc một khi mà chúng ta
đặt nó đúng chỗ, ơng nói: “ quả thật, bạn sáng tác với một ít màu sắc. Nhƣng khi
số màu ít ỏi đó đƣợc đặt đúng chỗ thì nó sẽ cho chúng ta thấy chúng trở thành
nhiều màu”. Trong lĩnh vực điều phối màu sắc, khơng có màu đẹp hay màu xấu
mà chỉ có gam ( hịa sắc) màu đẹp hay gam màu xấu mà thơi. Một màu có thể đẹp
trong khi ở gam màu này, nhƣng đƣa sang gam màu khác khơng hợp thì nó trở nên
xấu hay ngƣợc lại. Do vậy, việc điều phối, tạo ra sự hòa hợp trong màu sắc là cả
quá trình học tâp, thực hành lâu dài.
15


* Có hai phƣơng pháp hịa hợp màu sắc chính:
-

Phƣơng pháp hòa hợp màu đơn sắc:
Trong phƣơng pháp hòa hợp này, chủ yếu là dùng những màu sắc đậm hay

nhạc hoặc tƣơi của một màu để phối hợp theo dạng sau đây:
Hòa hợp sắc độ: phƣơng pháp hòa hợp sắc độ là cách thức phối hợp mà chỉ
dùng những màu đậm nhạt, tƣơi tái của một màu để diễn tả nội dung, đối tƣợng
hay khơng gian nào đó. Đó là sự sử dụng một tổ hợp các sắc độ của một màu theo
cách dùng “chuỗi sắc độ” để diễn tả, để chuyển bóng từng sự vật, khơng gian
trong tranh. Tuy nhiên vấn đề quan trọng là chọn tỷ lệ chênh lệch giữa các sắc độ
đƣợc sử dụng để phối hợp với nhau.
Các họa sĩ trƣờng Phái ấn Tƣợng thƣờng dùng phƣơng pháp này để diễn tả tạo
khối, không gian bằng cách phối hợp các sắc đậm nhạt, chỉ của một màu. Đó cịn

gọi là cách sử dụng màu đơn sắc.
-

Phƣơng pháp dùng sắc độ đậm nhạt, tƣơi tái của một màu để vẽ cho tồn bức

tranh, thì cách này đƣợc gọi là cách sử dụng một màu độc sắc.
Sự hòa hợp sắc độ này mang tính chất thứ yếu, có nghĩa là nó ít có độ kích
thích thị giác vì nó mất bớt độ tƣơi thắm, vì cƣờng độ yếu đi.
Nếu dùng sắc độ đậm nhạt của một màu để vẽ tranh, để trang trí thì điều cần
chú ý khi hòa hợp loại này là:
Sự chênh lệch về sắc độ.
Sự chênh lệch về cƣờng độ.
Sự chênh lệch về diện tích.
Cả hai yêu cầu trên đƣợc đặt trên một sự hiểu biết, nhạy bén khi vận dụng về
tỷ lệ chênh lệch. Sự chênh lệch về sắc độ là sự khác nhau về sự đậm nhạt.
Trong tranh có bao nhiêu đậm, độ vừa, độ nhạt và tỷ lệ chênh lệch giữa độ đậm
nhạt của từng loại sắc độ nhƣ thế nào.
Đối với diện tích cũng vậy phải có mảng màu lớn, vừa, nhỏ khác nhau. Tỷ lệ
chênh lệch về diện tích cũng đƣợc đặt ra nhƣ sự chênh lệch về sắc độ của các loại
sắc độ.

16


Trong âm nhạc, ngƣời ta tránh sự đơn điệu thì ở hội họa cũng thế. Nếu hiện
tƣợng diễn ra đều, cách quãn đều, cao độ đều, thì dễ gây nhàm tai chán mắt. Do
vậy, tỷ lệ chênh lệch là một điều tối quan trọng.
Nguyên tắc chênh lệch là: khoản lẻ chứ không sử dụng khoản chẵn.
Khái niệm về chẵn là khoản cách đều chứ không phải số chẵn thông thƣờng.
Trong quá trình thực hiện việc phối hợp màu sắc thì ngồi việc tạo đƣợc một

hịa sắc đẹp chúng ta cịn phải bảo đảm đƣợc trật tự chính phụ, trọng tâm của tác
phẩm,
Ngƣời còn gọi phƣơng pháp này là phƣơng pháp hòa hợp sắc độ đậm nhạt tƣơi
tái.
-

Phƣơng pháp hòa hợp nhiều màu
Trong loại hòa hợp này chia ra hai cách hòa hợp sau đây:

+ phƣơng pháp hòa hợp dựa theo một màu chủ định:
Trong trƣờng hợp này họa sĩ không cần tìm màu chủ đạo, vì màu chủ đạo đã
đƣợc định trƣớc.
Thí dụ họa sĩ phải sáng tạo một tác phẩm mà màu sắc, chất liệu bên trong của tác
phẩm này bắt buộc phải hịa hợp với khơng gian mơi trƣờng kiến trúc, nơi mà tác
phẩm này sẽ đƣợc lắp đặt vào.
Tình huống này chúng ta có thể liên hệ với phƣơng pháp hịa hợp màu tƣơng
đồng. Từ đó tìm, chọn lựa dãy màu tƣơng đồng nào giông giống với màu sắc của
không gian sẽ lắp đặt tranh để làm màu chủ đạo bức tranh của mình. Rồi từ hệ
thống màu chủ đạo này mới tìm ra các loại màu nhấn, màu trung gian, trung tính
thích hợp.
Nói chung, gặp trƣờng hợp này, họa sĩ tiến hành các bƣớc cơ bản nhƣ sau:
Tìm dãy màu tƣơng đồng hợp với hệ thống màu chủ đạo của khơng gian có sẵn
để làm màu chủ đạo của bức tranh.
Tìm một số màu tƣơng phản với chủ sắc, màu chủ đạo vừa nói để làm màu
nhấn, để tô, vẽ các trọng điểm, điểm nhấn, trọng tâm của bức tranh. Tùy theo tính
chất của bức tranh mà họa sĩ chọn màu nhấn để vẽ, độ tƣơi, độ sáng, độ chói, độ
tƣơng phản của màu nhấn so với màu sắc chung. Nếu bức tranh diễn tả sự u buồn,

17



ảm đạm thì màu nhấn, độ tƣơi, độ nóng của nó khác. Nếu bức tranh diễn tả sự vui
tƣơi mạnh mẽ thì màu nhấn (độ tƣơng phản, độ tƣơi, độ chói sáng) phải khác.
Trƣờng hợp giữa màu nhấn và màu chủ đạo có sự tƣơng phản mạnh q thì họa
sĩ phải tìm một số màu mang tính chất trung gian để điều giải giữa màu chủ đạo
với màu nhấn, cố tránh việc dùng màu trung tính để điều giải, vì màu xám nếu
khơng khéo sử dụng nó sẽ khơng ăn với màu chủ đạo mà nó bay bay nhƣ khói.
Nếu cần thiết với dùng màu trung tính để điều hợp. Gặp trƣòng hợp giữa màu
nhấn và màu chủ đạo ăn ý ngay, thì khỏi cần đến loạt màu trung gian, trung tính.
Nhƣng trƣờng hợp này rất hiếm
Chú ý: khi đƣợc ấn định trƣớc màu chủ đạo, thì ta khơng thể vội vàng kết luận
một cách vô ý thức rằng màu này xấu, màu kia đẹp.
+

Phƣơng pháp hịa hợp khơng có màu chủ định
Đây là trƣờng hợp khơng có sự chỉ định hay dự định chọn màu chủ đạo trƣớc.

Gặp trƣờng hợp này, công việc trƣớc tiên là chọn và xác định màu chủ đạo, chủ
sắc trên cơ sở bám sát vào nội dung, tinh thần, ý tƣởng của tác phẩm
Màu chủ đạo, chủ sắc đƣợc lựa chọn bắt buộc phải phù hợp với đề tài nội dung,
tính chất của tác phẩm. Để rồi sau đó thực hiện tiếp: tìm màu nhấn và màu trung
gian, trung tính để tạo hịa sắc cụ thể
* Các bƣớc căn bản phải tiến hành:
Chọn màu chủ đạo, chủ sắc để làm hòa sắc chung phù hợp với nội dung của
chủ thể
Tìm màu nhấn (chọn màu tƣơng phản với màu chủ đạo)
Tìm một số màu trung gian, trung tính để phối màu (điều hợp giữa màu chủ
đạo và màu nhấn)
-


Quy luật về chênh lệch sẽ đƣợc xác định
 Sự chênh lệch về sáng tối
 Sự chênh lệch về diện tích của các sắc, các màu
 Sự chênh lệch về tính chất nóng hoặc lạnh

+ Hài hồ: là sự phối hợp, sắp xếp của nhiều màu một cách hợp lý và đẹp. Mỗi
màu có vị trí riêng, tiếng nói riêng nhƣng nếu đặt cạnh nhau trong một tổng thể

18


chúng phải có sự hồ đồng mới tạo một hồ sắc chung ( là sự cộng hƣởng của màu
sắc và sự tƣơng tác của màu).
+ Tƣơng quan màu sắc: trong nghệ thuật khơng thể nói “màu này đẹp, màu kia
xấu”mà chỉ có hồ sắc đẹp hay xấu mà thơi. Nhƣ vậy, một màu nào đó đƣợc cho là
đẹp tức nó đƣợc phối hợp tƣơng thích với một “gam màu” cụ thể. Nó có thể đẹp “ở
mơi trƣờng” này và sẽ xấu ở “môi trƣờng khác”.
1.5. MÀU SẮC TRONG CUỘC SỐNG
+ Màu sắc có đƣợc từ ánh sáng.
+ Từ những vật liệu ở thiên nhiên nhƣ các khoáng vật, thực vật hay sƣơng các loài
thú đƣợc đốt thành than đƣợc trộn lẫn với 1 chất kết dính cho đến sự phát triển cơng
nghệ hố chất tạo nên một bảng màu đa dạng và phong phú hiện nay.
+ Sự tác động của màu sắc đối với tâm sinh lý con ngƣời và những nghiên cứu hoà
sắc của tự nhiên tác động đến cơ quan thị giác của con ngƣời.
Tóm lại: một bộ áo màu hợp lý và đẹp đƣợc trải lên bề mặt trong môi trƣờng sống
của chúng ta là một công việc hấp dẫn, lơi cuốn sự tìm tịi sáng tạo của ngƣời nghệ
sĩ. Việc tìm hiểu, phân tích, ứng dụng màu sắc là một thiên chức của ngƣời nghệ sĩ
nó có giá trị giao thoa giữa mơi trƣờng- tác phẩm- ngƣời nghệ sĩ mà những” tác
phẩm màu” đƣợc tạo ra sẽ nhằm mục đích làm tăng thêm năng lƣợng thẩm mỹ lớn
nhất của con ngƣời.

16. BÀI TẬP THỰC HÀNH.
Vẽ một vịng thuần sắc
+ Kích thƣớc 31 cm-12 cánh
+ Chất liệu: màu nƣớc, màu bột….
+ Thể hiện: hình đƣợc vẽ ke, sạch sẽ nghiêm túc, có bố cục đẹp.

19


Bài mẫu bài tập vịng thuần sắc 12 cánh

Hình. 1.8 Vòng thuần sắc

20


Chương II: NGUYÊN TẮC PHỐI MÀU CƠ BẢN
2.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA TRANG TRÍ.
Đặc điểm của trang trí là tạo, làm đẹp một đối tƣợng hay một vật thể, một môi
trƣờng khơng gian cụ thể nào đó bằng cách phối trí các yếu tố hình thức từ vật chất
đến các giải pháp kỷ thuật từ đó tạo ra sự đẹp mắt vừa lòng ngƣời xem và đáp ứng
đƣợc nhu cầu của ngƣời sử dụng.
+ Sự sáng tạo
+ Sự làm đẹp một mơi trƣờng hay một vật thể nào đó phối trí thành một loại trang
trí nào đó, các yếu tố này đƣợc sáng tạo từ: cây cối, hoa lá, chim muôn, khống vật,
động vật hoặc hình học hay vốn cổ.
2.2 MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG TRANG TRÍ
2.2.1. Đƣờng nét và hình thể
- Đƣờng nét và hình thể: Là dấu hiệu biểu hiện giới hạn tồn tại của từng sự vật, xác
định hình thể, đặc điểm chung nhất vào mỗi vật đã có.

Màu sắc và chất liệu: Là phƣơng tiện làm tơn giá trị của hình vẽ mà cịn tạo ra
không gian thể khối, sự chuyển động, biểu thị các trạng thái của tâm hồn.
+ Khả năng áp dụng rộng rãi vào tất cả các lĩnh vực.
Để trang trí chúng ta cần co những yếu tố về hình tƣợng, hoạ tiết để tác động lên
vật thể từ một nguồn xác định rõ ( nguồn ánh sáng thiên nhiên + nguồn ánh sáng
nhân tạo).
Bóng tối và ánh sáng tạo ra sự tƣơng phản về đậm nhạt.
2.2.2. Mảng khối: Mảng khối là khoảng không gian mà vật chiếm hữu.
2.2.3. Bờ cạnh: Mọi vật đều đƣợc ấn định bởi hình dạng và cạnh. Nhờ thay đổi nó mà
tạo đƣợc khối và khơng gian.
2.2.4. Bố cục: Là quá trình đƣa các hình thể vào ổn định, nó là một q trình tạo một
chỉnh thể cho các đối tƣợng bởi việc sắp xếp các đƣờng nét, hình khối, màu sắc
2.2.5. Sự hài hịa: của bố cục đạt đƣợc qua nhiều phƣơng tiện thể hiện khác nhau
nhƣ:
- Hòa hợp về màu sắc, ánh sáng

21


- Hòa hợp về đƣờng nét
- Hòa hợp vềmảng khối, hình thể
- Hịa hợp về chất liệu (thể loại)
- Hịa hợp giữa nội dung và hình thức
2.2.6. Nguyên tắc bố cục.
- Nguyên tắc nhắc lại: đó là dùng một loại họa tiết hay một nhóm họa tiết lặp đi lặp
lại để tạo ra sự cân đối hài hòa trong bố cục trang trí.
- Nguyên tắc xen kẽ: Bao gồm các hoạ tiết trang trí khác nhau về hình mảng, đƣờng
nét, màu sắc, xếp xen kẽ nhau tạo cho bố cục thêm chặt chẽ, sinh động, nhịp nhàng,
phá đi sự nhàm chán nếu chỉ có một loại họa oạ tiết đơn thuần.
- Nguyên tắc đối xứng: bao gồm các hoạ tiết đƣợc lặp đi lặp lại một cách đều đặn,

chính xác qua các trục đối xứng khác nhau tạo ra sự cân bằng, chính xác, khơng sai
lệch, méo mó hoặc khơng đều của các hoạ tiết giống nhau.
- Nguyên tắc phá thế: bao gồm đƣờng nét, hình thể hoặc thay đổi rõ rệt mà vẫn hài
hoà, mềm mại, tránh đƣợc sự nhàm chán, đơn điệu hay cứng nhắc
2.2.7. Thị giác trong bố cục
Hƣớng:
- Vơ hƣớng: cịn gọi là trang trí mặt phẳng khơng giới hạn, nó đƣợc tổng hợp 2 loại
( mặt phẳng 1chiều và mặt phẳng 2 chiều ) để tạo ra sự hài hồ, chuyển động, mọi
phía ngang- dọc, lên- xuống, xiên- xéo, lồi- lõm.
- Có hƣớng: Trang trí mặt phẳng 2 chiều, đƣợc xây dựng theo 2 trục đứng và trục
ngang.
Ví dụ: Hình trịn, hình vng, hình chữ nhật.
Trang trí mặt phẳng 1chiều là loại trang trí mà tất cả các hoạ tiết đƣợc bố cục theo
nguyên tắc xen kẽ, lặp lại tạo sự hài hoà chuyển động theo chiều ngang.
Ví dụ: Trang trí đƣờng diềm, ruy băng, đăng ten…
2.2.8. Nhịp điệu: Đƣờng lƣợng chủ yếu để chỉ những đƣờng nét ẩn, nó giống nhƣ
những sơ đồ để bố trí các màu sắc, hình thể thành những mặt và những mặt này di
chuyển tạo thành những nhịp điệu.

22


Chƣơng III: CHÉP ĐƠN GIẢN CÁCH ĐIỆU HOA LÁ
CÔN TRÙNG- ĐỘNG VẬT
3.1. CHÉP MẪU THẬT
Muôn thú trong tự nhiên luôn gắn bó với đời sống của con ngƣời từ xa xƣa. Bản
thân chúng ta ít nhiều đã mang sẵn những nét đẹp trang trí và gợi cảm những hình
dáng, đƣờng nét, cấu trúc cũng nhƣ sự hài hòa về màu sắc, phong phú về chủng loại.
Nó là nguồn cảm hứng cho sự sáng tạo của con ngƣời. Và trở thành các họa tiết sinh
động đƣợc các nghệ sĩ xƣa và nay sử dụng trong đời sống chúng ta nhƣ: các cơng

trình kiến trúc, các phƣơng tiện dụng cụ sinh hoạt thông dụng hay các chi tiết trong
các tác phẩm nghệ thuật….
3.2 LỰA CHỌN MẪU VÀ NGHIÊN CỨU
Trƣớc khi vẽ phải chọn những loại hoa lá, chim mn có dáng hình đẹp, có những
đƣờng nét hấp dẫn, gợi cảm.
Ví dụ : các loại hoa lá có dáng hình đẹp nhƣ:
- Lá đu đủ, lá mƣớp, lá gấc, lá trầu tây, lá đậu, lá hoa cúc….
- Hoa sen, hoa cúc, hoa dâm bụt, hoa hoàng hậu, hoa giấy, các loài lan…
- Chim, gà, ong, bƣớm, tôm, cá…
Khi quan sát phải chú ý đến đặc điểm, cấu tạo của mẫu, vẽ hình dáng toàn thể,
cấu trúc chi tiết, dáng thế thay đổi để có thể khai thác tốt dáng hình đẹp và những chi
tiết có thể cách điệu đƣợc khi trang trí.
3.3 CÁCH VẼ
Khi vẽ phải ghi đúng tinh thần, hình dáng tồn bộ, nét vẽ phải linh hoạt, chính xác,
mềm mại, chuyển đậm nhạt ở nét một cách tinh tế.
Các bƣớc thực hành:
- Lấy ký hoạ
- Quy hình tồn bộ của mẫu vào hình kỷ hà( nét phác thẳng), từng bƣớc phác các
khung hình nhỏ hơn.
- Phác hình đại thể của các mảng lớn trƣớc và đi dần vào chi tiết, cụ thể hóa dáng
hình của mẫu cho sát với thực tế, nhấn mạnh các chi tiết điển hình, thay đổi đậm nhạt

23


của nét tạo cho hình thêm sinh động và mềm mại. Tuy nhiên tránh vẽ chi tiết rƣờm
rà, không cần thiết. Nhƣng khơng vì thế mà vẽ cẩu thả, sơ lƣợc.
- Hồn chỉnh hình dáng tồn bộ, dựa vào màu sắc của đối tƣợng mà pha trộn, phân
tích sao cho đúng màu sắc tự nhiên của đối tƣợng. Quan sát kỹ mảng khối màu
chung và đi dần vào các chi tiết màu, chuyển từ màu tối đậm sang màu sáng hẳn.

3.4. ĐƠN GIẢN VÀ CÁCH ĐIỆU
- Bƣớc 1: Đơn giản đối tƣợng, tức là sau khi nắm bắt đƣợc đặc điểm của đối tƣợng
một cách đầy đủ và chính xác (qua bài chép đơn giản), ta loại bỏ các chi tiết phụ để
chỉ ghi lại những đặc điểm cốt lõi và nhấn mạnh các đặc điểm của nó, có thể thêm
vào một vài chi tiết của hình mang tính trang trí hơn, dễ dàng cách điệu hơn. Trong
đơn giản ta cũng đơn giản các yếu tố về: hình dáng, đƣờng nét, màu, mảng, sắc độ.
- Bƣớc 2: Cách điệu tức là dùng ý thức chủ quan của mình để chế biến, sáng tạo
(sau khi đã đơn giản) thành một kiểu thức trang trí làm cho nó có một phong cách
riêng, tính độc đáo riêng.
* Chú ý: cách điệu khơng thể nhầm lẫn với sự cƣờng điệu một cách lố bịch. Phải giữ
đƣợc đặc điểm nguyên gốc của đối tƣợng để có thể phân biệt nó với vật khác.
* Cách vẽ:
Dùng hình kỷ hà để tạo dàng họa tiết, loại bỏ các yếu tố phụ và dựa vào những ý
tƣởng sáng tạo của sinh viên để tạo ra một hoạ tiết đẹp ( phải nghiên cứu sâu, kỹ,
thực tế, không bịa đặt).
Khi tìm màu ở bƣớc cách điệu khơng nhất thiết phải giống màu của nguyên mẫu
có thể sáng tạo chuyển biến màu sắc nhƣng vẫn phải thể hiện đƣợc hài hoà màu sắc
phù hợp với yêu cầu của ý đồ trang trí..
* Thực hành(chép thật, đơn giản và cách điệu hoa lá, côn trùng).
- Chọn mẫu, chép hoa lá hoặc cơn trùng: vẽ 8 ký họa kỹ bằng chì trong hai bài, khổ
giấy 30-40.
- Đơn giản: chọn trong tám ký hoạ lấy 3 ký họa làm bƣớc đơn giản bằng chì, thể
hiện bƣớc đơn giản thành 3 bài( mỗi bài trong khổ giấy 30-40).
- Cách điệu: từ 3 bài đơn giản đƣợc nâng lên ở bƣớc cách điệu thành 3 bài cách
điệu hoàn chỉnh.

24


- Cách điệu bằng chì hồn chỉnh.

- Tìm phác thảo (khổ giấy nhỏ)
- Thể hiện hoàn chỉnh họa tiết cách điệu.

25


×