Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức sinh hoạt 15 phút đầu giờ hiệu quả ở trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (662.04 KB, 20 trang )

SỞ

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA
TRƯỜNG THPT HỒNG LỆ KHA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC SINH HOẠT 15 PHÚT
ĐẦU GIỜ HIỆU QUẢ Ở TRƯỜNG THPT

Người thực hiện: Phạm Thị Thu Hương
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Cơng tác Chủ nhiệm

THANH HỐ NĂM 2017

1

SangKienKinhNghiem.net


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU………………………………………………………………….
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI…...................................................................

3
3

1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:………………………………………………

3



1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:…………………………………………..

4

1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:…………………………………….....

4

2. NỘI DUNG……………………………………………………………….
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN………………………………………………………

4
4

2.2. THỰC TRẠNG SINH HOẠT 15 PHÚT ĐẦU GIỜ Ở TRƯỜNG THPT...

6

2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC SINH HOẠT 15 PHÚT ĐẦU GIỜ
7
HIỆU QUẢ Ở TRƯỜNG THPT…………………………………………….
2.4. HIỆU QUẢ KHI ÁP DỤNG NHỮNG GIẢI PHÁP TRÊN…………….

21

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ…………………………………………………
3.1. KẾT LUẬN……………………………………………………………..

22

22

3.2. KIẾN NGHỊ………………………………………………………………..

22

TÀI LIỆU THAM KHẢO

2

SangKienKinhNghiem.net


MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC SINH HOẠT 15 PHÚT ĐẦU GIỜ
HIỆU QUẢ Ở TRƯỜNG THPT
1. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Nhiệm vụ chính trị quan trọng của nhà trường phổ thơng là giáo dục học sinh
phát triển tồn diện nhằm đáp ứng yêu cầu mà Đảng ta đã đặt ra là xây dựng con
người mới có sự phát triển cao về trí tuệ, có đạo đức trong sáng, cường tráng về thể
chất và phong phú về tâm hồn.
Công tác chủ nhiệm lớp là một vấn đề không mới nhưng nó ln được u cầu
đổi mới cho phù hợp với sự phát triển. Giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất quan
trọng đến sự phát triển nhân cách học sinh và các phong trào hoạt động của một tập
thể lớp. Sinh hoạt 15 phút đầu giờ là thời gian để tạo cho học sinh tâm thế phấn
chấn để tiếp thu bài học hiệu quả, đồng thời ổn định tổ chức để bắt đầu một buổi
học mới.Tuy nhiên, hiện nay việc tổ chức sinh hoạt 15 phút đầu giờ ở một số
trường thpt hiệu quả chưa cao.15 phút nếu nói ngắn thì cũng khơng ngắn lắm
nhưng cũng khơng dài. Vậy chúng ta làm gì với khoảng thời gian này? Hoạt động
những gì cho phù hợp và thu hút học sinh tham gia? Đó là câu hỏi đặt ra của rất

nhiều học sinh và giáo viên chủ nhiệm ở các trường thpt hiện nay.
Theo quy định, GVCN là một chức danh được đặt ra để phục vụ công tác đào
tạo và quản lý học sinh. GVCN lớp là người thay mặt hiệu trưởng quản lý, tổ chức,
giáo dục học sinh trong một lớp và chịu trách nhiệm trước ban giám hiệu, trước hội
đồng giáo dục nhà trường về chất lượng giáo dục của lớp mình phụ trách.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, tôi mạnh dạn trao đổi với các đồng nghiệp:
“MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC SINH HOẠT 15 PHÚT ĐẦU GIỜ HIỆU
QUẢ Ở TRƯỜNG THPT”
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Giáo viên chủ nhiệm lớp chính là người đứng đầu và chịu trách nhiệm chính đối
với học sinh trong lớp học của mình. Hay nói cách khác, giáo viên chủ nhiệm lớp
chính là người cha, người mẹ chăm lo dạy bảo cho con cái của mình. Cha mẹ có sự
giáo dục tốt, biết quan tâm, thương yêu và chăm sóc con cái chu đáo thì con cái
mình nên người và ngược lại…Bởi vậy, công tác chủ nhiệm lớp là một công tác vô
cùng quan trọng của mỗi giáo viên trong trường học . Người giáo viên chủ nhiệm
lớp có nhiệm vụ vừa giảng day vừa tổ chức để giáo dục, rèn luyện đạo đức hình
thành nên nhân cách cho mỗi học sinh.
Vì vậy bản thân ln tìm tịi học hỏi để giờ sinh hoạt 15 phút mang lại hiệu quả cao
nhất, góp phần bồi bổ tri thức, rèn luyện kĩ năng sống, hồn thiện nhân cách cho
học sinh. Từ đó tạo cho học sinh hứng thú, đam mê trong học tập.
3

SangKienKinhNghiem.net


1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Tâm lý lứa tuổi học sinh trung học hổ thông
- Hoạt động sinh hoạt 15 phút đầu giờ ở trường THPT Hoàng Lệ Kha- Hà Trung,
Thang Hóa.
- Hoạt động sinh hoạt 15 phút đầu giờ ở lớp 11C1 trường THPT Hoàng Lệ Kha- Hà

Trung, Thang Hóa.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp thực nghiệm khoa học.
- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG.
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
Căn cứ vào đặc điểm tâm lý của học sinh THPT:
Hoạt động học tập vẫn là hoạt động chủ đạo đối với học sinh THPT nhưng
yêu cầu cao hơn nhiều đối với tính tích cực và độc lập trí tuệ của các em. Muốn
lĩnh hội được sâu sắc các mơn học, các em phải có một trình độ tư duy khái niệm,
tư duy khái quát phát triển đủ cao. Những khó khăn trở ngại mà các em gặp thường
gắn với sự thiếu kĩ năng học tập trong những điều kiện mới chứ không phải với sự
không muốn học như nhiều người nghĩ. Hứng thú học tập của các em ở lứa tuổi này
gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp nên hứng thú mang tính đa dạng, sâu sắc
và bền vững hơn.
Thái độ của các em đối với việc học tập cũng có những chuyển biến rõ rệt.
Học sinh đã lớn, kinh nghiệm của các em đã được khái quát, các em ý thức được
rằng mình đang đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời tự lập. Thái độ có ý thức đối
với việc học tập của các em được tăng lên mạnh mẽ. Học tập mang ý nghĩa sống
cịn trực tiếp vì các em đã ý thức rõ ràng được rằng: cái vốn những tri thức, kĩ năng
và kĩ xảo hiện có, kĩ năng độc lập tiếp thu tri thức được hình thành trong nhà
trường phổ thơng là điều kiện cần thiết để tham gia có hiệu quả vào cuộc sống lao
động của xã hội. Điều này đã làm cho học sinh THPT bắt đầu đánh giá hoạt động
chủ yếu theo quan điểm tương lai của mình. Các em bắt đầu có thái độ lựa chọn đối
4

SangKienKinhNghiem.net



với từng môn học. Rất hiếm xảy ra trường hợp có thái độ như nhau với các mơn
học. Do vậy, giáo viên phải làm cho các em học sinh hiểu ý nghĩa và chức năng
giáo dục phổ thông đối với giáo dục nghề nghiệp và đối với sự phát triển nhân
cách toàn diện của học sinh.
Mặt khác,ở lứa tuổi này các hứng thú và khuynh hướng học tập của các em
đã trở nên xác định và được thể hiện rõ ràng hơn. Các em thường bắt đầu có hứng
thú ổn định đặc trưng đối với một khoa học, một lĩnh vực tri thức hay một hoạt
động nào đó. Điều này đã kích thích nguyện vọng muốn mở rộng và đào sâu các tri
thúc trong các lĩnh vực tương ứng. Đó là những khả năng rất thuận lợi cho sự phát
triển năng lực của các em. Nhà trường cần có những hình thức tổ chức đặc biệt
đối với hoạt động của học sinh THPT nhất là học sinh cuối cấp để tạo ra sự
thay đổi căn bản về hoạt động tư duy, về tính chất lao động trí óc của các em.
Học sinh THPT được sinh ra trong một môi trường xã hội có nhiều thuận lợi,
nhưng ở các em cũng có những ưu điểm và nhược điểm mà trong cơng tác giáo dục
cần lưu ý
- Ở một số thanh niên tình cảm cách mạng và ý chí phấn đấu cịn yếu, trình độ
giác ngộ về xã hội cịn thấp. Các em có thái độ coi thường lao động chân tay, thích
sống cuộc sống xa hoa lãng phí, đua địi, ăn chơi…
- Thanh niên là lứa tuổi mộng mơ, khao khát sáng tạo, thích cái mới lạ,
chuộng cái đẹp hình thức nên dễ bị cái đẹp bề ngoài làm lung lay ý chí, có mới nới
cũ…
- Thanh niên rất hăng hái nhiệt tình trong cơng việc, rất lạc quan u đời
nhưng cũng dễ bi quan chán nản khi gặp thất bại.
- Thanh niên là tuổi đang phát triển về tài năng, tiếp thu cái mới nhanh, rất
thông minh sáng tạo nhưng cũng dễ sinh ra chủ quan, nông nổi, kiêu ngạo ít chịu
học hỏi đến nơi đến chốn để nâng cao trình độ. Các em thích hướng đến tương lai,
ít chú ý đến hiện tại và dễ quên quá khứ.
Việc xây dựng nề nếp cho học sinh là một trong những việc làm quan trọng khơng
thể thiếu được trong q trình dạy và học. Một lớp học nghiêm túc, học ra học, chơi

ra chơi thì việc dạy và học mới đạt hiệu quả cao. Giảng dạy và chủ nhiệm một lớp
học với 50em trong độ tuổi đầy hiếu động thật là một việc làm khó. Để đạt được
thành cơng, ngay từ những ngày đầu tiên mỗi giáo viên đều phải lên kế hoạch để
xây dựng nề nếp sinh hoạt cho lớp. Đây là việc làm thiết yếu và đem lại khá nhiều
5

SangKienKinhNghiem.net


thành công cho việc giảng dạy và chủ nhiệm .Một trong những nề nếp cần xây
dựng đó là nề nếp hoạt động 15 phút đầu giờ.
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT 15 PHÚT ĐẦU GIỜ Ở
TRƯỜNG THPT.
Trong thực tế, thời gian hoạt động trên lớp của học sinh được tính từ 7g sáng
(7g15 chính thức vào tiết). Thời gian này các em đã hoàn thành xong phần trực
nhật, làm vệ sinh nơi quy định. Hoạt động sinh hoạt 15 phút đầu giờ diễn ra khá đa
dạng trong một lớp học.
- Học sinh: Đa số các em chỉ làm việc riêng của mình, một số em ơn bài, đọc trước
bài mới, một số em đọc truyện và đa số là chỉ ngồi tán chuyện với nhau. Thậm chí
hị hét, chạy quanh lớp, ăn sáng...nếu khơng có giáo viên chủ nhiệm
- Giáo viên chủ nhiệm đến lớp: nhắc nhở nề nếp buổi trước, xử lý học sinh vi
phạm, thu tiền. Nếu lớp khơng có học sinh vi phạm hoặc khơng thu tiền thì quản lý
trật tự cho đến hết15 phút.
Chính vì vậy, nếu giáo viên chủ nhiện khơng đến thì lớp thành “ cái chợ vỡ”, hoặc
“đóng cửa làm việc riêng” để không ảnh hưởng đến lớp khác, hoặc bị nhà trường
nhắc nhở. Còn nếu giáo viên chủ nhiệm đến để xử lý học sinh vi phạm nội quy buổi
học hôm trước thì tạo nên bầu khơng khí căng thẳng, tạo tâm lý lo sợ, bất ổn cho
học sinh. Ở những lớp không xử lý vi phạm, giáo viên chỉ quản trật tự thì 15 phút
trơi qua vơ nghĩa.
Kết quả khảo sát giờ sinh hoạt 15 phút ở khối 11, trường thpt Hoàng Lệ Kha thứ 3,

ngày 4 tháng 4 năm 2017:
STT LỚP
1
11C1
2
11C2
3
4
5
6
7

11C3
11C4
11C5
11C6
11C7

8
9

11C8
11C9

NỘI DUNG SINH HOẠT 15 PHÚT
GHI CHÚ
Tổ chưc trò chơi tư duy
Vài em học bài cũ, vài em nói chuyện , lớp
mở nhạc
Hs làm bài tập dưới sự giám sát của GVCN

Hs ngồi chơi, GVCN quản lí trật tự
Hs ngồi chơi, ăn sáng, chơi điện thoại
Hs ăn sáng, chơi điện thoại, nói chuyện
Hs ngồi chơi, vài em học bài cũ, GVCN
quản lí trật tự
Hs ngồi chơi, GVCN quản lí trật tự
Hs ngồi chơi, lớp trưởng quản lí trật tự.

Đó là thực trạng khiến cho mục đích của hoạt động sinh hoạt 15 phút khơng đạt
được. Nó trở thành gánh nặng của giáo viên chủ nhiệm, nỗi lo sợ đối với học sinh
và sự trăn trở của Ban giám hiệu.
6

SangKienKinhNghiem.net


Trước tình hình đó, thiết nghĩ các em cần chuẩn bị cho các tiết học đạt hiệu quả,
với một tinh thần sảng khối và phấn chấn. Vì vậy, Giáo viên cần tạo cho các em
những hoạt động bổ ích , trên tinh thần tập cho các em tự quản, tự điều hành hoạt
động của lớp, rèn thêm cho các em những năng lực hoạt động và rèn thêm kĩ năng
sống cho các em.Tạo ra một khơng khí đồn kết thơng hiểu lẫn nhau trong tập thể .
2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC SINH HOẠT 15 PHÚT ĐẦU GIỜ HIỆU
QUẢ Ở TRƯỜNG THPT
Trong lĩnh vực giáo dục, người thầy không chỉ có lịng “ u nghề mến trẻ ” đem
hết nhiệt tình để truyền đạt kiến thức cho học sinh mà quan trọng hơn nữa là phải
có một biện pháp, làm thế nào để đạt hiệu quả cao. Muốn học sinh tiếp cận được
mọi tri thức, người giáo viên chủ nhiệm phải có biện pháp giúp các em có ý thức
học tập chủ động tiếp thu kiến thức, hăng say và thi đua trong học tập. Qua thực tế,
để nâng cao chất lượng dạy và học, ổn định nề nếp của học sinh trước buổi học có
rất nhiều biện pháp, bằng kinh nghiệm bản thân, tôi xin đã áp dụng các giải pháp

sau:
2.3.1. Tổ chức thi trắc nghiệm kiến thức.
Ban cán sự (BCS) Lớp là thành phần Ban tổ chức (BTC) cho lớp tham gia. BCS
lớp có nhiệm vụ soạn các câu hỏi trắc nghiệm thuộc các môn học theo thời khóa
biểu của ngày đó (mỗi Thành viên BCS lớp soạn ít nhất 2 câu trắc nghiệm, phân
chia ra mỗi người soạn 1 môn để câu hỏi không bị trùng câu hỏi). Lớp trưởng là
người tổng hợp các câu hỏi và dẫn chương trình các tổ thi với nhau, cuối tuần tổng
hợp lại tổ nào trả lời nhiều nhất trong tuần thì tặng quà.
Đây là hình thức sinh hoạt nhằm giúp các bạn ôn lại kiến thức rất hiệu quả và cũng
tạo được khơng khí thoải mái, sân chơi bổ ích cho các bạn học sinh trước khi vào
học. Hoạt động này cũng giúp cho lớp của các bạn sẽ có được 1 kho tàng câu hỏi
trắc nghiệm để các ôn thi và làm kiểm tra.
Chú ý”: Người soạn câu hỏi phải giữ kín đề, người MC phải cơng bằng không
thiên vị cho bất cứ ai. Ai giơ tay nhanh nhất thì chọn. MC phải ghi tên của
người soạn câu hỏi phía sau các câu hỏi của người đó để khơng gọi nhầm ngay
người soạn.
Ví dụ: Khi học xong chương IV Vật Lý lớp 11 NC, học sinh có thể sử dụng các
câu hỏi như:
Câu 1: Một dây dẫn rất dài được căng thẳng trừ một đoạn ở giữa dây uốn thành
một vịng trịn bán kính 1,5cm. Cho dịng điện 3A chạy trong dây dẫn. Xác định
I
cảm
O

7

SangKienKinhNghiem.net


ứng từ tại tâm của vòng tròn nếu vòng tròn và phần dây thẳng cùng nằm trong

một
mặt phẳng:
A. 7,6. 10-5T

B. 8,6. 10-5T

C. 6,6. 10-5T

D. 5,6.10-5T

Câu 2: Chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện, thường được
xác định bằng quy tắc:
A. bàn tay phải.

B. vặn đinh ốc .

C. Nắm bàn tay phải. D. bàn tay trái.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho từ trường về mặt gây ra tác dụng từ.
B. Xung quanh mỗi điện tích đứng yên tồn tại điện trường và từ trường.
C. Đi qua mỗi điểm trong từ trường chỉ có một đường sức từ.
D. Tương tác giữa hai dòng điện là tương tác từ.
Câu 4: Một dòng điện cường độ 5A chạy trong một dây dẫn thẳng dài chiều như
hình vẽ.
Cảm ứng từ tại hai điểm M và N quan hệ với nhau như thế nào, biết M và N đều
cách dịng
điện 4cm, đều nằm trên mặt phẳng hình vẽ đối xứng nhau qua dây dẫn.
A. BM> BN; hai véc tơ




song song cùng chiều

B. BM = BN; hai véc tơ



song song cùng chiều

C. BM = BN; hai véc tơ



song song ngược chiều

D. BM = BN; hai véc tơ



vng góc với nhau

I

M
N

Câu 5: Chọn câu sai
Mômen ngẫu lực từ tác dụng lên một khung dây có dịng điện đặt trong từ trường
đều

A. tỉ lệ thuận với diện tích của khung.
B. có giá trị lớn nhất khi mặt phẳng khung vng góc với đường sức từ.
C. có giá trị lớn nhất khi mặt phẳng khung song song với đường sức từ.
8

SangKienKinhNghiem.net


D. phụ thuộc vào cường độ dòng điện trong khung.
2.3.2. 15 phút khám phá.
Tổ chức cho các tổ thi kể về các nhân vật lịch sử, những nhà nghiên cứu khoa học,
theo câu hỏi bài cũ hoặc mới trong sách giáo khoa theo thời khóa biểu.
Từng thành của tổ lên kể, biểu diễn,… cho các bạn nắm và cho các bạn bình chọn
cuối tuần tuyên dương và tặng quà.
Đây là hình thức sinh hoạt giúp các bạn phát triển được tư duy cũng như sự đầu tư
vào câu chuyện và đặc biệt phát triển được năng khiếu của các bạn. Giúp các bạn
nắm được nhiều kiến thức mới về khoa học, lịch sử.
Chú ý: Ngồi các nội dung có trong sách các bạn có thể tìm các nội khác liên
quan đến các kiến thức đang học.
Ví dụ:
- Khi học đến tập thơ “ Nhật kí trong tù”, học sinh có thể thi kể những mẩu chuyện
về Bác Hồ.
- Kể tên những nhân vật lịch sử trong chiến dịch Điện Biên khi học đến lịch sử
Kháng chiến chống Pháp…
2.3.3. Trò chơi tư duy.
Tổ chức cho các bạn chơi các trò chơi tập thể nhằm phát huy tính tư duy và sự tập
trung cho các bạn hoặc các câu hỏi vui.
Ví dụ như: Trò chơi: “Trắng - đen”, “Nắm - mở”……
Câu đố 1: Dũng nhìn Xuân. Xuân nhìn Phong. Dũng đã kết hơn cịn Phong thì
chưa. Có một người đã kết hơn đang nhìn một người chưa kết hơn phải khơng?

Câu đố 2:Khơng dùng máy tính cũng khơng được viết - đánh máy xuống mà hãy
tính nhẩm thật nhanh phép tính sau: Lấy 1000 rồi cộng với 40. Sau đó cộng tiếp với
1000 nữa. Giờ cộng thêm 30. Rồi cộng thêm 1000 nữa. Cộng tiếp với 20. Giờ cộng
thêm 1000. Cuối cùng cộng thêm 10. Kết quả là:
Câu đố 3: Có 10 con cá đang bơi trong bể. 2 con bơi xuống, 4 con bơi đi chỗ khác,
3 con chết. Hỏi ta còn lại bao nhiêu con
Câu đố 4: Hai người đàn ông đang chơi cờ vua. Họ đã chơi được 5 ván. Và mỗi
người đều thắng 3 ván. Tại sao điều này có thể xảy ra? Câu đố 5: Tổng tuổi của cha
và của con bằng 66. Tuổi của cha là nghịch đảo tuổi của con. Vậy tuổi của cha là
bao nhiêu? Tuổi của con là bao nhiêu cá?
Câu đố 6: Một chiếc xe tải đang đi qua một cây cầu dài 1,5 Km. Cây cầy chỉ chịu
được sức nặng tối đa là 7 tấn (nếu quá 1gam cầu sẽ sập ngay lập tức), đó cũng
9

SangKienKinhNghiem.net


chính bằng trọng lượng của chiếc xe tải đó (tính cả trọng lượng của bác tài rồi
nhé!). Chiếc xe đi đến giữa cầu thì dừng lại. Một con chim đậu lên đầu xe tải. Hỏi
cây cầu có sập khơng?
Câu đố 7: Tìm ra quy luật và điền tiếp số cịn thiếu vào dãy số sau: 0, 0, 1, 2, 2, 4,
3, 6, 4, ? ......
2.3.4. Tổ chức học nhóm kết hợp với truy bài.
Nội dung thực hiện:
- Cán sự bộ môn đưa ra các câu hỏi, bài tập của buổi bọc
- Chia nhóm nhỏ theo bàn, sau đó tảo luận theo tổ.
- Cán sự bộ môn tiến hành trả lời các câu hỏi, truy bài một số học sinh chưa chú
ý.
Ví dụ: Khi học xong bài thơ “Vội vàng” của Xn Diệu, cán sự mơn văn có thể đặt
ra câu hỏi: Phong cách nhà thơ qua bài “ Vội vàng” là gì?

2.3.5. Trang bị kĩ năng sống.
- Cán bộ lớp đưa ra một tình huống khó xử trong cuộc sống để cùng nhau tìm cách
xử lý.
Ví dụ: Bị bạn gái từ chối tình cảm, phải làm sao?
Bạn sẽ làm gì nếu bị hiểu nhầm?...
- Thảo luận một số vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản vị thành niên, quyền trẻ
em, văn hóa giao tiếp…
- Trang bị kiến thức một số kĩ năng cần thiết trong cuộc sống như:
Nhóm kỹ năng trong học tập, làm việc, vui chơi giải trí:
- Các kỹ năng nghe, đọc, nói, viết, quan sát, đưa ra ý kiến chia sẻ trong nhóm;
- Kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung;
- Kỹ năng làm việc theo nhóm;
- Các kỹ năng tư duy logic, sáng tạo, suy nghĩ nhiều chiều, các kỹ năng tư duy
xun mơn như: phân tích, tổng hợp, so sánh v.v…
Nhóm kỹ năng giao tiếp, hịa nhập, ứng phó với các tình huống cuộc sống:
- Biết chào hỏi lễ phép trong nhà trường, ở nhà và ở nơi công cộng;
- Kỹ năng kiểm sốt tình cảm, kìm chế thói hư tật xấu, sở thích cá nhân;

10

SangKienKinhNghiem.net


- Biết phân biệt hành vi đúng - sai, phòng tránh tai nạn;
- Kỹ năng trình bày ý kiến, diễn đạt, thuyết trình trước đám đơng;
- Kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu như động đất, sóng thần, bão lũ; kỹ năng
ứng phó với tai nạn như cháy, nổ...;
- Kỹ năng ứng phó với tai nạn đuối nước;
- Kỹ năng sống còn là những kiến thức về giới tính, chống lại sự cám dỗ từ tệ nạn
xã hội, chống xâm phạm tình dục;

- Kỹ năng ứng phó với một tình huống bạo lực trong học sinh (khi tình trạng bạo
lực trong học sinh thường xảy ra), ….
Một số kĩ năng cụ thể:
1. KỸ NĂNG TỰ NHẬN THỨC
Kỹ năng nhận thức bản thân là gì?
Kỹ năng tự nhận thức bản thân (hiểu đơn giản chính là kỹ năng “Biết mình là
ai”) là khả năng một người nhận biết đúng đắn rằng: mình là ai, sống trong hồn
cảnh nào, u thích điều gì, ghét điều gì, điểm mạnh và điểm yếu của mình ra sao,
vị trí của mình trong mối quan hệ với người khác như thế nào; nhận biết cảm xúc
của mình có ảnh hưởng như thế nào đến suy nghĩ và hành vi; hay mình có thể thành
cơng ở những lĩnh vực nào…
Tại sao chúng ta cần có kỹ năng nhận thức bản thân?
Kỹ năng nhận thức bản thân cần thiết vì:







Nó giúp chúng ta ứng xử, hành động phù hợp với điều kiện, hồn cảnh của
mình.
Nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy.
Nhận ra điểm yếu để khắc phục.
Biết rõ bản thân mình muốn gì, có những năng lực gì, gặp những khó khăn –
thách thức nào… để có thể điều chỉnh mục tiêu cuộc sống cho phù hợp và
khả thi.
Điều chỉnh cảm xúc và suy nghĩ của mình theo hướng tích cực.

Nội dung của kỹ năng nhận thức bản thân.

Nội dung hạt nhân của kỹ năng này là bạn phải trả lời được câu hỏi “Bạn thực
sự là ai?”. Để trả lời được câu hỏi lớn này, bạn phải trả lời hệ thống các câu hỏi
cụ thể sau:


Hình ảnh bên ngồi của bạn như thế nào? Điểm khác biệt? Ưu thế là gì?
11

SangKienKinhNghiem.net












Bạn có những điểm mạnh, điểm yếu nào về tính cách và năng lực?
Bạn thường thành công trong những lĩnh vực nào?
Bạn thường chưa thành công trong những hoạt động nào?
Mục tiêu cuộc sống của bạn là gì?
Bạn có những điều kiện thuận lợi nào giúp bạn có thể hồn thành mục tiêu
của bạn?
Những trở ngại và thách thức có thể đối với việc đạt mục tiêu của bạn là gì?
Bạn có sở thích gì?
Bạn có tin là bạn có khả năng hiểu được đối tượng giao tiếp trong phần lớn

các tình huống khơng?
……

Bạn cũng cần biết:






Người khác đánh giá về bạn ra sao?
Sự đánh giá của bạn về bản thân mình và sự đánh giá của người khác về bạn
có trùng hợp nhau khơng? Có điểm gì khác biệt?
Bạn biết cách thức phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu như thế nào?
Biết tìm sự hỗ trợ để phát triển cá nhân.
Biết “soi mình” trong “tấm gương của người khác” để tự hồn thiện mình.

Một số câu hỏi thảo luận:







Những môn học nào bạn học khá nhất, môn nào cần cố gắng nhiều hơn?
Những lĩnh vực tri thức nào mà bạn hay quan tâm và thấy thú vị?
Bạn dành nhiều thời gian nhất cho hoạt động nào? Và hoạt động đó đã thực
sự mang lại cho bạn cái gì trong thực tại và trong cả tương lai?
Trong thời gian qua, thành cơng lớn nhất của bạn là gì?

Chỉ ra những thất bại của bạn trong năm vừa qua.
Chỉ ra 3 điểm mạnh và 3 điểm yếu của bản thân (có thể về cả suy nghi, cảm
xúc hay hành vi) và đưa ra kết luận về bản thân mình…

Cách làm thế nào để bạn biết mình là ai?
* Suy tưởng
Sau thảm hoạ thiên tai, nhà bạn bị mất sạch, hay khi bạn về hưu, hay bị “mất
chức”, khi bạn thật buồn, hay những lúc bạn nghèo đói… bạn sẽ cịn gì? Cịn ai? Ai
sẽ ở bên bạn? Ai cần bạn và bạn cần cho ai? Hãy tưởng tượng bạn gặp bất hạnh,
mắc sai lầm, thậm chí bị tù tội... ai sẽ thương bạn, nhớ đến bạn? Trả lời hết các câu
hỏi tương tự như vậy, bạn sẽ nhận ra giá trị đích thực của bạn là gì?
* Viết về điểm mạnh và điểm yếu
12

SangKienKinhNghiem.net






Bạn hãy viết ra 3 điểm mạnh nhất và 3 điểm yếu nhất của bạn. Liệt kê ra 3
công việc bạn làm suôn sẻ nhất từ trước đến nay và 3 việc bạn đã làm hỏng.
Hãy kể ra 3 điểu mà mọi người thường ca ngợi về bạn cũng như 3 điều mọi
người hay phàn nàn về bạn nhất.
Nếu trong một cơng việc nào đó, một buổi họp hay một buổi đi chơi mà thiếu
vắng bạn, mọi người có cảm thấy thiếu vắng khơng? Nếu có bạn thì sự việc
có khác chút nào không?

Trả lời được những câu hỏi này, bạn sẽ nhận ra năng lực đích thực của bản thân.

* Suy tưởng tiếp









Trong những lúc vui, bạn thường nghĩ về ai?
Khi buồn bạn muốn gặp ai, nói chuyện với ai?
Nếu bạn bị đưa ra một đảo hoang, nhưng được phép mang theo 2 người
thân (sau nâng lên thành 3, 4, 5 người), danh sách đi theo của bạn là
những ai, tại sao?
Bạn được trao phần thưởng, huy chương, người bạn muốn khoe trước tiên
là ai?
Sinh nhật của bạn bạn chỉ muốn mời 3 người, thì đó sẽ là ai?
Những ngày vui của bạn như sinh nhật, đám cưới… ai sẽ có mặt mà
khơng cần bạn mời?
Khi bạn ốm, phải nằm liệt giường, người bạn muốn ngồi bên cạnh bạn là
ai?

Trả lời xong các câu hỏi này, bạn sẽ nhận ra tình cảm của mình với mọi
người cũng như của mọi người đối với bạn.
Năng lực của bạn, trí tuệ của bạn, điều bạn trân trọng và những điều mọi
người trân trọng ở bạn, những mối quan hệ thân thiết của bạn tạo nên giá trị đích
thực của bạn. Những thứ khác là giá trị vay mượn mà thôi!
2. KỸ NĂNG KIÊN ĐỊNH
Kỹ năng kiên định là gì?

Kỹ năng kiên định là khả năng thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của bản
thân để bảo vệ quyền của mình, giá trị của mình, quyết định của mình nhưng khơng
làm tổn thương đến cảm xúc và quyền của người khác.
Những khái niệm cần phân biệt


Kiên định không phải là bảo thủ: Kiên định là khi bạn thấy ý kiến của mình
là đúng và bạn kiên quyết bảo vệ nó, nhưng không phê phán ý kiến của
người khác. Bảo thủ là khi bạn nhận ra mình sai, nhưng khơng thừa nhận, mà
vẫn kiên trì bảo vệ ý kiến ấy.
13

SangKienKinhNghiem.net






Kiên định không phải là thô bạo: Bạn kiên định khơng có nghĩa là phải hùng
hổ đe nẹt người khác, bắt người khác nghe theo ý kiến của mình. Nếu người
ta khơng chấp nhận thì bạn lại tỏ ra tức giận, hoặc phá ngang.
Kiên định trái hẳn với thụ động, trơng chờ: Người kiên định bao giờ cũng có
suy nghĩ chín chắn, có chủ kiến, khơng ỉ lại, trơng chờ, hay a dua theo số
đông.

Để rèn luyện kỹ năng kiên định, bạn cần:









Ý thức về quyền của mình.
Biết cách thể hiện quyền của mình, bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của mình, có
quyền bảo vệ cho ý kiến của mình, chấp nhận mọi hậu quả xảy ra.
Biết rằng bạn có quyền thay đổi suy nghĩ của mình.
Biết rằng bạn có quyền thuyết phục người khác, nhưng khơng có quyền áp
đặt suy nghĩ của mình cho người khác.
Biết rằng bạn có quyền mắc sai lầm (vì ai cũng có lúc mắc sai lầm) và có
quyền chịu trách nhiệm về những sai lầm ấy.
Biết rằng bạn có quyền suy nghĩ và quyết định độc lập.
Biết rằng bạn có quyền nói “tơi khơng biết”, “tôi không hiểu”, “tôi không
quan tâm vấn đề này”.

Cách thức rèn luyện kỹ năng kiên định










Tập nói thẳng: Điều này làm cho lời nói của bạn đơn giản và chân thật. Đừng
nghĩ những nhu cầu của mình là tội lỗi. Tuy nhiên nói thẳng nhưng vẫn phải

đảm bảo nguyên tắc của văn hố giao tiếp.
Hãy dùng đại từ “tơi”: Bạn nên làm chủ lời nói của mình. Thay vì nói “Có lẽ tơi
cần sự giúp đỡ” hãy nói “Tơi mong bạn giúp tơi”. Thay vì nói “Ở đây khó chịu
q” hãy nói “Tơi khơng cảm thấy khơng thích ở đây lắm”.
Hãy kiên nhẫn truyền đạt thông tin mà bạn mong muốn: Nếu điều bạn nói khơng
được chú ý đến, hãy nói lại và đừng tỏ ra giận dữ. Hãy phát biểu như ban đầu
cho đến khi được đón nhận.
Hãy tỏ ra thấu hiểu người khác trước khi bạn nói về ý kiến của mình: Hãy để
người khác biết bạn đang lắng nghe và cảm thơng họ, ví dụ: “Tơi hiểu rằng bạn
muốn đi sớm hơn, nhưng chúng ta sẽ phải chờ đến tháng sau”.
Hãy sử dụng hiệu quả ngôn ngữ cơ thể: Luôn để ý đến điệu bộ của cơ thể. Hãy
ln đứng thẳng, vững vàng và nhìn vào mắt người đối diện.

3. KỸ NĂNG TỪ CHỐI
Kỹ năng từ chối là gì?
14

SangKienKinhNghiem.net


Kỹ năng từ chối là “nghệ thuật nói khơng” với những điều người khác đề
nghị, nhưng bản thân mình khơng thích, khơng muốn, khơng có khả năng thực
hiện, nhưng lại không làm tổn thương lớn tới mối quan hệ vốn có.
Những lưu ý trong kỹ năng từ chối




Từ chối rất khó, nhất là từ chối những người mà bạn yêu mến, kính trọng hay
mang ơn.

Kỹ năng từ chối khơng chỉ là biết “nói khơng” khi được đề nghị, mà phải
làm sao cho người khác khơng dám hay khơng có cơ hội đề nghị.
“Không muốn” và “không nên” là hai vấn đề khác nhau. Từ chối điều không
muốn dễ hơn từ chối điều bạn cũng muốn, cũng thích, nhưng khơng nên…

Nội dung kỹ năng từ chối





Biết mình là ai: Cứng rắn hay dễ bị lung lay? Kiên định hay cả nể? Sống có
ngun tắc hay dễ bị lơi kéo?
Biết giá trị cá nhân của mình: Bạn mong muốn điều gì nhất? (giá trị cá nhân
là những điều ta cho là quan trọng nhất trong cuộc đời và dồn mọi tâm sức
để đạt được và duy trì nó).
Chia sẻ giá trị cá nhân của mình với mọi người (nhất là người thân cận nhất,
thương u nhất).



Có những cách phịng từ xa; “phịng bệnh hơn chữa bệnh”. Cách “nói
khơng” tốt nhất là khơng tạo cơ hội cho người ta đề nghị mình. Đừng khoe
khoang rằng mình có nhiều tiền, đừng tự tâng bốc rằng mình là người “hảo
tâm”, sống hết lịng vì bạn bè… thì người khác khơng dám hỏi vay tiền bạn.
Đừng tâm sự rằng mình chưa bao giờ được “nếm mùi đời”, thì người khác
khơng dám gạ gẫm bạn.




Khơng muốn điều gì thì đừng bao giờ trao đổi về điều đó. (Đừng tâm sự với
người khác là bạn chưa bao giờ được thử cảm giác ma tuý / đừng bao giờ
khoe rằng người nọ, người kia đã thử... Người khác có thể hiểu lầm rằng bạn
“đang gợi ý” họ).
Không hứa hẹn dịp khác, khơng nói lý do vịng vo. (Ví dụ: Hôm nay em sợ,
hôm nay tôi không muốn, rất tiếc mình đang bận!). Người khác nghĩ rằng
bạn đồng ý, nhưng vào dịp khác.
Thơng cảm và hiểu biết: (hãy nói: Em biết anh rất muốn điều đó, nhưng quả
thật em khơng thể nào giúp anh được…nghe dễ chịu hơn nếu nói: Em cực
ghét trị đó!)
Khơng phê phán và miệt thị, dạy dỗ người khác. Bạn không muốn, nhưng
người khác muốn, họ có “giá trị cá nhân” riêng của họ.







15

SangKienKinhNghiem.net







Đừng nói “khơng” ngay khi người ta vừa cất lời. Hãy nói mềm mỏng hơn

rằng: “Tơi biết rằng…”, “Em khơng thể vì…”.
Đừng “trầm trọng hố vấn đề”: Hãy bình tĩnh trước vẻ tức giận và thất vọng
của đối phương, kể cả khi phải nghe những từ ngữ không đẹp. Đừng “nhiễm”
cơn nóng của họ hoặc đừng “đổ dầu vào lửa”. Biết rằng không dễ từ chối,
nhưng trước khi từ chối, hãy đặt mình vào hồn cảnh của họ và hiểu sự ảnh
hưởng của từ chối đối với họ. Khi họ nhận thấy bạn vẫn quan tâm và cảm
thông, họ sẽ dễ chấp nhận lời từ chối của bạn hơn.
Thành thật với chính mình, khơng ai thương bạn hơn bạn, hạnh phúc của bạn
là do chính bạn quyết định. Đừng vì sợ mất đi hay tổn thương một mối quan
hệ nào đó mà phải chấp nhận những điều mình khơng muốn hay chưa muốn.
Bạn cũng cần được tôn trọng!

4. KỸ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH
Kỹ năng ra quyết định là gì?
Quyết định là quá trình bạn phải cân nhắc để lựa chọn phương án bạn phải
làm bằng việc xem xét các hậu quả của những lựa chọn khác nhau mà có thể xảy
ra.
Kỹ năng ra quyết định là tổng hoà một loạt các kỹ năng và hành động của
bản thân để đưa ra một quyết định đảm bảo cá nhân đạt được một kết quả nào đó
theo mong muốn của bản thân.
Khả năng đưa ra quyết định tốt có thể giúp chúng ta:



Đạt được mục đích đã đề ra trong học tập, trong cuộc sống ở gia đình và nhà
trường cũng như cuộc sống tương lai.
Tránh được những sai lầm có thể để lại hậu quả không tốt.

Các bước để đưa ra một quyết định
Mỗi ngày một người phải ra hàng chục các quyết định khác nhau. Có những

cơng việc mang tính nhỏ lẻ, có tính đời sống hàng ngày, chúng ta có thể quyết định
nhanh chóng. Nhưng với những quyết định quan trọng, bạn cần suy nghĩ kỹ theo
các bước sau:


Bước 1: Hiểu vấn đề

Để hiểu rõ vấn đề, bạn hãy đặt câu hỏi: “Ta cần quyết định điều gì?” và tự trả
lời. Ví dụ: vấn đề cần quyết định của bạn là “có nên gặp thầy giáo để nói về chuyện
khó nói của mình hay khơng?”


Bước 2: Nhận định các giải pháp
16

SangKienKinhNghiem.net


Bạn cần suy nghĩ và liệt kê tất cả các tình huống có thể xảy ra:
Ví dụ:







Khơng gặp thầy thì sao? Gặp thì sao?.
Nếu gặp thì gặp lúc nào và ở đâu? (gặp thầy hôm nay nhưng không tại
trường, mà tại nhà của thầy).

Hay chỉ cần gọi điện thoại trao đổi.
Đi gặp thầy một mình? Hay đi với bạn?
……

Bước 3: Đưa ra các lý lẽ tán thành và phản đối cho mỗi lựa chọn

Khi đặt giả thuyết lựa chọn phương án nào đó, bạn hãy tìm ra các lý do để tán
thành hay phản đối lựa chọn đó.


Bước 4: Lựa chọn một phương án phù hợp nhất với bạn

Sau khi cân nhắc các phương án, cái được cái mất của từng phương án, bạn
quyết định lựa chọn phương án tối ưu nhất.


Bước 5: Thực hiện quyết định của mình, chịu trách nhiệm và điều chỉnh
quyết định nếu thấy cần thiết

Những điều “nên” và “không nên” khi ra quyết định.
Những điều “nên”





Trung thực trong việc xác định và đánh giá vấn đề.
Chấp nhận trách nhiệm cho các quyết định trong cuộc sống của mình.
Sử dụng thời gian một cách khơn ngoan khi bạn quyết định – Sử dụng tối đa
thời gian mà bạn cần để khơng tạo thêm vấn đề mới.

Có sự tự tin trong khả năng đưa ra quyết định của mình – và khả năng học
hỏi từ những sai lầm của bạn nữa.

Những điều “khơng nên”





Khơng nên có những mong muốn không thực tế cho bản thân bạn.
Không nên vội vàng quyết định, trừ khi thật cần thiết. Cần tuân thủ theo 5
bước khi đưa ra quyết định.
Không nên làm những điều mà “làm cũng được, không làm cũng chẳng sao”.
Khơng nên lừa gạt bản thân mình bằng cách chọn những giải pháp dễ dàng
và thuận lợi, nhưng không giải quyết được vấn đề.
17

SangKienKinhNghiem.net




Không nên né tránh, chần chừ khi cần ra quyết định. Bạn hãy dũng cảm ra
quyết định cho bản thân và chịu trách nhiệm trước quyết định ấy. Không làm
điều gì, khơng quyết định được một vấn đề gì… khơng phải là người “khôn
ngoan” mà là người “chậm chạp”.

5. KỸ NĂNG HỢP TÁC
Kỹ năng hợp tác là gì?
Hợp tác là khi mọi người biết làm việc chung với nhau và cùng hướng về một mục

tiêu chung. Một người biết hợp tác thì có những lời lẽ tốt đẹp và cảm giác trong
sáng về người khác cũng như đối với nhiệm vụ.
- Thỉnh thoảng có một ý tưởng là cần thiết, thỉnh thoảng cần đưa ra ý tưởng của
chúng ta. Thỉnh thoảng chúng ta cần được chỉ dẫn và cần nghe theo một ý tưởng.
Hợp tác phải được chỉ đạo bởi nguyên tắc về sự tôn trọng lẫn nhau.
- Một người biết hợp tác sẽ nhận được sự hợp tác. Khi có u thương thì có sự hợp
tác. Khi nhận thức được những giá trị của cuộc sống, tơi có khả năng tạo ra sự hợp
tác.
- Sự can đảm, quan tâm, chăm sóc, sẵn sàng đóng góp là chuẩn bị đầy đủ cho việc
tạo ra sự hợp tác.
Dấu hiệu của sự hợp tác









Có chung mục đích.
Có tinh thần cộng đồng trách nhiệm.
Công việc được phân công phù hợp với năng lực của từng người.
Chấp hành kỷ luật, tuân theo những quy định chung và theo sự chỉ đạo,
hướng dẫn của người đứng đầu (điều phối viên).
Một người vì mọi người, mọi người vì một người.
Chia sẻ nguồn lực và thơng tin.
Khích lệ tinh thần tập thể hơn là đề cao sự ganh đua.
Hành động nhiều hơn lời nói.


Năm yếu tố thành cơng trong hợp tác
Có thể khái qt bằng từ BUILD (Xây dựng)





B: (Build) Xây dựng mục tiêu chung để tất cả cùng biết.
U: (Unite) Đoàn kết, tin cậy
I: (Insure) Đảm bảo mọi người đều có việc vừa tầm, vừa sức, phù hợp với
khả năng.
L: (Look) Nhìn người khác làm và lắng nghe người khác nói để phối hợp
nhịp nhàng.

18

SangKienKinhNghiem.net




D: (Develop) Phát triển các kỹ năng khác trong hợp tác như kỹ năng giao
tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng xây dựng và duy trì mối quan hệ liên
cá nhân.

Ba điều có lợi của hợp tác





Tăng cường sức mạnh: Ba người dại hợp lại thành người khôn / Một cây làm
chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Thắt chặt quan hệ: Trong khi hợp tác, tình đồn kết, sự cảm thơng, tinh thần
tập thể được hình thành và phát triển.
Điều chỉnh tâm lý: Giảm cá nhân chủ nghĩa; tăng cường sự tương trợ, giám
bớt kiêu căng, tự phụ; tăng tính tự tơn, tự khám phá bản thân của mỗi người.

6. KỸ NĂNG LẮNG NGHE
Nghe, nói, đọc, viết là bốn kỹ năng giao tiếp quan trọng cho mỗi con người.
Khi đi học, chúng ta dành 45% thời gian để học viết, 35% để học đọc, 25% để học
nói, nhưng ít ai được dạy cách lắng nghe. Nhưng lớn lên, ra đời chúng ta nhận ra
chính kỹ năng lắng nghe mới là quan trọng hàng đầu. Nhiều người có thể nói nửa
ngày, nhưng nghe người khác vài phút đã phải cố gắng…
* Lắng nghe khơng có nghĩa là im lặng





Lắng nghe không đơn giản là im lặng: Khi bạn nói trước cuộc họp hay đám
đơng, nhìn xuống hội trường thấy im phăng phắc, nhưng mọi người kẻ lơ đãng,
người cúi gằm, người nhí nhốy nhắn tin điện thoại, kẻ liếc đọc báo, bạn cũng
không thấy thú vị và hài lịng.
Lắng nghe cũng khơng đơn giản là nghe.
Lắng nghe có nghĩa là cái đầu phải làm việc, phải phân tích, phán đốn, phải có
những phản ứng phù hợp, hay phải biết gật gù tán đồng, phải chắt lọc thơng tin,
phải biết đặt câu hỏi phản hồi.

Với người nói, khơng có gì buồn chán hơn là sau khi mình phát biểu, hỏi lại
mọi người có ý kiến gì khơng, chẳng ai giơ tay, không một lời đáp lại.

* Lắng nghe bằng cả cơ thể
Trong giao tiếp, chỉ có 7% thơng tin nhận được thơng qua lời nói, cịn có tới
55% qua những cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt, tư thế đứng, ngồi và 38% thông
qua ngữ điệu và giọng nói.
Những điều nên làm trong q trình lắng nghe:




Bạn phải hồ mình vào cuộc đối thoại.
Phải nhìn chăm chú vào người nói.
Gật gù tán thưởng.
19

SangKienKinhNghiem.net







Nháy mắt khuyến khích.
Thêm một vài từ đệm: ừ hứ; vâng, đúng vậy, chính xác, tuyệt…
Nếu có cơ hội, đặt lại câu hỏi làm rõ thêm: tại sao lại thế? Nói rõ hơn
được khơng?
Nhắc lại một số ý mà mình đã nghe được

Điều khơng nên làm khi nghe:






Khơng nói leo, chen ngang, ngắt lời người khác.
Đặc biệt tránh những cử chỉ như ngồi rung đùi, gác chân lên ghế, đứng
chống nạnh, quay ngang quay ngửa, thỉnh thoảng liếc đồng hồ, dùng tay
chỉ trỏ, thì thầm với người bên cạnh (dù bạn đã cố gắng lấy tay hay tờ báo
che miệng).
Không gây ồn ào quá mức, biểu hiện cảm xúc thái quá như lo lắng, co
dúm người lại, giật mình, lè lưỡi, lắc đầu quầy quậy khi nghe người khác
nói cũng là điều không nên.

* Được lắng nghe là một nhu cầu tâm lý
Được người khác lắng nghe là một nhu cầu tâm lý của tất cả chúng ta. Một
đứa trẻ đi học mẫu giáo về bi bô kể cho cha mẹ nghe đủ thứ xảy ra ở trường, nó chỉ
mong muốn có người lắng nghe nó, để nó cảm thấy nó quan trọng. Vậy mà cha mẹ
nhiều khi đã khơng chịu nghe, lại cịn qt “im đi”. Dù có điều bạn biết rồi, nhưng
khi bạn của bạn hay ai đó nói, bạn hãy học cách lắng nghe, bởi đó là cách thể hiện
sự tôn trọng.
Con người khát khao được tâm sự, chia sẻ, nhưng tiếc rằng những người
xung quanh ít có kỹ năng lắng nghe. Thế là người ta phải tìm đến tổng đài, các
trung tâm tư vấn. Các chuyên gia tư vấn khơng phải là những người nói giỏi, mà họ
biết lắng nghe. Khơng ít người tìm đến đó để được nói, nói xong thì nhẹ nhõm, dễ
chịu!
Với những hình thức sinh hoạt phong phú và đa dạng , học sinh sẽ háo hức đón
đợi giờ sinh hoạt 15 phút đầu giờ. Tuy nhiên, hoạt động dù hấp dẫn đến mấy nếu
lập lại cũng sẽ nhàm chán. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm cần lập thời khóa biểu cụ
thể cho từng buổi, lên soạn nội dung cùng với cán bộ lớp, giám sát học sinh thực
hiện. Giáo viên chủ nhiệm cần nhắc nhở kịp thời những học sinh không hợp tác,

động viên khuyến khích học sinh tích cực.
Sau đây là thời khóa biểu áp dụng cho lớp 11 C1trường thpt Hoàng Lệ Kha tuần 6.
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Thứ 7
Chào cờ
Trò chơi tư 15
phút Tổ
chức Tổ chức thi Trang bị kĩ
duy.
khám phá.
học nhóm trắc nghiệm năng sống.
20

SangKienKinhNghiem.net



×