SỞ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HOÀNG LỆ KHA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC SINH HOẠT LỚP
CUỐI TUẦN HIỆU QUẢ Ở TRƯỜNG THPT
Người thực hiện: Phạm Thị Thu Hương
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Công tác Chủ nhiệm
THANH HOÁ NĂM 2019
1
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU……………………………….
2
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI….................................
2
1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:…………………………………
3
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:…………………………………
4
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:…………………………………….....
4
2. NỘI DUNG…………………………………………
4
4
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM……
2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC SINH HOẠT LỚP CUỐI TUẦN Ở
TRƯỜNG THPT HOÀNG LỆ KHA .................................................
6
2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC SINH HOẠT LỚP CUỐI TUẦN HIỆU
QUẢ Ở TRƯỜNG THPT ……………………………
7
2.4. HIỆU QUẢ KHI ÁP DỤNG SKKN ....................................…
15
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ……………………………………
16
3.1. KẾT LUẬN………………………………………
16
3.2. KIẾN NGHỊ……………………………………
16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
2
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC SINH HOẠT LỚP CUỐI TUẦN HIỆU
QUẢ Ở TRƯỜNG THPT
1. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Nhiệm vụ chính trị quan trọng của nhà trường phổ thông là giáo dục học sinh
phát triển toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu mà Đảng ta đã đặt ra là xây dựng con
người mới có sự phát triển cao về trí tuệ, có đạo đức trong sáng, cường tráng về thể
chất và phong phú về tâm hồn.
Công tác chủ nhiệm lớp là một vấn đề không mới nhưng nó luôn được yêu cầu
đổi mới cho phù hợp với sự phát triển. Giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất quan
trọng đến sự phát triển nhân cách học sinh và các phong trào hoạt động của một tập
thể lớp. Sinh hoạt cuối tuần là thời gian để nhận xét, kiểm điểm lại những việc đạt
được và những hạn chế sau một tuần học của một tập thể lớp. Tuy nhiên, hiện nay
việc tổ chức sinh hoạt cuối tuần ở một số trường THPT hiệu quả chưa cao. 45 phút
nếu nói ngắn thì cũng không ngắn lắm nhưng cũng không dài. Vậy chúng ta làm gì
với khoảng thời gian này? Hoạt động những gì cho phù hợp và thu hút học sinh
tham gia? Đó là câu hỏi đặt ra của rất nhiều học sinh và giáo viên chủ nhiệm ở các
trường THPT hiện nay.
Theo quy định, GVCN là một chức danh được đặt ra để phục vụ công tác đào
tạo và quản lý học sinh. GVCN lớp là người thay mặt hiệu trưởng quản lý, tổ chức,
giáo dục học sinh trong một lớp và chịu trách nhiệm trước ban giám hiệu, trước hội
đồng giáo dục nhà trường về chất lượng giáo dục của lớp mình phụ trách.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, tôi mạnh dạn trao đổi với các đồng nghiệp
SKKN: “MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC SINH HOẠT LỚP CUỐI TUẦN
HIỆU QUẢ Ở TRƯỜNG THPT”
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Giáo viên chủ nhiệm lớp chính là người đứng đầu và chịu trách nhiệm chính
đối với học sinh trong lớp học của mình. Hay nói cách khác, giáo viên chủ nhiệm
lớp chính là người cha, người mẹ chăm lo dạy bảo cho con cái của mình. Cha mẹ
có sự giáo dục tốt, biết quan tâm, thương yêu và chăm sóc con cái chu đáo thì con
cái mình nên người và ngược lại…Bởi vậy, công tác chủ nhiệm lớp là một công tác
vô cùng quan trọng của mỗi giáo viên trong trường học . Người giáo viên chủ
nhiệm lớp có nhiệm vụ vừa giảng day vừa tổ chức để giáo dục, rèn luyện đạo đức
hình thành nên nhân cách cho mỗi học sinh.
3
Vì vậy bản thân luôn tìm tòi học hỏi để giờ sinh hoạt cuối tuần mang lại hiệu quả
cao nhất, góp phần bồi bổ tri thức, rèn luyện kĩ năng sống, hoàn thiện nhân cách
cho học sinh. Từ đó tạo cho học sinh hứng thú, đam mê trong học tập.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Tâm lý lứa tuổi học sinh trung học phổ thông
- Hoạt động sinh hoạt cuối tuần ở trường THPT Hoàng Lệ Kha, Hà Trung Thanh
Hóa.
- Hoạt động sinh hoạt cuối tuần ở lớp 12 C1 trường THPT Hoàng Lệ Kha, Hà
Trung Thanh Hóa.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp thực nghiệm khoa học.
- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG.
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
Căn cứ vào đặc điểm tâm lý của học sinh THPT:
Hoạt động học tập vẫn là hoạt động chủ đạo đối với học sinh THPT nhưng
yêu cầu cao hơn nhiều đối với tính tích cực và độc lập trí tuệ của các em. Muốn
lĩnh hội được sâu sắc các môn học, các em phải có một trình độ tư duy khái niệm,
tư duy khái quát phát triển đủ cao. Những khó khăn trở ngại mà các em gặp thường
gắn với sự thiếu kĩ năng học tập trong những điều kiện mới chứ không phải với sự
không muốn học như nhiều người nghĩ. Hứng thú học tập của các em ở lứa tuổi này
gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp nên hứng thú mang tính đa dạng, sâu sắc
và bền vững hơn.
Thái độ của các em đối với việc học tập cũng có những chuyển biến rõ rệt.
Học sinh đã lớn, kinh nghiệm của các em đã được khái quát, các em ý thức được
rằng mình đang đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời tự lập. Thái độ có ý thức đối
với việc học tập của các em được tăng lên mạnh mẽ. Học tập mang ý nghĩa sống
còn trực tiếp vì các em đã ý thức rõ ràng được rằng: cái vốn những tri thức, kĩ năng
và kĩ xảo hiện có, kĩ năng độc lập tiếp thu tri thức được hình thành trong nhà
4
trường phổ thông là điều kiện cần thiết để tham gia có hiệu quả vào cuộc sống lao
động của xã hội. Điều này đã làm cho học sinh THPT bắt đầu đánh giá hoạt động
chủ yếu theo quan điểm tương lai của mình. Các em bắt đầu có thái độ lựa chọn đối
với từng môn học. Rất hiếm xảy ra trường hợp có thái độ như nhau với các môn
học. Do vậy, giáo viên phải làm cho các em học sinh hiểu ý nghĩa và chức năng
giáo dục phổ thông đối với giáo dục nghề nghiệp và đối với sự phát triển nhân
cách toàn diện của học sinh.
Mặt khác, ở lứa tuổi này các hứng thú và khuynh hướng học tập của các em
đã trở nên xác định và được thể hiện rõ ràng hơn. Các em thường bắt đầu có hứng
thú ổn định đặc trưng đối với một khoa học, một lĩnh vực tri thức hay một hoạt
động nào đó. Điều này đã kích thích nguyện vọng muốn mở rộng và đào sâu các tri
thúc trong các lĩnh vực tương ứng. Đó là những khả năng rất thuận lợi cho sự phát
triển năng lực của các em. Nhà trường cần có những hình thức tổ chức đặc biệt
đối với hoạt động của học sinh THPT nhất là học sinh cuối cấp để tạo ra sự
thay đổi căn bản về hoạt động tư duy, về tính chất lao động trí óc của các em.
Học sinh THPT được sinh ra trong một môi trường xã hội có nhiều thuận lợi,
nhưng ở các em cũng có những ưu điểm và nhược điểm mà trong công tác giáo dục
cần lưu ý
- Ở một số thanh niên tình cảm cách mạng và ý chí phấn đấu còn yếu, trình độ
giác ngộ về xã hội còn thấp. Các em có thái độ coi thường lao động chân tay, thích
sống cuộc sống đua đòi, ăn chơi sa đọa, trụy lạc…
- Thanh niên là lứa tuổi mộng mơ, khao khát sáng tạo, thích cái mới lạ, chuộng cái
đẹp hình thức nên dễ bị cái đẹp bề ngoài làm lung lay ý chí, có mới nới cũ…
- Thanh niên rất hăng hái nhiệt tình trong công việc, rất lạc quan yêu đời nhưng
cũng dễ bi quan chán nản khi gặp thất bại.
- Thanh niên là tuổi đang phát triển về tài năng, tiếp thu cái mới nhanh, rất thông
minh sáng tạo nhưng cũng dễ sinh ra chủ quan, nông nổi, kiêu ngạo ít chịu học hỏi
đến nơi đến chốn để nâng cao trình độ. Các em thích hướng đến tương lai, ít chú ý
đến hiện tại và dễ quên quá khứ.
Việc xây dựng nề nếp cho học sinh là một trong những việc làm quan trọng
không thể thiếu được trong quá trình dạy và học. Một lớp học nghiêm túc, học ra
học, chơi ra chơi thì việc dạy và học mới đạt hiệu quả cao. Giảng dạy và chủ nhiệm
một lớp học với 50 em trong độ tuổi đầy hiếu động thật là một việc làm khó. Để
đạt được thành công, ngay từ những ngày đầu tiên mỗi giáo viên đều phải lên kế
5
hoạch để xây dựng nề nếp sinh hoạt cho lớp. Đây là việc làm thiết yếu và đem lại
khá nhiều thành công cho việc giảng dạy và chủ nhiệm .
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC SINH HOẠT LỚP CUỐI TUẦN
Ở TRƯỜNG THPT HOÀNG LỆ KHA.
Trong thực tế, thời gian hoạt động trên lớp của học sinh sắp xếp vào tiết 5 sáng
thứ 7 hằng tuần. Thời gian này các em đã hoàn thành xong công việc học tập của
một tuần, nên hoạt động sinh hoạt lớp diễn ra khá đa dạng trong một lớp học.
- Học sinh: Đa số các em chỉ làm việc riêng của mình, một số em ôn bài, một số
em đọc truyện và đa số là chỉ ngồi tán chuyện với nhau, sử dụng điện thoại...Mặc
kệ cán bộ lớp tổng kết, nhắc nhở, nếu giáo viên chủ nhiệm chưa vào lớp.
- Giáo viên chủ nhiệm đến lớp: nhắc nhở nề nếp trong tuần, thu các khoản đóng
góp, xử lý học sinh vi phạm. Nếu lớp không có học sinh vi phạm hoặc không thu
tiền thì quản lý trật tự cho đến hết 45 phút.
Chính vì vậy, buổi sinh hoạt cuối tuần luôn diễn ra trong bầu không khí căng
thẳng, tạo tâm lý lo sợ, bất ổn cho học sinh. Ở những lớp không có học sinh vi
phạm, giáo viên chỉ quản trật tự thì 45 phút trôi qua vô nghĩa.
Kết quả khảo sát giờ sinh hoạt cuối tuần ở khối 12, trường THPT Hoàng Lệ Kha
thứ 7, ngày 11 tháng 5 năm 2019:
ST
T
1
LỚP
NỘI DUNG SINH HOẠT
12 A1
2
3
4
5
6
7
12 A2
12 A3
12 A4
12 A5
12 A6
12 A7
8
9
12 A8
12 A9
Gvcn xử lý học sinh vi phạm, Hs làm bài
tập
Gvcn xử lý học sinh vi phạm
Hs ngồi chơi, GVCN quản lí trật tự, thu tiền
Hs ngồi chơi, GVCN quản lí trật tự, thu tiền
GVCN xử lý học sinh vi phạm, thu tiền
GVCN xử lý học sinh vi phạm, thu tiền
Hs ngồi chơi, vài em học bài, GVCN quản
lí trật tự
Hs ngồi chơi, GVCN quản lí trật tự
Hs ngồi chơi, GVCN xử lý học sinh vi
phạm, thu tiền.
GHI CHÚ
Đó là thực trạng khiến cho mục đích của hoạt động sinh hoạt cuối tuần không
đạt được. Nó trở thành gánh nặng của giáo viên chủ nhiệm, nỗi lo sợ đối với học
sinh và sự trăn trở của Ban giám hiệu.
6
Trước tình hình đó, thiết nghĩ các em cần chuẩn bị tuần học tiếp đạt hiệu quả,
với một tinh thần sảng khoái và phấn chấn. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm cần tạo cho
các em những hoạt động bổ ích , trên tinh thần tập cho các em tự quản, tự điều hành
hoạt động của lớp, rèn thêm cho các em những năng lực hoạt động và rèn thêm kĩ
năng sống cho các em.Tạo ra một không khí đoàn kết thông hiểu lẫn nhau trong tập
thể .
2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC SINH HOẠT LỚP CUỐI TUẦN
HIỆU QUẢ Ở TRƯỜNG THPT.
Trong lĩnh vực giáo dục, người thầy không chỉ có lòng “ yêu nghề mến trẻ ” đem
hết nhiệt tình để truyền đạt kiến thức cho học sinh mà quan trọng hơn nữa là phải
có một biện pháp, làm thế nào để đạt hiệu quả cao. Muốn học sinh tiếp cận được
mọi tri thức, người giáo viên chủ nhiệm phải có biện pháp giúp các em có ý thức
học tập chủ động tiếp thu kiến thức, hăng say và thi đua trong học tập. Qua thực tế,
để nâng cao chất lượng dạy và học, ổn định nề nếp của học sinh giáo viên chủ
nhiệm có rất nhiều biện pháp, bằng kinh nghiệm bản thân, tôi xin đã áp dụng các
giải pháp sau:
Thứ nhất: Chia thời gian 45 phút của buổi sinh hoạt cuối tuần thành 3 phần:
- 15 phút đầu, cán bộ lớp sẽ sơ kết tình hình hoạt động tuần qua. Các tổ trưởng trình
bày lên bảng kết quả học tập của tổ theo thang điểm trừ, cộng sau đó xếp loại từng
học sinh. Lớp trưởng, bí thư, các lớp phó thẩm định tính chân thực của nhận xét mà
các tổ trưởng trình bày, học sinh có thể phát biểu trình bày nguyên nhân những
khuyết điểm mắc phải... giáo viên chủ nhiệm nhận xét, nhắc nhở.
- 10 phút tiếp theo giáo viên chủ nhiệm làm công tác hành chính: thông báo các chủ
trương, kế hoạch của trường, thu tiền...
- 20 phút còn lại, tổ chức các trò chơi như:
Tổ chức thi trắc nghiệm kiến thức.
Ban cán sự (BCS) Lớp là thành phần Ban tổ chức (BTC) cho lớp tham gia. BCS
lớp có nhiệm vụ soạn các câu hỏi trắc nghiệm thuộc các môn học theo thời khóa
biểu của ngày đó (mỗi Thành viên BCS lớp soạn ít nhất 2 câu trắc nghiệm, phân
chia ra mỗi người soạn 1 môn để câu hỏi không bị trùng câu hỏi). Lớp trưởng là
người tổng hợp các câu hỏi và dẫn chương trình các tổ thi với nhau, cuối tuần tổng
hợp lại tổ nào trả lời nhiều nhất trong tuần thì tặng quà.
7
Đây là hình thức sinh hoạt nhằm giúp các bạn ôn lại kiến thức rất hiệu quả và cũng
tạo được không khí thoải mái, sân chơi bổ ích cho các bạn học sinh trước khi vào
học. Hoạt động này cũng giúp cho lớp của các bạn sẽ có được 1 kho tàng câu hỏi
trắc nghiệm để các ôn thi và làm kiểm tra.
Chú ý”: Người soạn câu hỏi phải giữ kín đề, người MC phải công bằng không
thiên vị cho bất cứ ai. Ai giơ tay nhanh nhất thì chọn. MC phải ghi tên của
người soạn câu hỏi phía sau các câu hỏi của người đó để không gọi nhầm ngay
người soạn.
15 phút khám phá.
Tổ chức cho các tổ thi kể về các nhân vật lịch sử, những nhà nghiên cứu khoa học,
theo câu hỏi bài cũ hoặc mới trong sách giáo khoa theo thời khóa biểu.
Từng thành của tổ lên kể, biểu diễn,… cho các bạn nắm và cho các bạn bình chọn
cuối tuần tuyên dương và tặng quà.
Đây là hình thức sinh hoạt giúp các bạn phát triển được tư duy cũng như sự đầu tư
vào câu chuyện và đặc biệt phát triển được năng khiếu của các bạn. Giúp các bạn
nắm được nhiều kiến thức mới về khoa học, lịch sử.
Chú ý: Ngoài các nội dung có trong sách các bạn có thể tìm các nội khác liên
quan đến các kiến thức đang học.
Ví dụ:
- Khi học đến tập thơ “ Nhật kí trong tù”, học sinh có thể thi kể những mẩu chuyện
về Bác Hồ.
- Kể tên những nhân vật lịch sử trong chiến dịch Điện Biên khi học đến lịch sử
Kháng chiến chống Pháp…
Trò chơi tư duy.
Tổ chức cho các bạn chơi các trò chơi tập thể nhằm phát huy tính tư duy và sự tập
trung cho các bạn hoặc các câu hỏi vui.
Ví dụ như: Trò chơi: “Trắng - đen”, “Nắm - mở”……
8
Câu đố 1: Dũng nhìn Xuân. Xuân nhìn Phong. Dũng đã kết hôn còn Phong thì
chưa. Có một người đã kết hôn đang nhìn một người chưa kết hôn phải không?
Câu đố 2:Không dùng máy tính cũng không được viết - đánh máy xuống mà hãy
tính nhẩm thật nhanh phép tính sau: Lấy 1000 rồi cộng với 40. Sau đó cộng tiếp với
1000 nữa. Giờ cộng thêm 30. Rồi cộng thêm 1000 nữa. Cộng tiếp với 20. Giờ cộng
thêm 1000. Cuối cùng cộng thêm 10. Kết quả là:
Câu đố 3: Có 10 con cá đang bơi trong bể. 2 con bơi xuống, 4 con bơi đi chỗ khác,
3 con chết. Hỏi ta còn lại bao nhiêu con
Câu đố 4: Hai người đàn ông đang chơi cờ vua. Họ đã chơi được 5 ván. Và mỗi
người đều thắng 3 ván. Tại sao điều này có thể xảy ra? Câu đố 5: Tổng tuổi của cha
và của con bằng 66. Tuổi của cha là nghịch đảo tuổi của con. Vậy tuổi của cha là
bao nhiêu? Tuổi của con là bao nhiêu cá?
Câu đố 6: Một chiếc xe tải đang đi qua một cây cầu dài 1,5 Km. Cây cầy chỉ chịu
được sức nặng tối đa là 7 tấn (nếu quá 1gam cầu sẽ sập ngay lập tức), đó cũng
chính bằng trọng lượng của chiếc xe tải đó (tính cả trọng lượng của bác tài rồi
nhé!). Chiếc xe đi đến giữa cầu thì dừng lại. Một con chim đậu lên đầu xe tải. Hỏi
cây cầu có sập không?
Câu đố 7: Tìm ra quy luật và điền tiếp số còn thiếu vào dãy số sau: 0, 0, 1, 2, 2, 4,
3, 6, 4, ? ......
Tổ chức học nhóm kết hợp với truy bài.
Nội dung thực hiện:
- Cán sự bộ môn đưa ra các câu hỏi, bài tập của buổi bọc
- Chia nhóm nhỏ theo bàn, sau đó tảo luận theo tổ.
- Cán sự bộ môn tiến hành trả lời các câu hỏi, truy bài một số học sinh chưa chú
ý.
Ví dụ: Khi học xong bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu, cán sự môn văn có thể đặt
ra câu hỏi: Phong cách nhà thơ qua bài “ Vội vàng” là gì?
Trang bị kĩ năng sống.
9
- Cán bộ lớp đưa ra một tình huống khó xử trong cuộc sống để cùng nhau tìm cách
xử lý.
Ví dụ: Bị bạn gái từ chối tình cảm, phải làm sao?
Bạn sẽ làm gì nếu bị hiểu nhầm?...
- Thảo luận một số vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản vị thành niên, quyền trẻ
em, văn hóa giao tiếp…
- Trang bị kiến thức một số kĩ năng cần thiết trong cuộc sống như:
Nhóm kỹ năng trong học tập, làm việc, vui chơi giải trí:
- Các kỹ năng nghe, đọc, nói, viết, quan sát, đưa ra ý kiến chia sẻ trong nhóm;
- Kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung;
- Kỹ năng làm việc theo nhóm;
- Các kỹ năng tư duy logic, sáng tạo, suy nghĩ nhiều chiều, các kỹ năng tư duy
xuyên môn như: phân tích, tổng hợp, so sánh v.v…
Nhóm kỹ năng giao tiếp, hòa nhập, ứng phó với các tình huống cuộc sống:
- Biết chào hỏi lễ phép trong nhà trường, ở nhà và ở nơi công cộng;
- Kỹ năng kiểm soát tình cảm, kìm chế thói hư tật xấu, sở thích cá nhân;
- Biết phân biệt hành vi đúng - sai, phòng tránh tai nạn;
- Kỹ năng trình bày ý kiến, diễn đạt, thuyết trình trước đám đông;
- Kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu như động đất, sóng thần, bão lũ; kỹ năng
ứng phó với tai nạn như cháy, nổ...;
- Kỹ năng ứng phó với tai nạn đuối nước;
- Kỹ năng sống còn là những kiến thức về giới tính, chống lại sự cám dỗ từ tệ nạn
xã hội, chống xâm phạm tình dục;
10
- Kỹ năng ứng phó với một tình huống bạo lực trong học sinh (khi tình trạng bạo
lực trong học sinh thường xảy ra), ….
Thứ hai: Giáo viên chủ nhiệm phải lên kế hoạch, soạn giáo án cho từng tiết sinh
hoạt cuối tuần phù hợp với điều kiện cụ thể của lớp, trường. Giao nhiệm vụ cụ thể
cho những học sinh có năng lực chuẩn bị và điều hành .
Sau đây là kế hoạch sinh hoạt lớp áp dụng cho lớp 12 C1 trường thpt Hoàng Lệ
Kha, tháng 4
.
Tuần 1
Tuần 2
Tuần 3
Tuần 4
Trò chơi tư
duy.
15 phút khám
phá.
Tổ chức học nhóm Tổ chức thi trắc
kết hợp với truy bài. nghiệm kiến thức.
(người tổ chức
thực hiện: Hải,
Thảo)
(người tổ chức
thực hiện:
Duyên, Anh)
(người tổ chức thực (người tổ chức
hiện: Các tổ trưởng) thực hiện: Hải,
Thảo)
Việc tổ chức cho học sinh thực hiện đòi hỏi giáo viên phải tận tâm, tìm tòi học
hỏi. Phải xây dựng được bộ máy cán bộ lớp nhiệt tình, có trách nhiệm. GVCN giao
việc cụ thể cho từng cán bộ lớp, theo năng lực, sở trường của từng em. Làm được
như vậy giáo viên chủ nhiệm có thể yên tâm để cho lớp tự quản, chỉ cần giám sát
các em là đủ.
Sau đây là giáo án thể nghiệm một buổi sinh hoạt cuối tuần của giáo viên chủ
nhiệm:
Tuần 15
Ngày soạn:20/11/2018
GIÁO ÁN SINH HOẠT CUỐI TUẦN, TUẦN 15.
I. MỤC TIÊU GIỜ HỌC.
- Sơ kết tình hình hoạt động tuần qua, nhận xét, nhắc nhở ưu điểm, nhược điểm
của lớp trong tuần, phương hướng phấn đấu tuần tới.
11
- Thông báo các chủ trương, kế hoạch của trường trong tuần, tháng...
- Tổ chức các trò chơi nhằm rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh thông qua các
câu chuyện tình huống.
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN.
1. Phương pháp:
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp thực nghiệm khoa học.
- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm.
2. Phương tiện: Giáo án, máy chiếu..
III. TIẾN TRÌNH TỔ GIỜ BÀI HỌC.
1. Ổn định lớp
Hoạt động của GVvà HS
Hoạt động 1: 15 phút đầu, cán bộ lớp
sẽ sơ kết tình hình hoạt động tuần qua.
Các tổ trưởng trình bày lên bảng kết
quả học tập của tổ theo thang điểm trừ,
cộng sau đó xếp loại từng học sinh. Lớp
trưởng, bí thư, các lớp phó thẩm định
tính chân thực của nhận xét mà các tổ
trưởng trình bày, học sinh có thể phát
biểu trình bày nguyên nhân những
khuyết điểm mắc phải... giáo viên chủ
nhiệm nhận xét, nhắc nhở.
Yêu cầu cần đạt
I. CỦNG CỐ NỀ NẾP .
1. Lớp trưởng: sơ kết tình hình hoạt động
tuần qua.
- Ưu điểm: Về nề nếp, học tập, công tác
đoàn…
- Tồn tại ở các mặt: nề nếp, học tập, công
tác đoàn…
2. Các tổ trưởng trình bày lên bảng kết quả
học tập của tổ theo thang điểm trừ, cộng
sau đó xếp loại từng học sinh.
12
Hoạt động của GVvà HS
Hoạt động 2: 10 phút tiếp theo giáo
viên chủ nhiệm làm công tác hành
chính: thông báo các chủ trương, kế
hoạch của trường, thu tiền...
Hoạt động 3: 20 phút còn lại, tổ chức
các trò chơi.
- GV dùng máy chiếu, chiếu lần lượt
các câu chuyện tình huống lên màn
hình.
- Hs chia thành 4 nhóm theo 4 tổ để thi
trả lời các tình huống, đội nào thắng sẽ
được nhận phần thưởng từ hội phụ
huynh lớp.
- GV gợi ý, đôn đốc hs trả lời:
Yêu cầu cần đạt
3. Lớp trưởng, bí thư, các lớp phó thẩm
định tính chân thực của nhận xét mà các tổ
trưởng trình bày.
4. Học sinh vi phạm có thể phát biểu trình
bày nguyên nhân những khuyết điểm mắc
phải...
5. Giáo viên chủ nhiệm nhận xét, nhắc nhở
những học sinh còn vi phạm nội quy, chỉ ra
giải pháp khắc phục phù hợp với từng học
sinh, từng lỗi vi phạm.
II. NHIỆM VỤ, KẾT HOẠCH TUẦN TỚI.
- Giáo viên chủ nhiệm làm công tác hành
chính: thông báo các chủ trương, kế hoạch
của trường, thu tiền...( Có văn bản kèm
theo)
III. TỔ CHỨC TRÒ CHƠI.
Nội dung.
Học sinh trả lời các tình huống sau: Tình
huống 1: Khi ứng xử trong giao tiếp, nếu
bạn không đồng ý với ý kiến của đối
phương mà người đó lại là cấp trên, người
lớn tuổi, cha mẹ… thì bạn sẽ xử sự như thế
nào?
Đáp án:
- Bạn chớ phản đối và phê phán các ý kiến
của đối phương. Bạn hãy tiếp thu ý kiến của
họ, biểu thị thái độ đồng cảm ở mức độ nào
đó để có thể làm giảm được sự cứng nhắc
13
Hoạt động của GVvà HS
Yêu cầu cần đạt
của đối phương, khiến họ bằng lòng nghe ý
kiến của bạn.
- Nói lên ý kiến của mình. Song phải nắm
vững nguyên tắc không được tỏ thái độ của
mình ngang bằng với đối phương để tiếp
sau đó dùng lời mà chuyển hướng, thay đổi
cách nhìn nhận của đối phương, làm họ
bằng lòng tiếp thu ý kiến của bạn.
Tình huống 2: : Bạn nói xấu sau lưng
người khác mà người đó vô tình nghe được
từ bạn? vậy khi đó bạn sẽ xử lí thế nào?
Đáp án: sử dụng phương pháp “lờ đi sau
đó đánh động” tức là khi họ phát hiện ra
bạn nói xấu thì bạn tạm thời cứ lời đi bằng
mọi hình thức cứ để cho họ hiểu nhầm sau
đó một- hai hôm chủ động gặp trực tiếp và
giải thích, xin lỗi bạn.
Tình huống 3: Khi thấy hai bạn của mình
đang mẫu thuẩn không chơi với nhau như
xưa. Với tư cách là bạn thân bạn sẽ xử lý
thế nào?
Đáp án: Cần nói chuyện giống như kiểu
tâm sự riêng với từng người, trước hết là
tìm sự đồng cảm sau đó dò la dần thông tin
kết hợp với phản hồi thông tin đó bằng
chính kiến của bạn. Sau khi nghe thông tin
từ hai phía thì phân tích mẫu thuẫn và đưa
ra giải pháp giải quyết.
Tình huống 4: Khi bạn bị thầy cô hiểu
nhầm ý đồ của bạn. Bạn sẽ xử lý như thế
nào?
Đáp án: Hãy chủ động lý giải nhưng không
phải là lúc trước mặt đám đông. Tốt nhất là
chuẩn bị những yếu tố cần thiết như ý trên
và chuẩn bị một cuộc nói chuyện mà bạn
luôn phải thể hiện mình là người có lỗi, rất
mong nhận được sự tha thứ của thây cô, lỗi
đó là do vô ý mà gây ra, chắc chắn bạn sẽ
14
Hoạt động của GVvà HS
Yêu cầu cần đạt
sửa nó cuối cùng là chủ động lắng nghe tích
cực.
Tình huống 5: Bạn của bạn hay mặc cảm,
tự ty ngại giao tiếp với mọi người bạn làm
gì để giúp bạn ấy không như vậy nữa?
Đáp án:
- Chủ động nói chuyện với bạn và tạo sự
đồng cảm.
- Khích lệ lòng ham muốn của bạn bắt bạn
phải thực hiện hành động cụ thể nào đó.
Điều này sẽ làm trỗi lên sức mạnh tiềm ẩn
của mỗi cá nhân. Tất nhiên, các hành động
mà bạn đề ra hay lòng ham muốn của bạn
đó phải thực sự có thể thực hiện trong hiện
tại nhé!
Tình huống 6: Khi 2 người bạn xung đột
với nhau. Nếu bạn là người hòa giải thì bạn
sẻ giải quyết tình huống đó như thế nào ?
Đáp án.
- Tách hai bạn đó ra nếu mình không thể
tách ra được thì mình phải kêu gọi sự hổ trợ
của nhiều người.Giúp các bạn giữ bình tỉnh.
Lắng nghe ý kiến của từng người. Đặt câu
hỏi tìm ra nguyên nhân xung đột. Cuối
cùng đưa ra giải pháp, hoặc chính họ đưa ra
giải pháp
- Nếu hình thức đánh nhau nguy hiểm phải
phối hợp cùng nhà trường và gia đình xã
hội để giải quyết. Khi đó mình là nhân
chứng.
Tình huống 7: Bạn ứng xử ra sao khi bị bố
mẹ quở mắng ?
- Đáp án: Xin lỗi bố mẹ , thường xuyên
tâm sự với cha mẹ, nên hiểu bố mẹ mắng
mình là muốn con tiến bộ. Nếu thấy mình
bị mắng còn oan ức thìchọn thời điểm phù
hợp lý giải hành động của mình .
Bạn hãy đọc một số câu ca dao tục ngữ nói
15
Hoạt động của GVvà HS
Yêu cầu cần đạt
về kỹ năng giao tiếp
Đáp án.
Học ăn học nói học gói học mở
Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói
cho vừa lòng nhau
Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, người khôn
nói tiếng dịu dàng dể nghe
Khôn ngoan đối đáp người ngoài , gà cùng
một mẹ chứ hoài đá nhau
Quen biết dạ, lạ hỏi tên
Chim khôn tiếc lông , người khôn tiếc lời
Chẳng được miếng thịt, miếng xôi, củng
được lời nói cho nguôi tấm lòng
Ăn hơn, nói kém...
Lời nói gói vàng
Lời chào cao hơn mâm cổ
Đi một ngày đàng học một sàng khôn
Đất tốt trồng cây rườm rà, những người
thanh lịch nói ra dịu dàng
Kim vàng ai nở uốn câu, người khôn ai nở
nói câu nặng lời
Một lời nói dối , xám hối bảy ngày
- Giáo viên nhận xét, trao phần thưởng cho
nhóm trả lời đúng nhiều nhất, tích cực nhất.
- Hs rút ra bài học nhận thức qua các tình
huống trên.
Thứ ba: Giáo viên chủ nhiệm tổ chức sinh hoạt lớp trên cơ sở sự chuẩn bị, tự quản
của học sinh.
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp , người
giáo viên giữ một vai trò trò rất quan trọng. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm cũng
như người làm vườn ,trồng cây ,tuy không đúng hoàn toàn nhưng hoạt động của
giáo viên chủ nhiệm gần như người trồng cây, chăm sóc, vun trồng cây giống.
16
Người làm vườn không thể cầm ngọn cây kéo lên mà phải chăm sóc, tạo điều kiện
cho hạt giống nảy mầm. Cho nên, bản thân là một giáo viên chủ nhiệm tôi luôn tâm
niệm dạy dỗ giáo dục cho các em trở thành những con người hữu ích cho xã hội để
xứng đáng với những hình ảnh tốt đẹp mà xã hộ ban tặng như đồng chí Phạm Văn
Đồng đã nói : “nghề dạy học là nghề cao quý nhất tronh tất cả các nghề vì nó sáng
tạo ra những con người sáng tạo” .
2.4. HIỆU QUẢ KHI ÁP DỤNG NHỮNG GIẢI PHÁP TRÊN.
Sau khi thực hiện một thời gian, lớp có tiến bộ hơn rất nhiều so với trước kia. Tôi
thấy lợi ích của việc phối hợp các hoạt động sinh hoạt là:
- Nề nếp trật tự của lớp nhìn chung rất ổn định, học sinh đi học đúng giờ
- Tâm lý của các em luôn sẵn sàng hơn cho việc học. Hạn chế việc các em chơi
điện tử, la cà quán xá…
- Giờ sinh hoạt không còn ồn, không trở thành nỗi ám ảnh tâm lý của các em. Các
em hào hứng đón đợi giờ sinh hoạt.
- Giáo viên chủ nhiệm không còn thấy áp lực trong giờ sinh hoạt, ban giám hiệu
cũng không phải nhắc nhở.
- Ý thức tự quản của lớp được nâng cao. Nề nếp học tập cũng được cải thiện đáng
kể.
Học tập: 100% giờ học đạt loạt Tốt
Nề nếp: Không có học sinh vi phạm các lỗi như : đi muộn, không đeo thẻ...Phong
trào học và lực học của học sinh cũng được cải thiện đáng kể.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. KẾT LUẬN.
Để đáp ứng xu hướng đổi mới phương pháp giảng dạy, nhằm phát huy tính tích
cực của học sinh, nhằm tạo điều kiện cho các em phát huy năng lực tự quản, phát
huy được óc sáng tạo và năng lực tự học. Ngoài việc thay đổi phương pháp dạy
học, cách tổ chức nhóm, thay đổi cách đánh giá, tạo điều kiện cho học sinh chủ
động trong tiết học, trong hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài giờ lên lớp,…tôi
nhận thấy cần phải tổ chứ tiết sinh hoạt cuối tuần hấp dẫn, sinh động để công tác
17
giáo dục học sinh đạt hiệu quả cao hơn. Đây là công việc tôi đã làm và cố gắng học
hỏi để hiệu quả ngày càng cao.
3.2. KIẾN NGHỊ.
- Đoàn trường: phải xây dựng được kế hoạch cụ thể cho từng khối lớp, theo từng
tháng để tránh lặp lại nhàm chán, có kiểm tra, đánh giá theo tuần.
- Nhà trường kiểm tra, đôn đốc GVCN hướng dẫn học sinh thực hiện kế hoạch.
- GVCN giám sát, giúp đỡ học sinh tổ chức sinh hoạt đạt hiệu quả, tránh chiếu lệ,
đối phó. Đặc biệt cần phải kiên nhẫn, ân cần hướng dẫn các em, có khen thưởng và
kỉ luật kịp thời.
Trên đây là những kinh nghiệm của tôi trong 19 năm làm công tác chủ nhiệm. Rất
mong nhận được những góp ý chân thành nhất từ các bạn đồng nghiệm để sự
nghiệp “ Trồng người” của bản thân tôi nói riêng và của nghề giáo nói chung đạt
hiệu quả cao nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người thực hiện:
Phạm Thị Thu Hương
18
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Sách “ Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm”, NXB Đại học Quốc Gia Hà
Nội, Lê Văn Hồng.
2. Tài liệu: “Giáo dục giá trị và kĩ năng sống cho học sinh phổ thông”, Đại học
Quốc Gia Hà Nội, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa.
3. Sách : “ Giáo Dục Giá Trị Sống Và Kĩ Năng Sống Cho Học Sinh THPT”, NXB
Đại học Quốc Gia Hà Nội, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Văn
Tính, Vũ Phương Liên.
4. ĐIỀU LỆ : TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ, TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG VÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG CÓ NHIỀU CẤP HỌC (Ban hành kèm theo
Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo).
5. Luật Giáo dục- Mục 2- Giáo dục phổ thông.
19
DANH MỤC
20
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH
GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Phạm Thị Thu Hương
Chức vụ và đơn vị công tác: Trường THPT Hoàng Lệ Kha
Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại
TT Tên đề tài SKKN
xếp loại
(Phòng, Sở,
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)
1.
“Một số biện pháp giáo Sở giáo dục B
dục đạo đức cho học sinh
Thanh Hóa
chậm tiến, xây dựng lớp học
tự quản ở trường THPT của
giáo viên chủ nhiệm”.
2.
3.
“Áp dụng phương pháp tích
hợp trong giảng dạy văn nghị
luận xã hội”
“ Một số kinh nghiệm tổ chức
sinh hoạt 15 phút đầu giờ
hiệu quả ở trường thpt”
Năm học
đánh giá xếp
loại
2010 - 2011
Sở giáo dục
Thanh Hóa
C
2011- 2012
Sở giáo dục
Thanh Hóa
C
2016- 2017
21
22