Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

Bí quyết để đạt điểm 8 môn Sinh học kỳ thi THPT quốc gia dễ dàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.1 MB, 1 trang )

luyenthithptquocgia.com

95% CÂU HỎI TRẢ LỜI
TRONG 10 PHÚT
HỎI ĐÁP GIẢI BÀI TẬP KHƠNG GIỚI HẠN ĐỦ
CÁC MƠN

02 04 04

CHỈ
CỊN

GIỜ

PHÚT

GIÂY

XEM CHI TIẾT
Thơng tin mới nhất về thi thpt quốc gia 2021
Bí quyết để đạt điểm 8 môn Sinh học kỳ thi THPT quốc gia dễ
dàng

Bí quyết để đạt điểm 8 mơn Sinh học kỳ thi
THPT quốc gia dễ dàng
Cập nhật lúc: 02:04:00/12-04-2016
2021
Thích 29

Mục tin: Thông tin mới nhất về thi thpt quốc gia


Chia sẻ

Với kinh nghiệm của một giáo viên dạy Giỏi cấp thành phố nhiều năm liền có 100% HG đội tuyển lớp 12 đoạt giải cấp
thành phố, Cô Phan Thị Phú - Tổ Sinh học Trường THPT Trần
Hưng Đạo (quận Gị Vấp, TP Hồ Chí Minh) “mách chiêu” giúp
học sinh ôn tập, dễ dàng chinh phục điểm 7 và điểm 8 mơn Sinh
học

Mũ bảo hiểm chính hãng
zongvietnam.com
-34%

Khóa số mini chống
cắt dùng cho ba lô,
mũ bảo hiểm -…
99.000₫ 150.000₫
MỞ

Để tiết kiệm thời gian ơn tập và tăng tính hiệu quả, cơ
Phan Thị Phú lưu ý học sinh nên ôn tập thật kỹ nội dung
trong sách giáo khoa theo hướng ưu tiên như sau:
1. Phần 7: Sinh thái học
Phần này có 11 câu trong đề thi. Các em có thể lấy trọn
điểm phần này bằng cách:
Học thuộc theo đơn vị từng bài.
Chú ý phân biệt các đặc trưng cơ bản của quần thể (cùng
loài) (bài 37,38) và các đặc trưng cơ bản của quần xã
(khác loài) (bài 40); phân biệt mối quan hệ giữa các sinh
vật trong quần thể (cùng loài) (bài 36) và mối quan hệ
giữa các sinh vật trong quần xã (khác loài) (bài 40).

Với mỗi đặc trưng cơ bản của quần thể (tỉ lệ giới tính;
nhóm tuổi; mật độ cá thể; cách phân bố: đều, nhóm ,
ngẫu nhiên) ..,hay cách phân bố của sinh vật trong quần
xã thì các em đều phải rút ra được ý nghĩa của chúng, từ
đó rút ra được các kinh nghiệm sản xuất, trồng chọt và
chăn ni để các em có thể trả lời những câu hỏi vận
dụng kiến thức thực tế trong đời sống .
Lưu ý những bài cuối (43,44,45) của phần này vì những
bài này thường có câu hỏi tổng hợp cho cả 3 bài, đòi hỏi
sự suy luận của các em, và có thể có bài tập tính tốn về
hiệu suất chuyển hóa năng lượng hay bài tập về độ nhiễm
độc của sinh vật.
Đặc biệt là bài 46 (bài thực hành) sẽ cho em biết cánh
bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên - thuộc về
loại câu hỏi bảo vệ môi trường.
Với phần kiến thức về Sinh thái học, cô Phú đặc biệt lưu ý
các em tuyệt đối khơng bỏ qua những kênh hình trong
sách giáo khoa, những ví dụ trong sách giáo khoa và
những ghi chú bên cạnh kênh hình.
2. Phần 6: Tiến hóa
Phần này có 6 câu trong đề thi. Các em cần đọc chi tiết
từng bài trong sách giáo khoa, dùng bút đánh dấu những
kiến thức được cho là khám phá mới so với hiểu biết của
bản thân.
Trọng tâm của phần này là cơ chế tiến hóa (đặc biệt bài
26). Các em phải so sánh được: tốc độ; tính có hướng;
giàu (nghèo) của vốn gen; khả năng thay đổi tần số alen
và thành phần kiều gen, vai trị ... của 5 nhân tố tiến hóa
(đột biến, di nhập gen, chọn lọc tự nhiên, yếu tố ngẫu
nhiên và giao phối không ngẫu nhiên).

Em cần so sánh giữa học thuyết tiến hóa của Đacuyn và
học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại về : nguyên nhân;
cơ chế; và kết quả của tiến hóa.
Bài 29 và 30 là chung một vấn đề nên em sẽ học 2 bài
này thành 1 nhóm. Trước tiên hãy học đề mục các con
đường hình thành lồi mới: khác khu vực địa lý; cùng khu
vực địa lý (sinh thái, tập tính, lai xa và đa bội hóa ) - so
sánh tốc đơ, đối tượng và ví dụ của từng q trình hình
thành lồi.
Trong chương 2 phát sinh sự sống ( bài 32,33,34) em cần
phải đọc kỹ sách giáo khoa, bài 33 tuyệt đối không được
bỏ mà cần chú ý đến bảng các đại địa chất và sinh vật
tương ứng. bảng này em không học thuộc lịng mà học
theo sơ đồ cây tiến hóa .
+ Với thực vật : Tiến hóa từ Tảo - rêu - quyết - hạt trần hạt kín (thực vật có hoa).
+ Với động vật: Tiết hóa từ khơng xương sống - có xương
sống (từ cá - lưỡng cư - bị sát - chim - thú - linh trưởng lồi người).
Từ đó em sẽ tìm thấy sự tương ứng với các mốc xuất
hiện các loài sinh vật là sự thay đổi của khí hậu (thường
thì nhóm sinh vật trước phát triển mạnh thì nhóm sinh vật
sau mới xuất hiện ) .
Trong phần tiến hóa này có 2 bài giảm tải là 27 và 31
nhưng cô khuyên các em nên đọc thêm sách giáo khoa vì
2 bài này sẽ cho em biết được 4 chiều hướng tiến hóa cơ
bản của sinh giới .
+ Từ dưới nước lê trên cạn.
+ Ngày càng đa dạng và phong phú.
+ Tổ chức cơ thể ngày càng cao.
+ Thích nghi ngày càng hợp lý với mơi trừng (đây là
hướng tiến hóa cơ bản nhất của sinh giới).

"Bí quyết cuối cùng nếu em muốn lấy trọn điểm phần này
một cách dễ dàng thì em phải làm đề cao đằng và đại học
phần tiến hóa từ đề năm 2007 - 2015 (vì đó là một kho
tàng lý thuyết mà không bao giờ lỗi thời)", cô Phú nhấn
mạnh.
3. Phần 4: Di truyền học
3.1 chương 4: Ứng dụng di truyền học
Chương này có 3 câu trong đề thi mà em chỉ phải học có
3 bài 18,19.20. Đây là chương ứng dụng di truyền trong
công tác tạo giống vật nuôi và cây trồng cũng như với vi
sinh vật.
Những thành quả của chọn giống đã được ứng dụng vào
thực tế sản xuất rất nhiều, rất gần gũi với chúng ta. Các
em có thể thấy thành tựu của chọn giống qua kênh hình
và thông tin trên mạng .
- Cần phân biệt các cấp độ tạo giống: cơ thể (biến dị tổ
hợp, gây đột biến)- cơ quan (gây đột biến) - Tế bào (nuôi
cấy mô tế bào, dung hợp tế bào trần, nuôi cấy hạt phấn
hoạc nỗn chưa thụ tinh; nhân bản vơ tính động vật, cấy
truyền phơi động vật) - gen (có gen bị biến đổi hoặc có
thêm gen mới).
- Phân biệt tạo giống mang đặc tính di truyền mới (biến dị
tổ hợp, gây đột biến, dung hợp tế bào trần, nuôi cấy hạt
phấn hoạc nỗn chưa thụ tinh, có gen bị biến đổi hoặc có
thêm gen mới) hay khơng mới (ni cấy mơ tế bào, nhân
bản vơ tính động vật, cấy truyền phơi động vật)
- Giống được tạo ra từ một lồi hay từ hai lồi có họ hàng
gần hay từ hai lồi khơng có họ hàng (bậc thang phân loại
rất xa nhau).
- Tạo giống xuất phát từ tế bào sinh dục hay từ tế bào

sinh dưỡng.
- Ưu và nhược điểm của mỗi phương pháp.
- Quy trình tạo động vật chuyển gen hay quy trình cấy
nhân có gen đã cải biến. Quy trình tạo giống phương
pháp đột biến.
- Các thành tựu của công nghệ tế bào,công nghệ gen:
thực vật, động vật và vi sinh vật vào thực tế sản xuất .
Các em cần vẽ sơ đồ tư duy về các phương pháp tạo
giống cho cả chương.
3.2 chương 5: Di truyền người
Chương này có 2 câu trong đề thi (1 câu bài tập phả hệ)
và các em chỉ phải học bài 21,22. Đây là chương di truyền
y học liên quan đến chính chúng ta nên rất dễ nhớ.
- Các em chú ý nguyên nhân, cơ chế và hậu quả của một
số bệnh di truyền phân tử (pheninketonieu, bệnh về yếu
tố đông máu, về hemoglobin...); Hội chứng bệnh liên quan
đến đột biến NST (đao, claiphento, ung thư máu ...) ;
Bệnh ung thư.
- Chú ý các biện pháp bảo vệ vốn gen của loài người.
+ Tạo môi trường sạch nhằm hạn chế tác nhân đột biến
+ Tư vấn di truyền và sàng lọc trước sinh nhờ nghiên cứu
phả hệ và dùng biện pháp chọc dò dịch ối, sinh thiết tua
nhau thai.
+ Cách khắc phục sai hỏng di truyền bằng liệu pháp gen
nhờ thể truyền là virút sống sau khi đã loại gen gây bệnh
của chúng.
- Cần rút ra ưu và nhược điểm của mỗi biện pháp bảo vệ
vốn gen của loài người.
3.3 chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị
Chương này có 11 câu trong đề thi (6 câu lý thuyết và 4

câu bài tập) nội dung từ bài 1 đến bài 6. Đây là chương lý
thuyết và bài tập tương đối khó, lượng kiến thức nhiều
nên các em chỉ tập trung những phần sau.
+ Lý thuyết bài 1 và 2 học chắc SGK. Bài 4,5,6 tập trung
phần: các loại, nguyên nhân, cơ chế, hậu quả, ví dụ của
các loại đột biến gen, đột biến từng loại cấu trúc NST, đột
biến lệch bội (di bội) và đột biến đa bội.
+ Bài tập chỉ tập trung bài ADN, nhân đôi, phiên mã, dịch
mã, nguyên phân, giảm phân, đột biến trong giảm phân 1
và giảm phân 2; Cách viết giao tử của thể tam bội và tứ
bội .
3.4 chương 3: di truyền học quần thể
Đây là chương di truyền quần thể (bài 16, 17), chương
này có 7 câu trong đề thi (1 câu lý thuyết và 6 câu bài
tập). Bài tập của chương này rất đa dạng và khó nên các
em chỉ tập trung vào 1, 2 câu bài tập dễ về tìm tần số alen
và thành phần kiểu gen trong quần thể tự phối và ngẫu
phối - phải thuộc cơng thức tính cấu trúc di truyền của
quần thể tự phối qua n thế hệ)
3.5 chương 2: Tính quy luận của hiện tượng di truyền
Đây là chương tập trung nhiều bài tập khó và hay đánh
bẫy học sinh nhất. Chương này gồm 10 câu (2 câu lý
thuyết và 8 câu bài tập) vì vậy chúng ta không tập trung
vào chường này nhiều quá , chỉ chú ý những phần sau.
- Lý thuyết : học kỹ bài 12,13 (kết hợp đọc kỹ SGK các bài
còn lại của chương)
- Bài tập: chỉ làm bài tập phân ly độc lập và hốn vị gen
dạng đơn giản.
“Bố trí thời gian ôn tập hợp lý, đánh giá đúng trọng tâm
kiến thức ôn tập, cùng với việc giữ sức khỏe và tâm lý

vững vàng sẽ giúp các em hoàn thành tốt bài thi” – Cô
Phan Thị Phú lưu ý.

Kim Thoa (ghi)

Sub đăng ký kênh giúp Ad nhé !
YouTube

999+

>> Luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học năm 2021, mọi lúc, mọi nơi
tất cả các môn cùng các thầy cô giỏi nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu trên
Tuyensinh247.com. Đã có đầy đủ các khóa học từ nền tảng tới luyện
thi chuyên sâu.

-49%

-29%

-47%

-46%

-20%

-37%

Mỹ Phẩm Chính Hãng Giá Rẻ
Shopee


3 bình luận

Sắp xếp theo

Hàng đầu

Thêm bình luận...

Ngọc Liên
Cam ơn cơ
Thích · Phản hồi · Đánh dấu là spam · 44 tuần

Bùi Hường
Hm nay em mới đọc được cảm ơn cơ đã tâm huyết biên
soạn
Thích · Phản hồi · Đánh dấu là spam · 1 năm

Kien Nguyen
Em xin chân thành cảm ơn ạ
Thích · Phản hồi · Đánh dấu là spam · 2 năm
Plugin bình luận trên Facebook

Bình luận
BÀI LIÊN QUAN
Trang chủ

Thơng tin mới nhất
về thi thpt quốc gia
2021


Ôn thi thpt quốc gia
2020

Copyright 2020 - 2021 - luyenthithptquocgia.com



×