Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Cách dạy trẻ nâng cao chỉ số thông minh xúc cảm pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.02 KB, 3 trang )

Cách dạy trẻ nâng cao chỉ số thông minh
xúc cảm
Với sự hiểu biết và nỗ lực, cha mẹ có thể giáo dục nâng cao chỉ số thông
minh xúc cảm (EQ), giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp, diễn đạt, hòa
đồng với bạn bè, thích ứng nhanh với cuộc sống, làm tiền đề cho sự thành
công sau này.
nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất trong việc giáo dục nâng cao chỉ
số thông minh xúc cảm cho trẻ là để bé cảm nhận được tình yêu thương
của cha mẹ và người thân trong gia đình qua những cử chỉ, lời nói trìu
mến. Thực tế cho thấy những đứa trẻ lớn lên trong một gia đình hạnh
phúc sẽ phát triển nhân cách hoàn thiện hơn, có thái độ tích cực hơn trong
suốt cuộc đời.
Bên cạnh đó, cha mẹ cần hình thành cho trẻ thói quen biết quan tâm, chia
sẻ với những người trong gia đình, bạn bè; giải thích cho các em hiểu sự
liên quan giữa hành vi của trẻ với cảm xúc của những người xung quanh.
Có như vậy, bé sẽ dễ hòa nhập với cộng đồng. Những thói quen tốt, dù rất
nhỏ, sẽ hình thành cho trẻ một nhân cách đẹp và tâm hồn nhạy cảm.
Khi thấy trẻ giành đồ chơi của bạn, cha mẹ hãy hỏi con: "Nếu con bị bạn
giành món đồ chơi mà con yêu thích, con cảm thấy thế nào?". Đó chính là
cách bạn gợi mở giúp trẻ hiểu được cảm xúc của người khác cũng như
của chính mình, để bé biết chế ngự, điều chỉnh hành vi cho phù hợp. Khi
mẹ nói với bé rằng: "Nếu con cho bạn mượn đồ chơi, thì bạn cũng sẽ cho
con chơi chung đồ chơi của bạn", cũng là một cách khuyến khích trẻ biết
sẻ chia.
Nguyên tắc thứ hai: Mỗi khi trẻ tỏ ra biết tiếp thu, có những hành vi tích
cực, cha mẹ cần động viên. Chẳng hạn như nói với bé rằng: "Mỗi lần thấy
con biết nhường nhịn em, mẹ vui lắm. Mà em cũng thương con hơn nữa".
Nguyên tắc thứ ba: Cha mẹ cần lắng nghe con nói để hiểu được cảm
nhận của con và qua đó cùng chia sẻ những vấn đề bé đang quan tâm.
Chẳng hạn, trẻ buồn vì bạn dành nhiều thời gian cho em út hơn mình, hãy
bảo: "Mẹ hiểu, mẹ cũng từng trải qua cảm giác đó". Như vậy, bé vừa cảm


thấy được chia sẻ vừa hiểu rằng ai cũng trải qua cảm xúc này và đã vượt
qua được.
Ngoài ra, nên giúp trẻ gọi tên cảm xúc, xây dựng cho các em vốn từ vựng
cảm xúc như buồn bã, vui vẻ, giận dỗi, lo sợ bằng cách cho trẻ xem
nhiều bức ảnh mô tả các trạng thái cảm xúc khác nhau và giải thích. Nếu
bé thất vọng vì mất đồ chơi, đừng bảo: "Không sao đâu con, con đừng
khóc nhé" mà hãy tận dụng cơ hội này dạy trẻ về các khái niệm cảm xúc.
Có thể hỏi: "Con buồn, đúng không nào?" và khơi gợi: "Hôm trước bạn Tí
mất đồ chơi, bạn Tí cũng buồn như thế, con nhỉ?". Tiếp đó, hỏi bé có thích
đồ chơi ấy không, tại sao, như vậy con bạn sẽ mô tả được cảm xúc dưới
nhiều góc độ hơn.
Nguyên tắc thứ tư: Tập cho trẻ quan sát cảm xúc của người xung quanh.
Chẳng hạn bạn thủ thỉ với con: "Hôm qua bà nội vui lắm, bà cười nhiều.
Sao bà vui thế nhỉ? Vì con biết nhường đồ chơi cho em đấy!" hoặc: "Cô Ba
đang giận đấy, cô cau mặt và không bế nựng con nữa". "Tại sao cô giận
nhỉ? Vì con nghịch làm vỡ lọ hoa của cô mà không xin lỗi. Cô giận, con có
buồn không?". Như vậy, bé không chỉ nhận biết cảm xúc của người khác
mà còn hiểu nguồn gốc những cảm xúc đó, cũng như ảnh hưởng của cảm
xúc đó đến mọi người. Từ đó, trẻ sẽ biết điều chỉnh cảm xúc, hành vi của
mình - một khả năng rất cần thiết để thành công trong cuộc sống.
Nguyên tắc thứ năm: Hạn chế trừng phạt trẻ, nhất là khi trẻ đang "hư", mọi
lời dạy dỗ hay quát mắng, trừng phạt sẽ không mấy hiệu quả. Kinh nghiệm
của chị Hằng (quận Bình Thạnh, TP HCM), mỗi lần bé Thùy la hét do
không bằng lòng, mọi người trong nhà có thể giả vờ cùng ôm đầu kêu:
"Đau đầu quá" và bỏ ra ngoài, cứ để mặc cô bé một mình. Khi ấy bé giống
như diễn viên diễn mà không có người xem sẽ ngừng diễn sớm hơn.

×