Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.64 KB, 3 trang )
Chuyện con đi học: Khi “tuần trăng mật”
đã qua
Nguyên lí "tuần trăng mật"
Trẻ em tự nhiên có bản năng kiềm giữ những cảm xúc căng thẳng,
các bé chỉ thoải mái bộc lộ trạng thái tâm lý này giữa những người
thân thương nhất.
Khi một đứa trẻ bước vào môi trường lớp học hoàn toàn xa lạ, nó sẽ
rất cẩn trọng, đơn giản vì chưa có được cảm giác an toàn như khi ở
bên bố mẹ hay những người lớn mà nó thấy tin tưởng. Các bé không
biết chắc sẽ thế nào nếu mình "hành xử không được tốt", cũng chưa
biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu mình la khóc hay bộc lộ bản thân quá
nhiều.
Thời gianqua đi, lòng tin được xây dựng và mối quan hệ giữa trẻ với
các cô giáo được củng cố. Cô giáo được trẻ đưa vào trong "vòng
tròn tin tưởng" và trẻ bắt đầu thoải mái hơn với cô, ngay cả trong việc
bộc lộ những cảm xúc nóng giận của mình.
Dấu hiệu "trăng mật" đã đi qua
Thông thường khoảng 4-6 tháng sau ngày đầu tiên con tới lớp, bạn
sẽ nhận thấy cách ứng xử của con với việc đi học có nhiều thay đổi.
Đứa trẻ có thể có những lúc la khóc mất bình tĩnh khi đến giờ đi học,
hoặc ỉu xìu nói với mẹ rằng bé không muốn đến trường. Bạn có thể
cũng bắt đầu được nghe cô giáo thông báo lại rằng con mình có
những thay đổi trong hành vi, ví dụ trở nên "đanh đá" hơn với các
bạn cùng lớp.
Đây thường là những dấu hiệu cho thấy con bạn đã thoải mái hơn
với môi trường lớp học, với cô giáo và bạn bè. Từ lúc này bé đã thấy
an toàn và bắt đầu mở rộng ranh giới, "thò chân ra thử nước".
Bố mẹ nên làm gì?
Điều tốt nhất bạn có thể làm là hãy rõ ràng với con về những mong
muốn của bố mẹ và những ranh giới dành cho con. Trao đổi với cô
giáo để cô nói chuyện với con thường xuyên hơn và uốn con vào