Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Để con biết lịch sự trong bàn ăn pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.74 KB, 3 trang )

Để con biết lịch sự trong bàn ăn
Những ngày Tết sắp đến, ắt hẳn gia đình bạn sẽ có những bữa tiệc linh
đình cùng người thân trong chính ngôi nhà ấm cúng của mình, hoặc ở
những nhà hàng sang trọng. Chắc chắn rằng hơn lúc nào hết, bạn muốn
con có cách cư xử tốt hơn khi ngồi vào bàn ăn và từ bỏ những thói quen
xấu mà bé đang có. Nhưng nên bắt đầu từ đâu?
Bạn hãy bắt đầu bằng cách giúp con hiểu bữa ăn là lúc thư giãn, và thái
độ tốt của con trong bữa ăn sẽ mang đến sự vui vẻ, thoải mái cho mọi
người. Nói chuyện với con về tầm quan trọng của việc cư xử tốt, và
khuyến khích con nghĩ mình là một người lịch sự. Bạn hãy từng bước một
thiết lập những kỳ vọng thực tế, sau đó nhẹ nhàng củng cố cho đến khi
chúng trở thành thói quen.
Bạn có thể dạy những gì cho con?
Ở tuổi mầm non, con bạn tất nhiên chưa sẵn sàng để có thể ngồi ăn lịch
sự như 1 quý ông, nhưng bé đã có thể bắt đầu học và thực hành các vấn
đề cơ bản. Bạn hãy dạy con:
- Rửa tay trước khi ngồi vào bàn ăn
- Không mang theo đồ chơi lên bàn
- Không ném đồ ăn hoặc tự ý lấy quá nhiều thức ăn trên bàn
- Không đập/gõ chén, bát, tô, thìa trên bàn ăn
- Không phun thức ăn ra
- Không la hét hoặc chạy quanh phòng trong khi những người khác đang
ăn
- Biết nói "làm ơn" và "cảm ơn" khi nhờ ai đó giúp đỡ.
- Sử dụng đũa/ muỗng thay vì bốc tay.
- Không bỏ thừa lại thức ăn của mình

Đa số trẻ ở độ tuổi này thích học để "trưởng thành" hơn. Con bạn có thể
muốn biết làm thế nào để múc những miếng thức ăn nhỏ và nhai ngậm
miệng, hay vì sao phải không hút hết nước trong ly của mình (vẫn để lại
một ít nhỏ ở dưới đáy ly). Bé cũng có thể cố gắng như người lớn, chờ đợi


cho đến khi tất cả mọi người được phục vụ mới bắt đầu ăn, và đưa ra
những nhận xét đáng yêu, vừa phải khi được ăn loại thức ăn mà bé
thích Giờ ăn của gia đình chính là cơ hội lớn để con bạn luyện kỹ năng
giao tiếp của mình, vì vậy bạn hãy chắc chắn luôn theo sát để hướng dẫn
bé.
Cách tốt nhất để "giải quyết" những bài học này là gì?
Làm gương cho con. Đừng dài dòng cứng nhắc, đừng nói xa xôi to tát.
Trước hết, bạn chỉ cần luôn làm đúng những gì muốn dạy cho con, vì bạn
chính là "bài học" sống động mà bé sẽ học theo rất nhanh. Bạn nhớ luôn
nói "làm ơn" và "cảm ơn" với con khi nhờ bé giúp gì đó. Bạn cũng đừng
đọc báo, xem TV, nói chuyện trên điện thoại trong bữa ăn, và hãy nói với
con rằng bạn làm như thế là vì tôn trọng những người khác đang cùng ăn
với mình.
Sự nhất quán sẽ giúp hình thành thói quen cư xử tốt cho con bạn trong
những năm về sau. Do đó, khi tập cho con một thói quen nào đó, bạn hãy
thường xuyên nhắc nhở nhẹ nhàng để củng cố cho thói quen đó. Chẳng
hạn, khi con bạn dùng ngón tay bốc 1 miếng thịt kho trong đĩa, bạn chỉ cần
đưa cho con chiếc muỗng và không quên nhắc nhở bé về việc phải lịch sự
như thế nào, đừng có hôm đưa muỗng rồi hôm thì mặc kệ. Hoặc mỗi khi
bạn gắp thức ăn, múc canh cho bé, hãy luôn nhớ nhắc bé nói "cảm ơn"
với bạn.
Lưu ý: Bạn cũng đừng nên lạm dụng lời khen ngợi, có thể khiến bé cảm
thấy mình như là trung tâm của mọi sự chú ý và dễ làm cho bé trở nên
trịch thượng hơn là lịch sự.
Nên làm gì khi bé trở nên khó dạy bảo ở bàn ăn?
Bạn có một vài lựa chọn: Một số cha mẹ thấy tốt nhất là bỏ qua những
hành vi sai trái - đòi hỏi, đập phá, làm lộn xộn của con - nhằm làm đứa trẻ
không thấy sự hưởng ứng hay phản hồi nào mà tự chán. Một số phụ
huynh khác thì thấy tốt hơn là nên tìm cách ngăn chặn hành vi có vấn đề
của con em mình ngay, cho đến khi nào bé không nói "làm ơn" thì sẽ

không được đáp ứng các yêu cầu. Và một số phụ huynh khác thì sẽ cho
bé ra khỏi bàn ăn chung ngay khi bé hư đốn.

×