Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

de 1 tiet lich su co ban

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.97 KB, 3 trang )

TRƯỜNG THPT THƯỜNG XUÂN 2
ĐỀ KIỂM TRA
MôN: LỊCH Sử
THỜI GIAN: 45’
KHỐI 11 – BAN CB
Họ và tên: …………………………………….. Lớp 11B…
ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 ĐIỂM):
A - Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất của các câu hỏi sau:
Câu 1: Liên quân Pháp – Tây Ba Nha nổ súng xâm lược nước ta năm:
a. 1885 c. 1588
b. 1858 d.1888
Câu 2: Tổng đốc thành Hà Nội lãnh đạo quân ta kháng chiến chống Pháp khi chúng
đánh Hà Nội lần 2 là:
a. Hoàng Diệu c. Nguyễn Tri Phương
b. Lưu Vĩnh Phúc d. Hoàng Tá Viêm.
Câu 3: Nguyên nhân trực tiếp của sự bùng nổ phong trào Cần Vương là do:
a. Hậu quả của hai bản hiệp ước: Hacmang (1883) và Patơnốt (1884).
b. Sự thất bại của phe chủ chiến trong cuộc phản công quân Pháp tại Kinh thành Huế.
c. Do sự đầu hàng của triều đình.
d. Do tranh giành quyền lực trong hoàng tộc nhà Nguyễn.
Câu 4: Phong trào Cần Vương bùng nổ nhằm mục đích:
a. Kêu gọi các văn thân, sĩ phu, nhân dân yêu nước đứng lên chống Pháp
b. Kêu gọi cả triều đình và nhân dân đứng lên chống Pháp.
c. Khôi phục lại nhà nước phong kiến độc lập tự chủ.
d. Câu a và c đều đúng.
B - Điền câu trả lời đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các câu sau:
Câu 1: Khởi nghĩa Bãi Sậy do Phan Đình Phùng lãnh đạo.
Câu 2: Người khởi chiếu Cần Vương là Tôn Thất Thuyết
Câu 3: Khởi nghĩa Yên Thế nằm trong phong trào Cần Vương
Câu 4: Phong trào Cần Vương kết thúc với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Hương Khê


II. PHẦN TỰ LUẬN (6 ĐIỂM):
Câu 1: Giải thích khái niệm “Cần Vương”? (2 điểm).
Câu 2: Trình bày địa bàn, người lãnh đạo và tóm tắt diễn biến của cuộc khởi nghĩa Bãi
Sậy? (4 điểm)?
TRƯỜNG THPT THƯỜNG XUÂN 2
MA ĐỀ TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
MÔN: LỊCH SỬ
THỜI GIAN: 45’
KHỐI 11 – BAN CB
Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Tổng
số
TN TL TN TL TN TL
Bài 19: Nhân dân Việt Nam
kháng chiến chống Pháp
xâm lược (từ năm 1858 đến
1873)
1 (0,5) 1(0,5)
Bài 20: Chiến sự lan rộng ra
cả nước. Cuộc kháng chiến
của nhân dân ta từ năm 1873
đến năm 1884.
1 (0,5) 1(0,5)
Bài 21: Phong trào yêu nước
chống Pháp của nhân dân
Việt Nam trong những năm
cuối thế kỉ XIX.
2 (1) 1 (4) 3 (1,5) 1 (2) 1 (0,5) 8 (9)
Tổng số 4 (2) 1 (4) 3 (1,5) 1 (2) 1 (0,5) 10

TRƯỜNG THPT THƯỜNG XUÂN 2
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA
MÔN: LỊCH SỬ
THỜI GIAN: 45’
KHỐI 11 – BAN CB
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 ĐIỂM)
A. Khoanh tròn vào đáp án của câu trả lời đúng nhất của các câu hỏi
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5
Câu 1: b Câu 2: a Câu 3: b Câu 4: d
B. Điền câu trả lời đúng (Đ) hoặc sai (S) vào ô trống trước các câu sau.
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
Câu 1: S Câu 2: Đ Câu 3: S Câu 4: Đ
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm):
Câu 1 (2 điểm): Giải thích khái niệm “Cần Vương”: Là giúp vua cứu nước, khôi phục lại
nhà nước phong kiến độc lập, tự chủ.
Câu 2 (4 điểm):
Địa bàn: Căn cứ chính là Bãi Sậy (Hưng Yên), ngoài ra còn có căn cứ Hai Sông
(Hải Dương), phát triển ra nhiều tỉnh Bắc Kì. (1 điểm)
Lãnh đạo:
- Từ 1883 – 1885: Đinh Gia Quế lãnh đạo (0,5 điểm)
- Từ 1885 – 1892: Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo ở căn cứ Bãi Sậy và Nguyễn
Đức Hiệu (Đốc Tít) lãnh đạo ở căn cứ Hai Sông. (0,5 điểm)
Diễn biến chính:
- Từ 1883 – 1885: Chuẩn bị lực lượng và xây dựng căn cứ. (0,25 điểm)
- Từ 1885 – 1887: Nghĩa quân đẩy lui nhiều cuộc càn quét của địch ở Văn
Giang, Khoái Châu, Hai Sông … (0,5 điểm)
- Từ 1888 đến giữa năm 1889: Chiến đấu quyết liệt, không cân sức, nghĩa
quân bị cô lập. Căn cứ Bãi Sậy thất thủ. (0,5 điểm)
- Từ cuối năm 1889 đến 1992: Cuộc chiến đấu quyết liệt ở căn cứ Hai Sông,
nghĩa quân thất bại. Đến năm 1892, những vị thủ lĩnh cuối cùng bị bắt. Khởi nghĩa Bãi Sậy

thất bại. (0,75 điểm).

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×