Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Những thực phẩm mà người mắc bệnh gút nên tránh pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.62 KB, 6 trang )

Những thực phẩm mà người mắc bệnh
gút nên tránh
Những thực phẩm bạn ăn hàng ngày có tác động rất lớn đến bệnh. Để tránh các cơn
đau do bệnh gout gây ra hoặc giảm nguy cơ mắc bệnh, bạn nên hạn chế ăn các loại
thực phẩm sau đây.

Bệnh gout (Gút) là một bệnh rối loạn chuyển hóa có liên quan đến ăn uống do nồng độ
axit uric quá cao trong huyết tương dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat (muối của axit
uric) hoặc tinh thể axit uric. Nếu lắng đọng ở khớp (ở sụn khớp, bao hoạt dịch) làm cho
khớp bị viêm, gây đau đớn, lâu dần gây biến dạng, cứng khớp. Nếu lắng đọng ở thận gây
bệnh thận do urat (viêm thận kẽ, sỏi thận…).
Bệnh gout thường phát tác ở ngón chân cái nhưng cũng có thể lan ra cả bàn chân, mắt cá
chân, đầu gối và bàn tay. Đàn ông và những người béo phì có nguy cơ bị gout cao hơn cả.
Mỗi lần bệnh phát tác có thể kéo dài nhiều ngày hoặc nhiều tháng.
Những thực phẩm bạn ăn hàng ngày có tác động rất lớn đến bệnh. Để tránh các cơn đau
do bệnh gout gây ra hoặc giảm nguy cơ mắc bệnh, bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm
sau đây.
Hải sản


Theo Lona Sandon, một giáo sư về dinh dưỡng lâm sàng tại Trung tâm Y tế của Đại học
Tây Nam Texas ở Dallas Mỹ) thì thịt của các loại hải sản rất giàu purin, mà khi vào cơ
thể sẽ phân hủy thành axit uric. Vì vậy, nếu ăn nhiều sẽ càng làm tăng nguy cơ bị gout
hoặc làm cho bệnh nặng thêm nếu bạn đang mắc bệnh.
Bạn có thể ăn sò và cá hồi nhưng không nên ăn thường xuyên.
Bia

Uống bia làm tăng gấp đôi nguy cơ bị bệnh gout. Nó không chỉ làm tăng mức độ axit uric
acid trong cơ thể mà nó còn khiến cho cơ thể khó phân hủy cũng như loại bỏ lượng chất
này ra khỏi cơ thể.
Rượu vang là một lựa chọn tốt hơn, nhưng uống nhiều rượu lại không phải là ý tưởng tốt,


kể cả với người bị bệnh gout. Vậy nên, theo các chuyên gia sức khỏe thì khi bị bệnh gout,
tốt hơn hết bạn nên kiêng rượu bia càng nhiều càng tốt.
Thịt đỏ
Tất cả các loại thịt có chứa lượng purine không bằng nhau và thịt đỏ có chứa nhiều purine
hơn nên bị cho là không tốt với người mắc bệnh gout. Lượng purine càng cao sẽ càng làm
tăng axit uric trong máu, kết quả cuối cùng là dẫn đến bệnh gout. Thịt trắng nói chung là
tốt hơn so với thịt đỏ, nhưng thỉnh thoảng bạn vẫn có thể ăn thịt đỏ chứ không nhất thiết
phải kiêng hoàn toàn.
Bạn nên ăn thịt bò hoặc thịt lợn chứ không nên ăn nhiều thịt gà tây hoặc thịt cừu. Nếu ăn
thịt cừu thì sườn cừu là một sự lựa chọn tốt hơn so với chân cừu.
Gà tây

Gà tây có hàm lượng purine cao hơn hẳn các loại thực phẩm khác, vì vậy tốt nhất bạn nên
tránh chúng để khỏi phải “đối mặt” với những rắc rối từ bệnh gout.
Thịt gà và vịt là những lựa chọn an toàn hơn. Tuy nhiên, nếu có thể, bạn nên chọn thịt đùi
vì nó sẽ tốt hơn cho bạn so với ức gà với da.
Đồ uống có đường
Các chất ngọt, nhất là chất ngọt nhân tạo sẽ kích thích cơ thể bạn sản xuất ra nhiều axit
uric hơn. Điều này hiển nhiên không tốt cho người bị bệnh hoặc có nguy cơ bị bệnh gout.
Tốt nhất, bạn nên tránh các loại đồ uống chứa nhiều đường như nước trái cây, nước cola,
xi-rô…
Một nghiên cứu năm 2010 của Mỹ phát hiện ra rằng những người tiêu thụ nhiều đường
fructose có nguy cơ phát triển bệnh gút cao so với những người ít uống loại nước này.
Măng tây

Măng tây, súp lơ, rau bina và nấm là những loại rau có lượng purine cao hơn các loại rau
khác nên cũng sẽ có những ảnh hưởng không tốt với người bị gout. Nhưng nếu bạn thích
những thực phẩm này, bạn có thể ăn chúng nhưng không thường xuyên.
Thực tế, có một số loại thực phẩm có thể giúp bảo vệ bạn khỏi bệnh gút. Chúng bao gồm
các loại thực phẩm ít chất béo như sữa ít béo, carbohydrate tổng hợp, cà phê, trái cây, đặc

biệt là các loại trái cây họ cam quýt. Bạn cũng nên uống nhiều nước mỗi ngày.
Bạn không nhất thiết phải chỉ uống nước mà có thể chọn nước trái cây không ngọt, trà và
cà phê. Người bị gút nặng, acid uric máu tăng quá cao nên ăn chay theo chu kỳ như ngày
ăn táo, ngày ăn dưa chuột, ngày ăn rau xanh để hỗ trợ điều trị bệnh.
Nếu kiêng khem quá nghiêm ngặt có thể khiến cơ thể bạn rơi vào tình trạng thiếu chất,
giảm năng lượng, suy kiệt sức khỏe. Vì vậy, cách tốt nhất là bạn nên ăn uống điều độ,
chú ý những phản ứng của cơ thể và đi khám ngay nếu thấy có các dấu hiệu bệnh phát
triển.

×