Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Bột hạt mãng cầu gai phòng và trị các bệnh ung thư? potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.28 KB, 4 trang )

Bột hạt mãng cầu gai phòng và trị các
bệnh ung thư?

Thêm một bài thuốc dân gian Có tác dụng phòng và trị các bệnh ung thư đang được
truyền miệng là lấy hạt mãng cầu xiêm giã nhuyễn uống với nước. Tuy nhiên, thực
tế liệu bột hạt mãng cầu xiêm có công dụng thần kỳ như vậy không?
Một số tài liệu phát tán bài thuốc này trên internet còn đính kèm thông tin nghiên cứu
nước ngoài khẳng định hiệu quả đó có thật! Chúng tôi đã liên hệ các chuyên gia đông y,
dược học để nhờ thẩm định thông tin này.

Cứ liệu chưa đáng tin
TS.DS Lê Thị Hồng Anh, thầy thuốc ưu tú, Trung ương hội Đông y Việt Nam cho biết,
mãng cầu xiêm (mãng cầu gai) có tên khoa học là Annona muricata thuộc họ thực vật
Annonaceae. Các tên thông thường khác: soursop (Anh, Mỹ), corossolier (Pháp)…
Nghiên cứu hiện đại ghi nhận trong 100g phần thịt của trái (bỏ hạt) có chứa: calorie: 53,1
– 61,3; nước: 83,2g; canxi: 10,3mg; sắt: 0,64 mg; chất béo: 0,97g; vitamin C: 29,6mg;
chất đạm: 1g; chất xơ: 0,79g; potassium: 287mg; magnesium: 21mg; phosphorus:
27,7mg; sodium: 14mg; beta-carotene (A): 2IU; thiamine: 0,110 mg; riboflavine: 0,050
mg; niacin: 1,280mg; pantothenic acid: 0,253mg; pyridoxine: 0,059mg…

Thịt trái pha thêm nước và đường, đánh như đánh trứng gà sẽ thành một loại sữa giải
khát bổ mát và chống hoại huyết. Cũng thường dùng tươi làm sinh tố với các loại trái
khác.
Riêng trong hạt mãng cầu xiêm chứa khoảng 0,05% alcaloids, trong đó hai chất chính là
muricin và muricinin. Một số nghiên cứu chính thống còn phát hiện trong hạt có các
acetogenin: muricatenol, gigantetrocin-A, -B, annomontacin, gigante tronenin…
Ngoài ra, còn có các hỗn hợp N-fatty acyl tryptamin, một lectin có ái lực mạnh với
glucose/mannose, các galactomannans… “Trong y học cổ truyền, hạt mãng cầu xiêm
được xếp loại có độc, chỉ dùng làm thuốc sát trùng ngoài da, hay giã nhỏ lấy nước gội
đầu trị chấy, rận… Có thể dân gian người ta nghĩ hạt mãng cầu độc nên nó độc với cả tế
bào ung thư, nhưng rất nguy hiểm vì nó cũng có thể gây độc cho tế bào lành. Đến giờ


chưa có thử nghiệm nào của hạt mãng cầu xiêm trên sinh vật sống để thấy sự an toàn của
nó”, DS Hồng Anh nhấn mạnh.
Theo PGS.TS.DS Nguyễn Hữu Đức, giảng viên chính bộ môn dược lâm sàng, khoa dược
đại học Y dược TP.HCM, tin đồn hạt mãng cầu xiêm trị bệnh ung thư có thể xuất phát từ
một số nghiên cứu nước ngoài phát hiện hạt mãng cầu có chứa một số alcaloid và
annonaceous acetogenins có thể gây độc tế bào, đặc biệt gây độc một dòng tế bào gây
ung thư gan ở người.
“Thậm chí có tài liệu ghi hạt này diệt 12 loại tế bào ung thư như tế bào ung thư tuyến
tiền liệt, ung thư tuyến tuỵ, ung thư phổi… Nhưng đây chỉ là thử nghiệm sơ khởi trên ống
nghiệm (in vitro) và được đăng rải rác trên các tạp chí không nổi tiếng”, DS Hữu Đức lưu
ý.
Y học phải có chứng cứ
Theo DS Hồng Anh, với thành phần dưỡng chất đã nêu, mãng cầu xiêm rất tốt cho sức
khoẻ nên người dân có thể dùng thường xuyên. Nhưng với hạt thì DS Hồng Anh cảnh
báo: “Không riêng gì hạt mãng cầu xiêm, mà bất kỳ bài thuốc dân gian nào cũng phải có
ý kiến của thầy thuốc người dân mới nên dùng. Cần bỏ quan niệm thuốc nam, thuốc bắc
là cây cỏ hoa lá thiên nhiên nên không độc hại. Thực tế đã có nhiều người bị nguy hiểm
tính mạng vì tuỳ tiện uống các bài thuốc dân gian theo kiểu truyền miệng”.
Theo DS Hữu Đức, người hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn y dược phải cẩn thận
sàng lọc, chọn lựa và xếp hạng thông tin xem đáng tin cậy đến mức độ nào mới sử dụng.
Nhất là trên internet, mức độ quảng cáo rất rộng nên thông tin về dược phẩm hay các chế
phẩm đang trong vòng nghiên cứu càng dễ bị nhiễu.
Các nhà chuyên môn y dược phải luôn dựa trên quan điểm “y học có chứng cứ”
(evidence – based medicine – EBM), tức phải biết chọn các báo cáo thử nghiệm lâm sàng
thực hiện theo quy trình khoa học (thử nghiệm mù đôi, ngẫu nhiên, có kiểm chứng với số
người thử nghiệm rất lớn) đăng trong các tạp chí khoa học nổi tiếng và có uy tín để có
đúng thông tin về trị liệu bằng thuốc đáng tin cậy.
“Nghiên cứu hạt mãng cầu xiêm trị ung thư chỉ mới bước đầu thí nghiệm trong ống
nghiệm, còn rất nhiều giai đoạn nhiêu khê như thử trên súc vật, rồi còn xin phép thử trên
người. Sau đó phải chứng minh bằng một núi hồ sơ để được cơ quan quản lý dược chấp

thuận cho phép ra đời chữa bệnh. Nghiên cứu về hạt mãng cầu xiêm sơ khởi cho thấy có
tác dụng diệt một số dòng tế bào ung thư, còn chứng minh trị được ung thư thật sự và độ
an toàn với cơ thể người của hạt này còn rất xa vời”, DS Đức lưu ý.

×