Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phòng tránh dị ứng thức ăn ở trẻ em doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.45 KB, 5 trang )

Phòng tránh dị ứng thức ăn ở trẻ em
Trẻ còi cọc, chậm phát triển có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó có thể do tình
trạng dị ứng thức ăn. Trẻ ăn nhưng không hấp thu, không dung nạp được. Bên cạnh
đó, một số bé lại có biểu hiện trên da như xuất hiện các ban đỏ, nổi mề đày, biểu
hiện viêm da dị ứng…
BS Bùi Văn Khánh, Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng, BV Bạch Mai, cho biết, dị
ứng thức ăn là phản ứng bất thường của cơ thể với một loại thức ăn nào đó. Cần phân biệt
bệnh với tình trạng không dung nạp với thức ăn, hiện tượng này không tác động tới hệ
miễn dịch mặc dù chúng có thể gây ra các triệu chứng tương tự như dị ứng thức ăn.
Theo bác sĩ Khánh, trước khi trẻ có phản ứng dị ứng với loại thức ăn nào đó thì bé phải
tiếp xúc với thức ăn đó ít nhất một lần, hoặc được mẫn cảm trước đó thông qua sữa mẹ.
Các triệu chứng dị ứng thức ăn sẽ xuất hiện nếu trẻ tiếp xúc với thức ăn đó lần thứ hai.
Tại thời điểm này khi kháng thể IgE trên màng tế bào Mast gắn với thức ăn sẽ làm phá vỡ
màng tế bào Mast và giải phóng ra histamine, gây ra triệu chứng như ngứa, hen phế quản,
ban đỏ trên da, xung quanh miệng, đau bụng, nôn, tiêu chảy.
Tất cả các thức ăn đều có thể gây dị ứng, tuy nhiên một số thức ăn hay gặp như sữa,
trứng, bột mỳ, đậu nành, lạc, cá, mực, tôm, cua, ốc… dễ gây dị ứng hơn cả.
Người lớn dị ứng thức ăn có thể biểu hiện ở cả đường tiêu hóa, da, còn ở trẻ đôi khi chỉ
biểu hiện duy nhất ở đường tiêu hóa vì thế việc phát hiện bệnh rất khó. “Mặc dù dị ứng
thức ăn nhưng có biểu hiện lâm sàng như rối loạn tiêu hóa, do vậy có thể nhầm với bệnh
lý tiêu hóa”, bác sĩ Khánh nhấn mạnh.

Biểu hiện dị ứng thức ăn ở trẻ rất đa dạng, có thể biểu hiện ở đường tiêu hóa, hô hấp
hoặc nổi ban đỏ trên da.
Có những bé sơ sinh vào viện khám vì bị suy dinh dưỡng do tiêu chảy kéo dài. Thế
nhưng dù đã điều trị bằng các loại men tiêu hóa, uống bổ sung các yếu tố vi lượng, tư vấn
chế độ ăn nhưng tình hình vẫn không mấy cải thiện. Chỉ đến khi làm test da cho cháu thì
mới phát hiện nguyên nhân là do dị ứng sữa bò. Sau 2 tuần đổi sữa thì bé hết tiêu chảy.
“Trẻ còi cọc, chậm phát triển có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó có thể do tình trạng
dị ứng thức ăn. Trẻ ăn nhưng không hấp thu, không dung nạp được. Bên cạnh đó, một số
bé lại có biểu hiện trên da như xuất hiện các ban đỏ, nổi mề đày, biểu hiện viêm da dị


ứng…”, bác sĩ Khánh cho biết.
Theo bác sĩ Khánh, dị ứng thức ăn biểu hiện rất đa dạng, thường xuất hiện trong khoảng
từ vài phút tới một giờ sau ăn. Nhẹ thì da có thể nổi mề đay, phù mạch, đau bụng, tiêu
chảy… Nặng hơn thì có phản ứng sốc phản vệ: khó thở, tím tái, co thắt phế quản, rối loạn
nhịp, nhịp tim tăng, hạ huyết áp… Quá trình này diễn biến rất nhanh, nếu không được
cấp cứu kịp thời trong 15 phút, trẻ có thể tử vong.

Theo TS Lê Minh Hương, Trưởng khoa Miễn dịch- Dị ứng- Khớp, BV Nhi Trung ương,
dị ứng thức ăn có tỷ lệ cao ở trẻ, đăc biệt ở trẻ dưới 3 tuổi với những dị nguyên thường
hay gặp nhất là trứng gà, sữa bò, sữa đậu nành, các loại hạt và cá.
Dựa vào tiền sử bệnh dị ứng của bố mẹ, có thể xác đinh được nguy cơ dị ứng của bé ngay
khi còn nằm trong bụng mẹ. Ví dụ, nếu cả hai bố mẹ cùng mắc các bệnh dị ứng thì 50-
80% con nguy cơ mắc. Nếu một trong hai bố mẹ bị thì khoảng 20-40% con có nguy cơ.
Ngay cả khi bố và mẹ không có tiền sử thì vẫn có 5-15 % trẻ nguy cơ mắc.
Các chuyên gia khuyến cáo, nguyên tắc điều trị dị ứng là phát hiện ra các dị nguyên nào
là nguyên nhân gây dị ứng và tránh tiếp xúc với các dị nguyên. Nhiều khi phải thay đổi
thói quen ăn uống và cẩn trọng hơn trong việc sử dụng thức ăn cho trẻ. Đồng thời giáo
dục cho bố mẹ em bé cách cấp cứu ban đầu khi trẻ bị dị ứng ở mức độ nặng.
Không nên cho trẻ ăn dặm sớm trước 6 tháng tuổi. Khi ăn bổ sung thì nên cho trẻ làm
quen với các loại thức ăn từ từ, ăn một loại thức ăn mới mỗi tuần để theo dõi.
Khi mới bắt đầu ăn cá, các bà mẹ nên cho ăn cá đồng trước dễ thấp thu, ít gây dị ứng hơn
cá biển, nên chọn cá nạc ít xương như: cá quả, trắm, trê… Nếu ăn cá biển thì nên ăn cá
hồi, cá thu, cá ngừ… các loại cá này chứa nhiều omega 3, rất tốt cho sự phát triển thần
kinh và thị giác của trẻ, phát triển trí não giúp bé thông minh hơn.
Ngoài ra từ tháng thứ 7 trở đi, các bà mẹ cũng có thể cho con ăn tôm đồng, tôm biển. Các
loại hải sản có vỏ như: hàu, ngao, hến, trai … nên cho bé ăn khi đã một tuổi.
Với những thức ăn trẻ đã có tiền sử dị ứng khi đi ăn nhà hàng, ăn cỗ, hàng xóm thì nên
chú ý tránh những thức ăn dễ gây dị ứng. Chẳng hạn nếu dị ứng tôm thì nên chú ý món
nem cuốn tôm hay nộm tôm…


×