Dị ứng thức ăn ở trẻ em
Nếu con bạn bị dị ứng thức ăn, bạn sẽ thấy các
triệu chứng sau đây xuất hiện trong vòng vài phút
hoặc vài giây:
• Ho
• Họng và lưỡi khô và ngứa
• Da bị ngứa và nổi mẩn đỏ
• Buồn nôn và bị phù
• Tiêu chảy và/hoặc ói
• Thở khò khè, hơi thở ngắn
• Lưỡi và họng sưng phồng
• Chảy nước mũi, nghẹt mũi
• Mắt bị đau, ngứa và đỏ
Một số loại thức ăn dễ gây dị ứng:
• Sữa bò và các sản phẩm từ sữa
• Đậu hạt
• Ngũ cốc có chứa Gluten (lúa mì, mạch đen, yến
mạch và lúa mạch)
• Trứng
• Đậu tương
• Cá
• Ttôm cua
• Mù tạc
• Mè
• Đậu phộng
• Đi-o-x-iyt lưu huỳnh và Sun-phit (các chất bảo quản
thực phẩm)
• Cần tây
Các thức ăn nên tránh đối với trẻ nhỏ
Có một số loại thức ăn bạn nên tránh cho em bé ăn
trước một độ tuổi nhất định để tránh làm tăng nguy cơ
bị dị ứng khi mà hệ miễn dịch của bé còn đang phát
triển:
• Gluten
Glueten là một loại đạm có trong hạt ngũ cốc như lúa
mì, mạch đen, lúa mạch và yến mạch. Bạn nên tránh
cho em bé ăn các thứ này trong 6 tháng đầu. Hãy
xem kỹ các nhãn thức ăn có ghi dòng chữ 'không
chứa Gluten'.
• Cá
Cá dễ gây ra dị ứng ở một số trẻ nhỏ, vì thế không
nên cho bé ăn cá trước 6 tháng tuổi. Khi bé đã được
6 tháng tuổi, cá là một phần không thể thiếu trong chế
độ ăn cân bằng của bé.
• Đậu phộng
Không nên cho các bé có tiền sử bị dị ứng ăn đậu
phộng và các thực phẩm có chứa đậu phộng cho đến
khi bé được 3 tuổi.
Nếu không có gì đặc biệt thì sau 6 tháng tuổi các bé
có thể ăn được các loại thực phẩm kể trên. Nhưng
không nên cho các bé dưới 5 tuổi ăn các loại thức ăn
có chứa hạt vì hạt dễ làm bé nghẹt thở.
Tôi phải làm gì khi con tôi bị dị ứng thức ăn?
Nếu bạn nghĩ con bạn bị dị ứng thức ăn thì bạn nên
đem bé đến bác sĩ để chẩn đoán bệnh và có được lời
khuyên hợp lý. Nhờ có các quy định về nhãn sản
phẩm, bạn dễ dàng quyết định nên và không nên cho
bé ăn những gì.
Việc đối phó với hiện tượng dị ứng hoặc không dung
nạp thức ăn ban đầu có thể rất khó khăn và mệt mỏi,
tuy nhiên bạn cũng sẽ quen dần với việc đối phó này.