Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Dinh dưỡng tăng cường hệ miễn dịch cho bé pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.61 KB, 3 trang )

Dinh dưỡng tăng cường hệ miễn dịch
cho bé
Vì thế, bạn cần đáp ứng nhu cầu này của trẻ bằng chế độ dinh dưỡng và
sinh hoạt hợp lý để duy trì sức đề kháng cho cơ thể non nớt của trẻ. Dưới
đây là những thực phẩm có lợi cho hệ miễn dịch của trẻ:
Sữa chua: Sữa chua là món ăn hấp dẫn của trẻ, lại tốt cho sức khỏe. Bạn
có thể cho trẻ ăn sữa chua có chứa Probiotic vì cung cấp cho cơ thể nhiều
vi sinh vật sống. Hai nhóm chính của các vi sinh vật này là Lactobacillus
và Bifidobacterium, chúng cũng giống như những vi khuẩn có lợi trong dạ
dày của trẻ. Khi ăn loại sữa chua này sẽ gia tăng lượng vi sinh vật giúp
duy trì hoạt động tốt cho hệ miễn dịch. Nên tránh cho bé ăn yaourt chứa
nhiều đường.
Chất kẽm: Là thành phần thiết yếu cho sự phát triển của hệ miễn dịch.
Thay vì cho trẻ sử dụng thuốc bổ sung kẽm, bạn có thể cho trẻ ăn loại ngũ
cốc có bổ sung kẽm, ít muối, ít đường để cung cấp thêm dưỡng chất này.
Hầu hết các loại ngũ cốc đều có bổ sung kẽm. Không nên cho trẻ ăn ngũ
cốc ngọt chế biến sẵn, có chứa đường tinh luyện- sẽ giảm bớt tác dụng
tích cực của kẽm.
Vitamin C: Vitamin C cần thiết cho mọi chức năng của cơ thể trẻ. Nó giúp
hình thành nền tảng cấu trúc của gân, xương và dây chằng, tổng hợp
cholesterol trong máu và sản xuất những phân tử có nhiệm vụ chuyên chở
và biến đổi tế bào chất béo thành năng lượng. Vitamin C còn là chất
kháng oxy hóa tốt cho sức khỏe. Vì thế, khi trẻ tiêu thụ vitamin C, chất
kháng oxy hóa sẽ giúp cơ thể tự bảo vệ trước những gốc tự do, vốn là
những tế bào gây hại và tàn phá trong cơ thể. Những gốc tự do này có thể
tạo nên từ nhiều nguyên nhân như stress và ô nhiễm. Vitamin C có trong
một số loại rau củ, quả như nước cam, dâu tây và bông cải… hoặc nguồn
dinh dưỡng bổ sung. Trước khi sử dụng liều bổ sung cho trẻ, bạn cần
tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng đúng liều lượng.
Muốn tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, thực phẩm cho trẻ cần có sự kết
hợp các vitamin và chất khoáng đúng cách. Khi thấy trẻ ăn khó, mè nheo,


nhõng nhẽo, bạn đừng chiều theo ý trẻ mà cho trẻ ăn uống tùy thích. Nhu
cầu vitamin từ thực phẩm của trẻ luôn cần thiết ngay cả khi trẻ đang ăn
kiêng. Nhằm đáp ứng đủ nhu cầu chất khoáng và vitamin cần thiết cho trẻ,
bạn cần bổ sung vào khẩu phần hàng ngày của trẻ nhiều loại vitamin khác
nhau. Đó là những thực phẩm không chứa đường và màu thực phẩm.
Nước: Hãy khuyến khích trẻ uống đủ nước mỗi ngày. Cơ thể con người
gồm 70% là nước, và để hoạt động hiệu quả, cơ thể luôn cần được cung
cấp nước. Nước giúp làm thông đường thải các chất bã ra khỏi cơ thể, do
những chuyển động không thường xuyên của ruột có thể gây suy yếu hệ
miễn dịch cơ thể. Tốt nhất, nên cho trẻ uống nước đun sôi để nguội; thay
thế nước ngọt có gas hay thức uống ngọt chứa caffein bằng nước hoa
quả pha loãng không chứa đường.
Trái cây tươi và rau củ: Trong trái cây và rau củ chứa nhiều vitamin C và
chất kháng oxy hóa, chúng đều là những thành phần tăng cường sức
khỏe hệ miễn dịch. Nước hoa quả còn là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời khi
trẻ có bệnh. Ngoài ra dâu tây, việt quất, trái cây thuộc họ cam quýt và dưa
đỏ đều chứa nhiều chất dinh dưỡng. Bông cải, cà chua, rau bina, khoai
lang… cũng rất tốt. Ăn tỏi tươi sống cũng giúp tăng cường sức đề kháng
cho hệ miễn dịch. Loại rau củ màu vàng như cà rốt và bí đỏ chứa thành
phần carotenoid tăng cường việc sản sinh những tế bào máu trắng có tác
dụng đẩy lùi bệnh gây viêm nhiễm.
Các loại hạt: Hạt hướng dương, hạt bí đỏ chứa nhiều dưỡng chất. Nếu
trẻ từ chối, bạn có thể nghiền các hạt này thành bột và trộn vào thức ăn
của trẻ.
Sinh hoạt hàng ngày: Cho trẻ nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý là yếu tố tăng
cường và duy trì hoạt động khỏe mạnh của hệ miễn dịch cơ thể. Bạn cần
bảo đảm cho trẻ ngủ đủ giấc mỗi đêm trong một môi trường an toàn và
yên bình. Tránh để trẻ bị căng thẳng, vì căng thẳng dễ làm suy yếu hệ
miễn dịch đồng thời làm trẻ chậm lớn. Đôi khi, bạn vẫn nghĩ trẻ không
nhận thức được thế giới xung quanh nhưng nếu bạn bị căng thẳng, trẻ

cũng có thể cảm nhận được, và trẻ không biết xoay sở thế nào nên dẫn
đến việc trẻ có cảm giác lo lắng và mất ngủ.

×