Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨCĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC -CAO ĐẲNG LẦN II NĂM 2013 Môn thi: ĐỊA LÝ, Khối C doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.72 KB, 5 trang )


Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC -CAO ĐẲNG LẦN II NĂM 2013
Môn thi: ĐỊA LÝ, Khối C

(Đáp án- thang điểm có 05 trang)

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,00 điểm)
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
I
1
Từ đặc điểm tự nhiên của Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ hãy rút ra
những thuận lợi và khó khăn trong sự phát triển kinh tế- xã hội và bảo vệ
môi trường của miền.
1,00

a.Thuận lợi:
Đồi núi thấp chiếm ưu thế, hướng vòng cung của các dãy núi, các hệ thống sông lớn
và đồng bằng mở rộng, hướng nghiêng chung là tây bắc – đông nam và sự hoạt động
mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh thuận lợi để hình thành
vùng chuyên canh và đa dạng hóa cây trồng vật nuôi.
0,25
Địa hình bờ biển đa dạng : nơi thấp phẳng, nơi nhiều vịnh, đảo, quần đảo. Vùng biển


có đáy nông, lặng gió, có vịnh nước sâu thuận lợi cho phát triển kinh tế biển về nhiều
mặt.
0,25
Tài nguyên khoáng sản giàu than, sắt, thiếc, vonfram, đá vôi. Vùng thềm vịnh Bắc
Bộ có bể dầu khí Sông Hồng nguyên liệu quan trọng cho sản xuất công nghiệp.
0,25
b.Khó khăn:
Sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi và tính không
ổn định của thời tiết là những trở ngại lớn trong quá trình sử dụng tự nhiên vào mục
đích sản xuất và sinh hoạt của miền.
0,25
2
Tại sao vấn đề việc làm và giải quyết việc làm đang là vấn đề cấp thiết ở nước
ta? Nêu một số giải pháp nhằm giải quyết vấn đề trên.
1,00
2.1
Vấn đề việc làm và giải quyết việc làm đang là vấn đề cấp thiết ở nước ta
0,50

Nguồn lao động dồi dào, tỷ lệ gia tăng 2,1% mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu
lao động, trong lúc nền kinh tế phát triển chưa cao, dẫn tới tình trạng thất nghiệp và
thiếu việc làm vẫn còn gay gắt.
0,25
Năm 2005, tính trung bình cả nước, tỉ lệ thất nghiệp là 2,1%, tỉ lệ thiếu việc làm là
8,1%. Ở khu vực thành thị, tỉ lệ thất nghiệp là 5,3%, ở nông thôn là 1,1% ; tỉ lệ thiếu
việc làm ở thành thị là 4,5%, ở nông thôn là 9,3%.
0,25
2.1
Một số giải pháp nhằm giải quyết vấn việc làm
0,50


- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
- Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khoẻ sinh sản.
- Thực hiện đa dạng hoá các hoạt động sản xuất (nghề truyền thống, thủ công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp …), chú ý thích đáng đến hoạt động của các ngành dịch vụ.
- Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất
hàng xuất khẩu.
0,25
- Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất
hàng xuất khẩu.
- Mở rộng, đa dạng các loại hình đào tạo các cấp, các ngành nghề, nâng cao chất
lượng đội ngũ lao động để họ có thể tự tạo những công việc hoặc tham gia vào các
đơn vị sản xuất dễ dàng, thuận lợi.
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động
0,25
II

ta. Tại sao ở Trung du và miền núi Bắc Bộ lại có cơ cấu cây trồng đa dạng
hơn so với Tây Nguyên?

1.1
1,00

Trang 2

ta.

-3/4 diện tích là đồi núi trong đó có nhiều cao nguyên, đồi trung du bán bình nguyên
địa hình tương đối bằng phẳng có khả năng hình thành các vùng chuyên canh cây
công nghiệp lâu năm quy mô lớn.

-1/4 là đồng bằng, địa hình bằng phẳng dễ dàng canh tác, thuận lợi cho phát triển cây
công ghiệp hằng năm.
0,25
-Đất miền núi, chủ yếu là đất feralit hình thành trên đá ba dan, đá phiến, đá vôi và
đá mẹ khác. Ở đồng bằng còn có một số loại đất khác như: đất phù sa, đất xám phù
sa cổ (rìa Đồng bằng sông Hồng và nhiều nhất ở Đông Nam Bộ) thích hợp với cây
công nghiệp
0,25
- Nằm trong vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, khí hậu nước ta cơ bản là nhiệt đới,
cung cấp lượng bức xạ lớn, nguồn ánh sáng dồi dào, nguồn nhiệt phong phú cho cây
trồng phát triển quanh năm cũng như phơi sấy và bảo quản. Chế độ nhiệt có sự phân
hóa khác nhau giữa các vùng đã tạo điều kiện để bố trí một tập đoàn cây công
nghiệp đa dạng bao gồm cả nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới
0,25
-Nước mặt và nước ngầm phong phú với mạng lưới sông ngòi phân bố rộng khắp và
khá dày đặc, các hệ thống sông lớn lại bao phủ toàn bộ các vùng nông nghiệp trù phú
đồng thời cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp nói chung và cây công nghiệp nói
riêng.
0,25
-Tập đoàn cây công nghiệp đa dạng, bên cạnh các cây công nghiệp bản địa thì các
cây công nghiệp nhập ngoại có khả năng thích nghi với điều kiện sinh thái của nước
ta như cao su, cà phê, ca cao…cho năng suất và đạt hiệu quả kinh tế cao.
0,25
1.2
Tại sao ở Trung du và miền núi Bắc Bộ lại có cơ cấu cây trồng đa dạng
hơn so với Tây Nguyên?


Do Trung du và miền núi Bắc Bộ có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, phân hóa đa dạng
cả về không gian và thời gian, nhiều nhóm đất, nhiều dạng địa hình khác nhau vì vậy

có cơ cấu câu trồng đa dạng. Ngược lại Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo gió mùa
với hai mùa mưa khô rõ rệt.
0,25
2
Tại sao Bắc Trung Bộ phải hình thành c - -
kết hợp? Việc phát triển tuyến đường Hồ Chí Minh huyết mạch có ý
nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế- xã hội và an ninh quốc
phòng của vùng?
1,50
2,1
- - p kết hợp
vì:
1,00

-Lãnh thổ hẹp ngang theo chiều đông- tây, nhưng lại trải dài theo chiều bắc- nam.
Phía tây là vùng đồi núi, giữa là vùng đồng bằng, phía đông là vùng biển rộng lớn.
0,25
-Có khá nhiều tài nguyên ( nông- lâm- ngư nghiệp) nhưng chủ yếu ở dạng tiềm năng
chưa khai thác hết ( diễn giải)
0,25
-Có sự phân hóa khá rõ của các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, dân cư,
dân tộc, lịch sử cho phép phát triển nhiều ngành kinh tế để khai thác lãnh thổ hợp lý
và hiệu quả nhất.
0,25
-Việc hình thành cơ cấu nông- lâm- ngư nghiệp góp phần hình thành cơ cấu kinh tế
chung của vùng, tạo thế liên hoàn trong phát triển kinh tế theo không gian và giữ cân
bằng sinh thái.Trong khi cơ cấu công nghiệp còn nhở bé thì việc hình thành cơ cấu
nông- lân- ngư nghiệp góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của vùng.
0,25
2.2

Việc phát triển tuyến đường Hồ Chí Minh huyết mạch có ý nghĩa đối với
sự phát triển kinh tế- xã hội và an ninh quốc phòng của vùng Bắc Trung
Bộ.
0,50

-Là tuyến huyết mạch hỗ trợ một phần cho quốc lộ 1A, Cùng với các tuyến đường
0,25

Trang 3

ngang, kết nối các vùng kinh tế cửa khẩu như Cầu Treo, Cha Lo, Lao Bảo với nước
bạn Lào và vùng đông bắc Thái Lan, đồng thời phân bố lại sản xuất, dân cư và bảo
vệ an ninh quốc phòng.

-Thức tỉnh kinh tế phía tây của vùng, rút ngắn về trình độ phát triển kinh tế- xã hội
giữa miền ngượ c và miền xuôi, giữa đồng bằng và miền núi, góp phần tích cực vào
công cuộc xóa đói giảm nghèo đặc biệt là các đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu,
xa, vùng căn cứ cách mạng trước đây.
0,25
III

Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi về diện tích, sản lượng và năng
suất lúa nước ta thời kỳ 1990- 2008. Nhận xét và giải thích.
3,00
1
Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi về diện tích, sản lượng và năng
suất lúa nước ta thời kỳ 1990- 2008
2,00

a.Tính sản lượng lúa:

Bảng: Sản lượng lúa nước ta thời kỳ 1990- 2008
(Đơn vị: nghìn tấn)

Năm
1990
1999
2003
2006
2008
Sản lượng
19 213,6
31 377,3
34 577,3
35 814,4
38 702,0
( Nếu thí sinh tính bằng đơn vị tạ vẫn cho điểm tuyệt đối)
* Cách tính: Sản lượng bằng = Diện tích x năng suất.
0,25
b. Tính tốc độ tăng trưởng:
Tốc độ tằng trưởng diện tích, sản lượng và năng suất lúa
nước ta thời kỳ 1990- 2008
(Đơn vị: %)
Năm
Chỉ số
1990
1999
2003
2006
2008
Diện tích

100,0
126,7
123,3
121,2
122,5
Sản lượng
100,0
163,3
180,0
186,4
201,4
Năng suất
100,0
128,0
145,9
156,8
164,5

0,25
c.Vẽ biểu đồ:























1,50
Năng suất
123,3
126,7
121,2
164,5
201,0
128,0
163,3
145,9
122,5
186,6
156,8
0
50
100
150
1990

1999
2003
2006
2008
(Năm)
(%)
Diện tích
180,0
25
75
125
Sản lượng lương thực
175
200
225
Tốc độ tăng trưởng diện tích, sản lượng, và năng suất lúa
nước ta, thời kì 1990- 2008

Trang 4



* Yêu cầu:
-Vẽ biểu đồ đường
-Vẽ chính xác, thẩm mỹ, khoa học.
-Thiếu sót trừ 0,25 điểm trên một lỗi.


2
2.Nhận xét và giải thích:

1,00
2.1
a-Nhận xét:
0,50

-Trong giai đoạn 1990- 2008 diện tích, năng suất, sản lượng lúa cả năm đều tăng.
Sản lượng tăng từ 100,0% năm 1990 lên 201,0% năm 2008, trong vòng 18 năm sản
lượng tăng 101,0 %; Năng suất tăng 64,5; Diện tích tăng 22,5%
0,25
-Tốc độ tăng sản lượng, diện tích và năng suất không đều nhau. Sản lượng lúa có tốc
độ tăng nhanh nhất, tiếp đến là năng suất, tăng chậm nhất là diện tích.
0,25
2.2
b-Giải thích:
0,50

-Diện tích tăng chậm và không đều. Giai đoạn đầu 1990- 1999 do việc mở rộng diện
tích, phục hoá. Giai đoạn sau giảm (1999- 2008) do chuyển một phần diện tích trồng
lúa sang trồng các cây khác có hiêu quả kinh tế cao hơn.
0,25
-Năng suất lúa tăng là do ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến trong
việc thâm canh tăng năng suất, đặc biệt là việc đưa giống mới có năng suất cao, phù
hợp với các vùng sinh thái và trồng đại trà trong cả nước.
-Sản lượng lúa tăng một phần là do mở rộng diện tích, song chủ yếu là do tăng năng
suất và tăng vụ.
0,25
PHẦN RIÊNG ( 2,00 điểm)
IV.a.

Trình bày sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp nước ta. Tại sao lại có sự phân hóa

đó?
2,00
1
Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp nước ta


1.Các khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao
a- Đồng bằng Sông Hồng và vùng phụ cận: khu vực tập trung công nghiệp vào loại
cao nhất trong cả nước
Trung tâm công nghiệp Hà Nội lan toả ra nhiều hướng dọc các tuyến giao thông
quyết mạch. Đó là các hướng:
-Hà Nội- Hải Phòng-Hạ Long-Cẩm Phả (cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng),
Hà Nội- Bắc Ninh- Bắc Giang (vật liệu xây dựng, phân háo học),
0,25
-Hà Nội- Đông Anh- Thái Nguyên (cơ khí, luyện kim),
-Hà Nội- Việt Trì- Lâm Thao (hoá chất, giấy),
-Hà Nội - Hoà Bình- Sơn La (thuỷ điện),
-Hà Nội –Hà Nam- Ninh Bình-Thanh Hoá (dệt may, điện, vật liệu xây dựng)
0,25
b-Đông Nam Bộ: nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu cả nước như: TP Hồ
Chí Minh (lớn nhất cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp), Biên Hoà, Thủ Dầu
Một, và Vũng Tàu tạo nên một tứ giác động lực.
0,25
Hướng chuyên môn hoá rất đa dạng (thuỷ điện, luyện kim đen, luyện kim màu, cơ
khí, điện tử, đóng tàu, ô tô, hoá chất, dệt may, thực phẩm ). Ngoài ra còn có một số
ngành công nghiệp tương đối non trẻ nhưng phát triển mạnh như: khai thác dầu khí,
sản xuất điện, phân đạm từ khí…
0,25
c-Dọc Duyên hải miền trung: Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp quan trọng nhất,
còn có một số TTCN khác như (Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang…) với các ngành (cơ

khí, hoá chất, thực phẩm, đóng tàu, dệt may…)
0,25
2.Các khu vực có mức độ tập trung công nghiệp thấp:
-Vùng núi, trung du, vùng sâu, xa, biên giới và hải đảo công nghiệp phát triển chậm,
phân tán rời rạc chủ yếu là các nhà máy chế biến lâm sản…
0,25

Trang 5

2
Sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp ở nước như trên là do sự tác động của hàng
loạt các nhân tố:


*Các khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao thường là những nới có vị trí địa
lí thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên dồi dào; Dân cư và nguồn lao động đông, chất
lượng cao, cơ sở vật chất kỹ thuật tốt.
0,25
*Các khu vực có mức độ tập trung công nghiệp thấp thường là những nới thiếu sự
đồng bộ của các nhân tố trên.
0,25
IVb

Một số thành tựu đạt được về chất lượng cuộc sống của nước ta. Phương hướng
nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư nước ta trong thời gian tới là gì?
2,00
1
Những thành tựu về chất lượng cuộc sống
1,00


-Năm 2005 GDP/người của nước ta là 484,4 nghìn đồng/người/tháng (đứng ở vị trí
118/173 quốc gia). Về HDI nước ta đứng ở vị trí 109/173 quốc gia.
0,25
-Vấn đề xóa đói giảm nghèo được quan tâm nên đã giảm nhanh tình trạng nghèo từ
13,3% năm 1999 xuống còn 6,7% năm 2005.
0,25
-Tỉ lệ biết chữ của người lớn( từ 15 tuổi trở lên) là 90,3% vào loại tương đối cao so
với các nhóm các nước có chỉ số HDI trung bình.

-Ngành y tế có sự phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ và
cơ sở vật chất kỹ thuật. Năm 2007 có 99% số xã phường có trạm y tế, số trạm y tế có
bác sỹ là 68%. Tuổi thọ trung bình năm 2005 đạt 71,3%.
0,25
2
Phương hướng nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư nước ta trong
thời gian tới là:
1,00

Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế nhưng phải ổn định, xây dựng cơ cấu kinh tế hợp
lý.(diễn giải)
0,25
Xóa đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng xã hội.( diễn giải)
0,25
Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Nâng cao dân trí và năng lực phát
triển.( diễn giải)

Bảo vệ môi trường ( diễn giải)
0,25
Tổng
Câu I + II + III + ( câu IVa hoặc câu IVb) =

10,00

Nếu thí sinh làm bài không theo dàn ý như trong đáp án, nhưng đủ ý và chính xác thì vẫn được
điểm tối đa theo thang điểm đã quy định.

×