Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG LẦN 3 – NĂM 2013 MÔN SINH HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.35 KB, 6 trang )

SỞ GD – ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 1
MÃ ĐỀ THI: 136
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG LẦN 3 – NĂM 2013
MÔN SINH HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút; 50 câu trắc nghiệm
Họ, tên thí sinh:................................................................. Lớp : ……….. Số báo danh: ………
Câu 1: Phát biểu nào sau đây về mức phản ứng là sai?
A. Trong sản xuất, tập hợp năng suất của 1 giống trong điều kiện khác nhau tạo thành mức phản ứng của
giống đó.
B. Tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng
C. Mức phản ứng là tập hợp kiểu hình khác nhau của cùng 1 kiểu gen trước những điều kiện môi trường
khác nhau
D. Mức phản ứng không có khả năng di truyền
Câu 2: Trên gen có 1 bazơ nito dạng hiếm A*, sau 5 lần nhân đôi tối đa sẽ xuất hiện bao nhiêu gen đột biến
dạng thay thế cặp AT→GX ?
A. 7 B. 15 C. 31 D. 5
Câu 3: Cho các thành tựu trong ứng dụng di truyền học sau đây:
1. Giống lúa gạo vàng có gen tổng hợp βcaroten 2. Cà chua có gen quả chín bị bất hoạt
3. Dưa hấu tam bội có hàm lượng đường cao 4. Cừu có khả năng sản xuất protein của người
5. Giống táo má hồng cho 2 vụ quả/năm
Thành tựu nào không phải là kết quả của ứng dụng công nghệ gen?
A. 3,5 B. 2,5 C. 2,3 D. 4,5
Câu 4: Một nhóm tế bào sinh tinh chỉ mang đột biến chuyển đoạn tương hỗ ở hai nhiễm sắc thể thuộc hai cặp
tương đồng số 3 và số 5. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Tính
theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử mang nhiễm sắc thể đột biến ở cả hai nhiễm sắc thể trong tổng số giao tử đột
biến là
A. 1/3. B. 1/2. C. 2/3. D. 1/4.
Câu 5: Ở ruồi giấm gen A: thân xám là trội hoàn toàn so với gen a: thân đen, gen B: cánh dài là trội hoàn toàn
so với b: cánh ngắn trên cùng 1 cặp NST thường. Tiến hành lai cặp P: ♂ Thân xám, cánh dài × ♀ Thân xám
cánh dài được thế hệ lai F1 có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ như sau: 57,5% Thân xám, cánh dài: 17,5% Thân xám,


cánh cụt: 17,5% Thân đen, cánh dài: 7,5% Thân đen, cánh cụt. Kiểu gen của P là:
A. ♀ × ♂ B. ♀ × ♂ C. ♀ × ♂ D. ♀ × ♂
Câu 6: Phát biểu nào sau đây chưa chính xác ?
A. Enzim phiên mã tác dụng từ đầu đến cuối phân tử ADN.
B. 1 riboxom có thể tham gia tổng hợp bất cứ loại protein nào
C. Riboxom dịch chuyển trên mARN theo từng bộ ba theo chiều từ 5’→3’
D. Enzim phiên mã tác dụng theo chiều 3’→5’ trên mạch mã gốc
Câu 7: Ở 1 loài vi khuẩn, mạch bổ sung với mạch gốc của gen có tỉ lệ các loại nu A, T, G, X lần lượt là:
10%; 20%; 30% và 40%. Khi gen trên phiên mã 3 lần đã lấy từ môi trường nội bào 360 nu loại A, trên mỗi
mARN có 5 riboxom dịch mã 1 lần. Số lượng nu môi trường cung cấp cho phiên mã và số lượt tARN đã tham
gia quá trình dịch mã là:
A.3600 nu và 5985 lượt tARN B. 7200 nu và 5985 lượt tARN
C. 1800 nu và 2985 lượt tARN D. 3600 nu và 1995 lượt tARN
Câu 8: Theo quan niệm sinh học hiện đại đơn vị tiến hóa cơ sở là:
A. loài B. nòi C. quần thể D. cá thể
Trang 1/6 - Mã đề thi 136
Câu 9: Nghiên cứu sự di truyền của một bệnh do đột biến gen lặn nằm trên NST thường quy định và di truyền
theo quy luật Menđen người ta xây dựng được sơ đồ phả hệ sau:
Ghi chú: : nam bình thường
: nam mắc bệnh
: nữ bình thường
: nữ mắc bệnh
Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ II
7
và II
8
trong sơ đồ phả hệ trên sinh con đầu lòng là con trai mắc
bệnh là bao nhiêu ? Biết rằng không có đột biến mới xảy ra.
A.
1

6
. B.
4
1
. C.
18
1
. D.
1
12
.
Câu 10: Khi các yếu tố của môi trường sống phân bố không đồng đều và các cá thể trong quần thể có tập tính
sống thành bầy đàn thì kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể này là:
A. Không xác định được kiểu phân bố; B. Phân bố theo nhóm;
C. Phân bố đồng đều; D. Phân bố ngẫu nhiên;
Câu 11: Để tạo ra các giống thuần chủng mang các đặc tính mong muốn (Tính kháng thuốc diệt cỏ, kháng
sâu bệnh, tính chịu lạnh, tính chịu hạn..), người ta thường sử dụng phương pháp
A. dung hợp tế bào trần
B. nuôi hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh
C. nuôi tế bào tạo mô sẹo
D. tạo giống bằng chọn lọc dòng tế bào soma có biến dị
Câu 12: Nhận định nào sau đây chưa chính xác ?
A. Gen điều hòa nằm trong vùng điều hòa của gen cấu trúc
B. Nấm men rượu, trùng đế giày có cấu trúc gen phân mảnh.
C. Ở sinh vật nhân sơ gen cấu trúc mang thông tin mã hóa cho 1 loại chuỗi polipeptit
D. Vùng điều hòa nằm ở đầu 3’của mạch mang mã gốc của gen
Câu 13: Ở loài mèo nhà,cặp alen D,d quy định màu lông nằm trênvùng không tương đồng của NST giới tính
X (DD: lông đen, Dd: tam thể, dd:lông vàng). Trong một quần thể mèo, người ta ghi được số liệu về các kiểu
hình sau:
- Mèo đực: 311 lông đen, 42 lông vàng

- Mèo cái: 277 lông đen, 7 lông vàng, 54 tam thể
Tần số các alen D và d trong quần thể trong điều kiện cân bằng lần lượt là:
A. 0,85 và 0,15 B. 0,654 và 0,34 C. 0,893 và 0,107 D. 0,726 và 0,274
Câu 14: Khi cho gà mái lông trắng giao phối với gà trống lông màu được F1: 100% lông màu.Cho F1 tạp
giao được F2 có tỉ lệ kiểu hình là: 3 gà lông có màu: 1 gà lông trắng (toàn gà mái). Sự di truyền màu lông của
gà bị chi phối bởi:
A. gen trên vùng không tương đồng của NST Y B. gen trên vùng tương đồng của NST giới tính XY
C. ảnh hưởng của giới tính D. gen trên vùng không tương đồng của NST X
Câu 15: Nhân tố tiến hóa không làm phong phú vốn gen của quần thể là:
A. Chọn lọc tự nhiên và giao phối không ngẫu nhiên B. Di nhập gen và chọn lọc tự nhiên
C. Đột biến và di nhập gen D. Đột biến và biến động di truyền
Câu 16: Tiêu chuẩn sinh lí – hóa sinh thường được dùng để phân biệt loài sinh vật nào sau đây?
A. Các loài động vật biến nhiệt B. Các loài vi khuẩn
Trang 2/6 - Mã đề thi 136
?
I
II
III
1
2
3
4
8
7
6
5
9
C. Các loài thực vật D. Các loài động vật hằng nhiệt
Câu 17: Phân tử ADN ở vùng nhân của E.coli có tổng số liên kết hidro là 3450 liên kết. Trên mạch 1 có số
lượng nu loại G bằng loại X va số X gấp 3 lần nu loại A trên mạch đó. Số lượng nu loại A trên mạch 2 gấp 5

lần số lượng A trên mạch 1. Xác định phương án trả lời sai:
A. khi phân tử ADN nhân đôi 2 lần đã lấy từ môi trường 2070 nu loại A và 2070 nu loại X
B. phân tử ADN có A = T = G = X = 690
C. số lượng liên kết hóa trị giữa các nu trong phân tử ADN trên là 2758
D. mạch 2 có số lượng các loại nu A=575; T=115; G= 345; X= 345
Câu 18: Ong và cây có hoa là ví dụ về mối quan hệ
A. hợp tác, sinh vật này ăn sinh vật khác B. sinh vật này ăn sinh vật khác,cộng sinh, hội sinh
C. kí sinh, hợp tác D. sinh vật này ăn sinh vật khác,cộng sinh
Câu 19: Bằng phương pháp tế bào học, người ta xác định được trong các tế bào sinh dưỡng của một cây đều
có 48 nhiễm sắc thể. Người ta lại thấy tại một mô, các tế bào có 72 NST. Khả năng lớn nhất là
A. Mô đó là một lá non. B. Đó là những tế bào phôi nhũ.
C. Đó là mô bị đột biến đa bội D. Đó là một cây thuộc bộ dương xỉ.
Câu 20: Xét 2 cặp NST số 22 và 23 trong tế bào sinh dục sơ khai của một người đàn ông, người ta thấy có 2
cặp gen dị hợp trên NST số 22 và 2 gen lặn trên NST X không có alen trên NST Y. Tính theo lí thuyết nếu
giảm phân xảy ra bình thường thì tối đa có bao nhiêu loại tinh trùng tạo thành?
A. 16 B. 8 C. 6 D. 4
Câu 21: Đặc điểm di truyền các tính trạng được quy định bởi gen lặn trên NST Y:
A. .chỉ biểu hiện ở cơ thể chứa cặp NST XY B. tính trạng có sự di truyền chéo
C. có hiện tượng di truyền thẳng mẹ cho con gái D. chỉ biểu hiện ở cơ thể đực
Câu 22: Ở loài thực vật tự thụ phấn, xét 1 gen có 2 alenA: hoa đỏ; a: hoa trắng. Ở thế hệ thứ 3 người ta thấy
trong quần thể có 5% cây có kiểu gen dị hợp và 37,5% hoa trắng. Tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ: hoa trắng ở thế hệ
xuất phát là:
A. 70% hoa đỏ: 30% hoa trắng B. 80% hoa đỏ: 20% hoa trắng
C. 65% hoa đỏ: 45% hoa trắng D. 75% hoa đỏ: 25% hoa trắng
Câu 23: Theo quan điểm của Dacuyn, thực chất của chọn lọc tự nhiên là:
A. là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau
trong quần thể.
B. là quá trình phân hóa khả năng sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
C. là quá trình phân hóa khả năng sống sót của các cá thể khác nhau trong quần thể.
D. là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể

Câu 24: Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã cho biết
A. con đường trao đổi vật chất và năng luợng trong quần xã.
B. nguồn thức ăn của các sinh vật tiêu thụ.
C. mức độ gần gũi giữa các cá thể trong quần xã.
D. mức độ tiêu thụ các chất hữu cơ của các sinh vật.
Câu 25: Nguồn biến dị di truyền nào sau đây dùng phổ biến trong chọn giống vật nuôi và cây trồng?
A. Biến dị tổ hợp và đột biến B. Biến dị tổ hợp
C. Biến dị đột biến D. ADN tái tổ hợp
Câu 26: Bạch tạng và phenylketonuria là hai bệnh do 2 gen lặn trên các NST thường khác nhau. Nếu một cặp
vợ chồng đều có kiểu gen dị hợp về cả hai tính trạng, thì nguy cơ đứa con đầu của họ mắc một trong hai bệnh
là:
A. 12,5%. B. 6,25%. C. 25%. D. 37.5%.
Câu 27: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về hình thành loài bằng con đường địa lí?
A. Cách li địa lí ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.
B. Thường xảy ra ở những loài ít di chuyển
C. Cách li địa lí không phải là nguyên nhân trực tiếp làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của
quần thể
Trang 3/6 - Mã đề thi 136
D. Cách li địa lí duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra
bởi các nhân tố tiến hóa
Câu 28: Phát biểu nào sau đây là sai về ý nghĩa của liên kết gen hoàn toàn?
A. Các tính trạng tốt đi kèm nhau được ứng dụng trong chọn giống
B. Tạo điều kiện cho những gen quy định tính trạng tốt có thể tổ hợp tạo thành nhóm gen liên kết mới.
C. Hạn chế xuất hiện của biến dị tổ hợp
D. Tạo nên sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng
Câu 29: Loài người có cột sống cong chữ S và dáng đứng thẳng là nhờ quá trình nào? Chọn phương án đúng
nhất.
A. sự tác động của nhân tố xã hội B. lao dộng và tư duy
C. sự phát triển của bộ não và ý thức D. quá trình chọn lọc tự nhiên
Câu 30: Ở ruồi giấm gen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với a: thân đen. Người ta chiếu xạ vào cơ

quan sinh sản con đực thân xám có kiểu gen dị hợp (Aa) thì xác định được có sự chuyển đoạn NST chứa A
sang NST X. Cho con đực đột biến chuyển đoạn này giao phối với con cái có kiểu hình thân đen. Kết quả dự
đoán theo lí thuyết ở đời con là:
A. cái: 75% xám: 25% đen; đực: 25% xám: 75% đen B. cái: 25% xám: 75% đen; đực: 25% xám: 75% đen
C. cái: 75% xám: 25% đen; đực: 75% xám: 25% đen D. cái: 25% xám: 75% đen; đực: 75% xám: 25% đen
Câu 31: Điều nào sau đây nói về tần số hoán vị gen là không đúng:
A. Tần số hoán vị gen thể hiện khoảng cách tương đối giữa các gen.
B. Có thể xác định được tần số hoán vị gen dựa vào kết quả của phép lai phân tích và phép lai tạp giao.
C. Các gen nằm xa nhau tần số hoán vị gen càng lớn.
D. Tần số hoán vị gen luôn lớn hơn 50%.
Câu 32: Cho: 1. Tiêm gen cần chuyển vào hợp tử và hợp tử phát triển thành phôi
2. Lấy trứng ra khỏi cơ thể rồi cho thụ tinh nhân tạo
3. Nuôi TB xô ma của hai loài trong ống nghiệm
4. Cấy phôi vào tử cung vật nuôi khác để thai phát triển và đẻ
Trình tự đúng các giai đoạn trong quá trình tạo động vật chuyển gen là:
A. 2,1,3,4 B. 2,1,4 C. 3,2,1,4 D. 2,3,4
Câu 33: Khi kích thước quần thể giảm dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt
vong. Nguyên nhân là do: (Chọn phương án sai)
A. do dễ giao phối gần dẫn đến thoái hóa
B. do hỗ trợ cùng loài ít và sức sống giảm
C. do cạnh tranh gay gắt, ô nhiễm, bệnh tật..
D. do sinh sản giảm do cơ hội gặp gỡ giữa các cơ thể đực cái giảm
Câu 34: Ví dụ nào sau đây không phải là cơ quan tương đồng?
A. Gai xương rồng và tua cuốn đậu Hà Lan
B. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người
C. Vây trước của cá voi và tay người
D. G ai hoa hồng và gai xương rồng
Câu 35: Moocgan đã thực hiện phép lai nào ở ruồi giấm để phát hiện ra di truyền liên kết với giới tính?
A. Lai thuận nghịch B. Lai thuận nghịch kết hợp với lai phân tích
C. Lai phân tích D. Lai phân tích cơ thể đực, cái F1

Câu 36: Khẳng định nào sau đây về hiện tượng tự thụ phấn và giao phối cận huyết là chưa chính xác?
A. Giao phối cận huyết và tự thụ phấn luôn dẫn đến hiện tượng thoái hoá giống.
B. Giao phối cận huyết và tự thụ phấn phân hoá quần thể thành nhiều dòng thuần khác nhau.
C. Tốc độ xuất hiện các đột biến lặn ở các dòng tự phối thường nhanh hơn ở các dòng giao phối kể cả giao
phối cận huyết.
D. Giao phối cận huyết và tự thụ phấn làm cho các đột biến gen lặn nhanh biểu hiện thành kiểu hình.
Câu 37: Ở người bệnh mù màu đỏ lục do alen lặn đột biến a trên vùng không tương đồng của NST X, alen
trội tương ứng A không gây bệnh. Trong quần thể cân bằng di truyền ở người tần số alen đột biến gây bệnh
Trang 4/6 - Mã đề thi 136
mù màu là 0,01. Một cặp vợ chồng đều có khả năng nhìn màu bình thường, xác suất sinh con bị bệnh mù màu
của họ là bao nhiêu?
A. 0,495% B. 0,025% C. 1,98% D. 0,25%
Câu 38: Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen trong quần thể ban đầu. Gồm 5
bước:
1. Phát sinh đột biến 2. Chọn lọc các đột biến có lợi 3. Hình thành loài mới 4. Phát tán đột biến qua
giao phối
5. Cách li sinh sản giữa quần thể đã biến đổi với quần thể gốc
Xác định trật tự đúng:
A. 1,2,4,5,3 B. 1,5,4,2,3 C. 1,4,2,5,3 D. 1,5,2,4,3
Câu 39: Một nhà khoa học sinh học phát hiện thấy 3 loại protein bình thường có cấu trúc khác nhau được
dịch mã từ 3 phân tử mARN khác nhau. Tuy nhiên 3 phân tử mARN này được phiên mã từ cùng 1 gen trong
nhân tế bào. Hiện tượng này xảy ra là do:
A. gen được phiên mã theo cấu trúc khác nhau
B. 3 phân tử protein có chức năng khác nhau
C. một đột biến trước khi gen phiên mã làm thay đổi cấu trúc của gen
D. các exon của gen được xử lí theo cách khác nhau để tạo nên các phân tử mARN khác nhau
Câu 40: Ở ruồi giấm, gen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen, gen B quy
định cánh dài là trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp NST
thường. Gen D quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Gen quy định màu mắt
nằm trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Phép lai:

ab
AB
X
D
X
d
×
ab
AB
X
D
Y cho F
1

có kiểu
hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 13,125%. Tính theo lí thuyết, tần số hoán vị gen là
A. 20%. B. 13,125%. C. 30%. D. 16%.
Câu 41: Nhóm sinh vật nào không có mặt trong quần xã thì dòng năng lượng và chu trình trao đổi các chất
trong tự nhiên vẫn diễn ra bình thường
A. sinh vật sản xuất, sinh vật ăn động vật B. động vật ăn động vật, sinh vật sản xuất
C. sinh vật phân giải, sinh vật sản xuất D. động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật
Câu 42: Ở một loài thực vật, gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Gen trội
A át chế sự biểu hiện của B và b (kiểu gen có chứa A sẽ cho kiểu hình hoa trắng), alen lặn a không át chế. Gen
D quy định hạt vàng, trội hoàn toàn so với d quy định hạt xanh. Gen A nằm trên NST số 2, gen B và D cùng
nằm trên NST số 4. Cho cây dị hợp về tất cả các cặp gen (P) tự thụ phấn, đời con (F
1
) thu được 2000 cây 4
loại kiểu hình, trong đó, kiểu hình hoa đỏ, hạt xanh có số lượng 105 cây. Hãy xác định kiểu gen của P và tần
số hoán vị gen? (Biết rằng tần số hoán vị gen ở tế bào sinh hạt phấn và sinh noãn như nhau và không có đột
biến xảy ra).

A. P: Aa × Aa , f = 20% B. P: Aa × Aa , f = 10%
C. P: Aa × Aa , f = 40% D. P: Aa × Aa , f = 20%
Câu 43: Cơ thể có kiểu gen AaBb tiến hành giảm phân tạo giao tử, một số tế bào đã xảy ra đột biến không
phân li của cặp NST chứa cặp gen Aa trong giảm phân 2, các cặp NST còn lại phân li bình thường. Các loại
giao tử đột biến có thể được tạo thành là:
A. AaB, aab, B,b B. AAB, AaB, aaB, B,b
C. AAB, AAb, aaB, aab, B, b D. AaB, Aab,AAB, aab, B, b
Câu 44: Ở một loài động vật, có 3 gen phân li độc lập, tác động qua lại cùng quy định màu lông, mỗi gen đều
có 2 alen (A, a; B, b; C,c). Khi kiểu gen có mặt đồng thời cả 3 alen trội A, B, C cho kiểu hình lông đen; các
kiểu gen còn lại đều cho kiểu hình lông trắng. Thực hiện phép lai P: AABBCC x aabbcc→ F1: 100% lông
đen. Cho các con F1 giao phối tự do với nhau được F2. Tính theo lí thuyết tỉ kiểu hình lông trắng ở F2 sẽ là
bao nhiêu?
A. 43,71%. B. 57,81%. C. 56,28%. D. 53,72%.
Trang 5/6 - Mã đề thi 136

×