Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

BÀI GIẢNG KINH TẾ NÔNG HỘ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.99 KB, 60 trang )

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN
I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ HỘ - NÔNG DÂN – KINH TẾ NÔNG HỘ VÀ SỰ PHÂN LOẠI
1. Các khái niệm
1.1. Về hộ
- Theo Weberster - từ điển kinh tế năm 1990: Hộ là những người cùng sống
chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ.
- Theo Martin năm 1988: Hộ là đơn vị cơ bản liên quan đến sản xuất, tái sản
xuất, đến tiêu dùng và các hoạt động khác.
- Theo Raul, năm 1989: hộ là những người có cùng chung huyết tộc, có quan hệ
mật thiết với nhau trong quá trình sáng tạo ra sản phẩm để bảo tồn chính bản thân mình
và cộng đồng.
- Theo Megê năm 1989: hộ là một nhóm người có cùng chung huyết tộc hoặc
không cùng chung huyết tộc ở chung trong một mái nhà và ăn chung một mâm cơm.
-Theo các tác giải nhóm nhân chủng học từ năm 1982 – 1985: Hộ là đơn vị đảm
bảo quá trình tái sản xuất lao động tiếp theo thong qua quá trình tổ chức nguồn thu
nhập nhằm chi tiêu cho cá nhân và đầu tư vào sản xuất.
Như vậy, các cá nhân và các tổ chức khi nhìn nhận và quan niệm về hộ không
giống nhau. Tuy nhiên trong đó cũng có những nét chung để phân biệt về hộ, đó là:
+ Chung hay không cùng chung huyết tộc (huyết tộc và quan hệ hôn nhân)
+ Cùng chung sống dưới một mái nhà
+ Cùng chung một nguồn thu nhập (ngân quỹ)
+ Cùng ăn chung
+ Cùng tiến hành sản xuất chung.
1.2. Phân biệt hộ và gia đình
Hộ và gia đình có vị trí và chức năng khác nhau tuy là cùng sống trong một mái
nhà. Do không phân biệt nên còn một số ý kiến không nhất trí gọi kinh tế hộ mà phải là
kinh tế gia đình.
Theo Trai a nốp nhà kinh tế của Nga: Khái niệm hộ, đặc biệt trong đời sống
nông thôn không phải bao giờ cũng tương đối với khái niệm sinh học làm chỗ dựa cho
nó, mà nội dung còn có cả một loạt những phức tạp về đời sống kinh tế và đời sống gia


đình. Nếu xem xét kỹ giữa hộ và gia đình cũng có nét giống nhau nên cũng có những
tiêu thức chung để nghiên cứu như cơ sở kinh tế, quan hệ huyết thống và hôn nhân,
tình trạng cư trú. Nhưng cần phân biệt:
- Gia đình được xem xét trong mối tương quan về mặt xã hội
- Còn hộ là những đơn vị kinh tế nhỏ nằm trong nền kinh tế.
Một gia đình có thể bao gồm nhiều hộ, từ lâu ở nước ta có nhiều gia đình có ba,
bốn thậm chí năm thế hệ cùng sống chung dưới một mái nhà nhưng đã tách ra thành
các nông hộ riêng, sống độc lập bằng sức lao động của mình: bằng đất được giao
khoán, thuê mướn hoặc do đấu thầu về sử dụng…. và ăn riêng một mâm cơm với
ngân quỹ riêng. Sự phân biệt này có ý nghĩa rất lớn khi đánh giá kinh tế nông hộ và
mức thu nhập thực tế của họ để có biện pháp tác động đúng và kịp thời.
1.3. Hộ nông dân
Theo Ellis năm 1988: Hộ nông dân là hộ có phương tiện kiếm sống từ ruộng đất,
sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất, luôn nằm trong một hệ thống kinh tế
rộng lớn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bởi sự tham gia từng phần vào thị trường
với mức động hoàn hảo không cao.
- Đặc điểm của hộ nông dân
Nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở vừa là đơn vị sản xuất, vừa là đơn vị tiêu
dùng, vừa là một đơn vị kinh doanh, vừa là một đơn vị xã hội
- Mối quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ
từ tự cấp, tự túc hoàn toàn đến sản xuất hàng hoá hoàn toàn. Từ đó quyết định quan hệ
nông hộ và thị trường.
- Các nông hộ ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia vào các hoạt động phi
nông nghiệp với các mức độ khác nhau.
Sự khác nhau giữa hộ nông dân và doanh nghiệp nông nghiệp
Nông hộ là đơn vị kinh tế đặc biệt, nó khác với tầng lớp xã hội khác và với
doanh nghiệp nông nghiệp, cụ thể:
2
Tiêu thức Hộ nông dân Doanh nghiệp nông nghiệp
Quy mô Nhỏ Lớn

Người điều hành Chủ hộ Nhà kinh doanh
Mục đích sản xuất Tự cung, tự cấp là
chính, một phần để bán
Dùng để bán
Tư liệu sản xuất Chủ yếu là của hộ Hoàn toàn mua trên thị trường
Lao động Chủ yếu sử dụng lao
động trong hộ, có thuê
nhưng ít
Chủ yếu là lao động thuê ngoài
Mức độ tham gia thị
trường
Thấp, từng phần Cao và toàn bộ
Bản chất thị trường
tham gia
Hoàn hảo, thông tin
nhiễu loạn
Không hoàn hảo
Nông hộ được đánh giá như thế nào?
Nông nghiệp, nông hộ và nông dân có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nông hộ nếu nói
ngắn gọn là hộ sống ở nông thôn và có tiến hành sản xuất nông nghiệp. Vì vậy muốn
phát triển nông nghiệp và nông thôn không thể không bàn đến nông dân. Sở dĩ vậy là
do:
- Nông dân có đời sống vô cùng khó khăn
- Cơ sở hạ tầng yếu kém
- Trình độ dân trí của nông thôn thấp
- Nông dân nhất là với các nước chưa phát triển được coi là lực lượng chính
trị, xã hội qua trọng trong các cuộc cách mạng.
- Nông dân quản lý và sử dụng đại đa số nguồn lực như đất đai, lao động, tư
liệu sản xuất …
- Mức GDP trong nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, 35% so với tổng số

Vì những lý do trên khi nghiên cứu kinh tế hộ nông dân không thể không bàn tời nông
dân.
1.4. Kinh tế hộ nông dân
3
Kinh tế hộ nông dân là hình thức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội, trong đó
các nguồn lực như đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất được coi là của chung
để tiến hành sản xuất, có chung ngân quỹ, ngủ chung một nhà, ăn chung: mọi quyết
định trong sản xuất kinh doanh và đời sống là tuỳ thuộc vào chủ hộ, được nhà nước
thừa nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện để phát triển.
Do vậy hộ không thuê lao động nên không có khái niệm về tiền lương và không
tính được lợi nhuận, địa tô và lợi tức. Nông hộ chỉ có thu nhập chung của tất cả các
hoạt động kinh tế. Đó là sản lượng thu được hàng năm của hộ trừ đi chi phí mà hộ đã
bỏ ra để phục vụ sản xuất.
* Phân biệt kinh tế nông hộ với kinh tế gia đình
Kinh tế gia đình được đặt trong mối quan hệ với kinh tế tập thể, kinh tế gia đình
xã viên là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế tập thể nên sự phát triển của kinh tế
tập thể có thể ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế gia đình. Vì thế không thể đồng nhất kinh
tế nông hộ với kinh tế gia đình nông dân.
Ở các nước tây Âu và một số nước châu Á xác định kinh tế hộ là kinh tế cá thể.
Nó thuộc thành phần kinh tế cá thể. Ở nước ta kinh tế hộ không thuộc thành phần kinh
tế cá thể, nó chỉ là loại hình kinh tế dùng để phân biệt với kinh tế tập thể và kinh tế nhà
nước. Nó là đơn vị kinh tế tự chủ nhưng hiện tại chưa được xếp vào thành phần kinh tế
nào, nó có mối quan hệ với các thành phần kinh tế và là cơ sở hình thành kinh tế hợp
tác và hợp tác xã nông nghiệp.
* Tại sao cần nghiên cứu kinh tế nông hộ
Từ lâu chúng ta quan niệm: hộ gia đình ở nông thôn làm nông nghiệp là nông
hộ. Phát triển kinh tế nông hộ là phát triển kinh tế gia đình nông dân. Đây là đơn vị
kinh tế xã hội ở nông thôn. Trên thế giới ngay từ những năm 1960 đã có môn “nông
dân học” và để cho nó phát triển đã xuất hiện nhiều trung tâm nghiên cứu về nông dân
và các tạp chí khoa học nói về nông dân. Đến nay hộ nông dân được xem là đối tượng

nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp và phát triển nông thôn, vì hầu như tất
cả các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn chủ yếu được thực hiện
qua những hoạt động của nông hộ.
Trước đây quan niệm: kinh tế nông hộ là kinh tế của hộ sống ở nông thôn, bao
gồm cả thu từ nông nghiệp và phi nông nghiệp nhưng thu từ phi nông nghiệp có cả thu
4
từ những hoạt động có liên quan và không liên quan đến nông nghiệp thì cách xác định
như thế nào cho chính xác trong kinh tế nông hộ. Hoặc trong điều kiện đô thị hóa thì
hộ nông dân cũng cần phải được chính xác thu nhập của họ. Cũng vì thế sở dĩ phải
nghiên cứu kinh tế nông hộ là vì:
Nông hộ chính là thực thể kinh tế văn hoá xã hộichủ yếu ở nông thôn.
Kinh tế nông hộ không thể tách rời nền kinh tế quốc dân, nó chính là bộ phận
quan trọng hợp thành của kinh tế quốc dân.
Khoa học kinh tế nông hộ là nền tảng cho việc xem xét, phân tích, đánh giá và
xây dựng chiến lược phát triển nông thôn.
2. Phân loại nông hộ
2.1 Căn cứ vào mục tiêu và cơ chế hoạt động gồm có:
- Hộ nông dân hoàn toàn tự cấp không phản ứng với thị trường loại này có mục
tiêu là tối đa hoá lợi ích, đó là sản phẩm cần thiết để tiêu dùng trong gia đình họ. Để có
đủ sản phẩm lao động trong nông hộ phải làm cật lực và đó cũng được coi là một lợi
ích, để có thể tự cấp, tự túc sự hoạt động của hộ phụ thuộc vào:
Khả năng mở rộng diện tích đất đai
Có thị trường lao động để học bán sức lao động, để có thu nhập
Có thị trường vật tư không để họ mua nhằm lấy lãi
Có thị trường sản phẩm để học trao đổi nhằm đáp ứng nhu cầu của mình
- Hộ nông dân bắt đầu có phản ứng với thị trường
Loại hộ này còn gọi là “ nửa tự cấp”, nó không giống như loại doanh nghiệp
khác là phụ thuộc hoàn tonà vào thị trường, vì cac yếu tố tự cấp còn lại nhiều và vẫn
quyết định cách thức sản xuất của hộ. Ở đây hộ có phản ứng với giá cả, với thị trường
nhưng ở mức độ thấp.

- Hộ nông dân sản xuất hang hoá là chủ yếu
Loại này mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận được biểu hiện rõ rệt và họ có phản ứng
gay gắt với các thị trường vốn, ruộng đất, lao động…
2.2. Theo tính chất của ngành sản xuất
- Hộ thuần nông: là loại hộ chỉ thuần tuý sản xuất nông nghiệp
5
- Nông hộ kiêm: là loại hộ vừa làm nông nghiệp vừa làm nghề tiểu thủ công
nghiệp.
- Nông hộ chuyên: là hộ chuyên làm các ngành nghề như khí, mộc, nề, rèn sản
xuất vật liệu xây dựng, vận tải, thủ công mỹ nghệ, dệt, may, làm dịch vụ kỹ thuật cho
nông nghiệp.
- Nông hộ buôn bán: ở nơi đông dân cư, họ có quầy hang riêng hoặc bán hàng ở
chợ
Các loại hộ trên không ổn định mà có thể thay đổi khi điều kiện cho phép. Vì
vậy xây dựng công nghiệp nông thôn, phát triển cơ cấu hạ tầng sản xuất và xã hội ở
nông thôn, mở rộng mạng lưới thương mại, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp – nông thôn để chuyển hộ độc canh thuần nông sang đa ngành hoặc chuyên
môn hoá. Từ đó làm cho lao động nông nghiệp giảm, thu hút lao động dư thừa ở nông
thôn hiện nay làm lao động phi nông nghiệp tăng lên.
2.3. Căn cứ vào thu nhập của nông hộ bao gồm:
- Hộ giàu - Hộ trung bình - Hộ đói
- hộ khá - Hộ nghèo
Sự phân biệt này thường dựa vào quy định chung hoặc quy định của từng địa
phương.
2.4. Căn cứ vào tính chất ổn định và của tình trạng ăn, ở và canh tác
- Hộ du canh du cư - Hộ định canh, du cư
- Hộ định cư, du canh - Hộ định canh, định cư
Sự phân loại này còn tồn tại ở các huyện vùng cao phía Bắc, Tây Nguyên…
3. Những đặc trưng cơ bản của kinh tế nông hộ
- Có sự thống nhất chặt chẽ giữa quyền sở hữu với quá trình quản lý và quyền sử

dụng các yếu tố sản xuất.
- Sở hữu trong nông hộ là sự sở hữu chung, nghĩa là mọi thành viên trong hộ đều
có quyền sở hữu với những tư liệu sản xuất vốn có, cũng như các tài sản khác của hộ.
Mặt khác. Do dựa trên cơ sở kinh tế chung và cùng nhau chung một ngân quỹ nên mọi
người trong hộ đều có ý thức trách nhiệm rất cao và việc bố trí, sắp xếp công việc
trong hộ cũng rất linh hoạt, hợp lý. Từ đó hiệu quả sử dụng lao động trong kinh tế
nông hộ rất cao.
6
- Kinh tế nông hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh rất cao.
Do kinh tế nông hộ có quy mô nhỏ nên bao giờ cũng có sự thích ứng dễ dàng
hơn
so với các doanh nghiệp nông nghiệp có quy mô lớn. Nếu gặp điều kiện thuận lợi nông
hộ có thể tập trung mọi nguồn nhân lực. Khi gặp các điều kiện bất lợi thì cũng có khă
năng duy trì bằng cách thu hẹp quy mô sản xuất có khi quy về sản xuất tự cung, tự cấp.
- Có sự gắn bó chặt chẽ giữa quá trình sản xuất với lợi ích của người lao động.
Trong kinh tế nông hộ mọi người gắn bó với nhau cả trên cơ sở kinh tế , huyết
tộc và cùng chung ngân quỹ nên dễ dàng đồng tâm hiệp lực để phát triển kinh tế nông
hộ. vì vậy có sự gắn bó chặt chẽ giữa kết quả sản xuất với lợi ích của người lao động
và lợi ích kinh tế đã thực sự trở thành động lực thúc đẩy hoạt động của mỗi cá nhân, là
nhân tố nâng cao hiệu quả sản xuất của kinh tế nông hộ.
- Kinh tế hộ là đơn vị sản xuất có quy mô nhỏ nhưng hiệu quả.
Quy mô nhỏ nhưng không đồng nghĩa với lạc hậu, năng suất thấp. Kinh tế nông
hộ vẫn có khả năng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để cho hiệu
quả kinh tế cao thì đó là biểu hiện của sản xuất lớn. Thực tế đã chứng tỏ kinh tế nông
hộ là loại hình thích hợp nhất với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, với cây trồng,
vật nuôi trong quá trình sinh trưởng, phát triển cần sự tác động kịp thời.
- Kinh tế nông hộ sử dụng sức lao động và tiền vốn của hộ là chủ yếu.
II. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN Ở NƯỚC TA
1. Trước khi thành lập hơp tác xã sản xuất nông nghiệp
Trước cách mạng tháng 8 năm 1945 xét trên cả nước giai cấp địa chủ chỉ có 3%

dân số đã chiếm 41,4% ruộng đất, nông dân lao động chiếm 97% dân số nhưng chỉ có
36% diện tích đất; số còn lại thuộc đồn điền của pháp và đất công. Số hộ không có
ruộng đất chiếm 5%, trong số có ruộng đất khoảng 49% có từ 0,3 đến dưới 1ha/hộ. Xét
từng miền, ở Nam Bộ ¾ số hộ nông dân, ở Bắc và Trung Bộ có ½ hộ nông dân không
có đất phải làm tá điền cho địa chủ hoặc làm thuê trong các đồn điền của thực dân
pháp.
- Giai đoạn này sản xuất nông nghiệp dựa trên cơ sở hộ gia đình nông dân là
chính, kinh tế nông hộ phát triển theo 2 cực.
+ Phú nông, địa chủ: thuê mướn lao động, kinh doanh ruộng đất cho cấy rẽ.
7
+ Nông dân nghèo có ruộng thì tự tổ chức sản xuất, số còn lại phải tự đi làm
thuê hoặc lĩnh canh
Sau cải cách ruộng đất ở miền bắc 1956 đa số hộ nông dân nhiều, ít đều có đất
và trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
Nét đặc trưng của hộ nông dân ở giai đoạn này là nông hộ sản xuất hoàn toàn cá thể
2. Từ 1960 đến 1980
- Từ năm 1958 tiến hành hợp tác hoá nông nghiệp, cuối năm 1960 có 84% nông
hộ đã tham gia vào hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, từ đó làm cho môi trường sản
xuất kinh doanh của nông hộ thay đổi căn bản. Hiến pháp 1959 đã xác định: đất đai
thuộc sở hữu toàn dân, mọi quan hệ mua bán, trao đổi đất bị cấm nghiêm ngặt.
Giai đoạn này sản xuất nông nghiệp được tổ chức chủ yếu theo các hợp tác xã và
các nông lâm trường quốc doanh. Trong hợp tác xã sản xuất nông nghiệp nông hộ
được tập thể giành cho 5% đất canh tác để làm “ kinh tế phụ gia đình” hay “ kinh tế
phụ xã viên”. với 5% đất canh tác, nhưng đã sản ra 48% giá trị tổng sản lượng nông
nghiệp, 95% sản lượng chăn nuôi, 93% sản lượng rau, quả và chiếm từ 50% đến 60%
thu nhập của hộ. Tuy không công khai nhưng kinh tế nông hộ đã thực sự là cơ sở đảm
bảo cho kinh tế tập thể tồn tại. Nông hộ được chia thành 2 loại:
+ Số hộ nông dân cá thể ngày càng giảm có phân biệt đối xử, sản xuất luôn bị
kìm hãm, bó buộc.
+ Hộ gia đình xã viên trong hợp tác xã và hộ công nhân viên trong các lâm

trường. loại hộ này có nguồn thu từ kinh tế tập thể thông qua ngày công đóng góp hoặc
tiền lương và thu từ đất 5% với số vật tư và lao động còn lại mà HTX huy động đến.
- Kinh tế nông hộ chỉ giới hạn ở phần đất 5%, kinh tế HTX đình đốn, kinh tế
quốc doanh luôn thua lỗ. Nên thu nhập từ kinh tế tập thể trong tổng thu của hộ có sự
biến đổi, cụ thể:
+ Giai đoạn 1960 – 1965 thu tình hình kinh tế tập thể chiếm 70 đến 75% còn
kinh tế nông hộ chiếm 25 – 30%.
+ Giai đoạn 1975 đến 1980 thì ngược lại.
- Do thu nhập từ kinh tế tập thể thấp đã làm cho nông dân xã viên chán nản,
muốn xa rời kinh tế tập thể.
3. Giai đoạn 1981 đến 1987
8
- Trước thực trạng diễn biến của sản xuất nông nghiệp, của kinh tế nông hộ bị
hạn chế, cuộc khủng hoảng về lương thực thường xuyên xảy ra. nghị quyết TW 6 tháng
9 năm 1979 xác định “ Những vấn đề kinh tế - xã hội cấp bách” nhằm tìm giải pháp
cho sản xuất nông nghiệp phát triển.
- Chỉ thị 100-CT/TW ngày 13 tháng 1 năm 1981 về cải tiến công tác khoán, mở
rộng “ khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong HTX nông nghiệp”. Xã viên
được đầu tư vốn, sức lao động/ ruộng đất được khoán và hưởng chọn phần vượt khoán,
nên kinh tế nông hộ gia đình được khôi phục và phát triển nhanh chóng.
- Năm 1986 đến 1987 giá vật tư nông nghiệp tăng lớn hơn giá thóc, chế độ thu
mua lương thực theo nghĩa vụ của nhà nước nặng nề, ruộng đất khoán mà tập thể đảm
nhận 5 khâu là giống, làm đất, thuỷ lợi, phân bón, phòng trừ sâu bệnh; 3 khâu mà
nhóm và người lao động chịu trách nhiệm là cấy, chăm sóc và thu hoạch không được
ổn định, sản lượng khoán thường xuyên nâng cao dần. Từ đó hiệu quả đầu tư giảm, thu
nhập của nông hộ cũng giảm dần, nông dân xã viên trả ruộng, có tâm trạng mong mất
mùa để được giảm sản lượng khoán hơn là được mùa.
Kinh tế nông hộ ở giai đoạn này gồm thu từ đất 5% và phần vượt khoán.
4. Kinh tế nông hộ từ năm 1988 đến nay
Trước tình trạng trên nghị quyết 10 NQ/TW ngày 5/4/1988 của bộ chính trị về

đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp nhằm giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất trong
nông hộ. trong từng hộ nông dân. Đặc biệt nghị quyết khẳng định hộ gia đình xã viên
là đơn vị kinh tế tự chủ ở nông thôn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát
triển của kinh tế nông hộ.
Nghị quyết còn chủ trương giao quyền sử dụng ruộng đất ổn định, lâu dài cho
hộ: Xoá bỏ chính sách thu mua lương thực theo nghĩa vụ cho nông hộ phát triển sản
xuất.
Thực hiện khoán theo nghị quyết 10 đã làm cho người lao động quan tâm đến
sản phẩm cuối cùng.
Các thành phần kinh tế và kinh tế hộ nông dân phát triển dẫn đến hiệu quả cao
trong sản xuất và không ngừng nâng cao mức sống nông dân.
Lực lượng khoa học kỹ thuật đã thực sự đi vào sản xuất của từng nông hộ cũng
góp phần tăng năng suất lao động trong nông hộ.
9
Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VI, VII, và VIII đã đưa ra tiếp những chủ
trương về phát triển 5 thành phần kinh tế và 3 chương trình kinh tế lớn của nhà nước:
Hộ nông dân là chủ thể sản xuất với việc ban hành những chính sách lớn như giao đất,
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mở rộng cho vay vốn đến nông hộ, mở rộng
tín dụng nông thôn, thực hiện xóa đói giảm nghèo … đã làm tăng lòng tin, mở rộng
quyền tự chủ kinh doanh cho nông hộ, kinh tế nông hộ đã có nhiều thay đổi lớn, đã làm
cho sản lượng lương thực không ngừng tăng lên.
III. TÍNH TẤT YẾU CỦA SỰ TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG HỘ, VAI TRÒ
CỦA NÓ ĐỐI VỚI XÃ HỘI.
1. Tính tất yếu
- Trong quyển 1 bộ tư bản K.Mark đã phân tích kỹ lưỡng quá trình tước đoạt
ruộng đất của nông dân anh một cách ồ ạt làm phá vỡ nền nông nghiệp truyền thống.
Người dự đoán: Kinh tế nông hộ sẽ hoàn toàn bị xóa bỏ trong điều kiện phát triển đại
công nghiệp.
- Quyển 3 bộ tư bản, K.Mark lại viết “ Với thời gian đã thấy hình thức sản xuất
nông nghiệp cơ bản được phát triển không phải do các nông trại lớn mà là nông trại gia

đình không dùng lao động làm thuê. Các nông trại lớn không có khả năng cạnh tranh
với nông trại gia đình vì giá lúa mì ở nông trại nhỏ lẻ nhiều hơn so với nông trại lớn.
nông trại gia đình là hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp có hiệu quả và phù hợp
với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp.
- LêNin cho rằng: cải tạo tiểu thôn không phải là tước đoạt họ mà phải tôn trọng
sở hữu cá nhân của họ, khuyến khích họ lien kết với nhau một cách tự nguyện để tạo
điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chính họ.
- Traianôp một nhà kinh tế nông nghiệp nổi tiếng ở Nga từ năm 1920 kết luận:
hình thức kinh tế nông hộ có khả năng thích ứng và tồn tại trong mọi phương thức sản
xuất. Ông rất chú ý đến đặc tính sinh học của cây trồng, vật nuôi cũng như các đặc
điểm khác của nông nghiệp để hướng tới một sự hợp tác mà không phải “ vô chủ hoá”
hoặc “ tạp chủ hoá” trong nông nghiệp.
- Causky một nhà tư tưởng lớn của Nga cho rằng: Nông trại nhỏ gia đình sản
xuất kinh doanh có hiệu quả hơn nông trại lớn tư bản chủ nghĩa. Nông trại vẫn tồn tại
và phát triển ngay trong lòng tư bản chủ nghĩa.
10
Từ những đánh giá trên cho thấy kinh tế nông hộ là một hình thức kinh tế cơ bản
và tự chủ trong nông nghiệp. Nó được hình thành, tồn tại và phát triển một cách khách
quan, lâu dài dựa trên sự tư hữu các yếu tố sản xuất xóa bỏ chế độ tư hữu và đi liền với
nó là cơ sở kinh tế, là thủ tiêu kinh tế nông hộ. Kinh tế nông hộ là loại hình kinh tế có
hiệu quả, phù hợp với sản xuất nông nghiệp, thích ứng, tồn tại và phát triển trong mọi
chế độ kinh tế xã hội, Sở dĩ có được như vậy là do:
- Các thành viên trong nông hộ có cùng mục đích và cùng lợi ích chung là làm
sao cho hộ mình ngày càng phát triển, ngày càng giàu có.
- Lợi ích kinh tế là động lực có tác động mạnh mẽ đến sản xuất kinh doanh của
nông hộ. Do thống nhất về lợi ích nên mọi người trong hộ cũng thống nhất về hành
động, đều cố gắng làm hết sức của mình để đem lại doanh thu cao nhất cho hộ, trong
đó có lợi ích riêng của từng người. Vì vậy trong phân công và hiệp tác lao động của hộ
có nhiều ưu điểm mà các loại hình doanh nghiệp nông nghiệp khác ít có, đó là tính tự
nguyện, tự giác rất cao trong lao động.

- Mối quan hệ giữu người quản lý sản xuất( thường chủ hộ là Bố, Mẹ) và người
trực tiếp sản xuất là thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau. Nên các thông tin được sử lý
nhanh, kịp thời, quyết định quản lý sản xuất đưa ra đúng đắn, phù hợp và có sức thuyết
phục cao.
2. Vai trò của kinh tế nông hộ trong nông nghiệp và nông thôn
- Kinh tế nông hộ đã góp phần làm tăng nhanh sản lượng sản phẩm cho xã hội
như lương thực, thực phẩm, sản phẩm cây công nghiệp, nông sản xuất khẩu.
Ví dụ: Mỹ là nước có nền nông nghiệp phát triển ở trình độ cao với 1,94 triệu nông trại
đã cung cấp cho xã hội lượng nông sản hang hoá tới 50,2% so với tổng số.
Hunggai: Sản phẩm hàng hoá của nông trại gia đình chiếm 60% tổng số sản
phẩm hàng hoá trên thị trường nông thôn
Đối với nước ta, kinh tế nông hộ quy mô còn nhỏ và phân tán. Lượng vốn còn ít
nhưng cũng đã cung cấp cho xã hội 95% sản lượng thịt, 90% lượng trứng và 93% sản
lượng rau quả. Sản xuất nông nghiệp của hộ chiếm 48% giá trị tổng sản lượng của
ngành nông nghiệp.
Góp phần sử dụng đầy đủ và có hiệu quả các yếu tố sản xuất như đất đai, lao
động, tiền vốn và tư liệu sản xuất.
11
Tăng thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân ở nông thôn, vì vai trò
to lớn đó, Lênin viết: ý định dùng sắc lệnh, luật lệ để thiết lập chế độ canh tác tập thể,
tước mất vai trò kinh tế nông hộ trong đời sống hiện thực là hết sức ngu xuẩn.
IV. NGUYÊN NHÂN TỒN TẠI TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG HỘ
1. Nguyên nhân tồn tại kinh tế nông hộ
Chúng ta đều biết kinh tế nông hộ tồn tại độc lập với các phương thức sản xuất
xã hội, nên khi phương thức sản xuất xã hội bị thủ tiêu nhưng kinh tế nông hộ vẫn tồn
tại. Đồng thời nó cũng thích ứng với những hoàn cảnh khác nhau. Sở dĩ như vậy là do
các nguyên nhân sau:
- Nông dân tự duy trì được tái sản xuất giản đơn do họ có tư liệu sản xuất chủ
yếu như đất đai và lao động. Nhờ đó họ có thể chủ động tiến hành tổ chức sản xuất.
- Trong quá trình tồn tại và phát triển, mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận không phải

là mục tiêu duy nhất trong sản xuất của các nông hộ.
- Quá trình tập trung hoá ruộng đất vào một số người bị hạn chế vì đất đai bị
chia nhỏ do quá trình tách hộ và sự thừa kế. Mỗi hộ cũng muốn giữ lại phần đất đó để
đảm bảo có thu nhập dù là ít cho cuộc sống.
- nông dân có thể vượt qua các áp lực, xô đẩy của thị trường nhờ có sử dụng
nguồn lao động trong phạm vi của hộ.
- Từ lâu sản xuất nông nghiệp đã không hấp dẫn cho quá trình đầu tư thành tư
bản nông nghiệp vì chu kỳ sản xuất nông nghiệp dài, lại phụ thuộc nặng nề vào điều
kiện tự nhiên, vào thị trường nên mức lãi suất thấp và rất bấp bênh.
- Nông dân có khả năng đa dạng hoá các hoạt động kinh tế ở hộ như phát triển
trồng trọt, chăn nuôi, nông nghiệp, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp để sử dụng triệt để
sức lao động, đất đai, vốn liếng của hộ vào sản xuất để tăng thu nhập. Khi nông nhàn
lao động chuyển sang ngành nghề.
2. Chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất kinh doanh của nông hộ
- Diện tích đất đai bình quân (đất nông nghiệp, đất canh tác)/ hộ/nhân khẩu
- Diện tích đất đai bình quân(đất nông nghiệp, đất canh tác/1 lao động quy đổi/ 1
lao động nông nghiệp.
- Số lao động, số nhân khẩu bình quân/ hộ
- Trình độ văn hoá, độ tuổi bình quân, giới tính của chủ hộ
12
- Mức trang bị vốn cố định ( giá trị tài sản cố định) bình quân trên 1 lao động;
trên 1 ha canh tác.
- Vốn lao động đầu tư cho sản xuất bình quân/ hộ …
3. Chỉ tiêu phản ánh mức thu nhập, thu chi của nông hộ
- Tổng thu nhập của hộ; cơ cấu thu nhập
- Mức thu nhập bình quân/ 1 lao động/ tháng
- Mức thu nhập bình quân/khẩu/tháng
- Tổng chi của hộ: cơ cấu các khoản chi phí
- Mức chi tiêu bình quân/1khẩu/tháng
- Cân đối thu chi trong năm của nông hộ

- Các chỉ tiêu phản ánh tình hình ăn ở, trang bị tư liệu phục vụ sinh hoạt đời
sống của nông hộ.
4. Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của nông hộ
- Giá trị sản xuất trong năm
- Giá trị sản phẩm hàng hoá của hộ; tỷ trọng giá trị sản phẩm hàng hoá; cơ cấu…
- Chi phí trung gian (IC): toàn bộ chi phí sản xuất sản phẩm và dịch vụ
- Giá trị gia tăng (VA)
- Thu nhập hỗn hợp: (cả công lao động của hộ và lợi nhuận trong kỳ sản xuất)
CHƯƠNG II
KINH TẾ TRANG TRẠI
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI
1.1. Trang trại là gì?
Nghị quyết 03/2000 ngày 2/2/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại đã
khảng định “kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong
nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô
và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi
trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn với sản xuất chế biến và tiêu thụ nông, lâm,
thuỷ sản.”
Trang trại cũng giống như các đơn vị sản xuất nông nghiệp khác là sử
dụng các tài nguyên của nông nghiệp để sản xuất sản phẩm cho xã hội. Nhưng
13
trang trại có những điểm giống và khác nhau với các cơ sở sản xuất nông nghiệp
khác ở quy mô và mục tiêu sản xuất.
1.2. Kinh tế trang trại giống và khác kinh tế hộ nông dân ở điểm nào?
Kinh tế trang trại xuất phát kinh tế hộ gia đình nói chung, hộ nông dân chỉ
là một trong các hộ làm trang trại.
Chủ hộ và chủ trang trại đều là các cá nhân chịu trách nhiệm đối với kết
quả sản xuất của mình, sự khác nhau chủ yếu là trang trại sản xuất sản phẩm
hàng hoá cho xã hội còn nông hộ sản xuất sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng của
hộ là chủ yếu.

Quy mô sản xuất của trang trại lớn hơn quy mô sản xuất của hộ nông dân.
Kinh tế trang trại được thuê lao động không hạn chế về số lượng.
Như vậy, về cơ bản trang trại vẫn là kinh tế hộ, nhưng là hộ sản xuất hàng
hóa, do vậy ở các phần của bài giảng này liên quan đến cả hộ nông dân và trang
trại đều gọi chung hộ nông dân và trang trại là Hộ
1.3. Kinh tế trang trại giống và khác kinh tế doanh nghiệp nông nghiệp
ở những vấn đề gì?
So với các doanh nghiệp, phần lớn các trang trại hiện nay sản xuất chủ
yếu dựa vào lao động của gia đình, còn doanh nghiệp lao động thuê; Kinh doanh
chưa đăng ký còn doanh nghiệp muốn kinh doanh phải đăng ký và được cấp có
thẩm quyền cho phép, tuy nhiên trang trại giống doanh nghiệp là sản xuất hàng
hoá, lấy mục tiêu lợi nhuận là chủ yếu.
Như vậy kinh tế trang trại vừa là kinh tế hộ nông dân vừa là kinh tế của
doanh nghiệp, vì vậy trang trại không tổ chức sản xuất như hộ nông dân nhưng
không hoàn toàn tổ chức sản xuất như doanh nghiệp, tổ chức sản xuất của trang
trại có những cơ sở khách quan và nội dung mang tính đặc thù của trang trại.
Trong tương lai trang trại có thể trở thành các doanh nghiệp, công ty trách
nhiệm hữu hạn, như trang trại của ông Đỗ Công Thập ở Yên Bái ….
2. KINH TẾ TRANG TRẠI Ở MỘT SỐ NƯỚC
2.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế trang trại trên thế giới
2.1.1.Ở châu Âu
- Cuối TK 18
CNTB phát triển, dân số tăng nhanh hơn, nhu cầu nông sản và nhu cầu công
nghệ phẩm tăng, thúc đẩy công nghiệp phát triển -> cách mạng công nghiệp lần
thứ nhất
14
Kỹ thuật nông nghiệp thấp, không cho phép tăng nhanh sản lượng nông
nghiệp, cho nên giá nông sản tăng lên.
+ Chế độ tư hữu ruộng đất, người nghèo ở nông thôn tăng lên, giá thuê lao
động rẻ.

+ Trong điều kiện đó thì sản xuất nông nghiệp là ngành có lãi, các trang trại lớn
có lợi thế hơn trang trại nhỏ
+ Qui mô trang trại có xu thế tăng lên.
- Cuối thế kỷ 19
Ngành đường sắt và tàu thuỷ phát triển , giá vận tải đường biển giảm mạnh,
luồng dân châu Âu di cư sang châu Mỹ và châu Úc để mở rộng đất nông nghiệp.
Công nghiệp phát triển nên cung cấp máy móc, phân hoá học cho nông
nghiệp, làm cho sản lượng nông nghiệp tăng mạnh, kéo theo giá nông sản giảm,
+các trang trại lớn lại mất lợi thế và thúc đẩy trang trại nhỏ gia đình phát triển.
Công nghiệp phát triển thu hút lao động nông nghiệp, kéo theo giá của lao
động nông nghiệp tăng lên làm trang trại lớn mất ưu thế và thúc đẩy trang trại
gia đình phát triển trong điều kiện mới này.
Tóm lại:
Cuối thế kỷ 19, trang trại lớn lại mất ưu thế, trang trại gia đình bắt đầu phát
triển mạnh, số trang trại nhỏ có xu hướng tăng
Đầu thế kỷ 20
Dân số nông thôn, lao động nông nghiệp bắt đầu giảm, trang trại giảm theo,
trang trại nhỏ giảm nhanh, trang trại lớn giảm, nông trai trung bình (20-50ha)
tăng lên, ít thuê lao động và chuyển sang trang trại gia đình, 75-80% trang trại
không thuê lao động, là thời kỳ thịnh vượng của trang trại gia đình. (lúc lao động
nông nghiệp giảm, tức công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh và thu hút lao
động).
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, số trang trại ở các nước đã phát triển giảm
đi, qui mô trang trại tăng, lao động nông nghiệp giảm, Trang trại lớn có xu
hướng chuyển thành trang trại gia đình (it thuê lao động). Qui mô có hiệu quả
(Anh) 44-60 ha, lao động từ 3-4 lao động.
2.1.2. Ở các nước đang phát triển, trong thời kỳ công nghiệp hoá
Các xu hướng phát triển:
Nhóm 1: Các nước có số trang trại bắt đầu giảm khi dân số bắt đầu giảm (Đài
loan, Hàn quốc).

15
Nhóm 2: Các nước có lao động nông: nghiệp tiếp tục tăng, số trang trại tiếp
tục tăng, nhưng qui mô trang trại giảm: Inđônexia, Philippin, Băngladesch, Ấn
Độ
Nhóm 3: Qui mô ít thay đổi: Thái Lan, Pakistan
Tóm lại, xu thế chung là tăng số trang trại nhỏ và trung bình
2.1.3.Kinh tế trang trại ở một số nước
+ Trang trại gia đình ở Pháp
Phát triển khá sớm, ngay sau cách mạng năm 1789 ruộng đất được chuyển
cho nông dân. Đặc điểm nổi bật, đại đa số trang trại có ruộng đất riêng, máy móc
riêng (1990: 70%), 30% là trang trại thuần nông, thu nhập ngoài nông nghiệp
42% (1980).
Lực lượng lao động: 2 vợ chồng và 1-2 con
Tự canh tác, máy móc riêng hoặc của tổ hợp tác dùng chung máy
Qui mô bình quân 24ha
+ Trang trại gia đình ở Mỹ
Phát triển chậm hơn các nước châu Âu khoảng 30-40 năm, có bước phát triển
rất nhanh. Qui mô bình quân hiện nay 180ha canh tác, 85% trang trại có đất
riêng. Gần đây xuất hiện trang trại HTX- là trang trại liên kết một số gia đình
với nhau. Số này chiếm khoảng 10-12% diện tích đất canh tác.
Qui mô nông trai: Trong 20 năm (1944-1964) trang trại lớn và nhỏ tăng, số
trang trại qui mô trung bình giảm. Người ta tiên đoán trang trại gia đình qui mô
nhỏ sẽ dần mất đi, nhưng thực tế đã tăng lên
Sự biến động về số lượng trang trại ở Mỹ diễn ra như sau
Năm Số lượng trang trại Đặc điểm
1900 5737 Tăng
1910 6404
1920 6545
1930 6546
1935 6814

1940 6350 Bắt đầu giảm
1950 5648 Giảm nhanh: Nông nghiệp của Mỹ được
16
hiện đại hoá nhanh 1960 2649
1970 2630
1980 2300 Giảm chậm hơn
1985 2220
1990 2140
+ Trang trại gia đình ở một số nước khác
Tây Âu diễn ra khác với Mỹ, quá trình tập trung hoá xảy ra không mạnh như
ở Mỹ.
Tây Đức: vào khoảng những năm 1960 số trang trại nhỏ (<10ha) giảm,
Loại qui mô trung bình (10-20 và 20-50 ha) tăng (qui mô nhỏ hơn so với Mỹ).
Chủ yếu sử dụng lao động gia đình, ít thuê lao động . Nhờ thành quả CM
KHKT, nông nghiệp được cơ giới hoá, 1 trang trại gia đình có thể canh tác 10-
100ha mà không phải thuê lao động). Ví dụ:
Năm Tên nướcQM đất
(ha)
QM lao động của trang trại Lưu ý
Số lao
động
Phân bổ lao động
1987 Hà lan 15,7 2,2 1,1 LĐ chính
0,5 LĐ vợ
0,2 LĐ (con)
0,4 LĐ thuê
so với các nước khác trang
trại Hà Lan cần nhiều LĐ
hơn vì trồng rau, quả
17

1985 ý 5,6 0,87 - Nhiều trang trại
không có LĐ
thường xuyên
- Chủ nhân sống ở
thành phố và thuê
trại chủ
1989 Pháp 29 2,06 - 1 chủ trại
- 0,9 LĐ gia đình
0,16 LĐ thuê
Sau
CT
TG 2
Anh 36 qui mô trang trại nhỏ vẫn
chiếm 30%
Tóm lại: tập trung hoá không cao, qui mô trang trại không lớn lắm và ít thuê lao
động. Ngày càng tăng cường ứng dụng TBKT vào quản lý: tin học; Mỹ 20%,
Đức 50%, Hà Lan…
* Ở các nước Đông Á
Đặc điểm chung: qui mô tăng chậm, Chủ yếu là trang trại nhỏ, chỉ > 1 ha. Xu
hướng: tìm thu nhập bên ngoài nông nghiệp. Một số ví dụ điển hình một số nước
sau đây:
Nhật Bản:
- 1990, Trong 3 lao động của trang trại
- 1,3 LĐ làm ruộng
- 0,1 LĐ làm thêm công việc khác
- 1,2 LĐ làm thêm công việc khác + có làm ruộng
- 0,4 LĐ chỉ làm việc khác
Đài Loan
- Năm 1988
- 5,1 LĐ chỉ có 1,5 LĐ nông nghiệp

- Trang trại thuần nông chỉ còn chiếm 10%
- Thu nhập từ phi nông nghiệp: 62% thu nhập của hộ
Hàn Quốc
- 1985: 3,3 lao động
18
- >1,3 LĐ làm việc đến 3 tháng/năm
- >0,16 LĐ làm nghề nông là chính
- >0,23 LĐ làm thuê nghề khác là chính
- >1,41 làm nghề khác
- > thu nhập từ phi nông nghiệp 35%
Ở các nước Đông Nam Á
- (Trừ Malaixia) LĐ nông nghiệp tiếp tục tăng
- Phần lớn các nước có qui mô trang trại nhỏ
- Vì vậy muốn đủ lương thực cần thâm canh tăng vụ.
- Thâm canh cũng chỉ có giới hạn, muốn tăng thu nhập, tạo việc làm phải
phát triển thêm ngành nghề > trang trại kiêm ngành nghề có xu hướng tăng
Ở Thái Lan
- Trang trại gia đình đóng vai trò chủ chốt trong việc tạo ra nông sản phẩm cho
tiêu dùng trong nước và XK
- Hiện có 4,5 triệu trang trại gia đình
- Qui mô 5,6 ha canh tác
- Nông trai qui mô 5-10 ha chiếm 28%,
- >10ha chiếm 14%.
- 460.000 máy kéo nhỏ,
- cơ giới hoá 60% khâu làm đất , cơ giới hoá khâu chế biến cũng phát triển mạnh.
Nhận xét chung về tình hình phát triển kinh tế TT gia đình trên thế giới
- Qui mô trang trại gia đình của đa số các nước trên thế giới không lớn, nhưng đã
tạo ra khối lượng nông sản hàng hoá lớn và tập trung. Trong nền sản xuất hàng
hoá, nó là lực lượng sản xuất hàng hoá chủ yếu trong nông nghiệp
- Ở các nước đang phát triển, nông hộ sản xuất tự túc, tự cấp còn chiếm tỉ lệ lớn,

nhưng cũng đã có một bộ phận đã chuyển sang sản xuất hàng hoá.
- Cơ cấu kinh doanh của các hộ rất phong phú và đa dạng, gồm cả nông, lâm, ngư,
chế biến, phi nông nghiệp
19
- Phần lớn các trang trại sử dụng lao động gia đình là chính, thuê lao động rất ít,
chỉ thuê vào thời vụ.
Ở các nước công nghiệp mới:
+ Khi lao động nông nghiệp bắt đầu giảm thì qui mô trang trại tăng dần lên
+ Nông dân ngày càng tăng thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp
+ Phát triển đi làm thuê: Nếu có cơ hội làm ngoài với mức lương cao hơn thì họ
phát triển cơ giới hoá nhỏ, hoặc thuê người canh tác để có thời gian làm ngoài
3. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI Ở NƯỚC TA
3.1. Bối cảnh ra đời KTTT của nước ta.
Trên phạm vi cả nước, ngay từ những năm đầu thập niên 80 đến nay, Đảng
và Nhà nước đã và đang thực hiện những chủ trương và biện pháp nhất quán
theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế trang trại (KTTT) ra đời và phát
triển. Kể từ năm 1986, qua các kỳ Đại hội VI, VII, VIII, Đảng đã công nhận sự
tồn tại cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, khảng định chính sách khuyến khích
phát triển kinh tế nhiều thành phần trong đó có kinh tế các thể, tiểu chủ và tư
bản tư nhân. Điều đó đã tạo bối cảnh ra đời phát triển của KTTT, thể hiện ở các
mặt chủ yếu sau đây.
3.1.1. Bằng các chủ trương và biện pháp thích hợp thay đổi về sở hữu
và sử dụng các yếu tố đầu vào của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thừa
nhận và khuyến kích phát triển kinh tế cá thể và tư nhân hoạt động trong
nông nghiệp, nông thôn nước ta.
- Trước hết là sự thay đổi về sử dụng và các mối quan hệ kinh tế liên quan
đến việc sử dụng đất. (CT 100/CT-TW của ban bí thư Trung ương ngày
13/1/1981).
- Bước tiếp thừa nhận hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ ở nông thôn
đồng thời có chính sách khuyến khích phát triển kinh tế gia đình, kinh tế cá thể,

kimh tế tư nhân trong nông, lâm, ngư (NLN) nghiệp theo tinh thần Nghị quyết
10 của Bộ chính trị ngày 4/4/1988 và nghị quyết 6 của Ban Chấp hành trung
ương (khóa VI) tháng 3/1989, các đường lối này được cụ thể hóa bằng Nghị
định 170/HĐBT ngày 14/11/1988. Các nội dung chủ yếu của các văn kiện trên
liên quan đến tiến đề cho sự phát triển KTTT bao gồm:
- Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài, tác dụng tích cực của các hộ kinh
tế cá thể, tư nhân, thừa nhận tư cách pháp nhân và bảo đảm bình đẳng về quyền
làm ăn của họ trong ngành NLN nghiệp trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở nước ta.
20
- Nhà nước tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho kinh tế cá thể, tư
nhân phát triển NLN nghiệp, kinh doanh dịch vụ trong nông thôn.
- Nhà nước bảo hộ các quyền về tài sản và thu nhập hợp pháp của cá thể
và tư nhân.
- Nhà nước cho thuê hoặc giao quyền sử dụng đất lâu dài để tổ chức sản
xuất kinh doanh; Các hộ được thuê lao động, được quyền tự do tiêu thụ sản
phẩm
3.1.2. Thay đổi cách phân phối sản phẩm đầu ra phù hợp với thay đổi
về sở hữu và sử dụng các yếu tố đầu vào trong sản xuất NLN nghiệp.
- Trong CT 100/CT-TW hộ có toàn quyền sử dụng phần vượt khoán - Quyền
tử chủ của hộ nông dân với sản phẩm đầu ra được xác lập.
- Hộ nông dân có quyền chủ động trong tìm kiếm các nguồn lực phù hợp với
yêu cầu của nền KT thị trường.
Tháng 3/1989 Nhà nước thi hành chính sách một giá, chế độ bao cấp về giá
không còn, giá cả đầu vào và đầu ra hình thành theo cơ chế thị trường… Bắt các
hộ nông dân phải học cách tính lỗ lãi, tìm hướng làm ăn có hiệu quả nhất
Nhiều chủ hộ vươn lên làm giàu bằng KTTT.
3.1.3. Chuyển hướng phục vụ của các chính sách kinh tế trong ngành
NLN nghiệp.
Các chính sách sau Nghị quyết 10 chuyển hướng phục vụ chủ yếu là kinh

tế cá thể và kinh tế hộ nông dân: ngày 2/3/1993 có Nghị định 14/CP về vay vốn
của hộ nông dân; Các dự án sử dụng đất trống, đồi núi trọc, rừng, bãi bồi ven
biển, mặt nước theo Nghị định 327/CP
3.2. Đánh giá chung và những vấn đề dặt ra trong phát triển KTTT ở
nước ta.
3.2.1. Nhận xét và đánh giá.
Qua nghiên cứu và khảo sát phát triển KTTT của cả nước chúng tôi có một
số kết luận sau:
- Trong những năm gần đây KTTT đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong
cả nước nhất là ở trung du, miền núi và ven biển.
- KTTT là nhân tố mới trong nông nghiệp và nông thôn (Sản xuất hàng hóa,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế), là con đường tất yếu đề chuyền nông nghiệp tự
cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa lớn.
- Các chủ trang trại với cơ cấu xuất thân rất đa dạng, trong đó chủ trang trại có
nguồn gốc từ nông dân làm ăn giỏi là chủ yếu.
21
- Các chủ trang trại thường khởi sự làm TT từ vốn tự có là chủ yếu, lấy ngắn nuôi
dài.
- Một số TT chọn hướng kinh doanh chính phù hợp với quy hoạch của đại
phương, tạo nên vùng chuyên canh.
- Phát triển KTTT góp phần sử dụng quỹ đất tốt hơn.
- Các TT tạo ra việc làm cho một bộ phân đáng kể nông dân trong nông thôn.
3.2.2. Những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu và giải quyết.
- Về nhận thức và tiêu chí để nhận dạng KTTT.
- Nhà nước còn thiếu chính sách cụ thể khuyến khích phát triển KTTT
- Quỹ đất của TT rất đa dạng, có phần đất còn chưa được giao… làm cho chủ TT
chưa yên tâm đầu tư.
- Sản phẩm của TT có quy mô tương đối lớn nhưng chế biến và thị trường tiêu thụ
còn mang tính cục bộ.
- Trình độ của các chủ trang trại về chuyên môn, nghiệp vụ còn thấp.

- Vốn phát triển TT còn hạn chế do dựa vào vốn tự có.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng ở nông thôn còn yếu nhất là là ở các vùng làm KTTT.
- Sự hợp tác giữa các TT trong sản xuất - KD và tiêu thụ sản phẩm bị hạn chế.
3.3. Quan điểm và giải pháp phát triển KTTTở nước ta.
Để phát huy ưu điểm và khắc phục những hạn chế và mâu thuẫn đang đặt ra
của KTTT cần có các quan điểm và những giải pháp phù hợp nhằm phát triển
KTTT có hiệu quả.
3.1.1.Những quan điểm cơ bản về phát triển KTTT.
KTTT là một trong những hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh hàng
hóa trong nông nghiệp và nông thôn.
Phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế, thực hiện đa
dạng hóa các loại hình TT, nhưng ở nước ta trong những năm tới đặc biệt chú
trọng sự phát triển TT gia đình.
Phát triển đa dạng các loại hình kinh doanh của trang trại theo hướng
tập trung hóa, chuyên môn hóa, phát huy lợi thế so sánh ở mỗi vùng đất nước.
Trong những năm trước mắt tập trung vào phát triển ở vùng trung du, miền núi
và những vùng có quỹ đất nông lâm nghiệp bình quân trên một nhân khẩu cao.
Đẩy mạnh kinh tế hợp tác giữa các trang trại, trang trại và các tổ chức sản xuất
khác trong nông nghiệp, nông thôn.
Phát triển KTTT phải có sự quản lý của Nhà nước.
3.1.2.Một số giải pháp chủ yếu phát triển KTTT.
22
* Về đất đai:
- Hoàn thiện quy hoạch đất đai.
- Tập trung đất đai hình thành các trang trại có quy mô hợp lý.
- Khắc phục trình trạng ruông đất manh mún (dồn điền đổi thửa, …).
- Thừa nhận về pháp lý đất đai là một hàng hóa đặc biệt để có biện pháp tích tụ,
quản lý và sử dụng có hiệu quả.
* Về vốn sản xuất.
- Có sự hỗ trợ vốn của ngân sách cho việc xây dựng các cơ sở hạ tầng như thủy

lợi, giao thông, điện….
- Cho trang trại vay vốn sản xuất kinh doanh.
Phát triển nguồn nhân lực
Thị trường
Khoa học công nghệ
Thuế của trang trại
Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn để phát triển trang trại.
Phát triển công nghệ chế biến nông sản.
Tăng cường quản lý Nhà nước đối với KTTT
3.4. Tiêu chí nhận biết trang trại.
1. Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, sản xuất tổng hợp phải đạt:
a. Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu 3,1 hécta.
b. Có giá trị sản lượng hàng hóa đạt từ 700 triệu đồng/năm trở lên.
2. Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu
đồng/năm trở lên, đồng thời thỏa mãn các điều kiện về quy mô đàn như sau:
a. Chăn nuôi đại gia súc: trâu, bò,…; chăn nuôi sinh sản, lấy sữa có thường xuyên từ
20 con trở lên; chăn nuôi lấy thịt có thường xuyên từ 50 con trở lên; trường hợp có cả
chăn nuôi sinh sản và lấy thịt thì việc thống kê đầu con được tính như sau: quy đổi theo
tỷ lệ 2,5 con thịt bằng 1 con sinh sản và ngược lại.
b. Chăn nuôi gia súc: lợn, dê,…; chăn nuôi sinh sản đối với lợn có thường xuyên từ 30
con trở lên, đối với dê, cừu từ 100 con trở lên; chăn nuôi thịt đối với lợn có thường
23
xuyên từ 100 con trở lên (không kể lợn sữa), dê cừu thịt từ 300 con trở lên; trường hợp
có cả chăn nuôi sinh sản và lấy thịt thì việc thống kê đầu con được tính như sau: quy
đổi theo tỷ lệ 3 con thịt bằng 1 con sinh sản và ngược lại.
c. Chăn nuôi gia cầm: Đối với gà, vịt… thịt: có thường xuyên từ 5.000 con trở lên
(không tính số đầu con dưới 7 ngày tuổi); đối với gà, vịt … đẻ (trứng thương phẩm,
con giống…) có thường xuyên từ 2.000 con trở lên; trường hợp có cả chăn nuôi đẻ và
lấy thịt thì việc thống kê đầu con được tính như sau: quy đổi theo tỷ lệ 2,5 con sinh sản
và ngược lại.

d. Đối với cơ sở chăn nuôi nhiều loại gia súc, gia cầm thì tiêu chí để xác định kinh tế
trang trại là giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu đồng/năm trở lên.
3. Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 hécta và giá
trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên.
4. Đối với trang trại nuôi trồng thủy sản theo hình thức lồng bè thì tiêu chí xác
định là giá trị sản lượng hàng hóa đạt từ 700 triệu đồng/năm trở lên.
3.5. Chủ trang trại.
Số đông là các “lão nông tri điền”, là những người nông dân không cam chụi
cảnh sống nghèo túng.
Là bộ đội giải ngũ, phục viên về địa phương,
Những nông, lâm trường viên am hiểu về một số đặc tính một số cây con,
Là những cán bộ hưu trí có kinh nghiệm và còn sức khoẻ,
Một số công chức Nhà nước có điều kiện.
Họ giống nhau
- Chấp nhận rủi ro, có ý chí và quyết tâm làm giầu bằng con đường
sản xuất nông nghiệp,
- Có một số vốn ban đầu,
- Sản xuất chủ yếu bằng kinh nghiệm.
Chủ trang trại làm gì?
Hiện nay chủ trang trại vừa là người lao động quản lý, vừa là người lao động
sản xuất:
- Ở góc độ quản lý dó là việc quyết định mục tiêu sản xuất cái gì? quản lý các
yếu tố như thế nào? có vị trí quan trọng đối với thành công hay thất bại của
trang trại Nó thể hiện vai trò người chủ trang trại. Trả lời câu hỏi sản xuất cái
gì?, sản xuất bao nhiêu? sản xuất cho ai?
24
- Ở góc độ sản xuất kinh doanh chủ trang trại phải có kiến thức sản xuất kinh
doanh, phải hiểu biết kỹ thuật cần thiết về cây con, đất đai Trả lời câu hỏi sản
xuất như thế nào có hiệu quả?
Để làm tốt cả hai chức năng quản lý và sản xuất chủ trang trại phải nắm

được những vấn đề gì?
- Những mục tiêu để tổ chức sản xuất c
ủa trang trại
- Tổ chức các yếu tố sản xuất
Mục tiêu kinh tế - Tối đa hoá lợi nhuận
Trang trại là một cơ sở sản xuất- kinh doanh nên mục tiêu sản xuất -kinh
doanh của trang trại cũng giống các cơ sở sản xuất khác là tối đa hoá lợi nhuận,
đây là mục tiêu cơ bản của trang trại.
Để đạt mục tiêu này người chủ trang trại phải thường xuyên chăm lo đến
trang trại, sử dụng các yếu tố sản xuất và tổ chức sản xuất có hiệu quả. Mặt khác
chỉ đạt được chỉ tiêu này thì trang trại mới tồn tại trong cơ chế thị trường.
Chuyển nền nông nghiệp tự túc, tự cấp sang nền nông nghiệp sản
xuất hàng hoá, góp phần xây dựng công nghiệp hoá hiện và đại hoá nông
nghiệp nông thôn.
CNH & HĐH nông nghiệp đó là nền nông nghiệp hàng hoá
Mục tiêu này thể hiện đặc trưng của trang trại, thể hiện sự khác của trang trại
với hộ nông dân. Nếu chúng ta có nhiều trang trang trại, nền nông nghiệp của
nước ta không là nền sản xuất tư cấp tự túc.
Trang trại tạo ra công ăn việc làm, giảm bớt lao động dư thừa của nông
nghiệp.
Quy mô phát triển của trang trại phát triển dẫn đến mỗi trang trại là những
đơn vị kinh tế mạnh của địa phương.
“ Kinh tế trang trại thức tỉnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, phát huy
được trí tuệ của một lớp người thông minh, có ý chí, có dũng khí vốn đã bị
ràng buộc bởi kinh tế hộ nay thoạt được để vươn lên. Phải nói đó là sự phát
triển đột phá, là những đóng góp rất đáng quý! Hiệu quả đạt được không chỉ
cho bản thân họ mà còn làm đầu tầu kéo nông dân đi vào con đường sản xuất
hàng hoá lớn” Phó thủ tướng Nguyễn Công Tạn.
3.6. Những yếu tố ảnh hường dến SX-KD của trang trại
3.6.1. Quy luật tự nhiên

25

×