Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Kiến thức ''''vàng'''' cho mẹ trẻ chăm bé (P.2) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.06 KB, 3 trang )

Kiến thức 'vàng' cho mẹ trẻ chăm bé (P.2)
Eva xin tiếp tục chia sẻ với cha mẹ trẻ, đặc biệt là những ai làm cha mẹ lần đầu
những 'khám phá' thú vị về bé sơ sinh.
1. Đầu to
Tỷ lệ cơ thể của bé mới sinh hoàn toàn khác với người lớn. Đầu của bé mới sinh
chiếm tới 1/4 chiều dài cơ thể, trong khi của người lớn chỉ có 1/8. Trong ba tháng
đầu đời, số đo vòng đầu của bé lớn hơn số đo vòng ngực. Không nên hoảng sợ vì
điều này, bé sẽ không trở thành “kẻ đầu to” đâu vì trong những tháng tiếp theo tỷ lệ
cơ thể sẽ dần dần thay đổi.
2. Đừng vội mong đợi bé cười
Có những bé có thể biết nhoẻn miệng cười từ rất sớm, nhưng có những bé phải
ngoài 6 tuần tuổi mới biết cười hay có những biểu hiện giao tiếp khi bạn trò
chuyện. Cho tới lúc đó, bạn sẽ có cảm giác như mình đang làm việc cho một “ông /
bà chủ” chỉ-biết-than-phiền! Để không bị stress và bực tức vì chuyện này, hãy nhớ
rằng mọi nỗ lực của bạn sẽ không bị uổng phí, bởi bé vẫn sẽ cảm nhận được sự kết
nối với cha mẹ và thấy gắn bó với những ai hay trò chuyện, chơi đùa với mình.

Trên cơ thể bé sơ sinh sẽ có khá nhiều điểm khác lạ, cha mẹ trẻ có thể chưa biết.
(Ảnh minh họa).
3. Vòng đầu
Vòng đầu của em bé lớn, không cân đối với kích cỡ, chiếm tới ¼ chiều dài cơ thể.
Em bé càng nhỏ thì đầu càng lớn so với phần cơ thể còn lại. Vòng đầu trung bình
của em bé sơ sinh vào khoảng 35cm. Việc đo vòng đầu được coi là một phần chính
yếu trong việc khám một em bé, vì sự phát triển của cái đầu phản ánh sự phát triển
của bộ não. Một số đo vòng đầu lớn hay nhỏ quá một cách bất thường có thể là dấu
hiệu một tình trạng bất thường của não bộ.
4. Ngực và bụng
Vòng ngực của em bé sẽ nhỏ hơn vòng đầu. Bụng của bé có thể trông như rất lớn
và căng nữa, tuy nhiên do các cơ bắp ở bụng còn yếu nên điều đó không có gì là lạ.
5. Các tã lót đầu tiên
Phân và nước tiểu của em bé có lẽ còn lạ với bạn và nếu em bé của bạn là bé gái,


thì thậm chí có thể thấy có chút tiết dịch từ âm hộ. Tất cả những dấu hiệu ấy không
nhất thiết có nghĩa là có điều gì đó bất ổn.
6. Nhiều tóc hoặc ít tóc
Số lượng và màu tóc của trẻ sơ sinh có liên quan chặt chẽ tới chế độ dinh dưỡng
của mẹ trong quá trình mang thai cũng như các yếu tố di truyền của gia đình. Do
vậy, nếu khi sinh ra, trẻ ít tóc hoặc màu tóc không đen thì bạn cũng chớ nên lo
lắng.
Nếu thấy tóc trẻ quá ít, kèm theo đó là các hiện tượng như đổ mồ hôi nhiều, hay
hoảng sợ khi ngủ, ngủ ít, bỏ ăn… thì bạn nên cho trẻ đi khám bác sỹ để có được lời
khuyên hợp lý. Vì khi đó, rất có thể trẻ đang bị thiếu canxi, thiếu sắt hoặc thiếu
máu.
7. Dụi mắt, cọ tai
Trước 6 tháng tuổi, trẻ thường dụi mắt, cọ tai khi thấy mệt mỏi hoặc ngứa ngáy,
khó chịu. Sau đó, trẻ thấy việc dụi mắt hoặc tai khiến chúng cảm thấy thoải mái
hơn vì đây là 2 bộ phận rất nhạy cảm của cơ thể.

Khi nhận thấy bé bắt đầu có dấu hiệu cọ tai, dụi mắt, bạn nên ru bé một giấc ngủ
ngắn để tiếp thêm năng lượng cho bé. Đặc biệt lưu ý nếu bé thường xuyên cọ tai
khiến tai nóng ran, thì rất có thể em bé nhà bạn đang bị nhiễm trùng tai. Trong
trường hợp này, bạn cần đưa bé đến bác sĩ nhi khoa để kịp thời điều trị.
Hạ Chi (Tổng hợp)

×