Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Đ tài: Chu trình yêu thực hiện để đạt được một chương trình tài chính vi mô hoặc tín dụng vi mô hiệu quả pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.3 KB, 7 trang )

Đề tài: Chu trình yêu cầu thực hiện để đạt được một chương trình tài chính vi mô, hoặc
tín dụng vi mô hiệu quả
DANH SÁCH NHÓM 9
STT HỌ TÊN LỚP MSV GHI CHÚ
1 PHẠM VĂN THỤC KTNNA-K55 552726 NHÓM TRƯỞNG
2 VŨ THANH TÙNG KTNNA-K55 552739
3 ĐINH THỊ HUYỀN KTNNA-K55 552677
4 NGUYỄN VĂN HOÀNG KTNNA-K55 552669
5 BÙI VIỆT ĐỨC KTNNB-K54 541874
6 ĐÀM THỊ THÙY TRANG KTNNB-K54 541937
7 TÔ THỊ XUYẾN HOA KTNNB-K54 541891
8 PHẠM THỊ THU KTNNB-K55 552840
9 TRỊNH THỊ HIỀN KTNNB-K55 552776
10 HÀ THỊ VIỆT NGA KTNNB-K55
11
A. MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.3 phương pháp nghiên cứu
II.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1 TỔNG QUAN VỀ TCVM
2.1.1 Khái niệm về TCVM
2.1.2 Đối tượng của TCVM
2.1.3 Tổ chức tài chính vi mô
2.1.4 Quan điểm xưa và nay về tín dụng vi mô
2.2 TIẾN TRÌNH ĐỂ TCTCVM ĐẠT ĐƯỢC MỘT CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG
VI MÔ HIỆU QUẢ
2.2.1 Marketing
2.2.2Quy trình ứng dụng cho vay
2.2.3 Giám sát khoản nợ


2.2.4 Chi phí hoạt động
III. KẾT LUẬN
B. NỘI DUNG
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, lĩnh vực tài chính vi mô đã rất phát triển trên thế giới. Và các phương
pháp của TCVM đã tỏ ra hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ nghèo đói, thu hẹp
khoàng cách giàu nghèo tại các nước phát triển cũng như đang phát triển.
Tại Việt Nam, TCVM đã trở nên rất phát triển trong các năm gần đây, và góp phần cải
thiện đáng kể trong việc giảm nghèo đói. Các chương trình TCVM hiệu quả là mục tiêu
của các TCTCVM . Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này trên thế
giới và phát hiện ra nhiều nhân tố có ảnh hưởng đến tính hiệu quả của các
chương trình TCVM. Các tổ chức TCVM tại Việt Nam hiện nay cũng đã phát
triển, tuy nhiên vẫn chưa thực sự hoàn thiện, có rất nhiều các chương trình TCVM
không hiệu quả nên chúng tôi xin nghiên cứu về đề tài này
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định thế nào là TCVM và Tín dụng vi mô, tiến trình để thực hiên 1 chương trình
TCVM,TDVM hiệu quả
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp thống kê
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1 TỔNG QUAN VỀ TCVM
2.1.1 Khái niệm TCVM
Tài chính vi mô (Microfinance) thường được định nghĩa là các dịch vụ tài
chính cho người nghèo và khách hàng có thu nhập thấp. Theo Ngân hàng phát triển
Châu Á - ADB cho rằng “Tài chính vi mô là việc cung cấp một loạt các dịch vụ tài
chính như nhận tiền gửi, cung ứng khoản vay, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền và
bảo hiểm cho người nghèo và hộ gia đình có thu nhập thấp và các doanh nghiệp
nhỏ của họ”

Trong thực tế, thuật ngữ này thường được sử dụng theo nghĩa hẹp để chỉ các
khoản vay và các dịch vụ khác từ các định chế gọi là “tổ chức tài chính vi
mô” (Microfinance Institutions). Các tổ chức này thường sử dụng các phương pháp
đã được phát triển trong 30 năm qua để cung cấp các khoản vay rất nhỏ cho khách
hàng không có thu nhập thường xuyên, không có thu nhập hoặc thu nhập rất
nhỏ, mà không yêu cầu có tài sản thế chấp hoặc nếu có thì rất nhỏ. Những phương
pháp này bao gồm cho vay và chịu trách nhiệm theo nhóm , sau đó tăng dần dần các
khoản cho vay, đảm bảo sẵn sàng cung cấp các khoản vay cho khách hàng trong
tương lai nếu các khoản vay hiện nay được khách hàng hoàn trả đầy đủ, kịp thời.
Cũng có thể dễ dàng nhận thấy rằng, các khoản tín dụng được cung ứng bởi TCVM
thường có giá trị nhỏ. Đây cũng có thể được coi là các đặc trưng cơ bản của TCVM.
Nói rộng ra, TCVM là một phong trào trên thế giới mà trong đó các hộ gia
đình có thu nhập thấp được tiếp cận thường xuyên với các dịch vụ tài chính chất
lượng cao, để tài trợ cho hoạt động sản xuất và mua sắm tài sản nhằm đảm bảo tạo
ra thu nhập ổn định tiến tới ổn định tiêu dùng, và bảo vệ chống lại rủi ro. Những
dịch vụ của TCTCVM này không chỉ giới hạn là tín dụng, mà còn bao gồm tiết
kiệm, bảo hiểm, và chuyển tiền
2.1.2 Đối tượng của TCVM
TCVM chủ yếu phục vụ cho khách hàng là người nghèo và người thu nhập thấp
không được tiếp cận với các tổ chức tài chính chính thức. Khách hàng của
TCVM thường tự làm chủ doanh nghiệp nhỏ, hộ gia đình kinh doanh, các cửa hàng nhỏ
lẻ, bán hàng rong, sản xuất thủ công, và cung cấp dịch vụ quy mô nhỏ, các hộ nông dân
…ở khắp các khu vực từ nông thôn đến thành thị. Hiện nay TCVM còn hướng
tới phục vụ cho học sinh, sinh viên với các khoản vay hổ trợ giáo dục và cung
cấp nhiều dịch vụ khác hổ trợ đối tượng khách hàng này.
2.1.3 Tổ chức TCVM
2.1.3.1Khái niệm tổ chức tài chính vi mô
Tổ chức tài chính vi mô là các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính cho người
nghèo. Định nghĩa này rất rộng bao gồm một loạt các nhà cung cấp có thay đổi
trong cấu trúc tổ chức tín dụng và tính chất pháp lý của họ. Tuy nhiên tất cả

cácTCTCVM có đặc điểm chung là đều cung cấp dịch vụ tài chính cho khách hàng là
những người nghèo. Do đó, mức rủi ro của họ cao hơn so với các khách hàng ngân hàng
truyền thống. Trong thập niên 1970 và thập niên 1980, phong trào doanh nghiệp
siêu nhỏ dẫn đến sự xuất hiện của các tổ chức phi chính phủ (Non
GovernmentOrganizations - NGOs) cung cấp các khoản vay nhỏ cho người nghèo. Ngày
nay các TCTCVM đã phát triễn khá rộng và đa dạng về hình thức cũng như tính chất sỡ
hữu như đã nói ở trên, bao gồm hợp tác xã, tổ chức phát triển cộng đồng như các
nhóm hổ tương và tín dụng công đoàn , các ngân hàng thương mại và ngân hàng
nhà nước, ngân hàng chính sách, các công ty bảo hiểm và công ty tín dụng…
2.1.3.2 Các sản phẩm – dịch vụ của TCTCVM
Trước đây, khi người nghèo cần tiền họ thường nhờ tới các mối quan hệ xã
hội để tiếp cận những dịch vụ cho vay không chính thức và những khoản vay này
thường có chi phí cao và không đảm bảo. Ngoài ra người nghèo không thể tiếp cận
được các dịch vụ tài chính chính thức khác. Nhưng trong 30 năm trở lại đây,
các loại dịch vụ tài chính cung cấp cho người nghèo đã xuất hiện. Các TCTCVM đã
triển khai cung ứng các dịch vụ tài chính dành cho người nghèo. TCTCVM giúp
cho người nghèo tiếp cận với các dịch vụ tài chính cơ bản như cho vay, tiết
kiệm, dịch vụ chuyển tiền và bảo hiểm vi mô. Những người nghèo cũng cần nhiều
dịch vụ tài chính đa dạng cho hoạt động kinh doanh của họ, mua sắm tài sản, tiêu
dùng, và quản lý rủi ro.
Các TCTCVM liên tục gia tăng sản phẩm của họ và cải tiến phương
pháp và dịch vụ của họ. Những người nghèo đã chứng tỏ khả năng hoàn trả vốn vay
họ, và muốn tiếp cận các khoản vay sau đó. Các sản phẩm cung cấp các khoản
vay vốn lưu động cho doanh nghiệp nhỏ, cho vay với mục đích phục vụ cho giáo
dục (chủ yếu tập trung vào sinh viên và học sinh) và để trang trải các trường hợp
khẩn cấp …ngày càng được mở rộng. Cùng với việc cung cấp các khoản vay thì dịch vụ
chuyển tiền, các dịch vụ
ngân hàng, tiết kiệm và tư vấn rủi ro… trong TCVM là những dịch vụ giúp các
TCTCVM có thể tiếp cận với những người nghèo và giúp họ có được tiềm lực tài
chính ổn định và tốt nhất để tạo ra thu nhập ổn định và thoát khỏi cuộc sống nghèo

đói.
2.1.4. Quan điểm xưa và nay về tín dụng vi mô
2.1.4.1. Quan điểm trước đây
Theo quan điểm cũ, tín dụng vi mô là dịch vụ tài chính mang tính từ thiện
được tài trợ bởi chính phủ hay các tổ chức xã hội. Tuy nhiên, mặt trái của quan
điểm này dần dần bộc lộ. Chi phí cho hoạt động này là rất lớn; bên cạnh đó,
tín dụng vi mô mang tính chất từ thiện… đã dẫn tới suy nghĩ lệch lạc cho rằng chỉ có
chính phủ mới là người tham gia hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực này. Theo
đó, người nghèo bị đánh giá tiêu cực như: họ không có trình độ học vấn, không
biết cách sử dụng tài chính một cách hợp lý, và thậm chí có luồng tư tưởng cho rằng dù
trợ giúp đến đâu họ mãi mãi vẫn là người nghèo.
Những nhận định sai lệch trên làm tín dụng vi mô trở thành hoạt động không có khả
năng sinh lời, kiềm hãm sự phát triển của ngành này cho đến khi có luồng
quan điểm mới thay thế.
2.1.4.2. Quan điểm hiện đại về TCVM
Hiện nay, trên thế giới xuất hiện một luồng quan điểm mới về tín dụng vi mô
với bản chất có những khác biệt nổi bật sau :
Thứ nhất, dân số thế giới ngày càng tăng nhanh chóng cùng với sự phát triển
kinh tế không đồng đều giữa các khu vực, người dân rơi vào tình trạng nghèo đã đạt
tới đơn vị tỷ. Không có tổ chức nào, ngành nào, thậm chí là chính phủ có thể giải
quyết triệt để vấn đề này. Bản thân họ phải tự tìm đường để cải thiện cuộc sống bản
thân.
Thứ hai, hầu hết người nghèo đều có mong muốn vượt khó. Nếu có điều kiện
kiếm ra tiền một cách hợp pháp, họ không chỉ giúp bản thân mình vươn lên mà còn
thúc đẩy xã hội phát triển. Những khoản vốn mà họ vay trước đây sẽ được trả lại đủ.
Tuy nhiên vẫn còn tâm lý trốn tránh trách nhiệm trả nợ nhưng vẫn có cách kiểm
soát điều này.
Thứ ba, các TCTCVM bây giờ không còn như là một tổ chức từ thiện nữa.
Nó sẽ đóng vai trò là trung gian tài chính cung cấp vốn cho người nghèo. Do đó, các
tổ chức này sẽ chuyển sang hoạt động như tổ chức kiếm lợi nhuận. . Ngoài ra

tín dụng vi mô nên là tư nhân, tránh sử dụng trợ giá của nhà nước để không sa vào họat
động kém hiệu quả do tham nhũng, cho vay nhầm đối tượng để hưởng chênh lệch
lãi suất.

2.2 TIẾN TRÌNH ĐỂ TCTCVM ĐẠT ĐƯỢC MỘT CHƯƠNG
TRÌNH TÍN DỤNG VI MÔ HIỆU QUẢ
2.2.1 Marketing
Marketing là một vấn đề khá quan trọng cho TCTCVM để quảng bá hình ảnh
của mình. Marketing giúp TCTCVM tiếp cận tới những người có nhu cầu vay vốn. Bản
thân các TCTCVM không nhận các khoản tiền gửi không chính thức trước khi có cái
nhìn toàn diện về khách hàng tiềm năng. Họ cần phải thu hút nhiều người đi vay hơn và
xây dựng cho mình lượng khách hàng cơ bản. Có nhiều phương pháp marketing
như: thu hút cho vay đổi mới đối với những người đi vay hiện tại, marketing đến
những khách hàng trong thị trường mục tiêu, quảng cáo đại chúng…
2.2.2Quy trình ứng dụng cho vay
 Nghiên cứu sơ bộ
Người nộp đơn sẽ trả lời một danh sách ngắn câu hỏi - xác định xem có đủ tư
cách để vay hay không – dưới sự hướng dẫn của TCTCVM. Việc này sẽ giúp
TCTCVM xác định những đơn nào có thể chấp nhận.
 Phỏng vấn.
Trong buổi phỏng vấn này, mục tiêu chính là xem xét việc vay vốn là có hợp
pháp hay không và người đi vay có đủ khả năng trả nợ không. Thống kê dòng tiền
là một nhiệm vụ quan trọng, tuy nhiên những dữ liệu này thường bị bên vay cung cấp
không đầy đủ, hay thiếu tính chính xác. Kết quả, do có quá nhiều thông tin
không được chuẩn hóa, thời gian bỏ qua cho quy trình này không tương xứng
với thị trường cho vay chính thức.
Những nhân viên TCTCVM thường giúp đỡ những người đi vay cấu trúc lại tài
chính của mình cùng lúc với việc bắt đầu cho vay. Tuy nhiên cũng có nhiều
người đi vay đã không yêu cầu sự giúp đỡ kỹ thuật này, do đó dẫn đến càng
làm tăng thêm mức độ phức tạp trong việc kinh doanh.

Những người đi vay tín dụng vi mô thường không có tài sản để thế chấp,
thay cho điều đó TCTCVM yêu cầu lãi suất cao hơn qua sự đảm bảo từ những
người đồng ký tên. Mối quan hệ này có thể được tiếp tục thắt chặt hơn thông
qua một khu vực trong đó hoạt động kinh doanh của người nộp đơn bị giám sát.
Điều này giúp tích lũy thông tin tuy nhiên cũng gây ra nhiều áp lực về mặt thời gian.
 Bảo hiểm và chấp nhận
Bước tiếp theo của quy trình là khoản cho vay sẽ được tiếp tục kiểm tra bởi
một nhà bão lãnh, để chắc rằng khoản vay là một bổ sung tích cực vào danh
mục đầu tư cho vay.
Sự phát triển các phương pháp tính toán sẽ góp phần cải thiện chất lượng của
danh mục đầu tư, tuy nhiên cũng tạo ra chi phí khá lớn. Đối với những khoản cho vay
vừa và lớn hơn có một điểm tối ưu về chi phí. Lợi ích cận biên của việc nâng cao chất
lượng danh mục đầu tư là đáng kể so với chi phí cận biên của việc áp dụng tín dụng. Tuy
nhiên với những khoản cho vay nhỏ thì không tồn tại điểm cân bằng,TCTCVM có thể
giải quyết vấn đề này bằng cách đẩy nhanh thủ tục, cắt giảm chi phí không cần thiết.
2.2.3 Giám sát khoản nợ
Việc giám sát sau khi cho vay là rất quan trọng đối với việc giảm thiểu tổn thất.
Trái ngược với quá trình đăng ký tín dụng – cố gắng ngăn chặn trước những vi phạm của
người đi vay bằng cách đánh lãi suất cao – giám sát giảm thiểu tác động kinh tế của nợ
quá hạn một khi người đi vay đã rơi vào nợ.
Khi tiếp tục cấp tín dụng cho một khách hàng cũ thì sẽ giảm đi chi phí
rất nhiều do đã có các số liệu từ các khoản đi vay trước của khách hàng này. Tuy nhiên,
điều này tạo thêm thách thức cho nhiều TCTCVM. Họ tạo điều kiện cho khách
hàng tiếp cận các ngân hàng thương mại chính thống, mà sẽ không cho phép các
TCTCVM thu bất kỳ khoản thanh toán thêm nào từ khách hàng.
2.2.4 Chi phí hoạt động
Đối với TCTCVM có thể tự bền vững, mỗi số dư nợ phải đóng góp một
lượng tương đương với chi phí hoạt động. Chi phí hoạt động được định hướng chủ
yếu bởi quy mô của danh mục đầu tư cho vay mà TCTCVM đang theo đuổi.
Sau đây là bảng kết quả thu thập được của các tác giả về chi phí hoạt động

cần thiết để duy trì một danh mục cho vay bền vững với 5 quy mô danh mục của tổ
chức là : $500,000 $1,000,000 ; $5,000,000 ; $10,000,000 ; $20,000,000
Nguồn: “The Question of Sustainability for Microfinance Institutions ”. Journal of
Small Business
Bảng này cho thấy rằng chi phí hoạt động tăng với tốc độ chậm hơn so với
tốc độ danh mục cho vay phát triển, do đó giảm chi phí phân bổ khi TCTCVM đạt
được quy mô. Chẳng hạn, một TCTCVM có danh mục đầu tư $500,000 sẽ phải chịu
chi phí gián tiếp chiếm 26% nhưng khi đạt tới danh mục đầu tư $20,000,000 thì
TCTCVM chỉ chịu chi phí gián tiếp khoảng 6%. Chi phí gián tiếp đại diện cho chi
phí liên quan đến hoạt động chung và không trực tiếp liên kết với bất kỳ loại hình
cho vay đơn lẻ
III. KẾT LUẬN
Việc phát triển các TCTCVM là điều rất cần thiết, điều đó sẽ tạo nên một
thị trường TCVM phát triển đồng nghĩa sẽ có các chương trình TCVM hiệu quả.
C ác tổ chức TCVM phải tuân thủ theo tiến trình như trên và phải thực hiện tốt ở
tất cả các giai đoạn mới có thể có những chương trình TCVM hiệu quả được
Một môi trường kinh tế tự do, phát triển theo hướng thị trường có lẽ là một
môi trường kinh tế tốt nhất cho các TCTCVM phát triển và đạt được hiệu quả
trong các chương trình TCVM hay tín dụng vi mô hiệu quả. Do đó, các chính
phủ cần phải xem xét và tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển bền vững
của các TCTCVM, nếu muốn tăng cường hiệu quả xóa đói giảm nghèo của các
TCTCVM.

×