Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tìm hiểu bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.38 KB, 3 trang )

Tìm hiểu bài Chuyện chức phán sự
đền Tản Viên




1. Thể loại
Truyền kì là một thể văn xuôi tự sự thời trung đại mà khi viết tác giả thường
đưa vào những yếu tố hoang đường, kì lạ. Qua câu chuyện về thánh thần, ma quỷ,
truyền truyền kì thường phản ánh hiện thực, thể hiện tư tưởng và thái độ của người
viết về cuộc sống và con người.
2. Tác giả
Nguyễn Dữ (? ?), sống vào khoảng thế kỉ XVI, người xã Đỗ Tùng, huyện
Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Ông xuất thân trong gia đình
khoa bảng (cha đỗ Tiến sĩ đời Lê Thánh Tông), là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm và
bạn học của Phùng Khắc Khoan, từng đi thi và đã ra làm quan nhưng không bao lâu
thì từ quan về ở ẩn. Với Truyền kì mạn lục, ông đã đóng góp rất quan trọng cho sự
phát triển của văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam.
3. Tác phẩm
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là câu chuyện có pha nhiều yếu tố hoang
đường. Đó là câu chuyện về một người tên là Ngô Tử Văn, tính tình ngay thẳng, ghét
sự gian tà. Trước sự tác oai tác quái của linh hồn tên tướng phương Bắc bại trận, Tử
Văn đã đốt đền. Tử Văn về gặp Diêm Vương được xử không có tội, đòi lại được ngôi
đền cho Thổ thần. Tử Văn sống lại nhưng một tháng sau lại đột ngột qua đời và được
trở thành quan phán sự.
Qua câu chuyện của Ngô Tử Văn, người viết ca ngợi những người trung thực
ngay thẳng, khẳng định niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ thắng gian tà. Tác
phẩm thể hiện những đặc trưng tiêu biểu cho nghệ thuật viết truyện truyền kì của các
nhà văn trung đại.
4. Cách đọc
Đoạn đầu đọc chậm, từ "Tử Văn vâng lời" đến "vào ngục Cửu U" đọc nhanh,


dồn dập thể hiện cao trào của câu chuyện. Cần thể hiện sự khác biệt giữa lời nhân vật
và lời người kể. Đoạn cuối đọc giọng bình luận.
* Lời bình:
1. Truyền kì mạn lục (quyển sách ghi chép rộng rãi những chuyện lạ truyền ở
đời) là một tập truyện ngắn chữ Hán gồm 20 truyện. Tất cả đều được viết bằng văn
xuôi nhưng có xen văn biền ngẫu và thơ ca. Trừ chuyện Cuộc nói chuyện thơ ở Kim
Hoa, các truyện còn lại đều có lời bình, có thể là của người đời sau. Nội dung của các
lời bình chủ yếu nhằm vào phẩm chất đạo đức của các nhân vật (theo quan điểm của
người viết).
Là một tập truyện ngắn được viết trong nhiều năm, Truyền kì mạn lục, dưới
hình thức pha trộn những yếu tố hiện thực với những yếu tố hoang đường, kì ảo đề
cập đến nhiều phương diện của đời sống xã hội, dựng nên những bức tranh sinh hoạt
của nhiều tầng lớp xã hội khác nhau ; đặc biệt là tác giả đã bước đầu chú ý đến số
phận và sự phản kháng của những con người bị dập vùi trong xã hội.
(Bùi Văn Nguyên, Văn học Việt Nam, Sđd)
2. Truyện đã diễn tiến theo tình tiết của một cuộc xung đột, nổ ra ngay từ đầu,
tiếp tục gay gắt thêm mãi cho đến điểm đỉnh mới từ đó mở nút và giải quyết. Hành
động kịch với kịch tính ở chi tiết, với kịch biến những chỗ bản lề, đều được sử dụng
với tất cả hiệu lực, dựa trên tính cách nhân vật ngày càng rõ nét, khiến cho truyện, qua
từng màn từng cảnh, không ngừng gây được hứng thú cho người đọc. Cho đến hình
tượng bay bổng cuối cùng cũng là một lời ca ngợi lí tưởng, đẹp đẽ và thấm thía. Đức
cương trực, lòng nghĩa khí, gan chiến đấu trong truyện đến nay vẫn là một bài học
nhân sinh quý báu.

×