Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua trao duyên , nỗi thương mình , tình cảnh lẻ loi pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.1 KB, 5 trang )

Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua trao
duyên , nỗi thương mình , tình cảnh lẻ loi




Nhà thơ Huy Cận từng viết :
" Chị em tôi toả nắng vàng lịch sử
Nắng cho đời nên cũng nắng cho thơ "
Có thể nói, ngày nay, vị trí của người phụ nữ đã đc đề cao, tôn vinh. Hình ảnh
người phụ nữ Việt Nam hiện diện ở nhiều vị trí trong cuộc đời và đã để lại nhiều hình
ảnh bóng sắc trong văn thơ hiện đại. Nhưng thật đáng tiếc thay, trong xã hội cũ người
phụ nữ lại phải chịu một số phận đầy bị kịch và đáng thương:
" Đau đớn thay thân phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung "
Câu thơ trên đã hơn một lần xuất hiện trong sáng tác của đại thi hào Nguyễn
Du giống như một điệp khúc rùng rợn. Chả thế mà chị em miền núi lại than rằng "
Thân em chỉ là thân con bọ ngựa, chao chược mà thôi ! ", còn chị em miền xuôi lại
than mình như con ong cái kiến. Đây không phải là một lời nói quá mà điều này lại
được thể hiện khá phổ biến trong văn học Việt Nam, trong " Bánh trôi nước " của Hồ
Xuân Hương, trong Truyền Kì mạn lục, đặc biệt là trong Đọc Tiểu Thanh Kí ( Nguyễn
Du ) , các đoạn trích Chinh Phụ Ngâm ( Đặng Trần Côn + Đoàn Thị Điểm ) và Cung
Oán Ngâm ( Nguyễn Gia Thiều ).
Thời đại phong kiến trọng nam khinh nữ, đầy rẫy những sự bất công oan trái.
Bị ảnh hưởng và phải chịu đựng nhiều nhất chính là người phụ nữ. thế nhưng, những
người phụ nữ ấy vẫn luôn xinh đẹp, na, giàu lòng thương yêu và hết mực quan tâm
đnế mọi người xung quanh. Ta có thể bắt gặp lại hình ảnh của họ qua các tác phẩm
văn học dân gian và văn học trung đại Việt Nam.
Người phụ nữ ngày xưa xuất hiện trong văn học thường là những người phụ nữ
đẹp. Từ vẻ đẹp ngoại hình cho đến tính cách. Đều là đẹp nhưng mỗi người lại mang
một vẻ đẹp khác nhau, mỗi thân phận có một đặc điểm ngoại hình riêng biệt.Trong tác


phẩm " Bánh trôi nước" của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, hiện lên hình ảnh người con gái
"vừa trắng lại vừa tròn", một người mang vẻ bề ngoài đầy đặn, tròn trịa. Đó là vẻ đẹp
tự nhiên, dân dã, không chăm chút mà mộc mạc, tự nhiên nhưng không kém phần
duyên dáng với làn da trắng mịn màng. Đấy chính là vẻ đẹp của người con gái lao
động hay lam hay làm, đầy mạnh mẽ chốn thôn quê. Ta cũng bắt gặp người phụ nữ
như thế xuất hiện trong "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ. Vũ Thị
Thiết cũng giống như cô gái trong "Bánh tôi nước", là một người phụ nữ tư dung tốt
đẹp, chăm chỉ siêng năng, khiến Trương Sinh phải đem lòng thương mến mà bỏ ra
trăm lạng vàng rước nàng về làm dâu.
Từ những cô gái quê chân chất đến tiểu thư đài các con của viên ngoại "gia tư
nghĩ cũng thường thường bậc trung" đều mang vẻ đẹp thật đáng yêu, đáng quý. Như
Thúy Vân và Thúy Kiều trong tác phẩm lớn của đại thi hào Nguyễn Du "Truyện
Kiều", là hai tiểu thư cành vàng lá ngọc, thông minh xinh đẹp "mai cốt cách, tuyết tinh
thần'. Tuy mỗi người một vẻ nhưng ai cũng vô cùng xinh đẹp, dáng vẻ thanh thoát,
yêu kiều như nhành mai, còn tâm hồn lại trắng trong như băng tuyết, thanh cao, kiều
diễm và quý phái
Những người phụ nữ đẹp là thế, vậy mà đáng tiếc thay họ lại sống trong một xả
hội phong kiến thối nát với bộ máy quan lại mục ruỗng, chế độ trọng nam khinh nữ
vùi dập số phận họ. Càng xinh đẹp họ lại càng đau khổ, lại càng phải chịu nhiều sự
chén ép, bất công. Như một quy luật khắc nghiệt của thời bấy giờ "hồng nhan bạc
phận". Đớn đau thay số phận của nàng Vũ Nương! Chỉ vì muốn con vui, muốn bớt
buồn,giải khuây khi sống cô đon vò võ nuôi con nên nàng đã lấy cái bóng, nói với con
đó là cha. Nhưng nàng đâu thể ngờ, chính điều này đã gây ra cho nàng bao nỗi bất
hạnh, tủi nhục, bị chồng nghi oan mà phải trầm mình xuống sông tự vẫn! với nàng, để
minh oan, không còn cách nào khác nữa. Nàng đã cùng đường mất rồi! Giá như cái xã
hội này có một chút công bằng, để cho lời nói của người phụ nữ có giá trị thì chắc
chuyện đáng tiếc này đã không xảy ra. nàng không phải chịu uất ức, không phải lấy
nước sông để rửa trôi nôõinhơ nhục mà chồng nàng áp đặt.
Vâng, số phận người phụ nữ thời xưa phải chịu bao nhiêu oan khuất, bất hạnh.
Bị vu oan, bị nghi ngờ mà không thể giãi bày, không thể minh oan cho bản thân. Số

phận của họ ở thế bị động, phải phụ thuộc vào người khác - những gã đàn ông chỉ lấy
phụ nữ làm thứ mua vui, tiêu khiển. Họ không làm chủ đựoc số phận của chính họ:
"Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày"
"Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai"
Những câu ca dao than thân của người phụ nữ với cụm từ bắt đầu quen thuộc
"Thân em ". Số phận người phụ nữ, lúc thì như "hạt mưa sa", lúc thi như "tấm lụa
đào" Dù được dân gian ví với điều gì, thì người phụ nữ cũng đều chung một số phận
đau khổ gian nan. Họ không biết sẽ sống ra sao, sẽ bị dòng đời đưa đẩy trôi nổi đến
phương trời nào? Sẽ sống sung sướng nơi "đài các" hay lại làm lụng vất vả nơi "ruộng
cày"? Đối với họ, quãng đời phía trước vô cùng mịt mù, chẳng biết được điều gì sắp
xảy đến, sẽ "vào tay ai" Có khi lấy phải người chồng vô dụng, người phụ nữ yếu
đuối sẽ phải chịu nhiều cực khổ
Trong văn học trung đại Việt Nam khi viết về người phụ nữ, một mặt vẫn có sự
kế thừa tư tưởng của văn học dân gian, song mặt khác, “Hồng nhan bạc phận” cũng
được xem là tư tưởng chủ đạo của các tác giả. Nàng Vũ Nương hiếu thảo, đảm đang,
chung thuỷ thì bị ngờ oan là ngoại tình, đến nỗi phải lấy cái chết để minh oan - mà khi
chết đi rồi trong lòng vẫn mang nặng nỗi oan uổng đó (Chuyện người con gái Nam
Xương - Nguyễn Dữ). Người cung nữ xinh đẹp, tài hoa, khát khao hạnh phúc thì bị
nhà vua bỏ rơi, sống cô đơn, mòn mỏi, lạnh lẽo nơi cung cấm, chôn vùi tuổi thanh
xuân trong cung điện thâm u (Cung oán ngâm khúc - Nguyễn Gia Thiều). Người phụ
nữ chỉ có một khát vọng rất bình thường là được chung sống cùng với người chồng
thân yêu, song lại rơi vào cảnh đau đớn “tử biệt sinh li”, đằng đẵng chờ đợi không biết
có ngày gặp lại. (Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn). Nàng Kiều của Nguyễn Du xinh
đẹp tài hoa là thế, nhưng lại bị dập vùi trong cảnh "Thanh lâu hai lượt, thanh y hai
lần", liên tiếp bị đầy đọa cả về thể xác lẫn tinh thần để rồi phải thốt lên (thực tế là sự
đầu hàng hoàn cảnh) rằng:
"Thân lươn bao quản lấm đầu
Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa!".

Đây không chỉ là bi kịch của riêng nàng Kiều, mà còn là bi kịch chung của
những người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Mặt khác văn học trung đại Việt Nam,
bước đầu đã phản ánh được quan niệm về con người cá nhân trong xã hội. Nhiều nhân
vật nữ trong giai đoạn này cũng thể hiện sự phản kháng, sự tố cáo xã hội cũ, nêu lên
nhiều suy nghĩ, nhiều quan điểm chống đối lại quan điểm của xã hội phong kiến (tiêu
biểu hơn cả là thơ Hồ Xuân Hương). Đặc biệt văn học đã chú ý khám phá nội tâm
nhân vật. Các tác giả (Nguyễn Dữ, Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương )
khi mô tả người phụ nữ, thường để cho nhân vật bộc bạch trực tiếp những nỗi đau
khổ, những niềm riêng tư (sự tự ý thức về mình): "Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung" (Truyện Kiều - Nguyễn Du),
hoặc bộc lộ những phản ứng:
"Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng
Chém cha cái lấy chồng chung" (Hồ Xuân Hương).
Có thể khẳng định rằng cảm giác mất mát hạnh phúc và nỗi khát khao hạnh
phúc là hai tâm trạng, hai nỗi niềm thường gặp nhất ở các nhân vật nữ trong văn học
trung đại Việt Nam.

×