Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đảo Lý Sơn – Thiên Đường Của Biển Cả ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.96 KB, 7 trang )

Đảo Lý Sơn – Thiên Đường Của
Biển Cả
Thuộc tỉnh Quảng Ngãi, cách đất liền khoảng 24km, với những bãi biển hoang sơ,
những di tích lịch sử chưa chịu sự can thiệp quá sâu của kiến trúc hiện đại. Lý Sơn
như một lá chắn, che gió, che bão cho Quảng Ngãi và là điểm đến hấp dẫn của nhiều
bạn trẻ thích chinh phục và khám phá những vùng đất lạ. Với lịch trình này, bạn nên
sắp xếp cho mình khoảng 2-3 ngày, không tính thời gian di chuyển.

1. Hành trình đến Lý Sơn
Để đến Lý Sơn, cách duy nhất là đi từ bến cảng Sa Kỳ, cách thành phố Quảng Ngãi
20km. Từ thành phố Quảng Ngãi ra cảng Sa Kỳ, bạn có thể đi xe buýt đến. Ngoài ra, bạn
cũng có thể lựa chọn phương tiện khác như xe ôm hoặc taxi. Mỗi một ngày chỉ có một
chuyến tàu cao tốc Sa Kỳ - Lý Sơn lúc 7h30 hoặc 8h sáng. Chính vì thế bạn phải đặt vé,
sắp xếp thời gian để đến cho kịp giờ tàu chạy.
Từ Sài Gòn đến thành phố Quảng Ngãi, có hai cách đến Quảng Ngãi: bằng ô tô tại bến xe
miền Đông, hoặc đi bằng tàu hỏa.

Một góc huyện đảo Lý Sơn.
2. Đi lại trên đảo
Trên đảo lớn (Lý Sơn): Bạn nên thuê xe máy để di chuyển. Do đảo khá nhỏ nên bạn dễ
dàng định hình đượchành trình của mình sau khi tham khảo và hỏi người dân sống trên
đảo.
Ngoài đảo lớn, còn có đảo nhỏ. Nếu bạn muốn đến thăm đảo nhỏ thì đi lúc 8h30, bằng
tàu của ngư dân trên đảo.
Nếu muốn, bạn có thể du ngoạn quanh đảo hoặc từ đảo này sang đảo khác bằng thuyền
hoặc thúng chai; theo ngư dân đánh bắt, khai thác cá mực. Giá cả từng chuyến - cá nhân
hay theo đoàn - có thể thỏa thuận với chủ tàu, đi từng giờ, từng buổi hay cả ngày, ban
đêm.
3. Lưu trú
Ở Lý Sơn nhìn chung ít nhà nghỉ và các nhà nghỉ cũng thuộc dạng bình dân (cả về giá cả
và dịch vụ). Ngoài ra nhà công vụ của huyện đáp ứng được khoảng 30 khách. Bạn có thể


hỏi thông tin ngay trên đảo để tìm cho mình một nơi lưu trú thích hợp.
4. Ăn uống

Món gỏi ngó tỏi - đặc sản của Lý Sơn
Lý Sơn nổi tiếng với các món hải sản cua, ghẹ, mực, ốc có những loại mà không nơi nào
có được, giá cả lại rất rẻ. Nếu như may mắn, bạn có thể bắt gặp các tàu cá về, mua hải sản
tươi sống tại tàu, tươi, ngon, rẻ, màu sắc xinh đẹp. Cớ thể nhờ người dân ở đó nướng hộ
nếu như bạn muốn thưởng thức ngay.
Thú vị nhất, nếu đúng mùa thu hoạch tỏi, bạn còn có dịp thưởng thức món ngó tỏi làm
bằng thân lá tỏi trộn đậu phộng. Và khi về không thể không mua tỏi ở “vương quốc tỏi”
về làm quà. Tỏi ở đây thơm dịu chứ không gắt. Đặc biệt có một thứ tỏi rất hiếm gặp
(được gọi là “tỏi mồ côi”), chỉ có một tép duy nhất, tròn trùng trục, trông rất đẹp mắt.
Rượu tỏi có tác dụng chữa bệnh.
5. Các điểm thăm quan

Một góc đảo Lý Sơn nhìn từ trên cao.
Ngắm núi lửa
Lý Sơn có tới 5 ngọn núi. Người dân ở đây gọi là ngũ hành sơn gồm có núi Thới Lới,
Hòn Tai, Hòn Sỏi, Giếng Tiền, Hòn Vung. Trong 5 ngọn núi, Thới Lới là ngọn cao nhất,
đứng trên đó bạn có thể nhìn được toàn cảnh Lý Sơn. Thời điểm lý tưởng nhất để đi lên
Thới Lới là hoàng hôn. Lên đỉnh Thới Lớn ngắm hoàng hôn rơi thì bạn sẽ thấy, nơi đây
thực sự là một thiên đường của trời và biển.
Chú ý: Bạn sẽ chỉ đứng ở lưng chừng, vì điểm cao nhất là khu vực quân sự, không được
lên trên đó. Nếu ai thích đá bóng thì trên đường lên đỉnh Thới Lớn có một sân cỏ rất xanh
và đẹp.
Di tích lịch sử

Đường vào Chùa hang. Gường đá là chỗ cắm trại rất lý tưởng.
Chùa Hang. Có chỗ để cắm trại rất lý tưởng, là một cái “gường đá” giống như gường của
“Tiểu Long Nữ - trong Thần Điêu Đại Hiệp”.

Chùa Đục. Có bức tượng khổng lồ Phật Quan Âm rất đẹp, đứng bên đảo bé cũng nhìn
thấy bức tượng này. Từ đây phóng tầm mắt nhìn ra biển, thấy trời biển hòa cùng làm một
màu xanh biếc
Đình Lý Hải, đình làng An Vĩnh, các đền thời các họ tộc của các vị tiền hiền đầu tiên ra
đảo Lý Sơn, tượng đài Đội Hoàng Sa Bắc Hải kiêm quản Vạn Lý Trường Sa bảo tảng
nhỏ về Lý Sơn - Hoàng Sa.Ngoài ra, bạn cũng nên ra giếng Xơ La (còn gọi là giếng Gia
Long). Đây là giếng nước ngọt đầu tiên trên đảo. Vào một buổi chiều nắng đẹp lang
thang thả bộ trên bãi biển gần khu chùa Hang hoặc khu gần ngọn Hải Đăng để cùng
những người dân đi vớt mơ (dân Lý Sơn gọi một số loại tảo biển là mơ), phơi mơ, bạn sẽ
thấy một cuộc sống hoàn toàn khác với những gì đã trải nghiệm. Buổi tối có thể vào quán
cà phê ở cầu cảng, nghe sóng biển ngắm trăng lên.
Nếu bạn quan tâm đến kiến trúc nhà Việt cổ ở miền Trung, hãy hỏi người dân trên đảo
chỉ cho đường đến một vài nhà đắp đất. Đây là những kiến trúc rất độc đáo ở Lý Sơn còn
sót lại.
Nếu bạn không say tàu, bạn có thể xin ngư dân cho lên tàu thử đánh cá gần bờ một đêm
cho biết nỗi nhọc nhằn của những ngư dân trên biển. Nếu bạn có nhiều thời gian hơn, xin
họ cho đi đánh cá xa bờ một chuyến.Thường dân đánh cá ở Lý Sơn không ra khơi đánh
cá vào những ngày trăng lên (từ 14-17 âm lịch).

Cảnh nhìn từ chùa Đục.
Đảo bé
Còn gọi là “Cù Lao Bờ Bãi”. Bạn nên chuẩn bị đồ tắm, đồ lặn ngắm san hô, cần câu. Đảo
này có khoảng 100 hộ dân. Sang đây thủ tục đâu tiên là trình báo biên phòng. Vậy nên
bạn nhớ mang theo giấy tờ tùy thân. Đảo bé rất nhỏ đường kính chắc chỉ khoảng 1km.
Biển ở đây rất đẹp có chỗ lý tưởng để cắm trại. Trên đảo không có dịch vụ gì cả nên bạn
mang theo đồ ăn nếu tổ chức cắm trại. Ở đây bạn có thể được xem “vương quốc tỏi” rất
nổi tiếng. Màu trắng của cát hoà với màu xanh lục của lá tỏi, màu nâu xám của đá núi
lửa, màu xanh dương của biển của trời tạo nên cảnh rất thơ mộng. Tỏi ở Lý Sơn chỉ trồng
một vụ bắt đầu trồng vào tháng 9 và thu hoạch vào tháng giêng âm lịch.
6. Những lưu ý khác

- Bạn nhớ mang đầy đủ giấy tờ tùy thân để tiện cho việc lưu trú trên đảo. Bên cạnh đó,
bạn cũng nên mua bảo hiểm du lịch, thuốc chống say sóng để chuyến hành trình diễn ra
như ý.
- Trên đường ra cảng Sa Kỳ nên cố gắng chụp vài kiểu ảnh vì cung đường cũng rất đẹp.
Đến với Lý Sơn, bạn nên ngồi trên boong tàu cao tốc. Thi thoảng bạn có thể ngắm những
đàn cá chuồn vượt sóng lao lên không trung. Cảnh tượng rất thích mắt.
- Do chạy máy phát điện, ban ngày ở Lý Sơn không có điện, ban đêm chỉ phát điện từ
17h-23h nhưng đêm có đêm không. Nước sinh hoạt cũng hạn chế.
- Đến với Lý Sơn đúng ngày 4-8 tháng Giêng âm lịch, bạn có thể tham gia lễ hội đua
thuyền. Đặc biệt, vào ngày 8 tháng Giêng sẽ diễn ra hội đua thuyển của 8 chiếc thuyền (2
bộ Long Ly Quy Phượng).

×