Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

CHƯƠNG TRÌNH DAY NGHỀ ̣ NGẮN HẠN.LẮP RÁP, SỬA CHỮA MÁY TÍNH pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.62 KB, 50 trang )


UBND HUYỆN VŨ QUANG
TRUNG TÂM DN-HN&GDTX
CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ
NGẮN HẠN
LẮP RÁP, SỬA CHỮA MÁY TÍNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 124/QĐ/2013/DNVQ
Ngày 15 tháng 1 năm 2013 của Giám đốc Trung tâm DN-HN&GDTX Vũ Quang)


Vũ Quang - Năm 2013
1
UBND HUYỆN VŨ QUANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRUNG TÂM DN-HN&GDTX Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ NGẮN HẠN DƯỚI 3 THÁNG
(Ban hành kèm theo quyết định số 124/QĐ/2013/DNVQ
Ngày 15 tháng 1 năm 2013 của Giám đốc Trung tâm DN-HN&GDTX Vũ Quang)
Tên nghề: Lắp ráp, sửa chữa máy tính
Trình độ đào tạo: Ngắn hạn dưới 3 tháng
Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức khoẻ, có
trình độ từ tiểu học trở lên, chưa qua đào tạo nghề theo quyết định 1956 hoặc chuyển
đổi nghề, đối tượng bị thu hồi đất công tác.
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 05
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp:
- Kiến thức:
+ Có kiến thức cơ bản về soạn thảo văn bản;
+ Có kiến thức cơ bản về cài đặt các phần mềm ứng dụng;
+ Trình bày được kiến thức cơ bản về mạng;
+ Nhận biết được tương đối về cấu trúc máy tính;


+ Nhận biết được tương đối về tính năng của các thiết bị tin học;
+ Có đủ kiến thức khoa học kỹ thuật làm nền tảng cho việc lắp ráp, cài đặt, sửa
chữa và bảo trì hệ thống máy vi tính;
+ Có khả năng phân tích, đánh giá và đưa ra giải pháp xử lý các sự cố, tình
huống trong hệ thống máy vi tính.
- Kỹ năng:
+ Thực hiện lắp ráp, cài đặt, sửa chữa và bảo trì hệ thống máy vi tính, thiết bị
tin học
+ Sửa chữa, bảo dưỡng các thành phần và thiết bị ngoại vi của hệ thống máy vi
tính.
2
+ Tìm kiếm và giao tiếp thu thập được các thông tin về sản phẩm thị trường và
khách hàng
+ Lắp đặt hoàn thiện được một phòng máy hoạt động tốt
+ Lắp đặt được mạng cục bộ cơ bản.
- Thái độ:
+Ý thức được trách nhiệm của bản thân về lao động, tác phong, luôn vươn lên
và tự hoàn thiện.
+ Có trách nhiệm, thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề nghiệp vụ hợp lý.
+ Có sức khoẻ, lòng yêu nghề, có ý thức với cộng đồng và xã hội.
2. Cơ hội việc làm:
Người làm nghề “Lắp ráp, sửa chữa máy tính” được bố trí làm việc tại các
phòng kỹ thuật, bộ phận bảo trì trong các công ty, xí nghiệp, trường học, bệnh viện
hoặc các phòng chuyên môn trong các công ty, cửa hàng cung cấp các dịch vụ về máy
tính.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian đào tạo: 3 tháng
- Thời gian thực học tối thiểu: 400 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 20 giờ Trong đó

thi tốt nghiệp hoặc kiểm tra kết thúc khoá học: 5 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian học các mô đun đào tạo nghề: 400 giờ
- Thời gian học lý thuyết: 125 giờ; Thời gian học thực hành: 275 giờ
III. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:
Mã MĐ Tên môn học, mô đun
Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng
số
Trong đó
Lý
thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra
Các mô đun đào tạo nghề
MĐ 01 Điện tử cơ bản và máy tính 47 15 30 2
MĐ 02 Lắp ráp và cài đặt máy vi tính 72 20 49 3
MĐ 03 Sửa chữa monitor và bộ nguồn 95 30 62 3
3
Mã MĐ Tên môn học, mô đun
Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng
số
Trong đó
Lý
thuyết
Thực
hành

Kiểm
tra
MĐ 04 Sửa chữa CPU 75 20 52 3
MĐ 05 Sửa chữa máy in và thiết bị ngoại vi 126 40 82 4
Kiểm tra kết thúc khóa học 5 5
Tổng cộng 420 125 275 20
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔ DUN ĐÀO TẠO.
(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ NGẮN HẠN DƯỚI 3
THÁNG.
1. Hướng dẫn sử dụng danh mục các mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân bố thời
gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề:
- Các mô đun cơ sở được giảng dạy trước, làm nền tảng cho các mô dun đào tạo
nghề.
- Các mô đun đào tạo nghề có thể tổ chức học song song hoặc học theo trình tự.
- Khi người học có nhu cầu học một mô đun nào thì tổ chức đào tạo mô đun đó.
Các mô đun khác được tổ chức học khi người học có nhu cầu tiếp theo.
2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp hoặc thi kết thúc khoá học
Số
TT Môn thi
Hình thức thi Thời gian thi
1 Kiến thức, kỹ năng nghề
- Lý thuyết nghề
Viết Không quá 30 phút
Vấn đáp
Chuẩn bị không quá:
20 phút;
Trả lời không quá:
10 phút
Trắc nghiệm Không quá: 30 phút

- Thực hành nghề Bài thi thực hành Không quá 04 giờ
2
*Mô đun tốt nghiệp (tích hợp
lý thuyết với thực hành)
Bài thi lý thuyết và
thực hành
Không quá 05 giờ
3. Các chú ý khác:
4
- Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, cơ sở dạy
nghề có thể bố trí tham quan công công ty xí nghiệp.
- Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá./.
5
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: Điện tử cơ bản và máy tính
Mã số mô đun: MĐ 01
(Ban hành kèm theo quyết định số 124/QĐ/2013/DNVQ
Ngày 15 tháng 1 năm 2013 của Giám đốc Trung tâm DN-HN&GDTX Vũ Quang)
6
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
ĐIỆN TỬ CƠ BẢN VÀ MÁY TÍNH
Mã số mô đun: MĐ 01
Thời gian mô đun: 47 giờ (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành: 30 giờ; kiểm tra: 2)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:
-Vị trí: Mô đun được bố trí ngay sau khi học viên bắt đầu nhập học.
-Tính chất: Là mô đun cơ sở.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:
- Trình bày được các khái niệm tin học và máy vi tính.
- Nhận biết được các thành phần của máy vi tính.
- Trình bày được tầm quan trong của hệ điều hành Windows

- Trình bày nguyên lý hoạt động của các linh kiện điện tử thông dụng
- Nắm bắt được số mạch trong máy tính
- Soạn thảo văn bản
- Phân biệt được các thiết bị trong máy vi tính.
- Sử dụng, khai thác được các chức năng của hệ điều hành Windows.
- Quản lý được thư mục, tập tin và ổ đĩa
- Kiểm tra và hàn được các linh kiện điện tử, mạch điện tử cơ bản
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
Số TT Tên các bài trong mô đun Thời gian
Tổng
số

thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra
1 Sử dụng các lệnh hệ điều hành 8 2 6
2 Hệ điều hành Windows 8 2 6
3 Điện tử cơ bản 29 11 18
Kiểm tra kết thúc môdun 2 2
Cộng
47 15 30 2
*Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính
bằng giờ thực hành.
2. Nội dung chi tiết:
7
Bai 1: S dung cac lờnh h iu hnh
Thi gian: 08 gi (2 gi lý thuyt; 6 gi thc hnh)

Muc tiờu:
- Nờu c cỏc h iu hnh c bn.
- Trỡnh by c nguyờn lý hot ng ca h iu hnh mỏy tớnh.
- Ch ra c h thng cỏc tp tin v cỏc chng trỡnh h tr h thng.
- Thao tỏc, s dng c cỏc lnh ca h iu hnh.
- Cú ý thc hc hi, vn dng, sỏng to, nghiờm tỳc, cn thn trong cụng vic.
1. Nhn bit cỏc thnh phn ca mỏy tớnh
2. H thng qun lý file
3. Cỏc tp tin h thng, to tp tin nh cu hỡnh
Bai 2: H iu hnh Windows
Thi gian: 08 gi (2 gi lý thuyt; 6 gi thc hnh)
Muc tiờu:
- Trỡnh by c cỏc thao tỏc c bn trờn h iu hnh Windows
- Ch ra c mt s ng dng trờn h iu hnh
- Ch ra c cch thc qun lý d liu
- S dng c h iu hnh Windows.
- S dng c mt s chng trỡnh ng dng trờn h iu hnh.
- Cú ý thc hc hi, vn dng, sỏng to, nghiờm tỳc, cn thn trong cụng vic.
1. Tng quan v Windows
1.1. Giới thiệu chung
1.2. Các yêu cầu về cấu hình máy để cài đặt Windows
2. Lm vic vi Windows
2.1. Khi ng v thoỏt khi Windows
2.2. Taskbar v Start menu
2.3. Nn mn hỡnh
8
2.4. Sử dụng hộp thoại Control Panel
2.5. Quản lý các thư mục và tệp tin
2.6. Quản lý đĩa và ổ đĩa
2.7. Bảo quản đĩa

3.Windows Explorer
3.1.Khởi động và thoát khỏi Windows
3.2. Các thao tác với cửa sổ
Bài 3: Điện tử cơ bản
Thời gian: 29 giờ (11 giờ lý thuyết; 18 giờ thực hành)
Mục tiêu:
- Trình bày nguyên lý hoạt động của các linh kiện điện tử thông dụng
- Nắm bắt được số mạch trong máy vi tính
- Kiểm tra và hàn được các linh kiện điện tử, mạch điện tử cơ bản
1. Kiểm tra linh kiện điện tử
2. Đo phân cực linh kiện điện tử
3. Hàn linh kiện điện tử
4. Lắp ráp mạch khuyếch đại tuyến tính
5. Lắp ráp mạch sử dụng IC logic
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:
1. Nguyên vật liệu:
- Slide, đĩa CDROM
- Các loại linh kiện điện tử , chì hàn, nhựa thông
- Các sơ đồ mạch
2. Dụng cụ và trang thiết bị:
- Phấn, bảng đen.
- Máy chiếu Projector.
- Máy tính.
- Phần mềm: Hệ điều hành WINDOWS, MS-DOS, phần mềm văn phòng.
9
- Dao động ký, máy phát sóng, mỏ hàn.
- Dụng cụ tháo lắp sửa chữa (tuavit, kìm…).
3. Học liệu:
- Các slide bài giảng
- Tài liệu hướng dẫn mô đun căn bản điện tử và tin học

- Giáo trình căn bản điện tử và tin học
4. Nguồn lực khác:
Phòng học lý thuyết và phòng thực hành đầy đủ điều kiện thực hiện môn học
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:
1. Phương pháp đánh giá.
Kiểm tra thực hành bài tập kỹ năng tổng hợp có thời gian thực hiện từ 2 đến 4 h
2. Nội dung đánh giá:
- Kiến thức:
Được đánh giá qua bài kiểm tra viết, trắc nghiệm đạt được các yêu cầu sau:
+ Trình bày nguyên lý hoạt động của các linh kiện điện tử thông dụng
+ Trình bày được số mạch trong máy vi tính
- Kỹ năng:
Đánh giá kỹ năng thực hành của sinh viên:
+ Soạn thảo văn bản
+ Phân biệt được các thiết bị trong máy vi tính.
+ Sử dụng, khai thác được các chức năng của hệ điều hành Windows.
+ Quản lý được thư mục, tập tin và ổ đĩa
+ Kiểm tra và hàn được các linh kiện điện tử, mạch điện tử.
- Thái độ: Cẩn thận, tự giác trong học tập.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:
1. Phạm vi chương trình:
Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy nghề ngắn hạn dưới 3 tháng
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo:
10
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: Lắp ráp và cài đặt máy vi tính
Mã số mô đun: MĐ 02
(Ban hành kèm theo quyết định số 124/QĐ/2013/DNVQ
Ngày 15 tháng 1 năm 2013 của Giám đốc Trung tâm DN-HN&GDTX Vũ
Quang)

- Giải thích các thành phần của máy tính và các khái niệm.
- Hướng dẫn các linh kiện điện tử trong nội dung bài học
- Sử dụng phương pháp phát vấn.
- Cho sinh viên thực hiện một số các thao tác lệnh cụ thể và nêu câu hỏi để sinh
viên trả lời
- Phân nhóm cho các sinh viên thực hành trên máy, thực hành theo nhóm
- Thực hiện các bài tập thực hành thông qua thao tác mẫu
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học
chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy.
4. Tài liệu cần tham khảo:
- Điện tử căn bản – Đại học bách khoa Hà nội
- Tin học đại cương – Nguyễn Văn Linh, Lâm hoài Bảo Nhà xuất bản Giáo dục
năm 2003
11
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
LẮP RÁP VÀ CÀI ĐẶT MÁY VI TÍNH
Mã số mô đun: MĐ 02
Thời gian mô đun: 72 giờ (Lý thuyết: 20 giờ; Thực hành:49 giờ; kiểm tra: 3)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:
12
- Vị trí:
Mô đun được bố trí sau khi học viên học xong mô đun căn bản điện tử và máy tính.
- Tính chất:
+ Là mô đun chuyên ngành đào tạo bắt buộc.
+ Là mô đun kết hợp lý thuyết và thực hành
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:
- Kiến thức:
+ Trình bày được tổng quan về máy tính.
+ Phân tích được chức năng và hoạt động của bản mạch chính, CPU.

+ Chuẩn đoán và khắc phục được sự cố máy tính.
- Kỹ năng:
+ Tháo, lắp cài đặt thành thạo một máy tính.
+ Chọn lựa các thiết bị để lắp ráp một máy tính hoàn chỉnh.
+ Cài đặt thành thạo Hệ điều hành và các phần mền ứng dụng.
- Thái độ:
+ Tuân thủ, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
+ Rèn luyện tư duy logic để phân tích, tổng hợp.
+ Thao tác cẩn thận, tỉ mỉ.
+ Làm việc theo nhóm tăng tính chia sẻ và làm việc cộng đồng.
+ Có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập và làm việc
+ Tiết kiệm vật tư
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
Số TT Tên các bài trong mô đun Thời gian
Tổng
số

thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra
1 Các thành phần cơ bản của máy tính
14 4 10
0
2 Qui trình lắp ráp máy tính
17 5 12
1
13

3 Thiết lập Bios
5 2 3
0
4
Cài đặt hệ điều hành và các trình điều
khiển
14 4 10
0
5 Cài đặt các phần mềm ứng dụng
14 4 10
0
6 Lưu phục hồi hệ thống
5 1 4
0
Kiểm tra kết thúc modun 3 3
Cộng
72 20 49 3
*Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính
bằng giờ thực hành.
2. Nội dung chi tiết:
Bài 1: Các thành phần cơ bản của máy tính
Thời gian: 14 giờ (4 giờ lý thuyết; 10 giờ thực hành)
Mục tiêu:
- Phân biệt được các chủng loại thiết bị khác nhau của máy tính.
- Xác định được chức năng của từng thiết bị.
- Lắp đặt các thiết bị tương thích với nhau.
- Tuân thủ, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
- Có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập và làm việc.
1. Giới thiệu về máy tính
2. Các thành phần chính bên trong máy tính

2.1 Case
2.2 Main board
2.3 CPU
2.4 Bộ nhớ trong
2.5 Bộ nhớ ngoài
2.6 Các thiết bị vào
2.7 Các thiết bị ra
3. Các thiết bi ngoại vi
3.1 Khái niệm
14
3.2 Các thiết bị ngoại vi
Bài 2: Qui trình lắp ráp máy tính
Thời gian: 17giờ (5 giờ lý thuyết; 12 giờ thực hành)
Mục tiêu:
- Phân tích, lựa chọn được thiết bị để đáp ứng yêu cầu công việc.
- Lắp ráp một máy tính hoàn chỉnh và giải quyết các sự cố khi lắp ráp.
- Tuân thủ, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị
- Có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập và làm việc
- Rèn luyện tư duy logic để phân tích, tổng hợp.
- Thao tác cẩn thận, tỉ mỉ.
Làm việc theo nhóm tăng tính chia sẻ và làm việc cộng đồng.
1. Lựa chọn thiết bị
2. Qui trình lắp ráp máy tính
3. Giải quyết lỗi khi lắp ráp
Bài 3: Thiết lập Bios
Thời gian: 5 giờ (2 giờ lý thuyết; 3 giờ thực hành)
Mục tiêu:
- Mô tả được các thông tin chính của BIOS
- Nhận biết được các loại Bios
- Thực hiện được các bước thiết lập các thông số theo đúng yêu cầu

- Tuân thủ, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị
- Có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập và làm việc
1. Giới thiệu BIOS
2. Thiết lập các thông số

Bài 4: Cài đặt hệ điều hành và các trình điều khiển
Thời gian: 14 giờ (4 giờ lý thuyết; 10 giờ thực hành)
Mục tiêu:
15
- Nhận biết được các phân vùng của ổ cứng
- Trình bày được quá trình cài đặt một hệ điều hành, trình điều khiển
- Giải quyết được các sự cố thường gặp
- Cài đặt được Hệ điều hành, và các trình điều khiển thiết bị
- Tuân thủ, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị
- Có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập và làm việc
1. Phân vùng đĩa cứng
1.1. Khái niệm phân vùng
1.2. Phân vùng đĩa cứng
2. Cài đặt hệ điều hành
2.1. Khái niệm hệ điều hành
2.2. Cài đặt hệ điều hành Win XP
3. Cài đặt trình điều khiển
3.1. Khái niệm trình điều khiển
3.2. Cài đặt trình điều khiển
4. Giải quyết các sự cố
4.1 Nguyên nhân gây ra sự cố
4.2 Nguyên tắc chuẩn đoán sự cố
4.3 Phương pháp khắc phục sự cố
Bài 5: Cài đặt các phần mềm ứng dụng
Thời gian: 14 giờ (4 giờ lý thuyết; 10 giờ thực hành)

Mục tiêu:
- Trình bày được qui trình chung để cài đặt một phần mềm ứng dụng
- Cài đặt được một số phần mềm thông dụng
- Nhận biết được phần mềm ứng dụng cần bổ sung hay gỡ bỏ
- Giải quyết được các sự cố thường gặp
-Tuân thủ, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị
- Có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập và làm việc
1. Qui trình cài đặt phần mềm ứng dụng
16
2. Cài đặt phầm mềm ứng dụng
3. Gỡ bỏ các ứng dụng
4. Giải quyết sự cố khi cài phần mềm ứng dụng
Bài 6: Sao lưu phục hồi hệ thống
Thời gian: 5 giờ (1 giờ lý thuyết; 4 giờ thực hành)
Mục tiêu:
- Nhận biết được mục đích của việc sao lưu và phục hồi hệ thống
- Thực hiện được việc sao lưu và phục hồi hệ thống
- Tuân thủ, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị
- Có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập và làm việc
- Tiết kiệm vật tư
1. Sao lưu hệ thống với Ghost
1.1. Giới thiệu
1.2. Sao lưu hệ thống
2. Phục hồi hệ thống với Ghost
2.1. Giới thiệu
2.2. Phục hồi hệ thống
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:
- Vật liệu:
+Dây cáp
+Máy chiếu đa phương tiện

+ Tuốt nơ vít, vòng tĩnh điện và hệ thống tiếp địa
+ Kìm điện
- Dụng cụ trang thiết bị:
+ Bộ nguồn và vỏ máy
+ Bo mạch chính, CPU
+ Các thiết bị ngoại vi
+ Các thiết bị lưu trữ, ổ đĩa quang
17
+ Bộ nhớ
+ Các phần mềm: Hệ điều hành, phần mềm ứng dụng
- Học liệu:
+ Các slide bài giảng.
+ Tài liệu hướng dẫn mo đun lắp ráp máy vi tính.
+ Giáo trình lắp ráp máy vi tính.
- Nguồn lực khác:
Phòng học lý thuyết và phòng thực hành đủ điều kiện để thực hiện mô đun
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:
1.Phương pháp đánh giá:
- Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra vấn đáp trực tiếp hoặc trắc nghiệm tự
luận.
- Được đánh giá bằng kiểm tra quá trình thực hiện, qua chất lượng sản phẩm.
- Được đánh giá qua kỹ năng thực hành.
2. Nội dung đánh giá:
- Kiến thức:
+ Tổng quan về máy tính
+ Nhận biết chức năng của các thành phần cơ bản của máy tính
+ Chọn lựa các thiết bị để lắp ráp, cài đặt một máy tính hoàn chỉnh
+ Cách phân chia đĩa cứng, cách cài đặt hệ điều hành, trình điều khiển thiết bị,
và các phần mền ứng dụng
- Kỹ năng:

+ Lắp ráp và cài đặt một máy tính hoàn chỉnh
+ Phân vùng đĩa cứng
+ Cài đặt các hệ điều hành và các phần mềm ứng dụng
+ Cài đặt trình điều khiển thiết bị
+ Giải quyết các lỗi thường gặp
- Thái độ:
+ Có ý thức tự giác, tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm trong công việc.
18
+ Thể hiện tính khoa học, sáng tạo trong quá trình làm việc.
+ Có khả năng làm việc theo nhóm.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:
1. Phạm vi chương trình:
Chương trình môdun được sử dụng để giảng dạy cho trình nghề ngắn hạn dưới
3 tháng
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo:
- Trình bày các thành phần chính của máy tính, kết hợp với thiết bị thực tế
- Trình bày qui trình lắp ráp và thao tác mẫu
- Trình bày cách phân vùng đĩa cứng và thao tác mẫu
- Trình bày quá trình cài đặt hệ điều hành, phần mềm ứng dụng và thao tác mẫu
- Trình bày quá trình cài đặt trình điều khiển và thao tác mẫu
- Giới thiệu các lỗi thường gặp và cách khắc phục.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học
chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy.
- Cấu tạo, nguyên lý làm việc của các bộ phận trong máy tính
- Phương pháp lắp đặt, thiết lập Bios và cài đặt máy tính.
4. Tài liệu cần tham khảo:
- Hướng dẫn kỹ thuật lắp ráp, cài đặt nâng cấp bảo trì máy tính đời mới; Tác
giả: Nguyễn Nam Thuận - Lữ Đức Hào -Nhà xuất bản: Giao thông vận tải- năm 2005
- Lắp Ráp, Cài Đặt & Nâng Cấp Máy Tính; XUÂN TOẠI (Biên dịch), BILL

ZOELLICK(Tác giả), GREG RICCARDI(Đồng tác giả) Nhà xuất bản: Thống kê;
năm 2003
- Hướng Dẫn Lắp Ráp Và Xử Lý sự Cố Máy Tính Tại Nhà; Nhà xuất bản:
Thống kê; Tác giả: NGUYỄN CƯỜNG THANH
- Hướng dẫn lắp ráp và cài đặt máy tính - Trần Bảo Toàn – nhà xuất bản Đà
Nẵng – Năm 2007.
19
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: Sửa chữa monitor và bộ nguồn
Mã số mô đun: MĐ 03
(Ban hành kèm theo quyết định số 124/QĐ/2013/DNVQ
Ngày 15 tháng 1 năm 2013 của Giám đốc Trung tâm DN-HN&GDTX Vũ
Quang)
20
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
SỬA CHỮA MONITOR VÀ BỘ NGUỒN
Mã số mô đun: MĐ 03
Thời gian mô đun: 95 giờ (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành: 62 giờ; Kiểm tra: 3 giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:
-Vị trí: Mô đun được bố trí sau khi học viên học xong mô đun căn bản điện tử và máy
tính.
-Tính chất: Là mô đun đào tạo chuyên ngành nghề bắt buộc.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:
Sau khi học xong mô đun này người học có khả năng:
- Kiến thức:
+ Giải thích được tính năng tác dụng của linh kiện trong màn hình monitor.
+ Phân tích được nguyên lý làm việc và giải thích được các hiện tượng hư hỏng
thường gặp nguyên nhân và phương pháp tìm hỏng của màn hình monitor.
+Trình bày được nguyên tắc hoạt động của bộ nguồn.
+ Giải thích tính năng tác dụng của linh kiện trong bộ nguồn.

+ Phân tích được nguyên lý làm việc và hiện tượng hư hỏng thường gặp của bộ
nguồn
- Kỹ năng:
+ Lập được trình tự kiểm tra, sửa chữa các hư hỏng theo hiện tượng trong bộ
nguồn và monitor.
+ Phán đoán nguyên nhân khoanh vùng được các hư hỏng theo hiện tượng trong
bộ nguồn và monitor.
+ Kiểm tra sửa chữa và thay thế được được các linh kiện hư hỏng trong mạch
đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trong bộ nguồn và monitor.
- Thái độ:
+ Tuân thủ đúng các quy trình kiểm tra sửa chữa.
+ Có tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tính kiên nhân, tỉ mỷ, chính
xác.
+ Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
21
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
Số TT Tên các bài trong mô đun Thời gian
Tổng
số

thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra
1 Sửa chữa mạch nguồn cung cấp 14 5 9
2 Sửa chữa mạch tạo xung ổn áp 14 5 9
3 Sửa chữa mạch hồi tiếp 7 2 5
4 Sửa chữa mạch bảo vệ 7 2 5

5 Sửa chữa mạch quét dọc 15 5 10
6 Sửa chữa mạch quét ngang 15 5 10
7 Sửa chữa khối vi xử lý 10 3 7
8 Sửa chữa mạch khuếch đại Video 10 3 7
Kiểm tra kết thúc modun 3 3
Cộng 95 30 62 3
*Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính
bằng giờ thực hành.
2. Nội dung chi tiết:
Bài 1: Sửa chữa mạch nguồn cung cấp
Thời gian: 14 giờ (5 giờ lý thuyết; 9 giờ thực hành)
Mục tiêu:
- Trình bày được khái quát chung về bộ nguồn, đặc tính và các mức điện áp ra
của bộ nguồn.
- Nêu được các loại nguồn cơ bản và trình bày được dây nối và ý nghĩa của các
màu dây trong bộ nguồn.
- Phân tích được nguyên lý làm việc và giải thích được tính năng ,tác dụng của
linh kiện trong mạch.
- Lập được quy trình kiểm tra sửa chữa đối với từng khối của bộ nguồn.
- Kiểm tra, sửa chữa được các hư hỏng thuộc khối đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Tuân thủ đúng các quy trình và kiểm tra an toàn trước khi sửa chữa.
22
- Rèn luyện tính chính xác, cẩn thận, ngăn nắp, có tổ chức trong học tập và làm
việc.
1. Sơ đồ khối và nhiệm vụ các khối.
2. Một số mạch cơ bản trong bộ nguồn.
2.1. Mạch tạo xung.
2.2. Mạch ổn áp.
2.3. Mạch điều khiển.
2.4.Mạch công suất nguồn.

3. Phân tích mạch nguồn trong một số monitor thông dụng.
4. Một số hiện tượng hư hỏng cơ bản nguyên nhân và phương pháp kiểm tra sửa chữa
khối nguồn.
4.1 Hiện tượng hư hỏng, nguyên nhân
4.2 Phương pháp kiểm tra và sửa chữa
Bài 2: Sửa chữa mạch tạo xung ổn áp
Thời gian: 14 giờ (5 giờ lý thuyết; 9 giờ thực hành)
Mục tiêu:
- Trình bày được nguyên tắc hoạt động của mạch tạo xung và mạch ổn áp.
- Giải thích tính năng tác dụng của linh kiện của mạch tạo xung và mạch ổn áp.
- Phân tích được nguyên lý làm việc và hiện tượng hư hỏng của mạch tạo xung
và mạch ổn áp.
- Lập được trình tự kiểm tra, sửa chữa các hư hỏng trên mạch tạo xung và
mạch ổn áp.
- Phán đoán nguyên nhân khoanh vùng được các hư hỏng theo hiện tượng.
- Kiểm tra sửa chữa và thay thế được được các linh kiện hư hỏng trong mạch
đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Tuân thủ đúng các quy trình kiểm tra sửa chữa.
- Rèn luyện tính chính xác, cẩn thận, ngăn nắp, có tổ chức trong học tập và làm
việc.
1. Mạch tạo xung
23
1.1. Mạch tạo xung dùng Transistor
1.2. Mạch tạo xung dùng IC
2. Mạch ổn áp
2.1. Mạch ổn áp tuyến tính
2.1.1. Mạch ổn áp tuyến tính dùng
2.1.2. Mạch ổn áp tuyến tính dùng IC
2.2. Mạch ổn áp xung
2.2.1. Sơ đồ nguyên lý

2.2.2. Nguyên lý hoạt động
Bài 3: Sửa chữa mạch hồi tiếp
Thời gian: 7 giờ (2 giờ lý thuyết; 5 giờ thực hành)
Mục tiêu:
- Trình bày được nguyên tắc hoạt động mạch hồi tiếp.
- Giải thích tính năng tác dụng của linh kiện trong mạch hồi tiếp.
- Phân tích được nguyên lý làm việc và hiện tượng hư hỏng của mạch hồi tiếp.
- Lập được trình tự kiểm tra, sửa chữa các hư hỏng trên mạch hồi tiếp.
- Phán đoán nguyên nhân khoanh vùng được các hư hỏng theo hiện tượng.
- Kiểm tra sửa chữa và thay thế được được các linh kiện hư hỏng trong mạch
đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Tuân thủ đúng các quy trình kiểm tra sửa chữa.
- Rèn luyện tính chính xác, cẩn thận, ngăn nắp, có tổ chức trong học tập và làm
việc.
1. Mạch hồi tiếp trực tiếp
1.1. Sơ đồ nguyên lý
1.2. Nguyên lý hoạt động
2. Mạch hồi tiếp ghép quang
2.1. Sơ đồ nguyên lý
2.2. Nguyên lý hoạt động
24
Bài 4: Sửa chữa mạch bảo vệ
Thời gian: 7 giờ (2 giờ lý thuyết; 5 giờ thực hành)
Mục tiêu:
- Trình bày được cấu tạo của máy biến thế.
- Phân tích được sơ đồ nguyên lý của mạch bảo vệ và nguyên tắc làm việc của
mạch bảo vệ.
- Khắc phục các sự cố hư hỏng của mạch bảo vệ.
- Lắp ráp được mạch đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác.

- Tự giác trong học tập
- Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị
1. Mạch bảo vệ điện áp
1.1. Sơ đồ nguyên lý
1.2. Hoạt động bảo vệ điện áp
2. Mạch bảo vệ dòng điện
2.1. Sơ đồ nguyên lý
2.2. Hoạt động bảo vệ dòng điện
Bài 5: Sửa chữa mạch quét dọc
Thời gian: 15 giờ (5 giờ lý thuyết; 10 giờ thực hành)
Mục tiêu:
- Trình bày được nhiệm vụ của các khối trong mạch quét dòng monitor.
- Phân tích được nguyên lý làm việc của mạch quét dòng trong monitor.
- Giải thích được tính năng, tác dụng của các linh kiện trong mạch.
- Phán đoán nguyên nhân, khoanh vùng được hư hỏng thuộc khối quét dòng
trong monitor.
- Lập được quy trình kiểm tra sửa chữa theo hiện tượng hư hỏng thuộc khối.
- Kiểm tra, sửa chữa và thay thế được các linh kiện hư hỏng thuộc khối đảm bảo
yêu cầu kỹ thuật.
25

×