Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Ông đồ: quá khứ - chiều của thời gian potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.82 KB, 7 trang )

Ông đồ: quá khứ - chiều của thời gian




Có lẽ hình ảnh của các Nho sĩ - thầy đồ bắt đầu xa sút trong xã hội Việt Nam từ
cái thuở đôi tượng gỗ: "Thầy đồ và lão bán tơ" ra đời. Qua ánh mắt giễu cợt, mỉa mai
của lão bán tơ (trang phục xuyền xoàng, vai đeo túi tiền, tay ầm cái cân) nhìn sang
thầy đồ (trang phục chỉnh tề, đầy đủ bầu rượu túi thơ) nghệ sĩ dân gian đã dự cảm về
sự bất cập của một lớp người. Và quả thật, tới những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XX,
các ông đồ chỉ còn là vang bóng lịch sử, người đời đã quên họ, còn thi sĩ, khi nhớ tới
cũng đành ngậm ngùi thốt lên:

Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

Đoạn tuyệt với niêm luật tù túng không có nghĩa là từ bỏ các yếu tố có tính cổ
điển của hình thức thơ ca truyền thống và cuộc "Cách mạng thơ mới" không phải là
cuộc "Âu hoá" thơ Việt, cũng không phải lá bước hứng khởi trực giác của cả một thế
hệ nhà thơ. Những khổ tứ tuyệt, những bài thất ngôn xuất hiện khá nhiều trong thơ
mới và điều đáng nói là ở chỗ chúng đã diển tả một cách tốt nhất "Cây đàn muôn
điệu" của các hồn thơ. Cho nên, tuyệt nhiên không vì 20 dòng ngũ ngôn mà "Ông đồ"
của Vũ Đình Liên không thể sánh cùng những "Nhớ rừng", "Ở đây, thôn Vĩ dạ" hay
"Tiếng dịch sông Ô"

Với 20 câu thơ giản dị, không sử dụng các biện pháp tu từ cầu kỳ, những liên
tưởng vượt quá giới hạn hiện thực , bằng cái nhìn hướng ngoại: từ tâm thức nhà thơ
đến sự đồng điệu với nhân vật trữ tình, "Ông đồ" đã không dừng lại ở sự cảm thông
thuần túy. Năm khổ thơ dựng nên một hoàn cảnh trải dài theo thời gian, chân thực đến
mức không còn là những chấm phá mà là những dòng thơ có sức tạo hình. Một cảnh
ngộ với ba khung cảnh được khắc họa: ông đồ giữa náo nức của khách xuân; ông đồ


tư lự giữa cô đơn và ông đồ không còn ở chỗ ngồi quen thuộc. Giữa mỗi khung cảnh
là một khoảng thời gian có thấp thoáng bóng nhà thơ - kẻ qua đường không vô tình.

Thơ về mùa xuân lại nói chuyện buồn, thật là sự bất thường nhưng cũng không
là sự bất thường vì đó là nỗi niềm dậy lên từ tâm khảm nhà thơ. Chỉ có nhà thơ mới
tạm dừng cái hối hả của độ xuân sang để cám cảnh với một người ngồi bó gối:

Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua

Ông đồ - hậu duệ cuối cùng còn sót lại của những bậc túc nho lừng danh xưa
kia giờ lẻ loi bên dòng người xa lạ. Không ai đoái nhìn khi ông phải rời bỏ "thư
phòng" trang nghiêm, rời bỏ những đêm "thắp bạch lạp, đọc Đường thi" để lần hồi
kiếm sống. Ông đã đi một bước bất hạnh: từ "cho chữ thánh hiền" đến "bán chữ thánh
hiền". Mỗi độ xuân về, ông ngồi bên hè phố, từ xuân này sang xuân khác, thương
thay, xuân sau lại buồn hơn xuân trước! Đã qua rồi những ngày nụ cười hiền hậu,
thanh tao luôn rạng rỡ trên môi, ấy là khi:

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay

Rồi những ngày như thế ít dần, thưa thớt dần đến nỗi:

Giấy đỏ buồn không thấm
Mực đọng trong nghiên sầu

Cái hạng vị số một trong bảng xếp loại "Sĩ, nông, công, thương" xưa đã thật
làm rạng danh cho kẻ có chữ. Ông đồ phải ngồi bán chữ là hệ quả không tránh khỏi

của sự "đứt gãy văn hoá" dân tộc hồi đầu thề kỷ. Lời tiên đoán "Đông là Đông, Tây là
Tây không bao giờ gặp nhau" đã không được lịch sử kiểm chứng. Ở Việt Nam, cuộc
gặp gỡ Đông - Tây diễn ra theo một quá trình bi thảm, để lại những di hại nặng nề,
nhưng ít nhất văn minh phương Tây cũng đã góp phần giải thể cơ cấu và sự vận hành
của xã hội cổ truyền. Như mọi xã hội vào buổi nhá nhem, xã hội Việt Nam thời Vũ
Đình Liên cũng xuất hiện những trạng huống khôi hài, những bi kịch đáng thương.
Cái khôi hài, cái đáng thương còn bị lối tư duy cực đoan: "Khen hết lời, chê hết nhẽ"
đẩy tới tột cùng của sự khôi hài, sự đáng thương. Người ta chê bai học vấn Nho giáo,
người ta đổ mọi tội lỗi của tình trạng dân tộc trì trệ lên đầu Nho giáo mà quên mất
rằng: quá khứ vẻ vang của dân tộc gắn liền với rất nhiều giá trị Nho giáo. Một vài tri
thức "Tây học" đương thời quay lưng với Nho giáo, cứ làm như di sản không liên
quan tới cuộc sống thường nhật để cho:

Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay.

Song dòng chảy ba chiều của thời gian không bất công đến mức sẽ quên đi cả
những gì đáng nhớ, nhất là với nhà thơ - người mà lòng trắc ẩn và niềm hoài tưởng
vốn là nguồn cảm hứng đầy chất thơ. Nhà thơ là người đã vui cùng ông đồ, buồn cùng
ông đồ. Nhà thơ hiểu thấu ông giữa lạnh lùng, dửng dưng của kẻ đi, người lại. Mảnh
hồng điều lắt lay trước mặt ông, không chờ ông đặt những nét chân, nét thảo. Mảnh
giấy dường như xa lạ, nhất là khi mảnh lá cuối cùng lìa cành đậu trên nó như chấm hết
sự sinh sôi. Ông không buồn nhặt, ông ngồi trầm ngâm, ông buồn bả trước thờ ơ của
người đời, giữa đất trời còn buồn hơn ông:

Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay.

Mực đọng, nghiên sầu, giấy không thấm, lá vàng rơi, mưa bụi bay trong tiết
xuân lạnh giá thật não nề cho ông đồ. Ông ngồi đó, ông không chỉ là ông, ông là dấu

tích của lớp người đã lùi về phiá thời gian, ông trở thành biểu tượng của quá khứ huy
hoàng, của lớp trí thức đã lỗi thời. Con tạo xoay vần, vật đổi sao dời, ông cố đưa đôi
tay gầy guộc đeo bám cuộc đời chỉ để tìm cuộc mưu sinh mà cũng không xong. Ông
đem thứ vốn liếng quý giá nhất của mình ra thị trường, than ôi! Lại là thứ hàng không
hợp thời nữa! Nhà thơ thương cảm ông, nỗi buồn của ông sang cả nhà thơ, có lẽ chính
ông cũng không cảm được nỗi niềm:

Giấy đỏ buồn không thấm
Mực đọng trong nghiên sầu

Nghĩa là nhà thơ còn buồn hơn ông, cám cảnh hơn ông. Nỗi buồn kéo dài qua
trang thơ đến người đọc, trở thành băn khoăn, ưu tư vì đã vô tình. Nhịp điệu thời gian
"đào lại nở" là quy luật của cuộc sống. Bằng lý trí lạnh lùng người tra nói: đó là tất
yếu lịch sử. Qua trái tim nhà thơ, tất yếu lịch sử trở nên nhân bản hơn, "người" hơn,
khoan dung hơn. Cũng may sự nghiệt ngã của cuộc đời còn được giải toả bởi tấm lòng
nhà thơ, ông đồ biết chăng vẫn có người thương tiếc ông:

Năm nay hoa đào nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

Nếu ông còn đâu đó, nếu ông vẫn mang mối hận ngàn thu, xin chớ nghĩ cuộc
đời naỳ đen bạc. Ông vẫn trong trang thơ, trong những hoài niệm về quá khứ. Hậu thế
vẫn còn nhớ các ông: những người không đỗ đạt, những người đỗ đạt nhưng không
đeo đuổi mộng công danh, mà lấy dạy dỗ, giáo dưỡng thế hệ tương lai làm niềm vui
thanh bạch. Nếu các nhà Nho gia như Nguyễn Trãi, Lê Quí Đôn là đỉnh cao của một
học vấn - văn hóa thì ông đồ là cái nền rộng cho các đỉnh cao ấy hình thành. Không ai
khác, chính ông đồ là trí thức của dân chúng ngàn xưa, các ông đã trực tiếp nuôi
dưỡng, hun đúc ý chí của dân tộc trước nội loạn bạo ngược và ngoại xâm hung tàn.

Các ông hãy yên lòng, trong bảo tàng kia, nghiên mực của các ông, cây bút của các
ông vẫn được dành cho vị trí quan trọng. Những Tứ thư, Ngũ kinh vẫn được người đời
suy gẫm và khí phách của kẻ sĩ vẫn là tự haò của lớp hậu duệ hôm nay.

Gần 60 năm qua đi. Từ ngày "Ông đồ" của Vũ Đình Liên ra đời. Gần 60 năm
với bao biến động. Những ngaỳ này, Thơ Mới được khẳng định trở lại trong tính lịch
sử của nó. Mới hay, văn chương đích thực có số phận chẳng suông sẻ gì! Lại nữa, đọc
"Ông đồ" càng thấy nhà thơ đích thực đâu cứ phải làm được hàng trăm baì thơ! Làm
hàng trăm bài thơ để rồi trôi vào quên lãng, nhưng chỉ với một bài thơ vẫn có thể được
nhớ đời, âu cũng là chuyện trớ trêu của văn chương. Thơ là sáng tạo và thơ cũng là
tấm lòng. Sáng tạo giản dị, tấm lòng nhân ái và rung cảm sâu sắc thật sự là chân tài
của Vũ Đình Liên. Một nhân cách thơ không thể được định đoạt bởi số thơ đã làm ra.
Ông là cảnh tỉnh cho những ai đang ảo tưởng cứ "sản xuất" nhiều thơ sẽ trở thành nhà
thơ. Ông là sự nhắc cho không ít những "thi sĩ văn vần" hôm nay rằng: mọi ốn éo, cầu
kỳ; mọi rung cảm, giả tạo không bao giờ đem lại tiếng thơm cho người cầm bút.

Ở những thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, lịch sử như đang lặp lại. Sự chuyển
đổi hệ giá trị văn hoá đang tạo ra những hài kịch và bi kịch đáng thương mới. Và thật
lạ kỳ, khi nhìn về quá khứ, vài người trong chúng ta lại trĩu nặng mặc cảm bi ai,
những than van, trách móc. Vâng, quá khứ còn đó những vui, những buồn. Nhưng
trong dòng chảy liên tục của thời gian, quá khứ không hề không có ý nghĩa. Bởi vì quá
khứ (dù thế nào) vẫn là cội nguồn của chúng ta. Ai đó thời mở cửa đang cố kiễng chân
ngóng nhìn ngưỡng mộ "Văn minh quần bò" và "Coca cola" thì cũng xin chớ quên
mảnh đất dưới chân - nơi mình đang đứng. Và ai đó, khi nhìn về quá khứ xin hãy vui
cùng cái vui, và nếu có buồn xin hãy làm như Vũ Đình Liên:

Cái buồn được suy tư bằng lòng nhân hậu.

×