Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

Thực trạng, Phương hướng phát triển Kinh tế Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (700.08 KB, 44 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM

BÁO CÁO MÔN HỌC
KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Đề tài: “THỰC TRẠNG, CON ĐƯỜNG TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA VIỆT NAM”
GVHD: Ths. Trần Minh Trí
Thực hiện: Nhóm 1
Lớp: DH11KT
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2013
i
DANH SÁCH NHÓM 1
11120003 Huỳnh Thị Mỹ Duyên DH11KT
11120008 Đinh Việt Phương Linh DH11KT
11120015 Lê Công Thạch DH11KT
11120045 Huỳnh Thị Thoại DH11KT
11120086 Phan Thị Thanh Thảo DH11KT
11121025 Hoàng Xuân Phúc DH11KT
ii
MỤC LỤC
Trang
DANH SÁCH NHÓM i
MỤC LỤC ii
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1
1.3 Đối tượng nghiên cứu 1
1.4 Phạm vi nghiên cứu 1
1.5 Phương pháp nghiên cứu 1
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC LỊCH SỬ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN


CỦA VIỆT NAM 3
2.1 Sơ lược lịch sử 3
2.2 Điều kiện tự nhiên 3
CHƯƠNG 3:TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 5
3.1 Tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam 5
3.1.1 Số liệu thống kê 5
3.1.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế 6
3.2 Tổng sản phẩm quốc nội 8
3.3 Diễn biến lạm phát 11
CHƯƠNG 4: NGHÈO ĐÓI 13
4.1 Nghèo đói tập trung ở các vùng có điều kiện sống khó khan 13
4.2 Đói nghèo tập trung trong khu vực nông thôn 14
4.3 Tỷ lệ nghèo đói khá cao trong các vùng sâu,vùng xa,vùng núi cao 16
4.4 Tỷ lệ nghèo đói đặc biệt cao trong các nhóm dân tộc ít người 17
CHƯƠNG 5: NGUỒN NHÂN LỰC 19
5.1 Thực trạng nhân lực ở Việt Nam 19
5.2 Các thành phần nguồn nhân lực 19
5.2.1 Nguồn nhân lực từ nông dân 19
5.2.2 Nguồn nhân lực từ công nhân 20
5.2.3 Nguồn nhân lực từ trí thức, công chức, viên chức 20
CHƯƠNG 6; VỐN 23
6.1 Thực trạng thu hút FDI năm 2012 23
6.2 Vốn FII 28
CHƯƠNG 7: MÔI TRƯỜNG 30
7.1 Công bố báo cáo môi trường quốc gia năm 2011 30
7.1.1 Chất thải rắn 30
7.1.2 Báo động chất thải CO2 ở Việt Nam 30
7.2 Những vấn đề môi trường bức bách của Việt Nam cần được ưu tiên giải
quyết là những vấn đề nào? 31
CHƯƠNG 8: NÔNG NGHIỆP 33

CHƯƠNG 9: CÔNG NGHIỆP 35
CHƯƠNG 10; THƯƠNG MẠI 37
10.1 Cán cân thương mại 37
10.2 Xuất khẩu sản phẩm thô 38
10.3 Đóng góp của xuất khẩu vào GDP ngày càng nhiều 41
CHƯƠNG 11: KẾT LUẬN 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
Đề tài: Thực trạng, con đường tăng trưởng và phát triển ở Việt Nam
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Kinh tế xã hội nước ta những năm gần đây diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới
và trong nước có nhiều biến động phức tạp, khó lường. giá nhiều loại nguyên liệu,
hàng hoá khác trên thị trường thế giới tăng mạnh kéo theo sự tăng giá ở mức cao của
hầu hết các mặt hàng trong nước, lạm phát xảy ra tại nhiều nước trên thế giới, khủng
hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến một số nền kinh tế lớn suy thoái, kinh tế thế giới suy
giảm, thiên tai, dịch bệnh đối với cây trồng vật nuôi xảy ra liên tiếp trên địa bà cả
nước gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cư.
Trước tình hình đó, nhờ sự chỉ đạo kịp thời, quyết liệt của Đảng, quốc hội, chính
phủ; sự cố gắng khắc phục khó khăn của các bộ, ngành, địa phương; các tập đoàn,
doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất và của toàn dân nên kinh tế xã hội nước ta từng bước
vượt qua khó khăn, thách thức… vì vậy, việc nghiên cứu về tình hình kinh tế rất quan
trọng và cần thiết, để biết được thực trạng phát triển của nước ta những năm gần đây,
đề ra các hướng giải quyết, định hướng trong tương lai.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
Tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng, con đường tăng trưởng và phát triển
của Việt Nam.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.
1.4. Phạm vi nghiên cứu:
• Về không gian: Việt Nam.

• Về thời gian: số liệu khảo sát nghiên cứu qua các năm(2000-2012).
1.5 Phương pháp nghiên cứu
GVHD: ThS. Trần Minh Trí Trang 5
Đề tài: Thực trạng, con đường tăng trưởng và phát triển ở Việt Nam
Phương pháp nghiên cứu áp dụng bao gồm cả định tính và định lượng với các
phương pháp chủ yếu sau:
• Phương pháp nghiên cứu lý thuyết đánh giáthực trạng nền kinh tế Việt Nam
làm cơ sở lý luận cho bài nghiên cứu.
• Phương pháp thống kê, phân tích: Từ những số liệu đã thu nhập được phục vụ
cho quá trình nghiên cứu, nhóm tiến hành thống kê các số liệu thực tế, từ đó rút
ra kết luận.
Nguồn dữ liệu: nghiên cứu hoàn cảnh, tìm kiếm thông tin trên sách báo, internet, tài
liệu tham khảo, hệ thống thông tin đại chúng…
GVHD: ThS. Trần Minh Trí Trang 6
Đề tài: Thực trạng, con đường tăng trưởng và phát triển ở Việt Nam
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC LỊCH SỬ VÀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
VIỆT NAM.
2.1 Sơ lược lịch sử:
Sau khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc và Mặt trận dân tộc giải phóng
miền nam Việt Nam giành chiến thắng trước Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam ngày 30
tháng 4 năm 1975, hai miền Bắc-Nam được thống nhất. Ngày 2 tháng 7 năm 1976
nước Việt Nam được đặt Quốc hiệu là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vào năm
1986, Việt Nam tiến hành một số cải cách về kinh tế gọi là đổi mới, mở đưa cho nền
kinh tế Việt Nam hòa nhập với quốc tế, thiết lập mối quan hệ ngoại giao với 178 quốc
gia, quan hệ kinh tế - thương mại - đầu tư với trên 224 quốc gia và vùng lãnh thổ, là
thành viên Liên Hợp Quốc, ASEAN, ASEM, APEC, WTO, Tổ chức quốc tế Pháp
ngữ, Phong trào không liên kết và nhiều tổ chức quốc tế, khu vực khác Việt Nam là
một trong những nước có mức tăng trưởng nhanh nhất thế giới, và theo Citigroup, mức
tăng trưởng cao này sẽ còn tiếp tục phát triển. Việt Nam đứng thứ 11 trong các nền
kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới. Với những sự đổi mới kinh tế thành công

đã dẫn đường cho Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế
giới vào năm 2007. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn gặp phải nhiều vấn đề như lạm phát,
mức lương bình quân đầu người không cân bằng rất cao, dịch vụ chăm sóc sức khỏe
còn kém và sự không cân bằng giới tính.
2.2 Đặc điểm tự nhiên:
Việt Nam là một quốc gia nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương, thuộc khu
vực Đông Nam Á. Phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, phía
đông và phía nam giáp biển Đông. Có diện tích 331.212 km², bao gồm khoảng
327.480 km² đất liền và hơn 4.200 km² biển nội thủy, với hơn 2.800 hòn đảo và 2 quần
đảo lớn là quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, có
vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được Chính phủ Việt
Nam xác định gần gấp ba lần diện tích đất liền (khoảng trên 1 triệu km).
GVHD: ThS. Trần Minh Trí Trang 7
Đề tài: Thực trạng, con đường tăng trưởng và phát triển ở Việt Nam
Địa hình Việt Nam rất đa dạng theo các vùng tự nhiên như vùng Tây Bắc, Đông
Bắc,Tây Nguyên có những đồi và những núi đầy rừng, trong khi đất phẳng che phủ
khoảng ít hơn 20%. Núi rừng chiếm độ 40%, đồi 40%, và độ che phủ khoảng 75%. Các
vùng đồng bằng như đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các
vùng duyên hải ven biển như Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Nhìn tổng thể Việt Nam
gồm ba miền với miền Bắc có cao nguyên và vùng châu thổ sông Hồng, miền Trung là
phần đất thấp ven biển, những cao nguyên theo dãy Trường Sơn, và miền Nam là vùng
châu thổ Cửu Long. Điểm cao nhất Việt Nam là 3.143 mét, tại đỉnh Phan Xi Păng,
thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn.
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới xavan ở miền Nam với hai mùa (mùa mưa, từ
giữatháng 5 đến giữa tháng 9, và mùa khô, từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 4) và khí
hậu cận nhiệt đới ẩm ở miền Bắc với bốn mùa rõ rệt (mùa xuân, mùa hè, mùa
thu và mùa đông), còn miền trung có đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do nằm
dọc theo bờ biển, khí hậu Việt Nam được điều hòa một phần bởi các dòng biển và
mang nhiều yếu tố khí hậu biển. Độ ẩm tương đối trung bình là 84% suốt năm. Hằng
năm, lượng mưa từ 1.200 đến 3.000 mm,số giờ nắng khoảng 1.500 đến 3.000 giờ/năm

và nhiệt độ từ 5 °C đến 37 °C. Hàng năm, Việt Nam luôn phải phòng chống bão và lụt
lội với 5 đến 10 cơn bão/năm.
Về tài nguyên đất, Việt Nam có rừng tự nhiên và nhiều mỏ khoáng sản trên đất
liền với phốt phát, than đá, măng gan, bô xít,chrômát, Về tài nguyên biển có dầu
mỏ, khí tự nhiên, quặng khoáng sản ngoài khơi.Với hệ thống sông dốc đổ từ các cao
nguyên phía tây, Việt Nam có nhiều tiềm năng về phát triển thủy điện.
CHƯƠNG III: TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ.
GVHD: ThS. Trần Minh Trí Trang 8
Đề tài: Thực trạng, con đường tăng trưởng và phát triển ở Việt Nam
3.1 Tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam.
Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 6 ở Đông Nam Á và lớn thứ 57 trên thế giới xét
theo quy mô tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa năm 2011và đứng thứ 128 xét theo tổng
sản phẩm nội địa danh nghĩa bình quân đầu người. Tổng Thu nhập nội địa GDP năm
2011 là 124 tỷ USD. Đây là nền kinh tế hỗn hợp, phụ thuộc cao vào xuất khẩu thô và
đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng ở Việt
Nam một hệ thống kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ năm 1976, do
chỉ một đảng lãnh đạo đất nước, sự thăng trầm của nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất
nhiều vào ai lãnh đạo và các chính sách của Đảng Cộng sản và Chính phủ đưa ra.
Theo dự báo của PwC được thực hiện đầu năm 2008 thì vào năm 2025, nền kinh
tế Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế lớn thứ 28 thế giới với PPP đạt hơn 850 tỉ
USD, cho đến năm 2050, nền kinh tế Việt Nam sẽ đứng vào top 20 trong các nền kinh
tế lớn trên thế giới có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các nền kinh tế mới nổi và sẽ
đạt 70% quy mô của nền kinh tế Vương quốc Anh vào năm 2050.
3.1.1 Số liệu thống kê
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) tăng 5,2%, đưa quy mô nền kinh tế đạt khoảng 136
tỷ USD (2012)
- GDP (PPP) 320.879 tỷ USD ( 2012.)
(DN) 135.411 tỷ USD ( 2012.)
- GDP đầu người (PPP): 3,549 USD ( 2012.) (DN): 1,546 USD ( 2012.)
- GDP theo lĩnh vực Nông nghiệp (20,1%), Công nghiệp (41,8%), Dịch vụ (39%)

( 2006.)
- Tỷ lệ nghèo 12% (2011).
- Lực lượng lao động 51,39 triệu (2011).
GVHD: ThS. Trần Minh Trí Trang 9
Đề tài: Thực trạng, con đường tăng trưởng và phát triển ở Việt Nam
- Cơ cấu lao động theo nghề Nông nghiệp (56.8%), Công nghiệp (37%), Dịch vụ
(6.2%) (2006.)
- Lạm phát (CPI) 10% (2012).
- Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát kiềm chế dự báo CPI năm 2012 ở mức 7,5%.
- Tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại hối tăng đạt trên 11 tuần nhập khẩu(2012).
- Cán cân thanh toán ước thặng dư trên 8 tỷ USD (2012).
- Bội chi ngân sách nhà nước đạt 4,8% GDP (2012).
- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 29,2% GDP (2012).
- Tổng thu ngân sách bằng 29,5% GDP (2012).
- Kim ngạch xuất khẩu tăng cao hơn kế hoạch, ước tăng 16,6% (2012).
- Kim ngạch nhập khẩu ước tăng 6,8% (2012).
- Ước nhập siêu khoảng 1 tỷ USD, chiếm 0,9% tổng kim ngạch xuất khẩu (việc giảm
mạnh nhập khẩu, tăng xuất khẩu góp phần ổn định tỷ giá, tăng dự trữ ngoại tệ của nhà
nước) (2012).
- An sinh xã hội và phúc lợi xã hội cơ bản được bảo đảm, ước năm 2012 giải quyết việc
làm cho 1,5 triệu lao động, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở thành thị là
3,63%.
3.1.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng phản ánh
rất nhiều mặt của nền kinh tế - xã hội của đất nước. Nếu tốc độ tăng trưởng suy giảm sẽ
làm giảm thu nhập của người lao động, giảm chi tiêu và đầu tư cho y tế và giáo dục, và
do đó làm giảm chất lượng nguồn nhân lực trong trung và dài hạn. Tốc độ tăng trưởng
giảm cũng làm giảm nguồn thu cho ngân sách và để duy trì thâm hụt ngân sách ở một
mức độ nhất định, chi ngân sách cũng phải giảm theo. Trong khi đó, đối với một đất
nước đang phát triển như Việt Nam, chi ngân sách cho kết cấu hạ tầng, công nghệ, y tế,

giáo dục,… cần phải duy trì nhằm tạo ra ổn định kinh tế - xã hội, thúc đẩy tăng trưởng
và tạo việc làm không chỉ cho ngắn hạn mà còn cho cả dài hạn. Như vậy, tăng trưởng
GVHD: ThS. Trần Minh Trí Trang 10
Đề tài: Thực trạng, con đường tăng trưởng và phát triển ở Việt Nam
kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với các quốc gia, nhất là đối với các nền kinh tế
đang phát triển.
Năm 2012, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam, mặc dù quý sau tăng cao hơn quý
trước nhưng vẫn thấp hơn so với năm 2011 (5,03% so với 5,89%).
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2011 và 2012 (%)
Nguồn: Tổng cục Thống kê.
Tăng trưởng kinh tế suy giảm do nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên
nhân bên ngoài và có những nguyên nhân bên trong.
Tính bình quân trong cả giai đoạn từ 1991 đến 2009, tốc độ tăng trưởng kinh tế
đạt trên 7,4%/năm, làtốc độ tăng thuộc loại cao và ổn định so với các nước vàvùng lãnh
thổ trên thế giới. Tính đến nay, thời gian tăng trưởng kinh tế liên tục của Việt Nam đã
đạt 29 năm, vượt kỷ lục 23 năm của Hàn Quốc. Quy mô GDP tăng nhanh chóng, năm
2009 đã gấp gần 4 lần năm 1990. Mức GDP bình quân đầu người trong gần 20 năm đã
GVHD: ThS. Trần Minh Trí Trang 11
Đề tài: Thực trạng, con đường tăng trưởng và phát triển ở Việt Nam
tăng hơn 10 lần (từ gần 100 USD vào năm 1990 tăng lên trên 1.000 USD vào năm
2008).
Khoảng cách phát triển với các nước đang dần được thu hẹp, đặc biệt là khi tính
GDP theo PPP.
Năm 2008, mức GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 17,1 triệu đồng,
tương đương 1.040 USD theo tỷ giáhối đoái và 2.784 USD theo tỷ giásức mua tương
đương (PPP) (IMF, 2009). Đây vẫn lànhững con số thấp xa so với mức bình quân
chung của khu vực, của châu Á, cũng như của toàn thế giới. Tốc độ tăng trưởng như
vậy làquáchậm để cóthể rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực
vàthế giới.
‹ Hiện nay, so với Trung Quốc, thì Việt Nam tụt hậu khoảng 13 năm (với điều kiện 13

năm này phải liên tục đạt tốc độ tăng trưởng GDP 7,5-8%/năm).So với các nước khác
trong khu vực, khoảng cách tụt hậu của Việt Nam còn xa hơn: Thái Lan khoảng 15
năm; Malaysia 20 năm; Hàn Quốc 25 năm; Singapore 35 năm vàNhật Bản 40 năm.
3.2 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP- Gross Domestic Product)
GDP thực tế của Việt Nam tăng nhanh hơn các quốc gia khác, với mức tăng
trưởng trung bình là 7.32% từ năm 1990 đến hết năm 2009. Việt Nam được xếp vào
một trong 20 quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khắp toàn cầu trong năm
2009 với mức tăng trưởng GDP 5.3% và Ngân hàng Thế giới báo cáo mức tăng trưởng
GDP đạt 6.9% trong quý 4 năm 2009. Trong năm 2010, các kết quả ở quý 3 cho thấy
mức tăng trưởng GDP trong năm 2010 cho đến nay là 6.52% với tổng GDP là 104,6 tỷ
USD, tương đương với GDP danh nghĩa trên bình quân đầu người là 1.218 USD.
GVHD: ThS. Trần Minh Trí Trang 12
Đề tài: Thực trạng, con đường tăng trưởng và phát triển ở Việt Nam
GDP bình quân đầu người của Việt Nam và các nước phát triển châu Á, tính theo PPP (
đồng đola quốc tế hiện tại)
Dù đã có mức phát triển nhanh trong 20 năm qua, nhưng về khoảng cách tuyệt
đối Việt Nam vẫn thua rất xa với các nước Đông Nam Á khác.
Tính từ cải cách Đổi Mới năm 1986, Việt Nam từng là một trong những tâm
điểm đầu tư của thế giới trong 20 năm qua.
Tính về tốc độ tăng trưởng tương đối, Việt Nam có tăng trưởng cao nhất khu
vực. Nhưng khi tính về số tuyệt đối, Việt Nam vẫn có một khoảng cách khá xa với các
trong khu vực, nhất là khi tốc độ tăng trưởng đang có dấu hiệu chậm lại.
GVHD: ThS. Trần Minh Trí Trang 13
Đề tài: Thực trạng, con đường tăng trưởng và phát triển ở Việt Nam
Tương quan GDP giữa Việt Nam với các nước khu vực giai đoạn 1960-2010.
Nếu lấy mốc 1989, sau khi Việt Nam thực hiện Đổi mới cải cách nền kinh tế, và
vượt qua được cơn bão lạm phát , lúc đó GDP ở mức 6,3 tỷ USD, trong khi đó
Indonesia 101 tỷ USD, Thái Lan 72 tỷ USD, Philippines 42 tỷ USD, Malaysia 38,8 tỷ
USD, Singapore 30 tỷ USD.
Sau hơn 20 năm phát triển kinh tế, thứ hạng giữa các nước có sự thay đổi không

nhiều, tuy nhiên khoảng cách ngày càng lớn. Việt Nam hiện có GDP ở mức 106 tỷ. Tuy
nhiên, dẫn đầu là Indonesia lại ở mức 708 tỷ USD.
Indonesia là nước có phát triển ấn tượng nhất khu vực Đông Nam Á, chính vì
vậy tiền đầu tư khắp thế giới đã liên tục đổ về nước này trong thập kỷ vừa qua.
Đứng thứ 2 là Thái Lan ở mức 319 tỷ USD, Malaysia vươn lên thứ 3 với 238 tỷ,
Singapore là 213, và Philippines là 199,5 tỷ USD.
Dù Việt Nam đã có mức phát triển nhanh trong 20 năm qua, nhưng về khoảng
cách tuyệt đối vẫn còn thua rất xa với các nước Đông Nam Á, chưa nói đến so với các
nước trên thế giới. Khi nền kinh tế có quy mô ngày càng lớn, thì để đạt tăng trưởng cao
như quá khứ là một việc rất khó khăn.
GDP bình quân đầu người của Việt Nam và các nước trong khu vực, tính theo PPP
( đồng đola quốc tế hiện tại)
GVHD: ThS. Trần Minh Trí Trang 14
Đề tài: Thực trạng, con đường tăng trưởng và phát triển ở Việt Nam
Tổng thu nhập quốc dân (GNI- Gross National Income)
GNI của Việt Nam và các nước trong khu vực (tỷ USD)
GNI của Việt Nam và các nước phát triển châu Á (tỷ USA)
3.3 Diễn biến lạm phát:
Năm 2011, tỷ lệ lạm phát ở mức cao, có nguy cơ rất lớn gây bất ổn kinh tế vĩ mô
và đem lại hệ quả xấu cho nền kinh tế, do đó bước vào năm 2012 Chính phủ đã quyết
tâm thực hiện các biện pháp kinh tế nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế. Tỷ
lệ lạm phát năm 2012 đã được kéo xuống ở mức rất thấp so với năm 2011 (từ 18,1%
xuống còn khoảng 6,8%). Tuy nhiên, chính sách tiền tệ để chống lạm phát đã gây ra
hiệu ứng phụ: số lượng doanh nghiệp phá sản, giải thể tăng mạnh và thị trường bất
GVHD: ThS. Trần Minh Trí Trang 15
Đề tài: Thực trạng, con đường tăng trưởng và phát triển ở Việt Nam
động sản đóng băng.
Tỷ lệ lạm phát giai đoạn 2007 – 2012 (%)
Nguồn: Tổng cục Thống kê.
Tỷ lệ lạm phát thấp của năm 2012 sẽ tạo tiền đề cho ổn định kinh tế vĩ mô, làm

cơ sở để thúc đẩy tăng trưởng và chuyển đổi mô hình tăng trưởng vào năm 2013 và các
năm tiếp theo. Trong giai đoạn sắp tới, giữ lạm phát ở mức thấp sẽ là yêu cầu bức thiết,
để làm được điều này đòi hỏi phải có sự cam kết mục tiêu lạm phát từ phía Chính phủ
và hành động chính sách tiền tệ, tài khóa và các chính sách đi kèm khác phải tương
thích với mục tiêu lạm phát đề ra ban đầu.
GVHD: ThS. Trần Minh Trí Trang 16
Đề tài: Thực trạng, con đường tăng trưởng và phát triển ở Việt Nam
CHƯƠNG IV: NGHÈO ĐÓI.
Tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam ước tính khoảng 12% vào cuối năm 2011.
Tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam năm 2002, theo chuẩn quốc gia của Việt Nam là
12,9%, còn theo chuẩn của Liên Hiệp Quốc là 29% trong đó tỷ lệ hộ đói là 10,87%.
Dựa theo chỉ số nghèo tổng hợp (tiếng Anh: Human Poverty Index-HPI), Việt Nam xếp
hạng 113 trên 169 nước năm 2011. Theo báo cáo của Oversea Development Institute,
Việt Nam là nước đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo.
Tỷ lệ hộ đói nghèo của Việt Nam còn khá cao. Theo kết quả Điều tra mức sống dân cư (theo
chuẩn nghèo chung của quốc tế), tỷ lệ đói nghèo năm1998 là trên 37% và ước tính năm 2000 tỷ lệ này
vào khoảng 32% (giảm khoảng 1/2 tỷ lệ hộ nghèo so với năm 1990). Nếu tính theo chuẩn đói nghèo về
lương thực, thực phẩm năm 1998 là 15% và ước tính năm 2000 là 13%.Theo chuẩn nghèo của Chương
trình xóa đói giảm nghèo quốc gia mới, đầu năm 2000 có khoảng 2,8 triệu hộ nghèo, chiếm 17,2% tổng
số hộ trong cả nước.
4.1 Nghèo đói tập trung ở các vùng có điều kiện sống khó khăn
Đa số người nghèo sinh sống trong các vùng tài nguyên thiên nhiên rất nghèo nàn, điều kiện tự
nhiên khắc nghiệt như ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa hoặc ở các vùng Đồng bằng sông Cửu Long,
GVHD: ThS. Trần Minh Trí Trang 17
Đề tài: Thực trạng, con đường tăng trưởng và phát triển ở Việt Nam
miền Trung, do sự biến động của thời tiết (bão, lụt, hạn hán ) khiến cho các điều kiện sinh sống và
sản xuất của người dân càng thêm khó khăn. Đặc biệt, sự kém phát triển về hạ tầng cơ sở của các vùng
nghèo đã làm cho các vùng này càng bị tách biệt với các vùng khác. Năm 2000, khoảng 20-30% trong
tổng số 1.870 xã đặc biệt khó khăn chưa có đường dân sinh đến trung tâm xã; 40% số xã chưa đủ
phòng học; 5% số xã chưa có trạm y tế; 55% số xã chưa có nước sạch; 40% số xã chưa có đường điện

đến trung tâm xã; 50% chưa đủ công trình thuỷ lợi nhỏ; 20% số xã chưa có chợ xã hoặc cụm xã. Bên
cạnh đó, do điều kiện thiên nhiên không thuận lợi, số người trong diện cứu trợ đột xuất hàng năm khá
cao, khoảng 1-1,5 triệu người. Hàng năm số hộ tái đói nghèo trong tổng số hộ vừa thoát khỏi nghèo
vẫn còn lớn.
4.2 Đói nghèo tập trung trong khu vực nông thôn
Nghèo đói là một hiện tượng phổ biến ở nông thôn với trên 90% số người nghèo sinh sống ở
nông thôn. Năm 1999, tỷ lệ nghèo đói về lương thực, thực phẩm của thành thị là 4,6%, trong khi đó
của nông thôn là 15,9%. Trên 80% số người nghèo là nông dân, trình độ tay nghề thấp, ít khả năng tiếp
cận các nguồn lực trong sản xuất (vốn, kỹ thuật, công nghệ ), thị trường tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều
khó khăn do điều kiện địa lý và chất lượng sản phẩm kém, chủng loại sản phẩm nghèo nàn.
Tỷ lệ hộ nghèo giữa thành thị và nông thôn năm 2000 ( Nguồn: Chương trình quốc gia xóa đói giảm
nghèo).
GVHD: ThS. Trần Minh Trí Trang 18
Đề tài: Thực trạng, con đường tăng trưởng và phát triển ở Việt Nam
Số hộ nghèo
(nghìn hộ)
So với số hộ
trong vùng (%)
So với tổng số hộ
nghèo cả nước (%)
Tổng số 2.800 17 2100
Nông thôn:
Trong đó: - Nông thôn miền núi
- Nông thôn đồng bằng
2.535
785
1.750
19,7
31,3
16,9

90,5
28,0
62,5
Thành thị 265 7,8 9,5
4.3 Tỷ lệ nghèo đói khá cao trong các vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao
Số hộ nghèo
(nghìn hộ)
So với tổng số hộ
trong vùng (%)
So với tổng số hộ nghèo cả
nước (%)
GVHD: ThS. Trần Minh Trí Trang 19
Đề tài: Thực trạng, con đường tăng trưởng và phát triển ở Việt Nam
Tổng số 2.800 17 2100
Vùng Tây Bắc 146 33,9 5,2
Vùng Đông Bắc 511 22,3 18,2
Vùng Đồng bằng sông Hồng 337 9,8 12,0
Vùng Bắc Trung Bộ 554 25,6 19,8
Vùng duyên hải miền Trung 389 22,4 13,9
Vùng Tây Nguyên 190 24 96,8
Vùng Đông Nam Bộ 183 8,9 6,6
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long 490 14,4 17,5
Đói nghèo mang tính chất vùng rất rõ rệt. Các vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào
dân tộc ít người sinh sống, có tỷ lệ đói nghèo khá cao. Có tới 64% số người nghèo tập trung tại các
vùng miền núi phía Bắc,Bắc Trung bộ, Tây Nguyên và duyên hải miền Trung. Đây là những vùng có
điều kiện sống khó khăn, địa lý cách biệt, khả năng tiếp cận với các điều kiện sản xuất và dịch vụ còn
nhiều hạn chế, hạ tầng cơ sở rất kém phát triển, điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt và thiên tai xảy ra
thường xuyên.
Ước tính quy mô và tỷ lệ nghèo đói theo chuẩn nghèo mới (2001-2005) của Chương trình xóa
đói giảm nghèo theo vùng đầu năm 2001.

4.4 Tỷ lệ hộ nghèo đói đặc biệt cao trong các nhóm dân tộc ít người
GVHD: ThS. Trần Minh Trí Trang 20
Đề tài: Thực trạng, con đường tăng trưởng và phát triển ở Việt Nam
Trong thời gian qua, Chính phủ đã đầu tư và hỗ trợ tích cực, nhưng cuộc sống của cộng đồng
dân tộc ít người vẫn gặp nhiều khó khăn và bất cập. Mặc dù dân số dân tộc ít người chỉ chiếm khoảng
14% tổng số dân cư, song lại chiếm khoảng 29% trong tổng số người nghèo. Đa số người dân tộc ít
người sinh sống trong các vùng sâu, vùng xa, bị cô lập về mặt địa lý, văn hoá, thiếu điều kiện phát triển
về hạ tầng cơ sở và các dịch vụ xã hội cơ bản.
Các nước nghèo nhất thế giới (2012)
Tỷ lệ người
nghèo %
Dân số GDP tỷ USD GDP bình quân
đầu người USD
1.Cộng hòa
Haiti
77 10.123.787 7,35 726
2. Cộng hòa
Guinea Xích
Đạo
76,8 720.213 19,79 27.478
3. Cộng hòa
Zimbabwe
72 12.754.378 9,9 776
GVHD: ThS. Trần Minh Trí Trang 21
Đề tài: Thực trạng, con đường tăng trưởng và phát triển ở Việt Nam
CHƯƠNG V: NGUỒN NHÂN LỰC.
5.1 Thực trạng nhân lực Việt Nam:
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến năm 2011 dân số việt nam gần đạt
ngưỡng 88 triệu người (ước tính khoảng 87,84 triệu người), xếp thứ 13 trên thế giới về
dân số và thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á. Theo tính toán của Quỹ Dân số Liên hiệp

quốc, đến giữa thế kỷ XXI, dân số Việt Nam có thể đạt ngưỡng 100 triệu người. Ngân
hàng thế giới (WB) đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam nếu lấy thang
điểm là 10 thì chất lượng nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm (xếp thứ 11/12 nước
Châu Á tham gia xếp hạng của WB) trong khi Hàn Quốc là 6,91; Ấn Độ là 5,76;
Malaysia là 5,59; Thái Lan là 4,94 Chỉ số cạnh tranh nguồn nhân lực Việt Nam đạt
3,39/10 điểm và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam xếp thứ 73/133 nước
được xếp hạng.
5.2 Các thành phần nguồn nhân lực:
5.2.1 Nguồn nhân lực từ nông dân:
Nông dân Việt Nam chiếm khoảng hơn 61 triệu 433 nghìn người, bằng khoảng
73% dân số của cả nước.
Hiện có từ 80 đến 90% lao động nông, lâm, ngư nghiệp và những cán bộ quản
lý nông thôn chưa được đào tạo. Điều này phản ánh chất lượng nguồn nhân lực trong
nông dân còn rất yếu kém. Sự yếu kém này đẫ dẫn đến tình trạng sản xuất nông nghiệp
nước ta vẫn còn đang trong tình trạng sản xuất nhỏ, manh mún, sản xuất theo kiểu
truyền thống, hiệu quả sản xuất thấp. Việc liên kết "bốn nhà" (nhà nước, nhà nông, nhà
khoa học, nhà doanh nghiệp) hiện đang còn là hình thức.
GVHD: ThS. Trần Minh Trí Trang 22
Đề tài: Thực trạng, con đường tăng trưởng và phát triển ở Việt Nam
Tình trạng đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, làm cho một bộ phận lao động ở
nông thôn dôi ra, không có việc làm. Từ năm 2000 đến năm 2007, mỗi năm nhà nước
thu hồi khoảng 72 nghìn ha đất nông nghiệp để phát triển công nghiệp, xây dựng đô
thị.
Chính vì nguồn nhân lực trong nông thôn chưa được khai thác, đào tạo, cho nên
một bộ phận nhân dân ở nông thôn không có việc làm ở các khu công nghiệp, công
trường. Tình trạng hiện nay là các doanh nghiệp đang thiếu nghiêm trọng thợ có tay
nghề cao, trong khi đó, lực lượng lao động ở nông thôn lại dư thừa rất nhiều; chất
lượng lao động rất thấp.
5.2.2 Nguồn nhân lực từ công nhân:
Về số lượng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay có khoảng 10 triệu người (kể

cả khoảng 500 nghìn công nhân đang làm việc ở nước ngoại, tại trên 40 nước và vùng
lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề ở nước ngoài và 2 triệu hộ lao động kinh doanh
cá thể). Số công nhân có trình độ cao đẳng, đại học ở Việt Nam có khoảng 150 nghìn
người. Nhìn chung, công nhân có tay nghề cao chiếm tỷ lệ thấp so với đội ngũ công
nhân nói chung.
Cả nước, tính đến năm 2007, có 262 trường dạy nghề, 599 trung tâm dạy nghề.
Trường trung cấp công nghiệp đến năm 2008 là 275. Theo số liệu mới thống kê được,
tính đến cuối năm 2010, cả nước có 123 trường cao đẳng dạy nghề, 303 trường trung
cấp nghề; 810 trung tâm dạy nghề; hơn 1.000 cơ sở khác có tham gia dạy nghề. Dạy
nghề trình độ trung cấp từ 75,6 nghìn tăng lên 360 nghìn người; có khoảng 600 nghề có
nhu cầu đào tạo. Đến cuối năm 2010, cả nước có 123 trường cao đẳng dạy nghề; 303
trường trung cấp nghề; 810 trung tâm dạy nghề, hơn 1.000 cơ sở khác có tham gia dạy
nghề. Dạy nghề trình độ trung cấp từ 75,6 nghìn tăng lên 360 nghìn người.
Trong các ngành nghề của công nhân, tỷ lệ công nhân cơ khí và công nhân làm
việc trong các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp nặng còn rất thấp, khoảng 20% trong
tổng số công nhân của cả nước, trong khi đó, công nhân trong các ngành công nghiệp
nhẹ, chế biến thực phẩm lại chiếm tỷ lệ cao, khoảng 40%.
5.2.3 Nguồn nhân lực từ trí thức, công chức, viên chức:
GVHD: ThS. Trần Minh Trí Trang 23
Đề tài: Thực trạng, con đường tăng trưởng và phát triển ở Việt Nam
Việt Nam có khoảng 2,6 triệu người có trình độ đại học trở lên. Con số này có
thể nói tương đương với 2,6 triệu trí thức nước nhà.
Cả nước có khoảng 14 nghìn tiến sĩ và tiến sĩ khoa học; 1.131 giáo sư; 5.253 phó giáo
sư; 16 nghìn người có trình độ thạc sĩ; 30 nghìn cán bộ hoạt động khoa học và công
nghệ; 52.129 giảng viên đại học, cao đẳng, trong đó có 49% của số 47.700 có trình độ
thạc sĩ trở lên, gần 14 nghìn giáo viên trung cấp chuyên nghiệp, 11.200 giáo viên dạy
nghề và 925 nghìn giáo viên hệ phổ thông; gần 9.000 tiến sĩ được điều tra, thì có
khoảng 70% giữ chức vụ quản lý và 30% thực sự làm chuyên môn. Đội ngũ trí thức
Việt Nam ở nước ngoài, hiện có khoảng 300 nghìn người trong tổng số gần 3 triệu Việt
kiều, trong đó có khoảng 200 giáo sư, tiến sĩ đang giảng dạy tại một số trường đại học

trên thế giới.
Đội ngũ trí thức Việt Nam trong những năm gần đây tăng nhanh. Riêng sinh
viên đại học và cao đẳng phát triển nhanh
Năm 2000 2002 2003 2004 2005 2006
cả nước (nghìn
người)
899,5 1.020,7 1.131 1.319,8 1,387,1 1,666, 2
Số học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập ngày càng tăng.
Năm học 2007-2008, tỷ lệ học sinh, sinh viên ngoài công lập là 15,6% (năm 2000 là
11,8%), trong đó, tỷ lệ học sinh phổ thông là 9%, học sinh trung cấp chuyên nghiệp là
18,2%, học nghề là 31,2%, sinh viên cao đẳng, đại học là 11,8%.
Bên cạnh nguồn nhân lực là trí thức trên đây, nguồn nhân lực là công chức, viên
chức (cũng xuất thân từ trí thức) công tác tại các ngành của đất nước cũng tăng nhanh:
Tổng số công chức, viên chức trong toàn ngành xuất bản là gần 5 nghìn người làm việc
tại 54 nhà xuất bản trong cả nước (trung ương 42, địa phương 12).
Tổng số nhà báo của cả nước là 14 nghìn phóng viên chuyên nghiệp và hàng nghìn cán
bộ, kỹ sư, nghệ sĩ, nhân viên làm việc trong các cơ quan báo chí và hàng chục nghìn
người khác là cộng tác viên, nhân viên, lao động tham gia các công đoạn in ấn, tiếp thị
GVHD: ThS. Trần Minh Trí Trang 24
Đề tài: Thực trạng, con đường tăng trưởng và phát triển ở Việt Nam
quảng cáo, phát hành, làm việc tại 687 cơ quan báo chí, hơn 800 báo, tạp chí, báo điện
tử, đài phát thanh, truyền hình.
Đội ngũ công chức, viên chức của ngành thuế Việt Nam hiện có gần 39 nghìn
người; ngành hải quan của Việt Nam là 7.800 người, ngành kho bạc là 13.536 người.
Tính đến tháng 6-2005, đội ngũ cán bộ nghiên cứu, hoạch định chính sách pháp
luật của các cơ quan trung ương là 824 người, trong đó có 43 tiến sĩ luật (chiếm
5,22%), 35 tiến sĩ khác (chiếm 4,25%), 89 thạc sĩ luật (chiếm 10,08%), 43 thạc sĩ khác
(chiếm 5,22%), 459 đại học luật (chiếm 55,70%), 223 đại học khác (chiếm 27,06%), 64
người có 2 bằng vừa chuyên môn luật, vừa chuyên môn khác (chiếm 7,77%),… Cả
nước có 4.000 luật sư (tính ra cứ 1 luật sư trên 24 nghìn người dân).

Tổng nhân lực các hội, liên hiệp hội, viện, trung tâm (NGO) hiện có 52,893
người.
Nói tóm lại, nguồn nhân lực từ nông dân, công nhân, trí thức (trong đó có công chức,
viên chức) ở Việt Nam, nhìn chung, còn nhiều bất cập. Sự bất cập này đã ảnh hưởng
trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội.
Có 63% tổng số sinh viên tốt nghiệp ra trường chưa có việc làm; không ít đơn vị
nhận người vào làm, phải mất 1-2 năm đào tạo lại. Trong số 37% sinh viên có việc làm,
thì cũng không đáp ứng được công việc. Bằng cấp đào tạo ở Việt Nam chưa được thị
trường lao động quốc tế thừa nhận. Năm 2007, số sinh viên tốt nghiệp đại học là
161.411 người. Theo ước tính, mỗi tấm bằng đại học, người dân bỏ ra 40 triệu đồng,
còn nhà nước đầu tư khoảng 30 triệu đồng. Như vậy, với tỷ lệ 63% số sinh viên ra
trường chưa có việc làm, cho thấy kinh phí đầu tư của sinh viên thất nghiệp (161.411
sinh viên x 63% x 70 triệu), ít nhất thất thoát 7.117 tỷ đồng (trong đó, 4.067 tỷ đồng
của dân và 3.050 tỷ đồng của nhà nước).
GVHD: ThS. Trần Minh Trí Trang 25

×