Văn học và tình thương
Văn học là nghệ thuật sáng tạo mà nhà thơ nhà văn dùng ngôn từ của mình để
diễn đạt và thể hiện quan điểm, tư tưởng, tình cảm. Một đặc điểm chung mà bất kì tác
phẩm nào cũng có chính là văn học luôn gắn với tình thương.
Nói văn học dân tộc ta luôn ca ngợi tình yêu thương giữa người với người quả
không sai. Trước hết văn học của ta đề cập đến tình cảm trong gia đình, bởi vì mỗi
con người khi sinh ra và lớn lên trong mái ấm gia đình đều cảm nhận được tình yêu
mà mọi người dành cho mình cũng như của mình với mọi người trong gia đình. Một
thứ tình cảm mà chỉ có máu mủ ruột rà mới hiểu được. Trong đó có tình mẫu tử là cao
quí hơn cả. Hình ảnh cậu bé Hồng trong tác phẩm “những ngày thơ ấu”mà chúng ta đã
học, cho chúng ta thấy rằng: tình mẫu tử là nguồn thiêng liêng và kì diệu, là mối dây
bền chặt không gì chia cắt được. Cậu bé Hồng phải sống trong cảnh mồ côi, chịu sự
hành hạ của bà cô, cha mất, mẹ phải đi tha hương cầu thực, ấy vậy mà cậu không hề
oán giận mẹ mình, ngược lại lại vô cùng kính yêu, thương nhớ mẹ. Câu chuyện đã làm
rung động biết bao trái tim của độc giả. Không chỉ phản ánh tình mẫu tử, văn học còn
cho ta thấy một tình cảm vô cùng đẹp đẽ, sâu sắc không kém, đó là tình cảm vợ
chồng. Còn nhớ chị Dậu trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô tất Tố, 1 người phụ nữ
đảm đang, yêu thương chồng con hết mực, dám vùng dậy đấu tranh, đánh trả bọn cai
lệ và người nhà lí trưởng để bảo vệ chồng, con mình. Đây là một hình ảnh điển hình
của phụ nữ Việt Nam ta, thật đúng với câu ca dao: ”Thuận vợ thuận chồng tát biển
Đông cũng cạn”. Bên cạnh những tình cảm trên, tình anh em ruột thịt cũng thật đáng
quý. Chắc hẳn các bạn còn nhớ câu chuyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” mà
chúng ta đã học trong chương trình Ngữ Văn lớp 6. Đây là một cuộc chia tay đầy
nước mắt của hai anh em Thành và Thủy để đến sống ở 2 nơi khác nhau. Câu chuyện
đã làm biết bao người rơi nước mắt, cho thấy tình cảm anh em gắn bó thân thiết đến
nhường nào.
Con người khác con vật ở chỗ biết tư duy, suy nghĩ và yêu thương nhau. Dù có
khác biệt nhau về màu da, chủng tộc hay không cùng ngôn ngữ, không cùng gia đình,
dòng họ nhưng đã là người thì phải sống yêu thương, chan hòa, một tình yêu không bó
gọn trong phạm vi nhất định mà nó mở rộng ra toàn nhân loại, yêu tất cả con người.
Nhưng trong đó, thiêng liêng nhất vẫn là tình đồng bào. Ngày xưa, mẹ Âu Cơ và cha
Lạc Long Quân đã sinh ra một trăm trứng và nở ra trăm con, 50 người con xuống biển
sau này trở thành người miền xuôi, còn 50 người con khác lên núi sau này trở thành
các dân tộc miền núi. Trước khi đi, Lạc Long Quận có dặn Âu Cơ rằng: sau này có gì
khó khăn thì giúp đỡ nhau. Điều đó cho thấy người xưa còn nhắc nhở con cháu phải
biết thương yêu, tương trợ nhau. Mỗi khi miền nào trên đất nước ta có hoạn nạn, thiên
tai lũ lụt thì những nơi khác đều hướng về nơi ấy, chung sức chung lòng quyên góp,
ủng hộ vật chất lẫn tinh thần. Như kho tàng ca dao, tục ngữ của ông cha ta đã dạy:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Hoặc “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Đi chung với tình yêu đồng bào đó là tình yêu quê hương đất nước. Trong cuộc
sống bộn bề, nhiều người cảm thấy quê hương là cái gì đó rất xa vời, coi như chuyện
bảo vệ biên cương đất nước là chuyện của ai đó chứ không phải là mình, vì mình còn
phải lo tới tấp đủ chuyện cho công việc, cho gia đình, cho con cái, cho ngày mai…
Nhưng quê hương cũng là một cái gì đó rất gần gũi thân thương, khi xem trên truyền
hình thấy những cảnh lụt lội, thấy những cảnh bà mẹ già còm cõi, lần từng bước một
đến chiếc tủ thờ, thắp mấy nén nhang cho những đứa con trai mình đã hy sinh, thì gỗ
đá cũng phải động lòng huống chi là mình, bấy giờ quê hương mới thấy gần gũi làm
sao! Thấy thân thiết làm sao! Nếu các bạn có đọc câu chuyện Lòng Ái Quốc của
Edmond de Amicis trong tập truyện Tâm Hồn Cao Thượng, chắc hẳn các bạn sẽ xúc
động vô cùng khi đọc những lời tâm tình mà người cha đã gửi đến Enricô:
“Con sẽ cảm thấy tình yêu nước khi con ở nước ngoài, chợt nghe thấy một
người trong đám thợ thuyền nói tiếng nước con, theo lòng con xui giục, tự nhiên con
sẽ đến hỏi chuyện người thợ không quen ấy.
Con sẽ cảm thấy tình yêu nước khi con nghe thấy người ngoại quốc lăng mạ xứ
sở con, lòng tức giận sẽ làm cho con nóng mặt.
Con sẽ thấy tình yêu nước mạnh mẽ và cao cả hơn nữa, nếu một ngày kia, quân
địch vô cớ dày xéo vào quê hương ta, lúc ấy con sẽ thấy nào cha hôn con khuyên câu
dũng cảm, nào mẹ tiễn con hẹn lúc khải hoàn.
Con sẽ cảm thấy tình yêu nước khi con trông thấy những đoàn quân vất vả trở
về, nhưng với những khúc ca chiến thắng.
Con sẽ cảm thấy tình yêu nước khi con trông thấy lá quốc kỳ của ta bị bắn tơi
tả, đi đầu một toán người nghĩa dũng, ai nấy đều trưng ra cái trán buộc băng hay cái
tay bị bó, trong đám đông dân chúng hoan hỉ, người ta ném hoa mừng và hô vang
những lời chúc tụng.”
Tuy nhiên, văng học Việt Nam cũng lên án kịch liệt những kẻ thờ ơ, vô trách
nhiệm, những kẻ phản lại truyền thống dân tộc vốn giàu lòng nhân ái. Câu chuyện Sọ
dừ cũng đã cho ta biết điều đó. Tình thương người được thể hiện qua tình cảm của cô
con gái út đối với sọ dừa. Cô út vẫn đưa cơm, chăm sóc sọ dừa một cách tận tình mà
không hề quan tâm đến hình dáng xấu xí của chàng. Điều này nhắc nhở chúng ta
không nên phân biệt đối xử với người tàn tật, có hình dáng xấu xí, đánh giá con người
qua vẻ bề ngoài bởi vì: “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Văn học cũng phaên phán những kẻ
thở ơ với tình máu mủ ruột thịt, như bà cô chú bé Hồng trong tác phẩm “Tắt đèn”, 1
người đàn bà cai nghiệt, đã giẫm đạp lên tâm hồn bé bỏng của đứa cháu với mong
muốn nó sẽ xa lánh mẹ nó. Một người quả là mất hết tính người. Còn những cấp bậc
quan trên thì sao? Ông quan trong truyện “sống chết mặc bay” là tiêu biểu cho tầng
lớp thống trị, quan lại ngày xưa. Trong cảnh nguy cấp, dân nhân đội gió, tắm mưa cứu
đê thì quan lại ngồi ung ung đánh tổ tôm. Trước tình hình đó, ngoại trừ những tên lòng
lang dạ sói như tên quan hộ đê thì có ai mà không thương xót đồng bào huyết mạch.
Ngay cả khi có người vào báo đê vỡ mà hắn còn không quan tâm, bảo lính đuổi ra
ngoài. Thật là lũ người bất nhân vô lương tâm!
Qua những tác phẩm văn học ở trên, chúng ta có thể thấy được rằng: văn học
Việt Nam luôn để cao lòng nhân ái, ca ngợi những người “thương người như thể
thương thân”, và cũng lên án kịch liệt những kẻ thờ ơ, vô trách nhiệm. Đây cũng là
minh chứng rõ nét cho tư tưởng nhân đạo, tình yêu thương cao cả… đã trở thành một
truyền thống cao đẹp, quý báu của dân tộc ta. Chúng ta cần phải biết yêu thương
người khác, biết giúp đỡ nhau trong công việc cũng như trong học tâp để cùng nhau
tiến bước trong cuộc sống, chung tay xây dựng đất nước giàu mạnh. Như nhà thơ Tố
Hữu đã viết:
"Còn gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau"