Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.39 KB, 3 trang )
Nghệ thuật trong bài thơ Ánh trăng
của Nguyễn Duy
Chúng ta xem xét về đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn
Duy.
Ghi nhớ
Với giọng điệu tâm tình tự nhiên, hình ảnh giàu tính biểu cảm, Ánh trăng của
Nguyễn Duy như một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc
đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Bài thơ có ý nghĩa
gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống “ uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy
chung cùng quá khứ.
( Ngữ văn 9, tập một, nhà xuất bản Giáo dục, 2005, trang 157)
Như vậy về nghệ thuật của bài thơ này có hai điểm chú ý là giọng điệu tâm tình
tự nhiên, hình ảnh giàu tính biểu cảm. Nhưng nếu chỉ có vậy thì bài Ánh trăng của
Nguyễn Duy có khác gì bài Nói với con của Y Phương ở Ngữ văn 9 tập hai? Y
Phương cũng dùng giọng điệu tâm tình tự nhiên; hình ảnh trong thơ Y Phương cũng
giàu sức gợi cảm. Và nói rộng ra, hình ảnh của bài thơ nào mà không giàu sức biểu
cảm hay gợi cảm?
Thế thì nghệ thuật của bài thơ Ánh trăng này có điều gì đáng chú ý?
Trước hết, đây là một bài thơ đậm yếu tố tự sự có hai nhân vật đó là Trăng và
nhân vật trữ tình từng là bạn tri kỉ với Trăng. Câu chuyện về hai người được kể với ba
mốc thời gian: Một thời khó khăn, gian khổ - Trăng và người gắn bó như tri kỉ; thời
hòa bình về thành phố - Trăng thành người dưng; khi mất điện Trăng hiện ra “im
phăng phắc” khiến cho người giật mình. Chính thời gian và hoàn cảnh đã cho người
đọc thấy được sự đổi thay từ tri kỉ thành người dưng, và sự đối mặt khi mất điện làm
cho nhân vật rưng rưng rồi giật mình, làm cho tư tưởng chủ đề của bài thơ hiện rõ.
Điều thứ hai là bài thơ đã sử dụng biện pháp nhân hóa thành công. Trăng là
một người bạn, một người vô tư, trong sáng, dù trong hoàn cảnh nào vẫn thủy chung,