Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Dấu hiệu bạn đã bị trầm cảm docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.9 KB, 4 trang )



Dấu hiệu bạn đã bị trầm
cảm


Nếu những triệu chứng dưới đây thường xuyên xuất hiện thì rất
có thể bạn đã mắc chứng bệnh trầm cảm cần được thăm khám và
điều trị kịp thời.
Cảm giác tuyệt vọng, trống rỗng, chán nản, buồn rầu, dễ nổi cáu, bực
bội, bồn chồn trong người, hay lo lắng trên mức bình thường. Nếu
những cảm giác này kéo dài hàng ngày thì bạn đã có những dấu hiệu
tâm lý do bệnh trầm cảm rất rõ rệt.

- Mất ngủ, khó ngủ triền miên, dễ tỉnh giấc vì cảm giác hẫng hụt hoặc
ngủ nhiều, ngủ li bì mệt mỏi. Có nhiều người dậy rất sớm vào buổi
sáng và khó có cảm giác buồn ngủ vào buổi tối, không có cảm giác
thư giãn tinh thần. Nhưng cũng có những người ngủ rất nhiều, luôn
trong trạng thái li bì.

- Người mỏi mệt, uể oải, chậm chạp, không muốn vận động tay chân,
sức khỏe giảm sút rõ rệt mà không rõ nguyên nhân.

- Một số vấn đề sức khỏe có thể liên quan đến chứng bệnh trầm cảm
như: đau đầu, đau ngực, đau lưng, đầy bụng, buồn nôn, tiêu chảy hoặc
táo bón thường xuyên… Trong đó đau đầu hoặc đau nhức không rõ
nguyên nhân là chứng bệnh phổ biến nhất. Nếu những người mắc
bệnh trầm cảm đã bị chứng đau nửa đầu, đau lưng hay các bệnh mãn
tính từ trước thì những bệnh này sẽ nặng theo thời gian.

- Ăn không ngon miệng, chán ăn và sụt cân hoặc lại ăn nhiều lên bất


thường nhưng chỉ ăn những thức ăn lặp đi lặp lại, không có sự thay
đổi.

- Không có hứng thú với các hoạt động vui chơi giải trí, giao tiếp.
Khó tập trung trong mọi việc kể cả nghe đài, xem tivi hay làm việc…

- Lúng túng, không thể tự đưa ra quyết định.

- Rất hay tự kỉ với bản thân, xa lánh mọi người xung quanh.

- Hay có những ý nghĩ tiêu cực, cho là mình vô dụng, chán sống,
không bằng lòng với cuộc sống, không bao giờ cảm thấy thỏa mãn.

Trầm cảm rất dễ khiến con người nghĩ đến việc tự sát do không thể
làm chủ bản thân. Bởi vậy, nếu có nhiều những dấu hiệu trên và lặp đi
lặp lại thì bạn đã có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Hãy nhanh chóng
tới bác sỹ để được thăm khám và điều trị kịp thời lấy lại cân bằng
cuộc sống và trở nên lạc quan hơn.

Trầm cảm không thể chữa khỏi bằng các biện pháp như tập thể dục,
thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt mà đây chỉ là những biện pháp
hỗ trợ. Trầm cảm chỉ được chữa trị dứt điểm bằng thuốc kết hợp với
các liệu pháp tâm lý. Người bị trầm cảm cần có nhu cầu được chia sẻ
nhiều hơn với gia đình, bạn bè giúp họ loại bỏ dần cảm giác cô đơn,
buồn bực, chán nản, thất vọng để vui sống và hiểu ý nghĩa của cuộc
sống.

×