CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐÁP ÁN
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 2 (2008 - 2011)
NGHỀ CẮT GỌT KIM LOẠI
MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ
Mã đề thi: DA CGKL - LT 03
Câu Nội dung Điểm
I. Phần bắt buộc
1 a. Một lắp ghép có độ hở sau:
- Chi tiết lỗ:
023,0
60
+
φ
- Chi tiết trục:
005,0
028,0
60
−
−
φ
+ Tính kích thước giới hạn chi tiết?
+ Tính độ hở lớn nhất, độ hở nhỏ nhất(S
max
; S
min
)?
b. Giải thích kí hiệu vật liệu: C50; WCCo10; 75W18V ?
1,5
a a1. Tính kích thước giới hạn:
+ Kích thước giới hạn của chi tiết lỗ:
D
max
= D + ES = 60 + 0,023 = 60, 023 mm
D
min
= D + EI = 60 + 0 = 60,0 mm
+ Kích thước giới hạn của chi tiết trục:
d
max
= d + es = 60 + (-0,005) = 59,995 mm
d
min
= d + ei = 60 + (-0,028) = 59,972 mm
a2. Tính độ hở lớn nhất, độ hở nhỏ nhất
-Trị số độ hở lớn nhất
S
max
= D
max
– d
min
= ES – ei
S
max
= 60, 023 – 59,972 = 0,051 mm
Hoặc S
max
= 0,023 – (-0,028) = 0, 051 mm
- Trị số độ hở nhỏ nhất
S
min
= D
min
– d
max
= EI – es
1,0
S
min
= 60, 0 – 59,995 = 0,005 mm
Hoặc S
min
= 0 – (-0,005) = 0,005 mm
b. - C45: là thép cácbon kết cấu chất lượng tốt, hàm lượng các bon có
trong thép 0, 45%.
- WCCo10: 10% Côban, Còn lại 89% là Cacbit Wonfram. Loại này chịu
được va đập, thường dùng để gia công gang, vật liệu cứng
- 75W18V: 0,75%Cácbon, 18%Wonfram, 1% Vanadi; đây là thép gió
dùng làm dao cắt có tốc độ cắt trung bình, Vc=20 đến 50 m/ph, nhiệt độ
cắt chịu được khoảng 650 độC, chịu va đập
0,5
2 Trình bày nguyên tắc chọn chuẩn tinh, chuẩn thô cho ví dụ minh
họa?
2,0
a Chuẩn thô dùng để gá đặt chi tiết gia công lần thứ nhất trong quá
trình gia công cơ. Khi chọn chuẩn thô phải đảm bảo 2 yêu cầu:
- Phân phối đủ lượng dư cho các bề mặt gia công.
- Đảm bảo độ chính xác cần thiết về vị trí tương quan giữa các bề mặt
không gia công với những bề mặt sắp gia công.
Dựa vào những yêu cầu trên người ta đề ra 5 nguyên tắcchọn chuẩn thô:
* Nguyên tắc 1: Nếu chi tiết gia công có 1 bề mặt không cần gia công thì
nên lấy bề mặt đó làm chuẩn thô; như vậy sẽ làm cho sự thay đổi vị trí
tương quan giữa bề mặt gia công và bề mặt không cần gia công là nhỏ
nhất.
Ví dụ: Trên hình vẽ lấy mặt A làm chuẩn thô để gia công các bề mặt B,
C, D sẽ đảm bảo đồng tâm với A (Hình vẽ)
* Nguyên tắc 2: Nếu chi tiết có 1 số bề mặt không cần gia công thì nên
1,0
A
B
C
D
chọn bề mặt nào có yêu cầu chính xác về vị trí tương quan cao nhất đối
với các bề gia công làm chuẩn thô.
* Nguyên tắc 3: Nếu chi tiết có tất cả các bề mặt đều phải qua gia công
thì chọn mặt nào có lượng dư đều và nhỏ nhất làm chuẩn thô.
* Nguyên tắc 4: Bề mặt chọn làm chuẩn thô nên tương đối bằng phẳng
không có ba via, đậu rót, đậu ngót hoặc gồ ghề quá.
* Nguyên tắc 5: Chuẩn thô chỉ được dùng một lần trong cả qúa trình gia
công.
Ví dụ: Trên hình vẽ nếu lần gá thứ nhất lấy mặt 2 làm chuẩn thô để gia
công. mặt 1 và lần gá 2 cũng lấy mặt 2 làm chuẩn gia công mặt 3 thì khó
đảm bảo độ đồng tâm giữa mặt 1 và mặt 3.
b Các nguyên tắc khi chọn chuẩn tinh:
* Nguyên tắc 1: Cố gắng chọn chuẩn tinh là chuẩn tinh chính như vậy sẽ
làm cho chi tiết g/c có vị trí tương tự như khi làm việc.
* Nguyên tắc 2: Cố gắng chọn chuẩn định vị trùng với gốc kích thước
để sai số chuẩn = 0.
* Nguyên tắc 3: Chọn chuẩn sau khi gia công không vì lực cắt ,lực kẹp
mà chi tiết bị biến dạng quá nhiều. Lực kẹp phải gần bề mặt gia công,
đồng thời mặt định vị cần có đủ diện tích. Khi mặt chuẩn nhỏ phải tăng
kích thước một cách giả tạo(lỗ tâm) hoặc dùng điểm tỳ bổ sung.
* Nguyên tắc 4: chọn chuẩn tinh sao cho đồ gá đơn giản và sử dụng
thuận tiện.
* Nguyên tắc 5: Cố gắng chọn chuẩn tinh là chuẩn thứ nhất để tránh sai
số tích lũy cho những lần gá sau.
Ví dụ: Khi gia công trục bậc nên chọn chuẩn tinh là 2 lỗ tâm để gia
công tất cả các bề mặt . Như vậy sai số tích lũy sẽ giảm.
1,0
1
2
3
3 Định nghĩa và xác định các góc độ đầu dao tiện lỗ kín, trên các mặt
phẳng?
2,0
a. Các góc trên mặt phẳng cơ bản.
+ Góc ϕ: (góc nghiêng chính ϕ)
Định nghĩa: Góc ϕ là góc hợp bởi hình chiếu của lưỡi cắt chính và
phương chuyển động tiến của dao trên mặt phẳng cơ bản.
+ Góc lệnh phụ (ϕ1):
Định nghĩa: Là góc nhọn hợp bởi hình chiếu của lưỡi cắt phụ và phương
chuyển động tiến của dao trên mặt phẳng cơ bản.
+ Góc mũi dao (ε):
Định nghĩa: Góc ε là góc hợp bởi hình chiếu của lưỡi cắt chính và hình
chiếu của lưỡi cắt phụ xác định trên mặt phẳng cơ bản.
1,0
b. Các góc được xác định trên mặt cắt phụ.
+ Góc α1: Trên mặt cắt phụ ta có thể xác định các góc γ1;
β1;
δ1; α1
song vì lưỡi cắt phụ không đảm nhận cắt gọt chính nên ở đây ta chỉ cần
xét góc α1 vì α1 có ảnh hưởng tới lực cắt và chất lượng bề mặt gia công
của chi tiết.
Định nghĩa: Góc α1 là góc hợp bởi mặt sát phụ và mặt phẳng cắt gọt
phụ.
d. Góc được xác định trên mặt phẳng cắt gọt.
+ Góc λ (góc nâng).
Định nghĩa: Góc λ là góc hợp bởi hình chiếu của lưỡi cắt chính và mặt
phẳng cơ bản đi qua mũi dao, λ có thì = 0
0
; λ > 0
0
và λ < 0
0
.
0,5
S
c. Các góc được xác định trên mặt phẳng tiết diện chính.
+ Góc thoát (γ).
Định nghĩa: Góc γ tại một điểm trên lưỡi cắt là góc hợp bởi mặt thoát và
mặt phẳng cơ bản.
+ Góc sát chính α:
Định nghĩa: Góc sát chính α là góc hợp bởi mặt sát chính và mặt phẳng
cắt gọt.
+ Góc nêm β (góc sắc).
Định nghĩa: góc β là góc hợp bởi mặt thoát và mặt sát chính của dao.
+ Góc δ (góc cắt).
Định nghĩa: góc cắt δ là góc hợp bởi mặt thoát và mặt phẳng cắt gọt.
α + β + γ = 90
0
→ β + α = δ
δ + γ = 90
0
→ δ = 90
0
- γ
0,5
4. Nêu các dạng sai hỏng thường gặp khi phay bánh tru răng thẳng,
thanh răng? Phân tích nguyên nhân và biện pháp Phòng ngừa các
dạng sai hỏng đó?
1,5
1. Số răng không đúng: nguyên nhân là chọn vòng và số lỗ của đĩa phân
độ không đúng; hoặc thao tác khi phân độ bị nhầm lẫn; hoặc tính và
lắp sai các bánh răng phân độ vi sai. Muốn đề Phòng trước khi phay
nên kiểm tra lại bằng cách phay thử các vạch mờ trên mặt khởi phẩm
rồi đếm lại, nếu đúng mới phay. Nếu đó phay rồi mới biết là sai thì
không sửa được.
2. Răng to, răng nhỏ hoặc chiều dày các răng đều sai: nguyên nhân là
phân độ sai số lỗ; hoặc khi phân độ không chú ý trừ khoảng rơ lỏng
của đầu phân độ (quay qua rồi khi quay ngược lại không chú ý).
Chiều dày các răng đều sai là do chọn dao sai; hoặc do xác định chiều
sâu rãnh không đúng.
Nếu phay chưa sâu mà kịp phát hiện thì có thì sửa được.
Có trường hợp các răng nói chung đều và đúng cả, chỉ trừ một răng
cuối cùng bị sai, đó là do sai số tích lũy khi phân độ dồn lại. Muốn
1,5
tránh, ta không nên phay xong răng này tiếp sang răng bên cạnh mà
nên phay cách quóng, tức là sau khi phay xong một răng, ta phân độ
luôn 5, 7 răng để phay. Thí dụ, bánh răng có 30 răng thì thứ tự phay
răng số 1 – số 15 – số 7 số 22. Sau đó răng số 3 – số 11 – số 19 – số
26…
3. Răng bị lệch: Nguyên nhân là do không rà dao đúng đường tâm, hoặc
bàn máy đang ở vị trí lệch, hoặc ổ phân độ và ụ động không được
thẳng so với trục chính.
Nếu đó đủ chiều sâu, không sửa được.
4. Dạng của sườn răng không đúng: do chọn dao sai mô đun hoặc sai
số hiệu. Nếu đó phay sâu, không sửa được.
5. Độ nhẵn bóng sườn răng kém: Nguyên nhân do dao mòn, lượng
chạy dao quá lớn, tốc độ cắt quá thấp, dao phay đảo, do phôi bị rung
động, trục của ổ phân độ lỏng.
Nếu đó đúng kính thước thì không sửa được. Nếu còn lượng dư thì tìm
đúng nguyên nhân, điều chỉnh lại rồi phay láng một lần mỏng. Đáy
rãnh kém nhẵn bóng một ít cũng có thể bỏ qua.
6. Răng đầu to, đầu nhỏ (đồng thời chân răng cũng bị dốc): do khi gá
lắp không rà cho phải song song với phương chạy dao dọc bàn. Rà lại
và phay thêm phía rãnh còn chưa đủ chiều sâu.
Khi phay thanh răng, có thể xảy ra một số trường hợp sai hỏng tương tự
như khi phay bánh răng trụ răng thẳng. Ngoài ra, còn có thể sai về bước
răng (sai trị số t hoặc bước lớn bước nhỏ), do tính toán hoặc thao tác
nhầm lẫn khi chia răng. Nếu phát hiện kịp thời khi lượng dư còn nhiều
có thể khắc phục đúng nguyên nhân rồi phay tiếp.
Cộng (I)
7
II. Phần tự chọn
…
Cộng (II)
3
Cộng (I+II)
10