Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Phân tích nhân vật Vũ Nương trong Người con gái Nam Xương pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.44 KB, 4 trang )

Phân tích nhân vật Vũ Nương trong
Người con gái Nam Xương





Nghĩ chuyện trên đời kì lạ thật. Chuyện tình duyên, sống chết, số phận của con
người lại được định đoạt tù một câu chuyện đùa về một cái bóng. Ngày xưa, thân mẫu
của Trịnh Trang Công trong Ðông Chu liệt quốc đã gây ra bao chuyện phiền phức dẫn
đến cảnh đầu rơi máu chảy chỉ vì bà ghét Trịnh Trang Công khi xưa sinh ngược khiến
bà phải đau đớn. Chuyện đời vẫn thế, đó là chỗ éo le phức tạp trong đời sống tâm hồn
con người. Chỗ kì bút của Nguyễn Dữ là đã bắt nắm được một tình huống éo le như
vậy. Trong văn chương nước ta cũng như thế giới không hiếm những câu chuyện xen
những yếu tố truyền kì. Nét riêng của Chuyện người con gái Nam Xương là hai yếu tố
thực và truyền kì không đan xen vào nhau mà kết cấu thành hai phần. Phần truyền kì
vùa làm cho câu chuyện thêm lung linh hư ảo, vùa góp phần làm rõ những yếu tố ở
phần thực. Phần thực là cơ sở để xây dựng phần truyền kì (phần thực, tôi muốn nói
thực của văn học). Bằng mối liên hệ giữa hai phần, nhà văn làm nổi bật tính cách nhân
vật và thể hiện chủ đề của tác phẩm.
Người con gái Nam Xương Vũ Thị Thiết là nhân vật chính xuyên suốt hai phần
của tác phẩm. Nguyễn Dữ không chú trọng việc miêu tả hình thức, chúng ta chỉ biết
Vũ nương là người “có tư dung tốt đẹp”. Tính cách nhân vật được thể hiện qua hai
mối quan hệ cơ bản là quan hệ với chồng và mẹ chồng. Mối quan hệ đó diễn ra ở
những thời điểm khác nhau. Ở tùng thời điểm ấy, nhân vật bộc lộ cá tính của mình.
Mối quan hệ với Trương Sinh diễn ra trên bốn thời điểm: khi chồng ở nhà, khi chia
tay, khi xa chồng và khi chồng trở về. Khi chung sống với nhau, biết Trương Sinh là
người có tính đa nghi, hay ghen nên “nàng giữ gìn khuôn phép” cho gia đình hoà
thuận. Khi tiễn chồng đi tòng quân, tính cách của Vũ nương được thể hiện ở lời đưa
tiễn. Nàng nói với chồng: “Lang quân đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo
ấn hầu trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên”. Nàng nghĩ


đến những khó nhọc, gian nguy của người chồng trước rồi mới nhận ra sự lẻ loi của
mình. Tù cách nói đến nội dung của những câu nói hiện lên một Vũ nương dịu dàng,
thiết tha với hạnh phúc, không hư danh, thương chồng và giàu lòng vị tha, một tâm
hồn có văn hoá. Trong những ngày xa chồng, nàng nuôi con thơ, chăm sóc mẹ chồng
như mẹ đẻ của mình. Ngòi bút Nguyễn Dữ tỏ ra già dặn, nhà văn đã để cho chính
người mẹ chồng ấy nhận xét về tấm lòng hiếu thảo của nàng trước khi bà cụ qua đời:
“Sau này trời giúp người lành ban cho phúc trạch, giống giòng tươi tốt… xanh kia
quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng nỡ phụ mẹ”. Trong con mắt của người
mẹ chồng ấy, nàng là “người lành”. Ðến khi người chồng đi chinh chiến trở về nghi
oan cho nàng, Vũ nương tỏ bày không được thì tự vẫn, chứ không sống “chịu tiếng
nhuốc nhơ”.
Khi thì cách xủ thế, khi thông qua lời nói, khi hành động, khi thái độ hình ảnh
Vũ nương hiện lên là một người trong trắng thuỷ chung, giàu lòng vị tha, hiếu thảo
nhưng cũng là một người phụ nữ khí khái, tự trọng. Ðó là một tâm hồn đẹp, đẹp một
cách có văn hoá. Dường như Nguyễn Dữ đã tập trung những nét đẹp điển hình của
người phụ nữ Việt Nam vào hình tượng Vũ nương. Con người đẹp, thiết tha với hạnh
phúc này phải chết - Ðó chính là bi kịch về số phận con người. Vấn đề này biết bao
nhà văn xưa nay tùng trăn trở. Có lẽ đó cũng là bi kịch của muôn đời. Bởi vậy, vấn đề
mà Chuyện người con gái Nam Xương đặt ra là vấn đề có tính khái, quát giàu ý nghĩa
nhân văn. Phía sau tấn bi kịch của Vũ nương có một cuộc sống chinh chiến, loạn li,
gây cách biệt, nhưng căn bản là người chồng mù quáng đa nghi, thiếu sáng suốt.
Những kẻ như thế xưa nay tùng gây ra bao nỗi oan trái, đổ vỡ trong đời. Ðó cũng là
một thứ sản phẩm hằng có trong xã hội con người. Cho nên vấn đề tưởng chùng rất
riêng ấy lại là vấn đề điển hình của cuộc sống. Tất nhiên trong tấn bi kịch này có phần
của Vũ nương. Nàng vùa là nạn nhân nhưng cũng là tác nhân. Bởi chính nàng đã lấy
cái bóng làm cái hình, lấy cái hư làm cái thật. Âu đó cũng là một bài học sâu sắc của
muôn đời vậy.
Phần truyền kì trong câu chuyện là chuyện Vũ nương không chết, trở về sống
trong Quy động của Nam Hải Long Vương… đó là cuộc sống đời đời. Nhà văn đã tạo
ra một cuộc gặp gỡ kì thú giữa Phan Lang - một người dương thế - với Vũ Nương nơi

động tiên. Cuộc gặp gỡ ấy đã làm sáng tỏ thêm những phẩm chất của Vũ nương. Khi
Phan Lang nhắc đến chuyện nhà của tổ tiên thì Vũ nương “ứa nước mắt khóc”. Nàng
quả thật là một con người thiện căn, thiết tha gắn bó với quê hương đời sống mà
không được sống. Tính cách của nàng và bi kịch như được tô đậm khơi sâu một lần
nữa. Nhưng dụng ý của nhà văn đưa phần truyền kì vào câu chuyện không chỉ có thế.
Nguyễn Dữ muốn khẳng định một chân lí nghệ thuật: cái Ðẹp là bất tủ. Vũ nương
không sống được ở cõi đời thì sẽ sống vĩnh hằng ở cõi tiên, vì nàng là cái Ðẹp.
Nói cho cùng, hiện thực của câu chuyện là hiện thực về tấm lòng của nhà văn
trước những vấn đề của cuộc sống. Nhà văn đã đi sâu khai thác những vẻ đẹp và nỗi
đau khổ xót xa phức tạp của tâm hồn con người, nhất là người phụ nữ trong xã hội
đương thời như Vũ nương. Cũng qua đó, nhà văn khẳng định một chân lí nghệ thuật
phảng phất như trong các truyện cổ dân gian… Thánh Gióng về trời, An Dương
Vương xuống biển… kì lạ mà cũng rất thực

×