Thuyết minh về món ăn dân tộc (phở)
Món ăn Hà Nội có rất nhiều, nhưng nhắc đến món ăn Hà Nội là người ta nhắc
đầu tiên đến phở. Phở như một thứ đại diện mang tính bản sắc, đặc thù của món ăn Hà
Nội. Lý do thật đơn giản phở Hà Nội khác hẳn các nơi khác, nó không thể trộn lẫn với
bất cứ một thứ phở nơi nào, cho dù ở đó người ta đã cố tình trương lên cái biển Phở
Hà Nội.
Một số giả thuyết cho rằng phở xuất hiện đầu tiên ở Nam Định, nhưng Hà Nội
lại là nơi làm cho món ăn dân dã này trở nên nổi tiếng như ngày nay; một số giả
thuyết khác nhìn nhận phở như một đặc trưng ẩm thực Hà Thành, có lịch sử từ cuộc
giao duyên Việt-Pháp đầu thế kỉ hai mươi. Trước đây, chỉ có phở bò chín với đầy đủ
"chín-bắp-nạm-gầu", ngày nay thực khách chấp nhận cả phở tái, phở gà. Đi xa hơn, có
nhà hàng thử nghiệm với cả thịt vịt, ngan nhưng không mấy thành công. Ngoài ra,
trong những năm gần đây, người ta còn tạo ra nhiều món ẩm thực từ nguyên liệu bánh
phở truyền thống như phở cuốn, loại phở xuất hiện vào thập niên 1970 là phở xào, của
thập niên 1980 là phở rán Những món ăn này càng làm phong phú thêm thực đơn
ẩm thực của người Việt.Phở được dùng riêng như là một món quà sáng hoặc trưa và
tối, không ăn cùng các món ăn khác. Phở sử dụng nguyên liệu chính là bánh phở màu
trắng thái sợi bản, làm từ gạo, dạng mì nước. Phở thường được coi là món "quốc hồn
quốc túy" của Việt Nam tuy hầu như không thể tìm thấy phở trong thực đơn của người
Việt từ trước thời Pháp thuộc. Đây là món giàu dinh dưỡng, nước dùng rất trong được
ninh bằng các loại xương và hương liệu (gừng nướng, củ hành khô nướng, quế, hồi,
thảo quả …) với những bí quyết riêng trong nhiều giờ. Tuy có những tìm tòi cách tân
tạo nên nhiều biến thái của phở với nhiều kiểu thịt khác nhau nhưng những nỗ lực đó
không mấy thành công ngoại trừ phở bò và phở gà. Phở thường được sắp đặt trong bát
lớn với thịt bày lên trên cùng với một số loại rau gia vị tùy vùng (như vài lát hành tây,
giá đỗ, hành ta và rau húng thơm xắt nhỏ…). Bày bánh phở đã chần vào bát, bày thịt
lên trên, trút nước dùng nóng vào và rắc ít hành, ngò. Bên cạnh bát phở cho thực
khách là bát đựng vài miếng chanh tươi, dăm cọng rau thơm, chút tương ớt, bột
tiêu Những quán phở Việt Nam vẫn giữ những thói quen là ít khi mang thực đơn cho
khách hàng mà khách sẽ phải tự chọn loại phở gì ( phở bò, phở gà ) Phở được đựng
trong tô hoặc bát lớn. Thông thường thì những bàn ăn được đánh số để phục vụ, trên
đó có sẵn đũa, thìa và những gia vị kèm theo phở như: tương, chanh, nước mắm,
ớt Khách gọi phở. Ba phút sau, bát phở được mang ra. Khách nêm ớt, chanh và hạt
tiêu. Dùng đũa trộn đều, cầm bát lên ngang mặt và bắt đầu thưởng thức, thỉnh thoảng
dùng thìa sứ múc nước dùng vì thìa kim loại làm lạnh miệng. Ở Việt Nam, phở
thường là món dùng ăn sáng tuy rằng hiện nay có xu hướng thực khách, nhất là thực
khách các đô thị trong nước và ở nước ngoài, ăn tất cả các buổi trong ngày. Và trong
những năm Việt Nam gặp khó khăn, người Hà Nội dùng phở vào chủ nhật hoặc khi bị
ốm. Vào thời đó, bát phở giá ba xu. Ngày nay, người ta ăn phở vào mọi lúc trong
ngày, nhất là vào buổi tối. Lối sống thay đổi và phát triển và thói quen cũng vậy. Chỉ
có phở, điểm mốc của nghệ thuật làm bếp, là vẫn vậy, bất chấp sự cạnh tranh với
những món khác như bánh cuốn (bánh tráng với nhân thịt băm) Phở có nhiều thương
hiệu, ở miền Bắc Việt Nam rất nổi tiếng là các thương hiệu phở Phở Hà Nội và các
cửa hàng phở Nam Định. Tuy nhiên tại nhiều vùng miền trong nước, và đặc biệt là ở
các nước trên thế giới như Mỹ, châu Âu, phở có sự thay đổi, gia giảm ít nhiều để phù
hợp với văn hóa ẩm thực từng vùng miền. Nhiều nhà kinh doanh cũng bắt đầu tạo
những thương hiệu phở đặc biệt như Phở 24, Phở Hoa Hồi, Phở Cali xuất khẩu ra
ngoại quốc. Ngoài những kiểu chế biến truyền thống, ngày nay người ta còn tạo ra
nhiều loại phở trong công nghiệp đóng gói như phở ăn liền, phở chay Và một số
người kinh doanh ăn uống hiện nay lạm dụng tên gọi "phở" để gọi một số món ăn
hoàn toàn không phải là phở do nguyên liệu và cách chế biến khác, gia vị khác và hình
thức cũng khác. Phố phường, tinh chất của Hà Nội: “Tại sao nói rằng phở không thể
tách rời khỏi Hà Nội, trong khi các nhà hàng ở TP.HCM, Paris, New York cũng
phục vụ món ăn này?”. Phở ở khắp nơi trên thế giới thế nhưng Hà Nội mới là nơi thần
kỳ của món ăn này. Thật ngon khi thưởng thức món phô mai chảy tại vùng núi Anpơ
nhưng dùng món đó ở Hà Nội thì lại không ngon như vậy.
Phở đã được rất nhiều nhà văn nhắc đến và viết rất nhiều, như: Nguyễn Tuân,
Vũ Bằng (Miếng ngon Hà Nội), Thạch Lam (Hà Nội 36 phố phường), Băng Sơn (Thú
ăn chơi người Hà Nội), Nguyễn Duy
Thạch Lam nhận xét: “Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ
riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ ở Hà Nội mới ngon". Phở ngon phải là
phở "cổ điển", nấu bằng thịt bò,"nước dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà không nát, thịt
mỡ gầu giòn chứ không dai, chanh ớt với hành tây đủ cả", "rau thơm tươi, hồ tiêu bắc,
giọt chanh cốm gắt, lại điểm thêm một ít cà cuống, thoảng nhẹ như một nghi ngờ".
Vào thời những năm 1940, phở đã rất phổ biến ở Hà Nội: "Đó là thứ quà ăn suốt ngày
của tất cả các hạng người, nhất là công chức và thợ thuyền. Người ta ăn phở sáng, ăn
phở trưa và ăn phở tôi”.
Phở, món ăn ngon nhất trên đời, món ăn tiêu biểu, tương tự như món paella của
Tây Ban Nha, món bánh crếp của vùng Bretagne hay món Sushi của Nhật Bản… .
Độc món với bánh phở màu trắng, được dùng kèm với thịt thái mỏng, rau thơm. hành
nướng, gia vị, càng ngon thơm hơn với chanh ớt và một chút nước mắm. Đặc biệt,
món ăn ngon nhất trên đời này còn là vì tất cả sự tinh tế của món phở đã có cả trăm
năm tuổi tìm được bản sắc của mình qua quá trình thực dân hóa, qua các cuộc chiến
tranh và sự cấm vận, đã làm nên niềm tự hào của một dân tộc. Món ăn bình dân, được
mọi tầng lớp xã hội cùng chia sẻ. Giàu vitamin và thật sự cân bằng, chắc chắn phở đã
có vai trò hàng đầu về mặt tinh thần và sức khỏe đối với dân tộc Việt Nam can đảm.
Phở là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, chứng tỏ sự tinh tế và sáng tạo của người
Việt trong nghệ thuật ẩm thực. Ăn phở là thói quen và là thú vui của người Hà Nội.
Còn gì bằng khi được ăn một bát phở thơm ngon, nóng hổi vào mỗi buổi sáng. Chúng
ta phải cảm ơn người đã nghĩ ra, chế biến ra món ăn đặc biệt này!