Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Gián án Thuyết Minh về món ăn dân tộc - Bánh Chưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.35 KB, 2 trang )

THUYẾT MINH VỀ MỘT MÓN ĂN DÂN TỘC BÁNH CHƯNG
GIỚI THIỆU (mở đầu)
Bánh chưng là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con
cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Nguyên liệu làm bánh bao gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong và
bánh thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt, cũng như ngày giổ tổ Hùng Vương) (mùng
10 tháng 3 âm lịch).
VỀ SỰ TÍCH ( Nguồn gốc) [QUAN TRỌNG]
Đây là loại bánh duy nhất có lịch sử lâu đời còn được sử sách nhắc lại, bánh chưng có vị trí đặc biệt
trong tâm thức của cộng đồng người Việt và nguồn gốc của nó có từ truyền thuyết liên quan đến hoàng tử
Lang Liêu vào đời vua Hùng Vương thứ 16. Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân
tộc; là lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của của Bánh Chưng, Bánh Giầy trong văn hóa, đồng thời
nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước
VỀ QUAN NIỆM TRUYỀN THỐNG
Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh giầy, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về
vũ trụ của người Việt xưa. Bánh có màu xanh lá cây, hình vuông, được coi là đặc trưng cho đất trong tín
ngưỡng của người Việt cổ và các dân tộc khác trong khu vực châu Á. Tuy nhiên, theo một số nhà khoa học,
bánh chưng nguyên thủy có hình tròn và dài, giống như bánh tét, đồng thời bánh chưng và bánh giầy tượng
trưng cho dương vật và âm hộ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam . Bánh tét, thay thế vị trí của bánh chưng
vào các dịp Tết trong cộng đồng người Việt ở miền nam Việt Nam, là dạng nguyên thủy của bánh chưng. Gói
và nấu bánh chưng, ngồi canh nồi bánh chưng trên bếp lửa đã trở thành một tập quán, văn hóa sống trong các
gia đình người Việt mỗi dịp tết đến xuân về.
VỀ NGUYÊN LIỆU
Gồm có Lá dong, Lạt giang, gạo nếp, Đỗ xanh( đâu xanh), thịt lợn, hạt tiêu,hành củ, muối và các
gia vị khác.
VỀ CÁCH LÀM ( quy trình thực hiện ) [QUAN TRỌNG NHẤT]
Mỗi gia đình gói bánh chưng theo cách dùng khuôn cho ngày Tết.
Thông thường có hai cách gói bánh chưng: gói bằng tay không hoặc gói theo khuôn hình vuông khoảng 20 cm
x 20 cm x 7cm sẵn có. Khuôn thường làm bằng gỗ.
Cách gói tay không thông thường như sau: Rải lạt xuống mâm tròn tạo hình chữ thập. Lá dong rải lên
trên lạt, chú ý phải quay mặt dưới lá ra phía ngoài và mặt xanh hơn (mặt trên) vào trong (để sau này, khi bánh
chưng chín sẽ có màu xanh mướt). Lượt đầu: 2 lá to rải nằm chồng 1/2 theo chiều dài lá lên nhau. Lượt trên:


2 lá rải như lượt đầu nhưng vuông góc với lượt đầu. Gạo nếp, xúc 1 bát đầy đổ vào tâm của lá dong, dùng tay
gạt đều, tạo hình vuông mỗi cạnh 20 cm. Lấy 1 nắm đỗ xanh bóp nhẹ và rải đều vào giữa vuông gạo đến gần
hết bìa gạo. Thịt lợn, lấy 1, 2 miếng rải đều vào giữa bánh. Lấy tiếp 1 nắm đỗ xanh nữa bóp nhẹ rải đều phủ
lên trên thịt. Xúc 1 bát gạo nếp đổ lên trên và phủ khỏa đều tạo mặt phẳng. Gấp đồng thời 2 lá dong lớp trên
vào, vừa gấp vừa vỗ nhẹ để tạo hình khối vuông. Gấp tiếp đồng thời 2 lá dong lớp dưới vào như lớp trên, vừa
gấp vừa lèn chặt nhẹ tay. Dùng lạt buộc xoắn lại tạo thành hình chữ thập. 2 bánh chưng buộc úp vào nhau
thành một cặp
Cách gói bánh có khuôn thì bánh đều nhau hơn và chặt hơn do được vỗ đều gạo, nén chặt, còn gói
không khuôn thì bánh được gói nhanh hơn do đỡ mất công đo cắt lá theo kích thước khuôn.
Luộc bánh
Lấy xoong to, dầy với dung tích trên 100 lít tùy theo số lượng bánh đã được gói. Rải cuộng lá dong
thừa xuống dưới kín đáy nhằm mục đích tránh cho bánh bị cháy. Xếp lần lượt từng lớp bánh lên đến đầy
xoong và xen kẽ các cuộng lá thừa cho kín nồi. Đổ ngập nước nồi và đậy vung đun. Người nấu bánh thường
canh giờ tính từ thời điểm nước sôi trong nồi và duy trì nước sôi liên tục trong 10 đến 12 giờ. Trong quá trình
đun, thỉnh thoảng bổ sung thêm nước nóng để đảm bảo nước luôn ngập bánh (người thực hiện thường đặt sẵn
ấm nước bên cạnh bếp đun bánh để tận dụng nhiệt lượng). Những chiếc bánh ở trên có thể được lật giở để
giúp bánh chín đều hơn, tránh tình trạng bị lại gạo sau này.
Ép bánh và bảo quản
Sau khi luộc xong, vớt bánh ra rửa sạch lá trong nước lạnh cho hết nhựa, để ráo. Xếp bánh thành nhiều lớp,
dùng vật nặng đè lên để ép bánh cho ra nước, chắc mịn (tục gọi là để cho rền bánh) và phẳng đều trong vài
giờ. Hoàn tất công đoạn ép bánh, bánh được treo lên chỗ khô ráo trong nhà để bảo quản.
VỀ CÁCH DÙNG
Trên bàn thờ ngày tết không thể thiếu bánh chưng và bánh thường được bày theo cặp. Nhiều người cầu kỳ còn
bóc bỏ lớp lá bên ngoài của bánh và gói lại bằng lá tươi mới, sau đó buộc lạt màu đỏ trước khi đặt lên bàn thờ.
Trên mâm cỗ ngày Tết, bánh chưng vuông thường được cắt chéo bằng lạt, bánh chưng dài thường cắt lát
ngang, gọi là "đồng bánh", để ăn cùng với dưa hành, nước mắm rắc chút bột tiêu. Ra sau tết, bánh có thể bị lại
gạo, bị cứng, khi đó người ta thường đem rán vàng trong chảo mỡ và ăn kèm với dưa góp.
BÁNH CHƯNG TRONG THI VĂN
Trong câu đối phổ biến về sản vật ngày Tết, ta thấy sự có mặt của bánh chưng như một giá trị vật chất và tinh
thần không thể thiếu:

Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.
NÊU CẢM NGHĨ VÀ Ý NGHĨA CỦA BÁNH CHƯNG ( Kết Bài) tự làm

×