Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

4 sai lầm nghiêm trọng khi cho con ăn sữa ngoài doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.22 KB, 5 trang )



4 sai lầm nghiêm trọng
khi cho con ăn sữa ngoài


Các bà mẹ trẻ thường được khuyến cáo là nên cho con bú để bé có
được sự phát triển toàn diện nhất. Tuy nhiên, trong trường hợp
mẹ không có sữa hoặc nguồn sữa không đủ thì phải cho bé bú sữa
ngoài.
Dưới đây là 4 sai lầm thường thấy của mẹ khi cho trẻ ăn sữa ngoài.

1. Pha sữa quá đặc

Khi pha sữa cho trẻ, người lớn nghĩ rằng sữa đặc thì trẻ có thể hấp thụ
được nhiều chất dinh dưỡng hơn mà không hề biết rằng, nồng độ sữa
nếu quá đặc vượt qua tỷ lệ tiêu chuẩn cho phép sẽ khiến trẻ bị chứng
khó tiêu.

Sữa quá đặc khiến hệ tiêu hóa của trẻ không thể tiêu hóa được gây ra
hiện tượng táo bón, tiêu chảy, chán ăn hoặc bú kém. Trọng lượng của
trẻ trong một thời gian không tăng và thậm chí còn có thể bị xuất
huyết ruột cấp tính. Chính vì vây, khi pha sữa cho trẻ sơ sinh, người
lớn cần phải xem xét độ tuổi của trẻ để có thể pha được liều lượng
thích hợp nhất.

2. Cho thêm đường vào sữa

Mục đích của việc cho thêm đường vào sữa là nhằm tăng việc cung
cấp lượng carbohydrate cho trẻ. Tuy nhiên trước khi quyết định cho
thêm đường vào sữa cho trẻ, người lớn cần phải chú ý xem kỹ hướng


dẫn. Thông thường là 100ml sữa chỉ nên cho từ 5 - 8 gam đường mà
thôi. Quá nhiều đường trong sữa sẽ khiến cơ bắp và các mô dưới da
của trẻ mềm và yếu, không tốt cho sự tăng trưởng.

Nhiều em bé trông bề ngoài rất mũm mĩm và bụ bẫm, tuy nhiên sức
khỏe lại không hề tốt do sức đề kháng kém. Lượng đường tích trữ
trong cơ thể trẻ còn khiến trẻ bị sâu răng, cận thị, xơ vữa động mạch
mà một vài bệnh nữa. Thậm chí, thói quen ăn sữa có nhiều đường từ
nhỏ có thể khiến trẻ sau này luôn có cảm giác muốn ăn ngọt nhiều hơn
bình thường.

3. Dùng sữa đặc thay thế sữa bột
Sữa đặc là sữa tươi có thêm 4% đường. Giá trị dinh dưỡng của sữa
đặc không thể bằng sữa bột được. Chính vì vậy, việc người lớn sử
dụng sữa đặc để thay thế cho sữa bột là không khoa học.

Hơn nữa, mặc dù sữa đặc rất ngọt, tuy nhiên khi pha vẫn phải thêm từ
5 đến 8 lần nước vào để pha loãng ra. Do đó, nồng độ đường và vị
ngọt trong sữa cũng bị giảm đi. Điều đó đồng nghĩa với việc lượng
protein và chất béo giảm đi hơn một nửa. Đối với trẻ sơ sinh, chất
lượng sữa như vậy là không đảm bảo. Nếu để trẻ ăn loại sữa này lâu
dài sẽ khiến trẻ bị thiếu chất dinh dinh dưỡng, xanh xao, nhẹ cân,
thiếu hụt vitamin…

Ngược lại, nếu người lớn không pha thêm nước vào sữa để đáp ứng vị
ngọt và lượng chất béo đủ cho trẻ thì lại khiến trẻ dễ bị tiêu chảy.

4. Cho trẻ ăn sữa chua

Mặc dù sữa chua rất tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên đối với trẻ sơ sinh,

hệ tiêu hóa và dạ dày chưa phát triển toàn diện thì việc ăn sữa chua lại
có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe.

Trong sữa chua có chứa nhiều vi khuẩn lên men, những loại vi khuẩn
này sẽ có lợi cho hệ tiêu hóa của người lớn nhưng nó sẽ phá hoại chức
năng tiêu hóa của trẻ em khiến trẻ bị viêm dạ dày. Nếu cho trẻ ăn
nhiều còn có thể khiến trẻ bị nôn mửa và viêm ruột. Trẻ phải trên 6
tháng tuổi mẹ mới có thể cho ăn sữa chua.

×