Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Cần chọn đúng dạng thuốc dùng cho trẻ em pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.79 KB, 5 trang )


Cần chọn đúng
dạng thuốc dùng
cho trẻ em



Tôi có cháu nhỏ hay bị sốt, tiêu chảy, ho, viêm họng, rồi chậm
biết đi. Nhà thường chịu khó đưa cháu đến trạm y tế xã hoặc
phòng khám khu vực. ở đó, cháu thường được cho các thuốc như
paracetamol, amoxicilin, penicilin V, cốm canxi, viên canxi D. Dù
đã nghiền thuốc thật mịn với nước và đường, cháu cũng không
chịu uống. Có lúc chỉ vì ép uống cho hết mà cháu bị nôn thốc nôn
tháo. Tôi muốn biết có cách gì để cháu dùng thuốc tốt hơn. Xin
nhờ các bác sĩ chỉ giùm. (Lê Thị Trang - Xã Triệu Thuận, Triệu
Phong, Quảng Trị)
Ðiều bạn hỏi cũng là thắc mắc của nhiều bà mẹ. Ðó là vì người cho
đơn hay các bà mẹ tự tìm lấy thuốc không có dạng bào chế phù hợp.
Hầu hết thuốc đều có mùi vị (đắng, mặn, lợ, tanh, chát ) hay gây
kích ứng (làm nóng rát, cồn cào). Tùy theo độ tuổi, trẻ có thể chưa
chủ động nuốt, nhai. Chưa kể, trẻ có cơ thể bé nhỏ, thần kinh chưa
hoàn thiện, men tiêu hóa chưa đầy đủ, độ nhậy cảm hay hấp thu thuốc
không giống như người lớn. Một dạng thuốc bào chế cho trẻ thường
phải tính toán đến các yếu tố này.
Cách đây khá lâu, do điều kiện kỹ thuật hạn chế, nước ta thường ít có
dạng thuốc chuyên dùng cho trẻ em. Vì thế khi đó các thầy thuốc
buộc phải kê đơn không như ý. Ví dụ: amoxicilin 0,25g, mỗi lần dùng
1/2 viên, ngày dùng 2 lần.
Amoxicilin khá đắng, dạng viên nhộng (caps) khi dùng nuốt cả viên
sẽ khỏi phải chịu vị đắng ấy. Lột vỏ nhộng ra thì việc chia bột thành
hai phần bằng nhau cho chính xác đã là khó. Khó hơn, với vị thuốc


đắng, khó tan như thế, khó có cách thuyết phục để trẻ tự uống hay bắt
trẻ uống một cách trôi chảy. Ðáng tiếc là hiện nay ở nông thôn do
người làm công tác dược kiêm nhiệm ít quan tâm tới các dạng thuốc
thích hợp và cũng có thầy thuốc theo thói quen vẫn ghi các đơn thuốc
như trên làm cho các bà mẹ khó khăn khi dùng cho trẻ.
Trẻ bị sốt nên dùng loại paracetamol bột, đóng thành gói, có khi được
chế dưới dạng bột sủi (khi hòa vào nước sẽ tan ra và sủi bọt, (ví dụ
như effe-paracetamol, Hậu Giang). Cũng có thể dùng loại bột hỗn
hợp paracetamol với vitamin B1 và thuốc chống dị ứng
chlopheniramin (ví dụ như babemin, Cửu Long). Ngày nay cũng đã
có các dạng kháng sinh đóng thành gói, khi hòa vào nước có mùi
thơm dễ chịu thay cho các dạng kháng sinh viên như ampicilin bột,
amoxicilin bột, cephalexin bột.
Cũng đã có các bột kháng sinh hỗn hợp nội thay cho các bột kháng
sinh hỗn hợp ngoại khá đắt tiền như biệt dược nội của một số xí
nghiệp trong nước chứa amoxicilin và acid clavunic (giá mỗi gói
khoảng 700 đồng), có tác dụng tương tự như clamoxyl Pháp (giá mỗi
gói trên 2.500 đồng).
Trẻ còi xương suy dinh dưỡng nhỏ tuổi (thường dưới 5 tuổi, có khi
dưới 2 tuổi) nên tìm loại viên canxi tan được thường là biệt dược
nước ngoài nhưng giá không cao lắm như viên cancium-sandoz
(Thụy Sỹ) hoặc dùng ngay các chế phẩm chứa canxi dạng hữu cơ
(calci gluconat) phối hợp với các vitamin C, PP-D2 dưới dạng thuốc
uống, đóng ống như calcivit (Tiền Giang) hay caltamin (Hậu Giang).
Khi trẻ bị ho nên dùng các loại sirô ho ngoại và nội đông dược và tân
dược thường có bán rất sẵn trên thị trường với nhiều tên gọi khác
nhau (có thể ra hiệu thuốc xem kỹ nhãn và lời giới thiệu để nắm vững
tác dụng từng loại). Ngoài các loại dùng để uống, còn có các loại
dùng nhét vào hậu môn (gọi là thuốc đạn) rất tiện lợi.
Hiện nay trên thị trường có rất sẵn các dạng thuốc dùng cho trẻ, vì

vậy không nên lấy loại thuốc dùng cho người lớn chia nhỏ ra để dùng
cho trẻ. Nếu trạm y tế chưa có đủ, bạn có thể tìm mua ở bất cứ nhà
thuốc nào. Khi đã chọn đúng các dạng thuốc này, việc cho trẻ uống
thuốc sẽ rất đơn giản.



×