Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

ĐỀ TÀI: CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở ĐỊA PHƯƠNG ĐƯỢC THÀNH LẬP RA ĐỂ LÀM GÌ ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.67 KB, 14 trang )

ĐỀ TÀI: CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở ĐỊA
PHƯƠNG ĐƯỢC THÀNH LẬP RA ĐỂ LÀM GÌ
Nhà nước không nên tập trung tất cả quyền lực của mình vào tay
Chính phủ trung ương . Bởi lẽ, nhà nước thực hiện quản lý xã hội trên
tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, quốc phòng an ninh…Có
rất nhiều vấn đề cần được quan tâm và đưa ra những giải pháp phù hợp
để thực hiện song không phải bất cứ vấn đề nào Chính phủ trung ương
cũng có đủ khả năng và điều kiện thực tiễn để giải quyết. Các nhà quản
lý trung ương không thể trực tiếp chỉ huy trọn vẹn các công việc nhà
nước trên phạm vi toàn lãnh thổ; vì thế không thỏa mãn được những nhu
cầu của nhân dân cũng như việc thực hiện tốt chức năng quản lý nhà
nước. Do đó, cần có đại diện của chính quyền trung ương trên địa bàn
lãnh thổ đó thay mặt cho nhà nước quản lý trong phạm vi địa phương
mình. Vì vậy sự cần thiết phải thành lập cơ quan hành chính nhà nước ở
địa phương là một tất yếu khách quan.
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Một số khái niệm cơ bản
Cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận của bộ máy nhà nước
được thành lập để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước trên
các lĩnh vực, trên các đơn vị hành chính lãnh thổ nhất định theo quy định
của pháp luật.
Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương là một bộ phận của bộ
máy nhà nước, có chức năng quản lý hành chính trong đơn vị lãnh thổ là
địa phương mình theo quy định pháp luật.
Khái niệm chính quyền địa phương là khái niệm phái sinh từ khái
niệm hệ thống các cơ quan nhà nước ở địa phương. Khái niệm này được
sử dụng khá phổ biến trong nhiều văn bản pháp luật của nhà nước. Là
một khái niệm được sử dụng nhiều trong tổ chức và hoạt động của nhà
nước vào đời sống thực tế xã hội, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có một
văn bản pháp luật nào định nghĩa khái niệm chính quyền địa phương bao
gồm những thiết chế nào, mối quan hệ và cơ chế hoạt động cụ thể của


các bộ phận cấu thành. Xuất phát từ góc độ nghiên cứu lý luận, từ góc
độ thực tiễn hay cách thức tiếp cận vấn đề nghiên cứu của các nhà khoa
học, các nhà thực tiễn và quản lý tập trung vào 3 quan niệm như sau:
- Chính quyền địa phương là khái niệm dùng chung để chỉ tất cả các
cơ quan nhà nước (mang quyền lực nhà nước) đóng trên địa bàn
địa phương.
- Chính quyền địa phương gồm hai phân hệ cơ quan – cơ quan
quyền lực nhà nước ở địa phương (Hội đồng nhân dân) và cơ quan
hành chính nhà nước ở địa phương (Uỷ ban nhân dân).
- Chính quyền địa phương bao gồm 4 phân hệ cơ quan tương ứng
với 4 phân hệ cơ quan nhà nước tối cao ở trung ương (Quốc hội,
Chính phủ, Toà án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối
cao) là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương (Hội đồng nhân
dân các cấp), cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương (Uỷ ban
nhân dân các cấp), cơ quan tư pháp (Toà án nhân dân các cấp) và
cơ quan kiểm sát (Viện kiểm sát nhân dân các cấp).
Trong nhiều văn bản của Đảng và Nhà nước Việt Nam, khái niệm chính
quyền địa phương được sử dụng để chỉ tổ chức và hoạt động của hai cơ
quan là Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Nghị quyết lần thứ
ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) ngày 18 tháng 6 năm
1997 tại phần III, mục 4 về tiếp tục cải cách hành chính nhà nước đối
với chính quyền địa phương chỉ đề cập tới việc kiện toàn củng cố Hội
đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp và hướng cải cách tổ chức
và hoạt động của hai cơ quan này mà không đề cập tới các cơ quan nhà
nước khác trong hệ thống các cơ quan nhà nước ở địa phương. Hiện nay,
theo quy định của Hiến pháp 1992 và Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân
và Uỷ ban nhân dân năm 2003 chính quyền địa phương được tổ chức ở 3
cấp tương ứng đối với các đơn vị hành chính sau đây:
- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh).
- Huyện, Quận, Thị xã, Thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp

huyện).
- Xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã).
Chính quyền địa phương một đơn vị hành chính lãnh thổ có đủ ba yếu
tố:
- HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương do nhân dân
địa phương bầu ra.
- UBND do HĐND bầu ra và là cơ quan chấp hành của HĐND.
- Có ngân sách địa phương.
2. Cơ sở hình thành chính quyền địa phương
Việc quản lý ở địa phương đã từ xa xưa nhà nước nào cũng phải tiến
hành. Bởi một lẽ thông thường rằng, không một chính phủ của một là
nước nào chỉ thực hiện quyền lực nhà nước của mình ở một chỗ, nơi toạ
ngự của các cơ quan Nhà nước trung ương. Vì vậy bất cứ chế độ chính
trị nào cũng phải lo việc quản lý địa phương. Đây không phải là vấn đề
dễ giải quyết vì biên giới thích hợp cho một hoạt động này thì lại ít khi
đồng nhất, lại thích hợp cho một loại hoạt động khác. Một thị trấn lớn
được cung cấp nước từ chỗ này, nhưng lại được thoát nước lại từ ở
những chỗ kia. Hệ thống giao thông nối liền các vùng trong một thị xã
với nhau và với các vùng phụ cận theo một kế hoạch, hoàn toàn khác với
các vùng phục vụ cho việc giáo dục và đào tạo, cũng như các vùng
phòng và chống tội phạm.
Nếu mỗi chức năng của chính quyền xét về phương diện địa dư được
phóng chiếu trên một tấm bản đồ tương ứng với những những nhu cầu
riêng của chức năng đó, và đặt chúng chồng lên nhau, thì sẽ cho chúng
ta một kết quả, không một cái nào chồng khít lên một cái nào cả.
Vì vậy ta hiểu rằng địa phương là yếu tố cấu thành lên nhà nước , chính
quyền địa phương là đơn vị cấu thành lên nhà nước . Đồng thời để thực
hiện các hoạt động quản lý của mình nhà nước tiến hành phân chia thành
các địa phương để thực hiện hoặc là giúp để thực hiện tốt công tác quản
lý của nhà nước. Trong lịch sử tư tưởng – chính trị của thế giới và mỗi

quốc gia đã có nhiều bàn luận về công việc tổ chức và hoạt động của bộ
máy nhà nước . việc tổ chức bộ máy nhà nước không những được diễn
ra ở cấp trung ương mà còn ở các cấp độ địa phương. Do vậy sự ra đời
của cơ quan hành chính địa phương mang tính chất khách quan. Đó là
sự đòi hỏi tất yếu của quá trình phát triển quốc gia. Nhà nước có nhiều
vấn đề cần quan tâm, chú ý. Nhiều vấn đề địa phương chính phủ trung
ương không có điều kiện thực tiễn để giải quyết.
Trước hết, trong thực tế, các nhà chức trách hành chính trung ương
không thể nào trực tiếp chỉ huy trọn vẹn tất cả các công việc nhà nước
trên phạm vi toàn lãnh thổ được, vì thế,cần có đại diện của chính quyền
trung ương tại địa bàn lãnh thổ đó.
Hai là , việc thành lập chính quyền địa phương ở trung ương không
thể đủ sức để cáng đáng hết cả thay các công việc trong cả một quốc gia,
không thể quản lý mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó thành
lập nên chính quyền địa phương cũng là để giảm gánh nặng cho chính
quyền trung ương, giảm bớt các công việc cho chính quyền trung ương
để họ tập trung vào những vấn đề vĩ mô của quốc gia.
Ba là, mỗi một địa phương đều có những đặc điểm riêng về địa lý, về
kinh tế , xã hội, về truyền thống văn hóa, phong tục tập quán…. Vì thế
chính quyền trung ương không thể nào hiểu và thỏa mãn được đầy đủ
các nhu cầu của từng địa phương được. để gần dân hơn, tìm hiểu và thỏa
mãn tốt nhu cầu của dân cũng như thực hiện tốt hơn chức năng quản lý
nhà nước, cần phải có chính quyền thay mặt nhà nước ở địa phương.
Thứ tư, thành lập chính quyền địa phương còn là công cụ để thực hiện
và triển khai các quyết định của cơ quan QLHCNN ở Trung ương.
Mặt khác thành lập chính quyền địa phương còn là tạo điều kiện để địa
phương tự bảo vệ quyền lợi của mình, tôn trọng các địa điểm đặc thù của
từng địa phương.
Lịch sử hình thành và phát triển của CQĐP ở nước ta có thể phân thành
4 giai đoạn, mỗi giai đoạn có những nét đặc thù riêng:

Giai đoạn thứ nhất: Từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến năm
1960. Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình xây dựng chính quyền sau
khi nước ta giành độc lập. Trong giai đoạn này, đã có sự phân biệt tương
đối rạch ròi giữa chính quyền nông thôn và chính quyền đô thị; cấp
huyện là cấp trung gian, không có HĐND; vai trò của UBHC được đề
cao, cơ cấu tổ chức gọn nhẹ.
Giai đoạn thứ hai: Từ 1960 đến 1980, là giai đoạn có khá nhiều nét đặc
biệt trong tổ chức và hoạt động của CQĐP để bảo đảm song song hai
nhiệm vụ: vừa xây dựng kinh tế, xây dựng nhà nước XHCN ở miền Bắc,
vừa thực hiện công cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam. Tổ chức và
hoạt động của chính quyền thể hiện rõ nguyên tắc tập quyền XHCN;
pháp luật đề cao vai trò của HĐND; cơ cấu tổ chức có xu hướng tăng
mạnh so với trước đây; không có sự phân biệt chính quyền đô thị và
nông thôn, nhưng ở các khu vực miền núi có nhiều dân tộc thiểu số sinh
sống được thành lập các khu tự trị.
Giai đoạn thứ ba: Từ 1980 đến 1992, là giai đoạn tiến hành xây dựng
CNXH trong cả nước. Đặc trưng của giai đoạn này là việc tổ chức và
hoạt động của CQĐP theo mô hình của Liên xô (cũ); chỉ các cơ quan do
nhân dân trực tiếp bầu ra mới được thừa nhận là cơ quan quyền lực nhà
nước; triệt để tuân thủ nguyên tắc tập quyền XHCN; tổ chức chính
quyền ở các cấp cơ bản giống nhau Do nhiều nguyên nhân khách quan
và chủ quan nên CQĐP giai đoạn này không được phát huy, dân chủ trở
nên hình thức. Tổ chức và hoạt động của CQĐP đều rập khuôn theo
chính Quyền trung ương.
Giai đoạn thứ tư: Từ 1992 đến nay. Với sự nhận thức mới bộ máy nhà
nước, xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN nên các
cấp CQĐP đã chủ động, sáng tạo hơn, phát huy dân chủ nhiều hơn trong
tổ chức và hoạt động. HĐND các cấp có Thường trực, các ban chuyên
môn và bước đầu có sự khác biệt về thẩm quyền giữa các cấp chính
quyền ở địa phương. Tuy nhiên, việc phân cấp vẫn chưa được giải quyết

một cách triệt để; không có sự phân biệt giữa chính quyền ở đô thị và
nông thôn…
Như vậy, qua các giai đoạn phát triển, mô hình tổ chức và hoạt động của
CQĐP ở nước ta mang những đặc trưng riêng.
Thực tiễn cũng đã chỉ ra được những điểm hợp lý, những bài học kinh
nghiệm rất có giá trị cho quá trình nghiên cứu, xây dựng một mô hình tổ
chức CQĐP hoạt động có hiệu lực, hiệu quả trong thời gian tới.
II. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở ĐỊA
PHƯƠNG.
1. Thế giới
Trong lịch sử tư tưởng chính trị của thế giới chính quyền địa phương có
vị trí như sau:
So với bộ máy chính quyền trung ương ,bộ máy chính quyền địa
phương không những chiếm tỷ trọng rất lớn cả về con người lẫn việc thu
tri ngân khố nhà nước, chính quyền địa phương bao giờ cũng sát nhân
dân hơn có điêu kiện phục vụ trưc tiếp nhân dân một cách tốt hơn.
VAI TRÒ :
- Tao điều kiện để nhân dân địa phương tự quyết những vẫn đề có liên
quan đến đời sống của nhân dân địa phương.
- Giảm bơt gánh nặng của chính quyền trung ương,tạo điều kiện để
chính quyền trung ương tập trung sức lưc và thời gian vào giải quyết
những công việc vĩ mô.
- Để tôn trong quyền lơi của địa phương trong các chính sách quết định
của nhà nước .
CHỨC NĂNG:
Đó là những chức trách và nhiệm vụ mà chính quyền địa phương đảm
nhiệm trong phạm vi do hiến pháp và pháp luật quy định theo nhu cầu
phát triển kinh tế -xã hội.
Chức năng chủ yếu của chính quyền địa phương là các vẫn đề có tính
chất đáp ứng các nhu cầu nội bộ và cộng đồng dân cư như:giáo dục ,văn

hóa y tế ,an ninh trật tự khu dân cư ,an toàn xã hội với mục đích nâng
cao chất lượng đời sống cư dân địa phương về mọi mặt.
Nhìn chung chức năng chính quyền địa phương ở các quốc gia trên thế
giới đều tập chung ở ba mảng chức năng lớn:y tế và an toàn xã hội chức
năng phúc lợi xã hội và chức năng bảo vệ. Tùy thuộc vào thể chế của
mỗi quốc gia mà quy định cho chính quyền địa phương cụ thể như sau:
- Chấp hành hiến pháp ,luật và các văn bản của cơ quan nhà nước
cấp trên
- Quyết định những chính sách và biện pháp nhằm xây dựng và phát
triển kinh tế xã hội ,an ninh quốc phòng ở địa phương trong phạm
vi thẩm quyền.
- Tổ chức thực hiện và quản lý những nhiệm vụ về xây dựng và phát
triển kinh tế xã hội ,y tế văn hóa giáo dục ở địa phương đảm bảo
ổn định và không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân địa phương .
- Giữ gìn trật tự, ổn dịnh về an ninh,chính trị trật tự an toàn xã hội.
- Đảm bảo về an ninh và quốc phòng ở địa phương .
- Quản lý về địa giới về đơn vị hành chính lãnh thổ
- Quản lý và tổ chức thực hiện việc cung cấp các dịch vụ công cộng
phục vụ cho nhu cầu và quyền lợi hợp pháp của nhân dân địa
phương.
2. Việt nam
Chính quyền địa phương ở Việt Nam là một bộ phận hợp thành của
chính quyền nhà nước và mang tính thống nhất. Cơ cấu tổ chức của nó
gồm các cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương do nhân dân địa
phương trực tiếp bầu ra và các cơ quan, tổ chức khác được thành lập trên
cơ sở các cơ quan quyền lực nhà nước này theo quy định của pháp luật
(Hiến pháp, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Luật
Bầu cử ) nhằm quản lý mọi lĩnh vực của đời sống xã hội tại địa
phương trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ trên cơ sở sự kết hợp hài

hoà lợi ích của nhân dân địa phương với lợi ích của nhà nước.
Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực nhà
nước thuộc về nhân dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự
phan công phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các
quyền hành pháp, lập pháp và tự pháp.
Chính quyền địa phương được thành lập đặt dưới sự lãnh đạo và phục
tùng tuyệt đối của chính quyền trung ương. Nhiệm vụ, quyền hạn của
chính quyền địa phương dựa trên cơ sở pháp luật được phân cấp để thực
hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương.
Chính quyền địa phương ở nước ta được tổ chức thành ba cấp:
- Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Cấp huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh.
- Cấp xã, phường, thị trấn.
Ở mổi cấp đều có hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân trong đó:
- Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương,
đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân,
do nhân dân địa phương bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân
địa phương.
Căn cứ vào hiếp pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên
hội đồng nhân dân ra nghị quyết về:
- Các biện pháp bảo đảm thi hành hiếp pháp và pháp luật ở địa
phương.
- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách.
- Các biện pháp ổn định và nân cao đời sống của nhân dân
- Hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao phó cho, làm tròn nghĩa vụ đối
với đất nước.
- Quốc phòng an ninh ở địa phương.
Các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương của nước ta bao gồm:
UBND ở ba cấp và các cơ quan chuyên môn của UBND.
UBND ở mỗi cấp do HĐND bầu ra, là cơ quan chấp hành của hội

đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách
nhiệm chấp hành hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp
trên và nghị quyết của hội đồng nhân dân.
Hiện nay, tính đến ngày 15/6/2011 cả nước có 63 đơn vị hành chính
cấp tỉnh, 698 đơn vị hành chính cấp huyện và 11.112 đơn vị hành chính
cấp xã.
Như vậy, trước hết chính quyền địa phương của nước ta là một bộ
phận hợp thành, gắn bó hữu cơ của chính quyền Nhà nước thống nhất, là
hình thức pháp lý thông qua đó nhân dân thực hiện quyền làm chủ của
mình ở địa phương.
Hai là không phải mọi cơ quan nhà nước được tổ chức và hoạt động ở
địa phương, giải quyết các vấn đề phát sinh ở địa phương đều nằm trong
cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương.
Ba là, các cơ quan chính quyền địa phương về nguyên tắc phải do
nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra, hoặc được thành lập trên cơ sở của
các cơ quan đại diện của nhân dân ở địa phương theo qui định của pháp
luật.
III. MỤC ĐÍCH THÀNH LẬP CHÍNH QUYỀN ĐỊA
PHƯƠNG
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thành lập các cơ quan nhà nước
ở địa phương nhằm mục đích:
1. Để triển khai thực hiện các quyết định của các CQNN ở trung
ương.
Với tư cách là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước thống nhất,
chính quyền địa phương thay mặt nhà nước tổ chức quyền lực, thực thi
nhiệm vụ quản lý trên lãnh thổ địa phương trong cơ cấu quyền lực nhà
nước thống nhất trên lãnh thổ Việt Nam.
Thực tế là trung ương và cấp trên không thể nắm, không thể quản được
địa phương. Còn địa phương và cấp dưới cũng không có được quyền chủ
động, phát huy sự sáng tạo, năng động trong việc giải quyết kịp thời

những vấn đề bức xúc của mình nên phải "xé rào" như một số địa
phương đã làm trong thời gian vừa qua. Cần nghiên cứu để giải quyết
triệt để vấn đề này.
2. Tạo điều kiện để nhân dân địa phương tự quyết những vấn đề
có liên quan đến đời sống của nhân dân địa phương
Chính quyền địa phương lại là cơ quan do nhân dân địa phương lập ra
(trực tiếp và gián tiếp) để thực hiện các nhiệm vụ ở địa phương nhằm
phục vụ nhu cầu của nhân dân địa phương trên cơ sở các quy định của
Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.
3. Giảm bớt gánh nặng của chính quyền trung ương tạo điều kiện
để chính quyền trung ương tập trung sức lực và thời gian và
giải quyết những công việc vĩ mô.
Phạm vi, đối tượng bảo đảm quyền công dân của chính quyền địa
phương rất rộng so với các cơ quan nhà nước ở trung ương và cơ quan
bảo vệ pháp luật ở địa phương do có những công dân cả đời không có
quan hệ gì với các cơ quan bảo vệ pháp luật, nhưng để thực hiện quyền
của mình (chứng thực, công chứng; đăng ký, thị thực v.v…) thì lại phải
thực hiện tại các cơ quan hành chính địa phương thông qua các hoạt
động ban hành văn bản áp dụng và tổ chức thực
Hiện trên thực tế.
4. Để tôn trọng quyền lợi của địa phương trong các chính sách
quyết định của nhà nước.
Mục đích hoạt động của chính quyền địa phương là nhằm tạo ra
những điều kiện tiên quyết để quyền công dân được thực hiện và thực
hiện có hiệu quả, còn mục đích hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp
luật là nhằm bảo vệ và khôi phục lại các quyền công dân khi có tranh
chấp hoặc đã bị xâm hại. Do đó, xác định vai trò, vị trí của các cơ quan
chính quyền địa phương, là nhằm bảo đảm cho các thiết chế này thực
hiện đúng phạm vi thẩm quyền và trách nhiệm, mà trước hết là trách
nhiệm trong việc quyết định và giải quyết các công việc ở địa phương,

bảo đảm xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, tạo cơ sở tiền đề vật
chất cho việc thực hiện quyền công dân ở địa phương.
Quá trình phát triển công nghiệp hoá gắn với đô thị hoá hiện nay đòi
hỏi quản lý địa phương phải có sự thay đổi nhất định khi mà thị trấn, thị
xã, thành phố ngày càng giữ vai quan trọng về cơ sở hành chính lẫn tiềm
năng kinh tế, văn hoá- xã hội (nhất là các nước có nền kinh tế chuyển
đổi), còn nông thôn đang dần trở thành những tổ hợp về kinh tế công
nông nghiệp và dịch vụ.
Thực tế, theo Hiến pháp, pháp luật của nhà nước và dựa trên nhu cầu
phát triển kinh tế xã hội đặc thù của mỗi quốc gia qua các thời kỳ mà
chính quyền địa phương ở các quốc gia có sự khác biệt. Tuy nhiên, tựu
chung lại dù có hình thành, phát triển theo mô hình nào, cơ cấu tổ chức
ra sao, hoạt động như thế nào thì chính quyền địa phương cũng vẫn phải
hoàn thành một cách tốt nhất chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình;
góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và quản lý đất
nước, phát triển các nguồn lực quốc gia tại địa phương đồng thời cải
thiện môi trường, đảm bảo công bằng và ổn định xã hội, hoàn thành
trách nhiệm mà nhà nước và nhân dân đã giao phó.
IV. ĐÁNH GIÁ
Như vậy việc thành lập cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
nhằm:
- Một mặt nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trên cơ sở phân định
rõ, cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi cấp trong bộ
máy chính quyền nhà nước.
- mặt khác, bảo đảm sự quản lý tập trung, thống nhất và thông suốt
của chính quyền trung ương, tăng cường kỷ luật, kỷ cương để nâng
cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước phục vụ tốt hơn nhu cầu
và lợi ích của nhân dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội ở từng địa
phương phát triển, trên cơ sở phát huy thế mạnh của mỗi địa

phương trong một nhà nước thống nhất.
- Thúc đẩy sự phát triển dân chủ thông qua việc cung cấp những
cơ hội tốt hơn để người dân tham gia tích cực và trực tiếp hơn vào
các quá trình ra quyết định của các cơ quan nhà nước các cấp.
- Tăng cường hiệu quả của việc cung cấp các dịch vụ công cho
nhân dân thông qua việc ủy quyền cho chính quyền địa phương
thực thi chức năng cung cấp dịch vụ công, từ đó hạn chế sự quan
liêu và trì trệ của các cơ quan nhà nước cấp trên, cơ quan trung
ương.
- Tạo điều kiện để nâng cao chất lượng của những dịch vụ công
được cung cấp cho người dân dựa trên trách nhiệm giải trình và sự
nhạy cảm trong việc nắm bắt và đáp ứng nhu cầu của dân chúng
của chính quyền địa phương.
- Tăng cường sự phát triển về kinh tế, xã hội dựa trên sự am hiểu
chính xác điều kiện kinh tế - xã hội và các đặc điểm về địa lý, dân
cư… của chính quyền địa phương, trên cơ sở đó đề ra các kế hoạch
và có những chính sách đúng đắn cho việc phát triển đó, phát huy
được thế mạnh của mỗi địa phương.
- Tăng cường sự chủ động, minh bạch, trách nhiệm giải trình và
năng lực giải quyết các công việc của các cơ quan chính quyền địa
phương.
- Cho phép đại điện đa dạng hơn về chính trị và sự tham gia của các
nhóm lợi ích như văn hóa, chính trị, tôn giáo, sắc tộc khác nhau…
vào quá trình ra quyết định của các cơ quan nhà nước liên quan
đến các vấn đề của mỗi địa phương.
- Tăng cường sự ổn định chính trị và sự thống nhất của quốc gia
thông qua việc cho phép người dân quyền giám sát một cách trực
tiếp và hiệu quả hơn các chương trình, kế hoạch và hoạt động của
chính quyền nhà nước ở địa phương thuộc các cấp khác nhau.
- Tạo điều kiện cho những ý tưởng kinh tế, chính trị, xã hội… mới

nảy sinh, từ đó có được những chương trình, hoạt động quản lý nhà
nước có tính sáng tạo hơn đối với mỗi địa phương.
Chính quyền địa phương ở Việt Nam có vai trò hai mặt. Một mặt, với
tư cách là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước thống nhất,
chính quyền địa phương thay mặt nhà nước tổ chức quyền lực, thực thi
nhiệm vụ quản lý trên lãnh thổ địa phương trong cơ cấu quyền lực nhà
nước thống nhất trên lãnh thổ Việt Nam. Mặt khác, chính quyền địa
phương lại là cơ quan do nhân dân địa phương lập ra (trực tiếp và gián
tiếp) để thực hiện các nhiệm vụ ở địa phương nhằm phục vụ nhu cầu của
nhân dân địa phương trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, luật và các
văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên
Quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm
năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã
hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa
phương đối với cả nước.
C. KẾT LUẬN
Như vậy từ những đánh giá trên đây ta có thể thấy việc thành lập
chính quyền địa phương là điều tất yếu ngay từ thời kỳ phong kiến chính
quyền địa phương đã được thành lập để nhằm phục vụ cho chính quyền
triều đình.
Ngày nay chính quyền ĐP được lập ra để thay mặt nhà nước quản lý
địa phương trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội tại những địa phương
đó, kiểm soát hoạt động của địa phương, triển khai các kế hoạch, chính
sách của đảng và nhà nước, bảo đảm an ninh quốc phòng tại địa phương
đó trực tiếp nghe và tiếp thu ý kiến của nhân dân…

×