Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

HOA SEN TRÊN BỨC CỔ HOẠ TRUYỀN THUYẾT VÀ LỊCH SỬ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.33 KB, 2 trang )

HOA SEN TRÊN BỨC CỔ HOẠ TRUYỀN THUYẾT VÀ LỊCH SỬ
Truyền thuyết kể rằng bà mẹ Lê Hoàn nhân mơ thấy hoa sen mà sinh ra Lê Hoàn. Theo GS Kiều
Thu Hoạch mô típ sinh nở thần kỳ là một trong những dạng thức liên quan đến việc xây dựng các hình tượng người anh hùng.
Chẳng hạn như vô tình giẫm vào vết chân người khổng lồ (mà người mẹ làng Sóc đã sinh ra Thánh Gióng) mơ thấy viên ngọc ngũ
sắc lung linh (mẹ vua Mai Thúc Loan mơ thấy có thiếu phụ tới đưa cho mình viên ngọc), mơ thấy nuốt mặt trời vào bụng (mẹ Tôn
Quyền lúc hoài thai thấy cảnh tượng này bèn mời bốc sư đến giải mộng, được biết sẽ sinh ra bậc đế vương) Nhân học tôn giáo
cho rằng những hiện tượng này có liên quan đến tín ngưỡng vật linh. Trong các hoàng đế Việt Nam, Lê Đại Hành là vị vua đầu tiên
sinh ra liên quan tới hoa sen và người cháu ngoại (Lý Thái Tông) cũng là vị vua đầu tiên mơ thấy hoa sen được thư tịch ghi lại.
Năm 1049 vua Lý Thái Tông cho dựng Liên hoa đài (chùa Diên Hựu) nhân mơ thấy Phật bà Quan Âm dắt mình lên tòa sen. Giấc
mơ của mẹ đức vua Lê Hoàn thực hư chưa biết nhưng chắc chắn nó liên quan đến sự phát triển Phật giáo thời Đinh -Tiền Lê. Phía
trong đền còn câu đối có nội dung liên quan đến truyền thuyết trên:
Long cổn uy nghi đế nãi thần
Liên hoa mộng ứng thiên sinh thánh
(tạm dịch: áo long bào uy nghi bậc đế vương /Giấc mộng hoa sen ứng với điềm trời sinh vị thánh).
Thông thường, ở đền miếu, hoành phi được gọi cho những bức sơn son thếp vàng viết chữ đại tự nằm ngang uy nghi treo ở gian
chính. ở đền vua Lê cũng có tấm hoành phi, thư pháp thật hùng vỹ: Trường Xuân Linh Tích. ở bức cổ họa này, về văn tự viết, nó
được theo thể đối, nhưng rất khó xếp nó vào dạng câu đối. Không giống với dạng thức tiêu biểu của các câu đối, phần chữ tuy
nhiều nhưng chiếm một diện tích nhỏ hơn phần không gian vẽ khóm sen, bụi trúc. Bức cổ họa này có bố cục rất giống với tranh trục
quyển vẽ hoa điểu của văn nhân sĩ đại phu. ở Việt Nam, đặc biệt là vào thời Nguyễn rất thịnh hành hình thức tranh thơ. Kỹ thuật
làm tranh sơn mài ở đây không khác lối làm hoành phi câu đối là bao. Lối khắc chìm xuống, khi phủ sơn lên, tùy vào độ khắc sâu,
nông mà tạo nện hiệu quả mầu sắc. Cách làm truyền thống này khác với lối phù điêu sơn đắp thường thấy của thầy trò trường Mỹ
thuật Đông Dương.
Đây là một bức tranh kể về một giấc mơ lạ liên quan đến sự sinh hạ của một vị vua xuất sắc trên cương vị một vị tướng đánh đông
dẹp bắc nhưng lại có phần trữ tình, phảng phất hương quê. Tuy về nơi sinh của Lê Đại Hành còn nhiều tồn nghi, nhưng hiện nhiều
ý kiến cho rằng Trường Châu, Hoa Lư, Ninh Bình là nơi chôn nhau cắt rốn của Ông. ở Hoa Lư vốn rất nhiều đầm sen, đặc biệt có
động Liên Hoa. Hoa sen trên bức cổ họa vừa liên quan đến nơi sinh, đến bối cảnh văn hóa và có thể cũng liên quan đến sự hào
hoa, đa tình của vị tướng nổi danh từ rất trẻ này.
ở trong đền, có đôi ba câu đối phần nào nói được cái võ nghiệp hào hùng của đức tiến đế:
Diệu thần vũ ư Di Lăng nhất trận Tống chiếu ban sư
ứng thức văn ư Thái Bình ngũ niên Lê gia xuất thánh
(Dịch: Sáng chói tài năng quân sự, một trận “Di Lăng” khiến nhà Tống phải gọi bậc thầy. ứng báo lời văn là năm Thái Bình thứ 5


nhà Lê xuất thánh vương). Di Lăng là tên một trận chiến lịch sử năm 222 ( thời Tam Quốc). Lục Tốn, một vị tướng trẻ Đông Ngô đã
đánh bại đại quân nhà Thục do Lưu Bị thống lãnh. Người xưa muốn ví trận đại thắng trên sông Bạch Đằng (981) của Lê Hoàn với
trận Di Lăng của Lục Tốn. Sau khi đánh tan cuộc xâm lược của nhà Tống vào năm 981, Lê Hoàn được vua Tống phong Tiết Trấn
(985), rồi Kiểm hiệu Thái bảo sử trì tiết đô đốc Giao châu chư quân sự, An Nam đô hộ, Tĩnh hải quân tiết độ sứ (986), Kiểm hiệu
Thái ủy (988). Có nhiều điều vốn thấy rõ trong văn tự, sử sách nhưng lại vắng bóng trong mỹ thuật Đại Việt. Cả hai đền vua Đinh và
vua Lê tuyệt nhiên không thấy một bức họa mô tả cảnh binh đao, đấm đá, đầu rơi máu chảy.
So sánh hai truyền thuyết liên quan đến hai vị vua đầu tiên của nền độc lập Đại Việt, ta thấy có sự tương đồng về cơ tầng văn hóa.
Truyền thuyết kể rằng mẹ Đinh Tiên Hoàng bị rái cá hiếp mà sinh ra ông. Rái cá và hoa sen nếu nhìn từ sinh thái văn hóa học,
chúng có liên hệ mật thiết với văn hóa nước. Hoa sen là loài thủy sinh tuy khá phổ biến ở Việt Nam nhưng khi Phật giáo du nhập
vào xứ ta, hoa sen được cấp thêm một tầng triết học để nhanh chóng hiện diện trong mỹ thuật (mỹ thuật được hiểu theo nghĩa rộng
bao gồm cả kiến trúc). Hoa sen là hình tượng xuyên suốt từ thời Bắc thuộc, trải qua Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần đến thời Nguyễn cận
đại, không chỉ vì vẻ đẹp thuần túy thị giác mà ẩn sâu trong đó là những hằng số văn hóa. Trong vô số các hoàng đế Trung Hoa,
chưa thấy có truyền thuyết nào ghi lại những giấc mơ có liên quan đến hoa sen. Ngay cả thời Tùy Đường, Phật giáo có ảnh hưởng
rất sâu sắc tới văn hóa Trung Quốc, cũng không nghe thấy thi nhân nào mộng thấy sen. Cho đến thời Tống, Lục Du là nhà thơ đầu
tiên kể lại giấc mộng liên hoa kỳ lạ của mình khi đã bẩy mươi tám tuổi. Hoa sen trong văn hóa Trung Hoa cũng rất sâu sắc và
phong phú, nhưng phần nào phổ biến hơn trong văn hóa dân gian. Trong mỹ thuật cung đình ở Trung Quốc, hoa sen không thể bì
được với hoa mẫu đơn, hoa cúc và hoa mai, hoa lan.
Việc mẹ đức vua nhân mơ thấy hoa sen mà sinh ra vua Lê Đại Hành phảng phất câu chuyện thần Brahma sinh ra từ bông hoa mọc
lên từ cuống rốn của thần Visnu. Tại Bảo tàng Chăm Đà Nẵng hiện trưng bày một bức phù điêu cực đẹp thể hiện thần sự ra đời của
thần Brahma. Sự kết nối giữa văn hóa Đại Việt với Chăm Pa đã khởi đầu bằng sự kiện Nam chinh năm 982 của Lê Hoàn.

×