Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Kỹ thuật nuôi ghép cá Trắm cỏ trong ao ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.82 KB, 22 trang )

KỸ THUẬT NUÔI GHÉP CÁ TRẮM CỎ TRONG AO
Nuôi ghép là mô hình nuôi đã và đang hiện diện trong dân gian từ rất lâu
đời. Với mục tiêu tận dụng tối đa nguồn thức ăn mà người nuôi cung cấp cho một
đối tượng nuôi và các đối tượng khác sử dụng lượng thức ăn do đối tượng ưu tiên
tạo ra, từ đó mang lại hiệu quả về kinh tế, giảm dịch bệnh, cải thiện môi trường
nuôi và giảm thiểu ô nhiễm gây ra do hoạt động nuôi. Nuôi ghép thâm canh cá
Trắm cỏ với một số loài cá khác như cá Rô phi, cá Trắm đen, cá Chép…là một mô
hình nuôi góp phần tăng năng xuất nuôi trong diện tích ao và làm giảm giá thành
sản phẩm, ngoài ra còn giảm thiểu dịch bệnh và cải thiện chất lượng sản phẩm, làm
giảm ô nhiễm môi trường xung quanh do hoạt động nuôi gây nên.
I. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI CÁ
1. Cá Trắm cỏ
1.1. Hệ thống phân loại
Giới (regnum): Animalia
Ngành (phylum): Chordata
Lớp (class): Actinopterygii
Bộ (ordo): Cypriniformes
Họ (familia): Cyprinidae
Giống (genus): Ctenopharyngodon
Loài (species): Ctenopharyngodon idella
1.2. Nguồn gốc, phân bố
D anh pháp khoa học: Tenopharyngodon idella .
Tên chính thức: Ctenopharyngodon idellus (Cuvier & Valenciennes)
Phân bố trên thế giới: Phân bố tự nhiên ở Trung Quốc, tập trung nhiều ở
vùng Hoa nam.
Ngày nay, cá Trắm Cỏ được di nhập đến hầu hết các thuỷ vực trên thế giới.
Ở Vịêt Nam, cá Trắm cỏ chủ yếu phân bố sông Hồng; sông Kỳ Cùng (Lạng Sơn)
thuộc hệ thống sông Tây giang Trung Quốc.
Năm 1958 cá Trắm cỏ đã được nhập từ Trung quốc về Việt Nam nuôi thử
nghiệm và 1964 cho sinh sản nhân tạo thành công.
1


1.3. Đặc điểm hình thái
Thân tròn dài, hơi dẹp bên, nhất là cuống đuôi. Bụng tròn, không có sống
bụng. Đầu tù hơi ngắn, miệng ở phía trước rộng, hình vòng cung không có râu.
Hàm trên hơi dài hơn hàm dưới Mắt bé ở hai bên đầu. Chiều dài thân bằng 3.38-
3.80 lần chiều cao và 3.50-4.20 lần chiều dài đầu. Chiều dài đầu bằng 4,50-6,80 lần
đường kính mắt và bằng 1,70-1,90 lần khoảng cách hai ổ mắt. Khoảng cách hai
mắt rộng. Rãnh sau môi dưới đứt quãng ở giữa. Vảy lớn vừa. Vây lưng không có
tia gai cứng. Khởi điểm vây lưng tương đương với khởi điểm vây bụng hoặc hơi
trước một ít và gần mõm hơn gốc vây đuôi. Các vây dài bình thường không chạm
các vây sau. Vây đuôi chia thuỳ sâu, hai thuỳ ít nhọn hoặc hơi tròn và đều bằng
nhau. Vẩy tròn, to, mỏng. Đường bên hoàn toàn, phần trước hơi cong xuống, đến
cuống đuôi đi vào giữa. Hậu môn gần sát gốc vây hậu môn. Vây hậu môn không có
tia gai cứng.
Đốt sống toàn thân 40-42. Bóng hơi hai ngăn, ngăn sau bằng 1,8-2,0 lần
ngăn trước. Ruột tương đối dài bằng 1,9-2,5 lần chiều dài thân.
Mặt lưng và hông màu xám khói, bụng trắng hơi vàng. Các vây xám nhạt.
Thân cá màu vàng chè, bụng màu trắng xám. Vây ngực và vây bụng màu vàng tro.
1.4. Môi trường sống
Cá Trắm cỏ là loài cá có khả năng thích ứng rộng với điều kiện môi trường,
sống được trong môi trường nước tĩnh, nước chảy, sinh trưởng và phát triển bình
thường trong môi trường có nồng độ muối từ 0-8‰. Thích ứng với nhiệt độ từ 13-
32
o
C nhưng nhiệt độ tối ưu là 22-28
o
C, khoảng pH thích hợp từ 5-6; ngưỡng ôxy
thấp từ 0,5-1mg/l.
Khả năng thích ứng của cá Trắm cỏ tương đối lớn nên trong mấy chục năm
gần đây thích nghi với điều kiện sống mới cá trắm cỏ đã sinh sản tự nhiên được ở
một số thuỷ vực thuộc Nhật Bản, Đông Nam Á và Đông Âu. Do tính chất đặc biệt

về sinh sản, sự phân bố tự nhiên của cá Trắm cỏ phụ thuộc vào độ dài vùng nước,
đặc điểm thuỷ văn và thức ăn.
Cá trắm cỏ thích sống ở tầng giữa và tầng dưới, nơi gần bờ có nhiều cỏ
nước, bơi lội nhanh nhẹn.
2
1.5. Đặc điểm dinh dưỡng
1.5.1. Cơ quan tiêu hóa
Cá Trắm cỏ có miệng tương đối ngắn, chiều dài miệng trung bình bằng 7.4%
thân, mồm dưới và hàm dưới tương đối ngắn.
Lược mang thưa, số lược mang trên cung mang thứ nhất 21–22 chiếc.
Răng hầu 2 hàm rất sắc dạng lưỡi liềm, công thức răng hầu 4.2–4.5, có thể
nghiền nát thực vật trên cạn và dưới nước.
Ruột tương đối ngắn so với các loài ăn thực vật khác chỉ bằng 220 – 295%
chiều dài thân
Ở cá Trắm cỏ không có dạ dày quá trình tiêu hóa thức ăn do ruột đảm nhận.
1.5.2. Tính ăn
Cá trắm cỏ thuộc loại ăn tạp rất tham ăn và ăn rất nhiều. Song thức ăn chủ
yếu là thực vật tuy nhiên cá trắm cỏ không phải ăn thực vật suốt đời mà tính ăn của
nó có sự thay đổi.
Cá trắm cỏ 3 ngày tuổi đầu tiên dinh dưỡng bằng noãn hoàng, chiều dài thân
6–7 mm.
Khi cá đạt chiều dài trên 7mm, ruột lúc này khoản 4.5mm chiếm 61.5%
chiều dài thân, răng hầu chưa xuất hiện cá bắt đầu ăn động vật phù du cỡ nhỏ như:
ấu trùng không đốt, luân trùng, ngoài ra còn ăn thức ăn nhân tạo như cám gạo, bột
đậu nành.
Khi các đạt chiều dài 11–18mm, chiều dài ruột 9.4–17.3mm chiếm 82 – 95%
chiều dài thân, răng hầu đã bắt đầu xuất hiện. Thức ăn trong giai đoạn này gồm các
động vật phù du cỡ lớn: luân trùng, ấu trùng muỗi, giáp xác phù du, trong điều kiện
nhân tạo còn ăn thức ăn nhân công như cắm gạo, bột đậu nành, bột cá…
Ngoài thức ăn về thực vật, cá trắm cỏ còn sử dụng được nhiều loại thức ăn

khác như: bột ngũ cốc, các loại sản phẩm thải công nghiệp chế biến nông sản thực
phẩm, phân động vật.
1.6. Đặc điểm sinh trưởng
Cá trắm cỏ mới nở có chiều dài 6 mm, nuôi khoảng 20 ngày có chiều dài
khoảng 2,5cm, cá biệt có con dài 3cm.
So với các loài khác cá trắm cỏ là loài lớn nhanh. Trung bình 1 tuổi cá được
1 kg; cá 2 tuổi đạt 2-4 kg. Những nơi nhiều thức ăn cá trắm cỏ 3 tuổi đạt 9-12 kg.
3
Quá trình sinh trưởng của cá trắm cỏ làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn cá hương: Tốc độ sinh trưởng về chiều dài nhanh hơn tốc độ
sinh trưởng về khối lượng
- Giai đoạn cá giống: Trong giai đoạn này sự tăng trưởng về khối lượng
nhanh hơn sự tăng trưởng về chiều dài.
- Giai đoạn trước và sau khi thành thục sinh dục: mức tăng trọng của cá cao
nhất khi cá đạt 3 tuổi, củng là khi tuyến sinh dục thành thục sinh dục lần đầu tiên,
sau đó mức tăng trọng giảm xuống nhanh và gần như ngừng lại
1.7. Đặc điểm sinh sản
1.7.1. Tuổi và kích thước phát dục
Cá trắm cỏ đực 3 tuổi dài khoảng 55 cm, nặng 3 kg, cá cái 4 tuổi dài 60 cm,
nặng 3,5 kg tham gia đẻ trứng lần đầu tiên. Cá đực 2 tuổi, cá cái 3 tuổi cũng có khả
năng tham gia sinh sản. Trong môi trường nhân tạo cá trắm cỏ có thể thành thục ở
tuổi 1
+
.
1.7.2. Chu kỳ phát dục
Mùa đông tuyến sinh dục ở giai đoạn II-III. Vào cuối tháng 3 đầu tháng 4,
tuyến sinh dục phát triển sang giai đoạn III-IV, có những cá thể có thể sinh sản
được. Tuyến sinh dục đạt cực đại vào tháng 5,6,7. Hệ số thành thục giảm từ tháng
8 trở đi.
1.7.3. Mùa vụ và điều kiện sinh thái sinh sản

* Mùa vụ
Mùa vụ đẻ tự nhiên của cá trắm cỏ Việt Nam nằm trong khoảng cuối tháng 3
đến đầu tháng 9. Mùa vụ đẻ rộ vào tháng 4,5,6.
Trong sinh sản nhân tạo cá trắm cỏ đẻ sớm hơn, thường vào trung tuần tháng
3 đã cho đẻ có kết quả. Thời gian đẻ tập trung vào trung tuần tháng 3 đến cuối
tháng 4, thời gian cho đẻ có hiệu quả từ tháng 4-6.
* Điều kiện sinh thái sinh sản
Cá trắm cỏ thuộc loài đẻ trứng bán trôi nổi. Bãi đẻ ngoài tự nhiên thường ở
trung lưu các con sông, nơi có nhiều ghềnh thác hoạc nơi giao nước giữa hai
nguồn, nơi uốn khúc của sông. Nhiệt độ thích hợp cho sinh sản từ 22-29
o
C. lưu tốc
nước 1-1,7 m/s. Trứng sau khi nở trôi theo dòng sông và trở thành cà bột
4
1.7.4. Đặc điểm trứng và sức sinh sản
Trứng cá trắm cỏ thuộc loại trứng bán trôi nổi, trứng có hình cầu, màu vàng
hoặc màu xanh. Đường kính khi nở 1–1.2mm, sau khi hút nước đường kính trứng
biến thiên từ 3.3–5.1mm.
Trong tự nhiên cũng như trong nhân tạo, trong năm tỷ lệ thành thục thường
100%. Nhưng từng tháng trong năm tỉ lệ thành thục khác nhau rất nhiều, còn hệ số
thành thục biến thiên rất lớn, thường từ 4–21% đa số 16%. Hệ số thành thục quan
hệ rất chặt chẽ với điều kiện dinh dưỡng và môi trường.
Sức sinh sản tuyệt đối ở cá trắm cỏ miền bắc là 315000–2100000. Sức sinh
sản tương đối từ 50–224 trứng/g thể trọng. Sức sinh sản thực tế trong sinh sản nhân
tạo là 47670–103000 trứng/kg cá cái.
2. Cá Chép
2.1. Hệ thống phân loại
Giới động vật: Aniamalia
Ngành động vật có xương sống: Vertebrata
Lớp cá xương: Actinoterrygii

Bộ cá Chép: Cypriniformes
Họ cá chép: Cyprinidae
Giống cá Chép: Cyprinus
Loài cá Chép: Cyprinus carpio (Linaeus,1758)
Cá chép tuy có nhiều hình dạng khác nhau. Theo nhiều tác giả thì trong các
giống cá chép Cyprinus có 3 loại đang phát triển mạnh và được nuôi nhiều nhất
trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
- Cá Chép vẩy (Cyprinus carpio linne) đây là loài cá chép nuôi phổ biến nhất
ở nước ta. Thân bao phủ một lớp vẩy đều đặn, tính chịu đựng rất cao (nó có thể
sống được vài ngày ở vùng Đông bắc Liên Xô khi nhiệt độ môi trường xuống 0
0
C).
- Cá Chép Kính (Cyprinus curpeospecularis) cá chép Kính có bộ vẩy không
hoàn chỉnh, thường mỗi bên thân có ba hàng vẩy, vẩy mọc tập trung ở đường bên.
Vẩy to nhỏ không đều nhau, hàng giữa thường có vẩy rất to xếp không thứ tự, thân
ngắn, lưng dựng cao do đó có nhiều thịt.
- Cá Chép Trần (Cyprinus carpionudus) có nơi gọi là cá chép da vì toàn thân
không có vẩy bao bọc hoặc chỉ có rất ít mọc lưa thưa.
5
2.2. Phân bố
Cá Chép phân bố rộng khắp các châu lục trên thế giới trừ Nam Mỹ, Tây Bắc
Mỹ, Madagasca, và Châu Úc. Cá Chép được nuôi lâu ở Trung Quốc khoảng 2000
năm và 600 năm ở Châu Âu.Hiện nay cá Chép là một trong những loài cá nuôi
chính trong các ao nuôi ở Châu Âu, Châu Á như: Liên Xô, Hungary, Đức, Pháp,
Trung Quốc, Inđônêxia và là đối tượng quan trọng trong cơ cấu đàn cá nuôi
Ở nước ta có cá chép phân bố trong tự nhiên thông qua các tỉnh trung bộ, ở
Miền Nam không có cá chép địa phương mà nhập vào nuôi cá chép có nguồn gốc
từ Bắc Bộ. Cá chép sống được ở hầu hết các thuỷ vực nước ngọt như: ao, hồ, đầm,
ruộng, sông, suối ở tầng giữa và tầng đáy, ở giới hạn nhiệt độ từ 0- 40
0

C, nhiệt độ
thích hợp là khoảng t
0
= 20-27
0
C, hàm lượng Oxy cực tiểu cho phép 2mg/lít, pH =
4-9. Cá sống ở nước ngọt, đôi khi cũng thấy ở cả vùng nước lợ có nồng độ muối <
14 ‰.
2.3. Đặc điểm cấu tạo hình thái
Cá chép có thân hình nhẵn bóng, vẩy to tròn, thường có màu trắng bạc hơi
pha màu vàng, vây, đuôi pha màu đỏ, có hai đôi râu. Do quá trình chọn lọc và lai
tạo nên hiện nay có nhiều giống cá chép khác nhau. Ở nước ta thường thấy có 6
loại hình cá chép: cá chép Trắng, cá chép Đỏ, cá chép Kính, cá chép Cẩm, cá chép
Bắc cạn, cá chép Gù. Nói chung màu sắc cá chép thay đổi tuỳ theo điều kiện sống.
Cá chép Miền Bắc (C.carpio) có đặc điểm cấu tạo như sau:
- Công thức vẩy đường bên: 30-35 vẩy đường bên, có 6-8 vẩy trên đường
bên và 6-7 dưới đường bên.
- Công thức vây D
III- IV- 20- 22
; A
II- III- 5- 6
- Công thức răng hầu II3- 3II đôi khi I23- 32I
Hiện nay cá chép có thân cao nhất là dạng cá chép Vẩy và cá chép Trần
Ukraina được chọn lọc và lai tạo có thể đạt tỷ lệ kỷ lục về chiều dài/ chiều cao L/H
= 2.05 so với cá chép khác là 4.0 - 4.3.
Cá chép châu Âu chia làm 4 nhóm vẩy:
- Cá chép Vẩy: vẩy phủ toàn thân một lớp đều đặn.
- Cá chép Đốm: vẩy lớn, phân bố rải rác không theo quy luật nhất định (cá
chép Hungary).
6

- Cá chép Vẩy: có hàng vẩy to đều, xếp dọc đường bên, ngoài ra còn có hàng
vẩy ở trên lưng và phần bụng.
- Cá chép Trần: hầu hết không có vẩy bao phủ, nếu có chỉ có ít hàng vẩy nhỏ
trên lưng. ở nước ta không có loại cá chép này.
2.4. Đặc điểm sinh lý sinh sản
2.4.1. Tuổi thành thục và cỡ cá thành thục
Tuổi thành thục và cỡ cá thành thục của cá Chép cũng như các loài cá nuôi
khác phụ thuộc vào vĩ độ và chế độ dinh dưỡng. Cá chép Hungary, cá chép Nhật
Bản nuôi tại Việt Nam thành thục sau 1 năm tuổi. Cá chép Việt Nam sau 1 năm đã
thành thục về tuyến sinh dục. Cá chép Bắc Á, cá chép châu Âu thường từ 4-5 tuổi
mới thành thục.
2.4.2. Sức sinh sản
Sức sinh sản của cá Chép phụ thuộc vào tuổi và cỡ cá, phụ thuộc vào cả
chế độ nuôi dưỡng. Cá chép Việt Nam và cá chép nuôi tại Việt Nam lượng
chứa trứng tăng nhanh vào lứa tuổi thứ 3- lứa tuổi thứ 5 sau đó tăng không
đáng kể.
2.4.3. Thời vụ và tập tính đẻ trứng
Cá chép là loài cá bán di cư sinh sản trong điều kiện sinh thái tự nhiên,
sinh sản đơn giản. Buồng trứng của cá chép phát triển đặc thù trong đó trứng có
mặt đồng thời ở các giai đoạn 2, 3, 4. Do sự phát triển không đều đó dẫn đến cá
chép đẻ ngắt đợt làm nhiều lần. Ở các tỉnh phía Bắc cá chép đẻ vào hai vụ là vụ
Xuân và vụ Thu, nhưng tập trung chủ yếu vào vụ Xuân (tháng 2-3 dương lịch),
nhưng ở miền núi cá chép lại đẻ vào tháng 3-4 như ở Sơn La, Lai Châu. Ở các
tỉnh Nam bộ cá Chép đẻ quanh năm và đẻ mạnh vào các tháng mùa mưa.
Cá Chép thành thục trong ao, hồ, ruộng, sông suối vào mùa mưa thường
ngược dòng nước tới bãi cỏ hoặc nơi có thực vật thuỷ sinh thượng đẳng khác để đẻ
trứng. Trứng cá chép dính vào cây cỏ, cây thuỷ sinh ở dưới nước một thời gian rồi
phát triển thành cá bột. Cá chép thường đẻ vào sáng sớm, lúc mặt trời còn chưa
mọc có khi kéo dài đến 8-9h sáng hoặc đến trưa. Điều kiện thích hợp để cho cá
chép đẻ là có nước mới, có mặt cá đực, nhiệt độ môi trường


= 20 - 30
0
, có gió thổi.
Đó là vào khi thời tiết ấm dần lên, đồng thời có mưa, có sấm đầu mùa cá chép
thường tập trung đi đẻ.
7
2.5. Đặc điểm sinh trưởng của cá chép
Sinh trưởng của sinh vật là quá trình liên tục nhưng với tốc độ khác nhau
trong suốt quá trình sống. Sinh trưởng của cá có sự khác biệt rõ rệt với các động vật
máu nóng. Ở động vật máu nóng sinh trưởng chỉ tiếp tục khi đã chín mùi sinh dục về
mặt sinh lý học, sau đó sinh trưởng chậm lại và có sự thoái hoá khi cơ thể bước vào
thời kỳ già cỗi. Trong khi đó chúng ta luôn thấy được sự sinh trưởng của cá thông
qua việc tăng lên về kích thước không có giới hạn và có liên quan chặt chẽ với môi
trường sống của nó. Điều này có thể giải thích là do mật độ của nước lớn hơn không
khí nên cho phép cá tăng kích thước cơ thể mà không cần hình thành thêm xương
gia cố. Điều này không thể xảy ra đối với các động vật trên cạn dẫn đến sự sinh
trưởng hạn chế của động vật trên cạn mà lại không xảy ra đối với cá.
Tốc độ sinh trưởng của cá chép phụ thuộc vào giống, khối lượng nuôi thả
ban đầu và nguồn thức ăn của vùng nước sống
3. Cá Rô phi
3.1. Nguồn gốc và phân bố
Cá Rô phi có nguồn gốc từ châu Phi, chủ yếu ở lưu vực sông Nile. Hiện chúng
đang được nuôi trên thế giới và ngày càng chiếm ưu thế rõ rệt trong nuôi trồng thuỷ sản
nước ngọt, đáng chú ý nhất là loài cá rô phi vằn O.niloticus.
Cá rô phi có hệ thống phận loại như sau:
Bộ cá vược - Perciformes
Bộ phụ - Percoidae
Họ - Cichlidae
Cá Rô phi có tên gọi chung của khoảng 80 loài cá và căn cứ vào đặc điểm

sinh sản, các nhà nghiên cứu đã phân loại thành 3 giống chính: Tilapia,
Sarotherodon, Oreochromis.
3.2. Đặc điểm hình thái
Cá Rô phi vằn O. niloticus toàn thân phủ vẩy sáng bóng, phần lưng có màu
xám nhạt, phần bụng có màu trắng sữa hoặc xanh nhạt. Trên thân mình có 7-9 vạch
đậm chạy từ lưng xuống bụng. Vây đuôi có màu sọc đen đậm song song từ phía
trên xuống phía dưới và phân bố khắp vây đuôi. Vây lưng có những sọc trắng chạy
song song trên nền xám đen. Viền vây lưng và vây đuôi có viền hồng nhạt. Cá rô
8
phi vằn là loài cá có kích thước lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh, đẻ thưa, chất lượng
thịt thơm ngon.
3.3. Môi trường sống
Do có nguồn gốc ở châu Phi nên khả năng chịu lạnh của cá rô phi kém hơn
so với khả năng thích nghi ở nhiệt độ cao. Cá rô phi có thể chịu đựng được ở
nhiệt độ 40
0
C và chết nhiều khi nhiệt độ xuống dưới 10
0
C. Khi nhiệt độ xuống
dưới 20
0
C kéo dài làm cho cá chậm phát triển, nhiệt độ thích hợp cho sự phát
triển và tăng trưởng của cá Rô phi là 20-35
0
C.
Khi nhiệt độ xuống thấp dưới 14
0
C kéo dài làm cho cá rô phi đực mất khả
năng tiết sẹ.
* Độ mặn

Cá rô phi là loài rộng muối, có khả năng sống được trong môi trường nước
sông, suối, đập tràn, hồ ao nước ngọt, nước lợ và nước mặn có độ muối từ 0-40‰.
Khả năng thích ứng với độ mặn ở mỗi loài cũng đều khác nhau.
* pH
Môi trường có pH từ 6,5-8,5 là thích hợp cho sự phát triển và sinh trưởng của cá
rô phi, tuy vậy cá rô phi có thể chịu đựng trong môi trường nước có pH giảm xuống 4
và lên cao tới 11.
* Oxy hoà tan
Cá rô phi có thể sống được trong ao, đầm có màu nước đậm, mật độ tảo dày, có
hàm lượng chất hữu cơ cao và hàm lượng oxy hào tan trong nước thấp. Yêu cầu hàm
lượng oxy hoà tan trong nước của cá rô phi ở mức thấp hơn 5-10 so với tôm sú. Loài
O. niloticus và O. mossambicus có thể chịu đựng được khi ngưỡng oxy xuống còn 0,1
mg/l.
3.4. Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng
3.4.1. Tập tính ăn
Tính ăn của cá Rô phi thay đổi theo từng loài, từng giai đoạn phát triển và
môi trường nuôi. Khi còn nhỏ cá Rô phi ăn sinh vật phù du như tảo và động vật
phù du nhỏ là chủ yếu. Khi trưởng thành, cá ăn mùn bã hữu cơ lẫn các loại tảo lắng
ở đáy ao, ăn ấu trùng côn trùng, thực vật thuỷ sinh.
Trong tự nhiên cá Rô phi chủ yếu kiếm mồi vào ban ngày, cá có thể bắt mồi
hầu hết các giờ trong ngày. Ruột cá Rô phi thích nghi với việc thu nhận thức ăn
9
từng ít một. Do vậy trong quá trình nuôi hoặc chuyển giới tính đực cần phải chia
lượng thức ăn thành nhiều lần trong ngày sẽ thuận lợi cho việc theo dõi thức ăn
thừa, quản lý được chất lượng nước và giai xử lý đơn tính đực, đảm bảo cho cá
sinh trưởng.
3.4.2. Sinh trưởng
Sự sinh trưởng của cá Rô phi mang tính chất đặc trưng của loài, các loài Rô
phi khác nhau có tốc độ sinh trưởng khác nhau. Loài O. niloticus có tốc độ tăng
trưởng và phát triển nhanh vượt trội so với các loài O. mossambicus. Cá rô phi O.

niloticus có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất sau đó đến O. galilaeus và O. Aureu.
3.5. Đặc điểm sinh sản
Cá Rô phi thường phát dục sớm, trong tự nhiên khi cá được 4-5 tháng tuổi
đã có khả năng tham gia sinh sản. Cá Rô phi có thể sinh sản tới 12 lần trong 1
năm. Khi nhiệt độ nước xuống dưới 20
0
C cá ngừng sinh sản. Sự hình thành và
phát triển tuyến sinh dục của cá Rô phi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tuổi
cá, cỡ cá, chế độ dinh dưỡng, nhiệt độ nước, độ muối… Ở Việt Nam, do điều
kiện nhiệt đới nên cá sinh sản gần như quanh năm, riêng miền Bắc nước ta có
mùa đông nên thời điểm đầu vụ xuân và cuối vụ thu thường xảy ra hiện tượng
cá bố mẹ thì đẻ được nhưng trứng ấp kéo dài dẫn đến khi nở thành cá bột bị dị
hình nhiều, đưa vào xử lý đơn tính đực hay bị bệnh nên hao nhiều tỷ lệ sống chỉ
đạt được khoảng 10-30%.
4. Cá Trắm đen
4.1. Nguồn gốc, phân loại, phân bố
Cá trắm đen thuộc:
Bộ cá Chép: Cypriniformes
Họ cá chép: Cyprinidae
Giống cá Trắm đen: Mylopharyngodon
Tên chính thức: Mylopharyngodon pineus (Richardson, 1846).
Cá sống chủ yếu ở vùng hạ lưu và thường đẻ ở vùng trung lưu các sông lớn
như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, sông Lam; cá có nhiều ở vùng đồng
bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ. Giới hạn thấp nhất của loài cá này là sông Lam
-Nghệ An.
Trên thế giới: Cá có từ Hắc long giang, Trung quốc đến Bắc Việt Nam.
10
4.2. Đặc điểm hình thái
Thân dài, gần tròn, đầu vừa phải, phần cuống đuôi dẹp bên. Mắt bé so với đầu,
ở hai bên đầu. Khoảng cách 2 ổ mắt rộng. Mõm hơi nhọn, ngắn. Miệng hướng về

phía trước hình móng ngựa. Xương hàm trên và xương hàm dưới bằng nhau.Rãnh
sau môi đứt quãng ở giữa. Lỗ mũi hơi lớn và gần mắt hơn mõm. Màng mang rộng
liền với eo. Lược mang thưa ngắn. Răng hình cối nghiền.
Vây lưng có khởi điểm tương đương với khởi điểm vây bụng, gần gốc vây
đuôi hơn mút mõm, viền sau bằng hoặc hơi lồi. Các vây đều không có gai cứng.
Vây ngực chưa đạt tới vây bụng. Vây bụng chưa đạt tới vây hậu môn. Vây đuôi
phân thuỳ sâu, hai thuỳ bằng nhau. Hậu môn nằm sát gốc vây hậu môn.
Đường bên hoàn toàn đi vào giữa thân và giữa cán đuôi. Vẩy to, xếp chặt chẽ.
Gốc vây bụng có vẩy nách nhỏ, chỉ dài bằng 1/4 chiều dài vây bụng. Bụng tròn,
phủ vẩy. Đốt sống toàn thân 37 bóng hơi hai ngăn.
Thân cá và các vây có màu xám đen, lưng đậm hơn bụng.
4.3. Đặc điểm môi trường sống
Cá sống ở hạ lưu các sông, các đầm hồ ven sông và đồng ruộng.Cá còn được
nuôi thả trong các ao đầm và ruộng trũng. Cá sống ở tầng giữa và tầng đáy, rất ít
lên trên mặt nước, sống nhiều ở nơi nước tĩnh và chảy yếu. Cá trắm đen khi nhỏ ăn
động vật phù du, ấu trùng chuồn chuồn, ấu trùng muỗi. Cá cỡ lớn chuyển sang ăn
động vật đáy nhất là ốc, hến, trai, sò nhỏ; ngoài ra còn ăn tôm cua và các loại côn
trùng. Khi đói cá có thể ăn cả quả rụng như sung, vả.
4.4. Đặc điểm sinh trưởng, sinh sản
Cá trắm đen thuộc loại cá cỡ lớn, nặng nhất tới 40-50kg. Cá thường đánh bắt
được cỡ 2-3kg đến 4-5kg và có thể gặp những con 20-30kg. Cá lớn tương đối
nhanh nhất là từ năm thứ 2 đến năm thứ 4. Trong điều kiện nuôi 1 năm thì cá trắm
đen đạt kích cỡ 0,5kg, sau hai nuôi năm đạt trên 3kg và sau 3 năm nuôi đạt 5kg.
4.5. Đặc điểm sinh sản
Cá thành thục sau 3 năm tuổi, cá đẻ trứng trôi nổi. Mùa vụ sinh sản từ tháng
5 đến tháng 7 nhưng tập trung nhất vào tháng 6 và tháng 7. Cũng như các loài cá
trôi, mè, cá trắm đen không sinh sản ở vùng hạ lưu mà thường di cư lên vùng trung
lưu của các con sông tìm nơi có nước chảy mạnh đủ điều kiện đẻ trứng. Cá đẻ
11
trứng trôi nổi, trôi theo dòng nước, cá con nở ra theo lũ về xuôi và do vậy trùng với

mùa vớt cá bột.
II. KỸ THUẬT NUÔI GHÉP CÁ TRẮM CỎ TRONG AO
1. Chọn địa điểm xây dựng ao nuôi
- Chọn địa điểm xây dựng ao nuôi phải thuận lợi trong việc đi lại nhưng nên chọn
địa điểm xây dựng ao nuôi ở gần nhà để tiện chăm sóc và bảo vệ.
- Việc cấp thoát nước cho ao nuôi phải chủ động.
- Diện tích: Tuỳ thuộc vào điều kiện diện tích đất, mặt nước để xây dựng hình
dạng ao nuôi. Thông thường nên thiết kế ao nuôi có diện tích từ 500 m
2
trở lên và
có độ sâu > 1,2 m (đảm bảo nguyên tắc ao càng to nước càng sâu, nuôi càng tốt).
2. Chuẩn bị ao
2.1. Đối với ao đã nuôi cá
- Tháo cạn nước, dọn sạch cỏ, tu sửa bờ, đăng cống, vét bùn nếu lượng bùn quá
nhiều, bắt hết cá cũ, cá dữ và phát quang bụi rậm quanh ao.
- Vét lớp bùn đen ở đáy ao, lấp hết các hang hốc quanh bờ và tiến hành gia cố bờ
đê chắc chắn.
- Bón vôi khắp đáy ao để diệt cá tạp và các mầm bệnh bằng cách rải đều từ 7 đến
10 kg vôi bột cho 100 m
2
đáy ao.
- Cày lật, bừa san phẳng nền đáy ao.
- Phơi nắng 3-5 ngày để phân huỷ mùn bã hữu cơ ở đáy ao, tiêu diệt các loại mầm
bệnh.
- Sau tẩy vôi 3-5 ngày, bón lót bằng cách rải đều khắp ao từ 20 - 30 kg phân
chuồng và 50 kg lá xanh cho 100 m
2
(loại lá cây thân mềm để làm phân xanh). Lá
xanh được băm nhỏ rải đều khắp đáy ao, vùi vào bùn hoặc bó thành các bó nhỏ từ
5 đến 7 kg dìm ở góc ao.

- Lấy nước vào ao ngập từ 0,3 - 0,4 mét, ngâm 5 đến 7 ngày, vớt hết bã xác phân
xanh, lấy nước tiếp vào ao đạt độ sâu 1 mét. Cần phải lọc nước vào ao bằng đăng
hoặc lưới đề phòng cá dữ, cá tạp xâm nhập.
2.2. Đối với ao mới đào
12
Cấp nước vào đầy ao, ngâm ao 3 - 5 ngày, sau đó tháo nước ra. Làm như vậy
vài lần để rửa phèn trong ao. Sau đó tiến hành bón vôi, cày lật và bón lót đáy ao
với liều lượng như trên.
3. Lấy nước vào ao
- Nước khi đưa vào ao nuôi phải qua lưới chắn nhằm ngăn cá dữ, cá tạp theo vào
trong ao.
- Mức nước ban đầu lấy vào ao có độ sâu từ 0,5 - 0,7m, để 2 - 3 ngày khi nước có
màu xanh lục (giống màu lá chuối non) thì tiến hành cấp nước vào đầy ao theo
đúng quy định >=1,2m và tiến hành thả cá giống.
4. Chọn cá giống và thả giống
4.1. Mùa vụ thả nuôi
Nên thả nuôi từ tháng 2 đến tháng 9 hàng năm, đối với những ao không ngập
lụt có thể thả nuôi quanh năm.
4.2. Chọn cá giống
Từng loại cá thả nuôi phải chọn đồng đều kích cở, cá giống to khoẻ, hoạt
động nhanh nhẹn, nhìn ngoài màu sắc sáng đẹp, không bị lở loét, không mất nhớt
là đủ tiêu chuẩn chọn thả nuôi.
4.3. Mật độ thả nuôi và tỷ lệ ghép các đối tượng
- Mật độ thả nuôi: 2 con/m
2
- Tỷ lệ ghép và kích cỡ cụ thể như sau:
STT Tên cá giống Tỷ lệ ghép (%) Cỡ giống (cm/con)
1 Cá Trắm cỏ 55 10-12
2 Cá Rô phi 25 04-06
3 Cá Chép 10 04-06

4 Cá Trắm đen 10 10-12
Cộng 100
4.4. Thả cá giống
- Cách thả: Cá giống thông thường được đóng trong túi nylon có bơm oxy để
vận chuyển, nên trước thả cá vào ao nuôi phải ngâm túi cá trong ao từ 15 – 20 phút
13
để cân bằng nhiệt độ trong túi và ao nuôi sau đó cho nước vào túi từ từ đến khi
nước đầy túi thì thả cá ra nhằm tránh gây sốc cho cá.
- Thời gian thả: Thả cá giống vào sáng sớm từ 6 - 9h hoặc chiều tối từ 20
-22h khi trời mát, thả đầu hướng gió.
5. Thức ăn và cách cho ăn
5.1. Nguồn thức ăn
Trong quá trình nuôi ghép nguồn thức ăn cung cấp hàng ngày chỉ tính thức
ăn cho cá Trắm cỏ và thức ăn cho cá Rô phi + cá Trắm đen, còn Chép tận dụng
nguồn thức ăn dư thừa trong ao nuôi.
5.2. Thức ăn, khẩu phần và cách cho ăn
Kỹ thuật cho ăn theo yêu cầu 4 định: Định vị trí và thời gian cho cá ăn, định
số lượng và chất lượng thức ăn cho cá.
5.2.1. Thức ăn hàng ngày cho cá trắm cỏ:
- Thức ăn xanh: cỏ, rong, lá sắn, rau vv
- Với khẩu phần thức ăn hàng ngày như sau:
STT Cỡ cá (cm/con) Lượng thức ăn hàng ngày
(% trọng lượng cá trong ao)
1 12-15 40-50
2 15-25 35-40
3 >30 25-35
Ngoài ra có thể bổ sung thức ăn tinh cho cá như: cám gạo, bột ngô, bột sắn vv
- Cách cho ăn: Cho cá ăn 01 lần /ngày, thức ăn xanh thả vào khung cho cá ăn.
5.2.2. Thức ăn hàng ngày cho cá Rô phi + cá Trắm đen
- Nguồn thức ăn sử dụng: Thức ăn tổng hợp công nghiệp hoặc thức ăn chế biến.

- Với khẩu phần thức ăn hàng ngày như sau:
14
STT
Cỡ cá
(g/con)
Lượng thức ăn hàng
ngày (% trọng lượng
cá trong ao)
Số lần cho
ăn/ngày
Ghi chú
1 2-10 10 2 Thức ăn tổng hợp dạng
viên nổi cỡ 1-2mm
2 10-100 5-7 2 Thức ăn tổng hợp dạng
viên nổi cỡ 2-3 mm
3 100-150 3-5 2 Thức ăn tổng hợp dạng
viên nổi cỡ 3-4 mm
4 150-300 2-3 2 Thức ăn tổng hợp dạng
viên nổi cỡ 4-6 mm
5 >300 2 2 Thức ăn tổng hợp dạng
viên nổi cỡ 4-6 mm
- Cách cho ăn: Lượng thức ăn trong ngày được chia làm hai phần bằng nhau để cho
ăn, vào buổi sáng từ 07 – 08h và buổi chiều từ 17- 18 h. Thức ăn được rải đều trên
mặt ao.
Lưu ý: Lượng thức ăn hàng ngày tăng giảm tuỳ theo khả năng sử dụng thức
ăn của cá để điều chỉnh cho phù hợp.
6. Chăm sóc và quản lý ao nuôi
- Buổi sáng hàng ngày phải kiểm tra quan sát ao để phát hiện và xử lý kịp
thời các hiện tượng: cá nổi đầu thấy tiếng động mà không lặn phải thêm nước vào
ao. Độ sâu nước ao dưới mức quy định, phải kiểm tra bờ, cống tìm chỗ dò rỉ để xử

lý rồi cấp thêm nước vào ao theo quy định. Nếu thấy thức ăn vẫn còn phải giảm
lượng thức ăn cho phù hợp. Thường xuyên dọn cỏ vớt bèo trong ao. Bờ ao sạt lở,
đăng cống hư hỏng phải tu sửa kịp thời trước mùa mưa.
- Kiểm tra đột xuất khi có mưa to, gió lớn hoặc thời tiết thay đổi bất thường
để có biện pháp khắc phục kịp thời cho ao nuôi.
- Ao nuôi, khi thấy mực nước trong ao thấp thì tiến hành bơm cấp nước bổ
sung để đảm bảo duy trì mực nước từ 1,2 m trở lên.
- Chế độ thay nước, tháng đầu thả nuôi không thay nước, sau đó định kỳ 15-
20 ngày thay 01 lần, với lượng nước thay từ 30% lượng nước trong ao. Tuy nhiên,
15
tùy thuộc vào màu nước và mức nước mà có chế độ thay nước hoặc cấp nước vào
ao cho phù hợp.
- Định kỳ hàng tuần kiểm tra các yếu tố môi trường: pH, nhiệt độ, độ sâu và
độ trong bằng bộ dụng cụ đo môi trường để có biện pháp điều chỉnh kịp thời cho
ao nuôi.
- Định kỳ 15 ngày hoặc sau khi thay nước tiến hành bón vôi cho ao nuôi với
lượng từ 2 - 3 kg/100 m2 nhằm xử lý nước và phòng bệnh cho cá.
- Định kỳ hòa tan Vitamin C với nước, rải lên thức ăn với liều dùng 2g
Vitamin C/1kg thức ăn, trộn đều và dùng chất kết dính áo bên ngoài, hoặc trộn trực
tiếp vào thức ăn chế biến tại khu vực nuôi. Nên dùng 3 lần/tuần, từ lúc nuôi đến
thu hoạch để tăng cường sức đề kháng và phòng bệnh cho cá.
- Định kỳ kiểm tra cá (1lần/tháng) bằng cách kéo lưới để kiểm tra tốc độ,
sinh trưởng của cá để điều chỉnh lượng thức ăn hàng ngày cho hợp lý.
- Ngoài ra thường xuyên kiểm tra rào chắn ao nuôi nhằm phòng chống các
loại địch hại trực tiếp của cá như: rái cá, rắn, chim… bắt trộm cá.
7. Thu hoạch
Sau thời gian nuôi từ 5 - 6 tháng, kiểm tra cá đạt kích cỡ thương phẩm thì
tiến hành thu hoạch. Có thể thu tỉa hoặc thu toàn bộ tuỳ theo kích cỡ cá, khả năng
tiêu thụ của người tiêu dùng để thu bán cho có hiệu quả.
III. HƯỚNG DẪN THEO DÕI VÀ PHÒNG TRỪ DỊCH BỆNH TRONG AO NUÔI

1. Những hiểu biết chung về bệnh của cá
1.1. Tại sao cá bị bệnh
Cá và môi trường sống là một thể thống nhất, khi chúng mắc bệnh là kết quả
tác động qua lại giữa cơ thể và môi trường sống. Hay nói cách khác cá bị bệnh là
sự phản ứng của cơ thể với sự biến đổi của các nhân tố ngoại cảnh (thường biến
đổi xấu), cơ thể thích nghi thì tồn tại nếu chúng không thích nghi sẽ bị bệnh và
chết. Khi cá bị bệnh phải có 3 yếu tố:
- Môi trường sống - các yếu tố vô sinh: t
o
, pH, O
2
, CO
2
, NH
3
, NO
2

- Các mầm bệnh - các yếu tố hữu sinh: Vurus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng
và những sinh vật hại khác.
16
- Vật nuôi - các yếu tố nội tại.
1.2. Phương pháp chẩn đoán bệnh
1.2.1. Điều tra hiện trường
* Tìm hiểu các hiện tượng cá bị bệnh thể hiện trong ao: Quá trình phát sinh
bệnh có 2 loại: Loại cấp tính và loại mạn tính:
- Cá bị bệnh cấp tính thường có màu sắc và thể trạng không khác với cơ thể
bình thường, chỉ những nơi bị bệnh mới thay đổi. Cá thể bị bệnh đã chết ngay và tỷ
lệ chết tăng lên rất nhanh, trong thời gian ngắn đạt đến đỉnh cao nhất (2 - 3 ngày).
- Cá bị bệnh mạn tính thường màu sắc có thể hơi tối (đen xám), thể trạng

gầy yếu, tách đàn bơi lờ đờ trên mặt nước hoặc quanh bờ ao, tỷ lệ chết tăng lên từ
từ mà trong thời gian dài mới đạt đỉnh cao (2 - 3 tuần).
- Nếu môi trường nước nhiễm độc thì đột nhiên cá chết hàng loạt. Do đó cần
tìm hiểu kỹ các hiện tượng bệnh của cá để chẩn đoán bệnh một cách chính xác. Đo
các chỉ tiêu môi trường nước, so sánh với các giới hạn cho phép để nuôi cá.
* Điều tra tình hình quản lý chăm sóc: Cá mắc bệnh có liên quan đến vấn
đề chăm sóc và quản lý ao: Bón phân quá nhiều, chất lượng thức ăn kém phẩm
chất, cho ăn quá nhiều dễ dẫn đến chất lượng nước thay đổi: Oxy hoà tan giảm,
ảnh hưởng đến sức khoẻ của cá. Ngược lại thức ăn không đủ chất và lượng, cá gầy
yếu dễ bị bệnh tấn công.
* Điều tra tình hình biến đổi thời tiết khí hậu và thuỷ hoá: Trong mùa vụ
nuôi cá không thích hợp: Nóng quá, rét quá, mưa gió thất thường, đều là những
yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sức khoẻ của cá. Do đó chúng ta cần phải điều tra
thời gian trước đó từ đó 5 - 7 ngày về các chế độ thuỷ hoá của ao nuôi trồng thuỷ
sản; t0, pH, độ trong, oxy hoà tan, NH
3
, H
2
S, NO
2
để phân tích cho cá nuôi.
1.2.2. Kiểm tra cơ thể cá
* Kiểm tra bằng mắt thường
- Kiểm tra trên da: Đối với cá có thể đặt cá trên khay men theo thứ tự quan
sát từ đầu đến miệng, mắt, nắp mang, vẩy, vây, tia vây có các tác nhân gây bệnh,
nấm thuỷ my, rận cá, trùng mỏ neo, đỉa, giun, bào nang của ký sinh đơn bào.
17
- Kiểm tra mang: Đối với cá kiểm tra các tơ mang và nắp mang có đóng mở
lại bình thường, trên tơ mang có nhiều nhớt hay không, dính bùn và ký sinh trùng
(giáp xác, sán đơn chủ) ký sinh.

- Kiểm tra nội tạng: Kiểm tra toàn bộ hệ tiêu hoá của cá, dạ dày, ruột có thức
ăn không, có hơi không, trên thành có xuất huyết không, giun sán ký sinh trong dạ
dày ruột. Kiểm tra cơ quan khác; gan, thận, lá lách, bóng hơi có các bào nang của
giun sán, điểm xuất huyết của bệnh vi khuẩn.
* Kiểm tra bằng kính hiển vi: Kiểm tra các chỗ bị bệnh mà mắt thường
không quan sát được, soi kính kiểm tra ký sinh trùng đơn bào, giun sán nhỏ.
* Thu mẫu cố định để phân lập vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng : Có
nhiều bệnh chúng ta không thể phân tích ngay tại hiện trường được, chúng ta phải
cố định để phân tích mô bệnh học, thu mẫu vi khuẩn, nấm để nuôi cấy theo dõi
tiếp, cố định ký sinh trùng để phòng thí nghiệm xác định loài.
2. Biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho cá
2.1. Cải tạo và vệ sinh môi trường nuôi cá
2.1.1. Thiết kế, xây dựng các trạm, trại nuôi phù hợp với việc phòng bệnh cho cá:
* Chọn địa điểm nuôi thích hợp:
- Nguồn nước: Cung cấp đầy đủ cho các khâu của quá trình sản xuất. Cao
trình của nguồn nước phải đạt ở mức độ tự chảy để giúp các thao tác thuận lợi.
Nguồn nước giàu dinh dưỡng và trong sạch.
- Chất đất: Đất thịt pha cát và đất thịt là tốt nhất cho việc xây dựng ao nuôi
do tạo nên chất đáy giàu dinh dưỡng. Công trình xây dựng trên đó bảo đảm.
* Thiết kế và xây dựng các công trình nuôi cho phù hợp với các thao tác kỹ
thuật và phòng bệnh với nguyên tắc chung:
- Đảm bảo điều kiện tốt nhất cho sự tồn tại, sinh trưởng và sinh sản của vật nuôi.
- Đảm bảo vệ sinh, bố trí khu sinh hoạt của người xa công trình nuôi cá.
- Tránh sự lây lan của tác nhân gây bệnh
- Giảm thiểu rủi ro do thiên tai
18
- Sức tải sinh học
- Đối với ao đầm nuôi: Phải có hệ thống cấp và tiêu nước riêng biệt, nếu thuận
lợi thì tự chảy. Khắc phục tối đa việc thẩm lậu từ ao này sang ao khác. Cần có một
diện tích nhất định để chứa bùn đáy sau mỗi vụ nuôi, đặc biệt là ao nuôi tôm. Phải

đảm bảo cách ly từng ao khi cần thiết
* Trước mỗi vụ nuôi cần phải tu sữa bờ mương, ao, nạo vét bùn đáy, phơi đáy
ao, tẩy ao để diệt địch hại, mầm bệnh.
2.1.2. Cải tạo ao trước khi nuôi cá:
Tẩy dọn ao trước khi ương nuôi cá bao gồm các công đoạn sau: tháo cạn, vét
bùn, phơi khô và khử trùng ao với mục đích:
+ Diệt địch hại và sinh vật là vật nuôi trung gian, sinh vật cạnh tranh thức ăn
của cá, như các loài cá dữ, cá tạp, giáp xác, côn trùng, nòng nọc, sinh vật đáy
+ Diệt sinh vật gây bệnh cho cá như các giống loài vi sinh vật: Vi khuẩn,
nấm, tảo đơn bào và các loài ký sinh trùng
+ Cải tạo chất đáy làm tăng các muối dinh dưỡng giảm chất độc tích tụ ở đáy
ao.
+ Đắp lại lỗ rò rỉ, tránh thất thoát nước trong ao, xoá bỏ nơi ẩn nấp của sinh
vật hại cá…
2.1.3. Khử trùng ao nuôi
Dùng vôi để khử trùng ao: Ao sau khi đã tháo cạn nước vét bớt bùn và phơi
khô đáy ao dùng vôi nung hoặc vôi tôi. Liều lượng dùng phụ thuộc vào điều kiện
pH của môi trường. Thông thường dùng 7 - 10 kg/100m
2
. Vôi bột vẩy đều khắp ao,
vôi nung thì cho có thể vào các hố giữa ao, vôi tan ra và lúc đang nắng, dùng gáo
cán gỗ múc rải khắp đáy ao. Sau khi bón vôi một ngày cần dùng bàn trang hoặc
bừa đảo đều rồi tiếp tục phơi nắng ít nhất một tuần mới cho nước vào ao nuôi và
thả cá. Có một số ao quá trũng không tháo cạn được thì cho vôi xuống ao còn đầy
nước, nếu nước sâu 1m, dùng khoảng 200 kg - 220 kg vôi/ha.
2.1.4. Vệ sinh môi trường nuôi
19
Vệ sinh môi trường nuôi bằng cơ học: Trong quá trình nuôi cá thương phẩm
thức ăn thừa và phân cá đã gây ô nhiễm môi trường nuôi, đặc biệt là thời gian cuối
chu kỳ nuôi. Những sản phẩm khí độc như: H

2
S, NH
3
ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khoẻ của cá nuôi. Biện pháp dùng hệ thống sục khí để tăng cường hàm lượng oxy
hoà tan trong ao, đặc biệt là tầng đáy, tạo điều kiện cho vi sinh vật hiếu khí phát
triển sẽ làm giảm thiểu lượng khí độc trong ao.
Vệ sinh môi trường bằng hoá dược: Vệ sinh môi trường nước nuôi cá thường
xuyên bằng vôi bột tuỳ theo pH của nước ao. Vôi có tác dụng ổn định pH, khử
trùng làm sạch nước ao. Nếu pH <7 dùng 2 kg vôi/100m
3
; pH từ 7,0 - 8,5 có thể
dùng 1 kg vôi/100m
3
, định kỳ bón từ 2 - 4 lần/tháng; pH >8,5 dùng bột đá vôi
(CaCO
3
) để bón là 1kg/100m
3.
2.2. Tiêu diệt nguồn gốc gây bệnh cho cá
2.2.1. Khử trùng cơ thể cá
Nguồn cá giống thả vào thuỷ vực cần tiến hành kiểm dịch, nếu có sinh vật
gây bệnh ký sinh trên cơ thể cá thì tuỳ theo kết quả kiểm tra mà chọn thuốc trị
bệnh cho thích hợp. Thường dùng muối ăn tắm cho cá với nồng độ 2 - 4% (20 – 40
g/m
3
) thời gian 5-10 phút hoặc dùng formalin 200-300 ppm (0,5 – 0,57 lít/m
3
) thời
gian 30-60 phút.

2.2.2. Khử trùng thức ăn và nơi cá đến ăn
- Đối với thức ăn là thực vật thuỷ sinh thượng đẳng cần phải rửa sạch trước
khi cho ăn. Thức ăn là động vật nên rửa sạch và dùng thức ăn còn tươi, tốt nhất là
nấu chín. Nếu bón phân hữu cơ cần ủ với 1% vôi sau đó mới sử dụng.
- Xung quanh nơi cho cá ăn, thức ăn thừa thối rữa gây nhiễm bẩn, tạo điều
kiện cho sinh vật gây bệnh phát triển. Do đó thức ăn thừa phải vớt bỏ và thường
xuyên khử trùng địa điểm cho ăn. Thường xuyên dùng vôi nung hoặc Clorua vôi
Ca(OCl)
2
treo 2 - 3 túi xung quanh chỗ cho ăn để tẩy trùng. Liều lượng 2 - 4 kg vôi
nung/túi hoặc 100 - 200g Clorua vôi/ túi.
2.2.3. Khử trùng dụng cụ
20
Sinh vật gây bệnh có thể theo dụng cụ lây lan bệnh từ ao bể bị bệnh sang ao,
bể cá khoẻ. Vì vậy dụng cụ của nghề nuôi nên dùng riêng biệt từng ao, lồng. Nếu
dùng chung thì sau khi sử dụng xong phải có biện pháp khử trùng mới đem dùng
cho ao, bể khác. Dụng cụ đánh bắt, dụng cụ bằng gỗ, quần áo khi lội ao phải dùng
Clorua vôi Ca(OCl)
2
để ngâm ít nhất 1 giờ và rửa sạch mới dùng.
2.2.4. Dùng thuốc phòng ngừa trước mùa phát triển bệnh
- Dùng thuốc để phòng các bệnh ngoại ký sinh: treo túi thuốc xung quanh
nơi cho ăn hình thành một vùng khử trùng các sinh vật gây bệnh. Để đạt hiệu quả
cao cần chú ý: nồng độ thuốc xung quanh nơi cá ăn vừa phải, nếu quá cao cá sẽ
không đến ăn nhưng ngược lại nếu nồng độ quá thấp, cá đến ăn sẽ không tiêu diệt
được sinh vật gây bệnh.
- Dùng thuốc phòng các bệnh nội ký sinh: Thuốc để phòng ngừa các loại
bệnh bên trong cơ thể cá, phải qua đường miệng vào ống tiêu hoá.
2.3.Tăng cường sức đề kháng bệnh cho cá
2.3.1. Chọn giống cá có sức đề kháng tốt:

- Sức đề kháng của cá trong cùng một giống cá có sự sai khác rất lớn, người
ta đã lợi dụng đặc tính này chọn giống cá có sức đề kháng cao chống được bệnh.
- Chọn giống cá miễn dịch tự nhiên
2.3.2. Quản lý, nuôi dưỡng cá:
- Thức ăn chính là nguồn cung cấp năng lượng cho tất cả các hoạt động sống
của cá, cho ăn đủ chất để đảm bảo sức khoẻ cho vật nuôi. Cho ăn đủ lượng sẽ giúp
cho vật nuôi có được năng lượng cần thiết để kháng lại bệnh.
- Thông thường cho cá ăn theo phương pháp “4 định” đó là: xác định số
lượng thức ăn, chất lượng, thời điểm cho ăn và địa điểm cho ăn
- Thường xuyên chăm sóc quản lý: Hàng ngày nên có chế độ thăm ao theo
dõi hoạt động của cá để kịp thời phát hiện bệnh và xử lý ngay không cho bệnh phát
triển và kéo dài.
- Thao tác đánh bắt, vận chuyển nên nhẹ nhàng, tránh xây xát cho cá.
21
HƯỚNG DẪN GHI SỔ NHẬT KÝ
I. Kiểm tra môi trường ao nuôi
1.1. Kiểm tra hàng ngày đối với các chỉ tiêu: DO, nhiệt độ nước, pH
1.2. Kiểm tra 2 tuần/lần đối với các chỉ tiêu: BOD, COD, H
2
S, NH
3
II. Nội dung nhật ký
1. Các thông tin về cá giống: ngày thả giống, kích cỡ cá, số lượng thả, trọng
lượng thả, chất lượng thả tình trạng sức khoẻ, tên và địa chỉ cơ sở sản xuất giống,
diện tích ao nuôi, số thứ tụ ao nuôi.
2. Các thông tin về lịch mùa vụ, chất lượng môi trường nước và sức khoẻ cá
nuôi.
3. Các thông tin về thức ăn: lượng dùng hàng ngày đối với từng ao nuôi.
4. Các thông tin về thuốc, chế phẩm sinh học, sản phẩm xử lý và cải tạo môi
trường đã sử dụng, lượng sử dụng, lý do sử dụng, phương pháp sử dụng, ngày sử

dụng và diễn biến sức khỏe của cá sau khi sử dụng.
5. Tốc độ sinh trưởng của cá: Hàng tháng kiểm tra tốc độ sinh trưởng (chiều
dài, trọng lượng) của cá.
6. Thu hoạch: thời gian nuôi, cỡ cá, năng suất, sản lượng, giá cá, phương thức
thu hoạch và giao sản phẩm.
7. Bán cá cho ai, ở đâu.
8. Các thông tin cần thiết khác.
22

×