Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1
LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế ngày càng phát triển, sự đầu tư của nước ngoài ngày càng mạnh mẽ,
các doanh nghiệp không ngừng cạnh tranh với mục tiêu thu được lợi nhuận cao
nhất. Vì thế trong nền kinh tế hội nhập như ngày nay bất cứ một doanh nghiệp nào
muốn đứng vững trên thương trường thì phải đảm bảo kinh doanh có lãi. Để đạt
được hiệu quả cao nhất trong kinh doanh các doanh nghiệp cần phải xác định
phương hướng, mục tiêu trong đầu tư, các biện pháp sử dụng các nguồn lực sẵn có
một cách đúng đắn nhất. Muốn làm được như vậy thì các doanh nghiệp cần nắm
được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến
hoạt động sản xuất kinh doanh. Và điều này chỉ có thể thực hiện được thông qua
phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp trên cơ sở các báo cáo tài chính.
Báo cáo tài chính là báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn chủ
sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của
doanh nghiệp. Báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng trong việc phân tích, nghiên
cứu, phát hiện những khả năng tiềm tàng và là căn cứ quan trọng để ra các quyết
định về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hay đầu tư vào doanh
nghiệp của chủ sở hữu của các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của
doanh nghiệp.
Phân tích Báo cáo tài chính sẽ cung cấp không chỉ cho chủ doanh nghiệp biết
được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong kỳ như thế nào, từ đó
xác định mục tiêu, phương hướng phát triển trong tương lai, mà nó còn cung cấp rất
nhiều thông tin hữu ích đối với các đối tượng quan tâm đến doanh nghiệp như các
nhà đầu tư, các chủ nợ, các tổ chức tài chính, tín dụng, các cơ quan quản lý Nhà
nước…Mỗi đối tượng đó lại có những mối quan tâm khác nhau đến tình hình tài
chính doanh nghiệp, chẳng hạn, đối với chủ doanh nghiệp họ quan tâm tổng hợp
đến tình hình tài chính, đến hiệu quả hoạt động của mình, còn đối với các nhà đầu
tư mối quan tâm của họ thường hướng vào các yếu tố như khả năng thanh toán,
mức sinh lời của vốn đầu tư… Nhận thức được vai trò quan trọng của phân tích
Báo cáo tài chính, trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Công
nghệ CMC đã được tiếp xúc với các Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty em
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2
quyết định chọn đề tài “Phân tích Báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty Cổ
phần Tập đoàn Công nghệ CMC” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC
Chương II: Phân tích Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2007 – 2008 tại Công ty
Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC
Chương III: Một số ý kiến đóng góp nhằm cải thiện tình hình tài chính của
Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC.
Chuyên đề của em được hoàn thành nhờ sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của
giảng viên hướng dẫn TS. Phạm Thị Thuỷ cùng các anh chị trong phòng kế toán
Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC.
Do thời gian nghiên cứu chưa nhiều và trình độ còn hạn chế nên Chuyên đề
thực tập sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý và
chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, của các anh chị kế toán và anh kế toán trưởng
cũng như sự góp ý của các bạn để Chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Phạm Thị Thủy, anh kế toán trưởng và các
anh chị phòng kế toán Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC đã giúp đỡ em
hoàn thành chuyên đề này!
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 3
CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN CÔNG NGHỆ
CMC
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Thành lập từ năm 1993, suốt chặng đường hơn 15 năm xây dựng và phát triển,
Công ty Cổ phần tập đoàn Công nghệ CMC đã trở thành tập đoàn CNTT hàng đầu
Việt Nam. Các sản phẩm và dịch vụ của CMC đều được phát triển dựa trên năng
lực cốt lõi của Tập đoàn là “Công nghệ”. Để có được thành tựu như vậy, CMC
Corp đã phải trải qua những giai đoạn phát triển sau:
1. Giai đoạn khởi đầu: 1991 - 1993
Đây là giai đoạn đưa những kết quả nghiên cứu hàn lâm vào thực tiễn sản xuất
bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực viễn thông, công
nghiệp, tự động hóa văn phòng.
Năm 1991, Thành lập Trung tâm ADCOM thuộc Viện Công nghệ vi Điện
tử, Viện Công nghệ Quốc gia với hai sáng lập viên là Ông Hà Thế Minh và
Ông Nguyễn Trung Chính.
Ngày 26/05/1993, trên cơ sở của Trung tâm ADCOM, công ty TNHH
HT&NT – tiền thân của CMC được thành lập, một công ty tin học nhỏ chỉ
với 30 cán bộ nhân viên.
2. Năm năm phát triển lần thứ 1: 1993 - 1998
Là thời kỳ xây dựng và phát triển 3 lĩnh vực Công nghệ thông tin chủ lực:
Phần mềm, Tích hợp hệ thống, Sản xuất máy tính bằng các sản phẩm và dịch vụ có
giá trị gia tăng cao với đội ngũ chuyên nghiệp.
Năm 1995, Thành lập Phòng Tích hợp hệ thống –Công ty CMC SI ngày nay
Năm 1996, Thành lập Phòng Phát triển Phần mềm – Công ty Giải pháp
Phần mềm CMC Soft ngày nay.
Thành lập Chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh, mang tên: Công ty TNHH Thương
mại – Dịch vụ Máy tính Truyền thông II.
3. Năm năm phát triển lần thứ 2: 1998 - 2003
Thời kỳ Phát triển về quy mô cũng như về chất lượng trong các lĩnh vực chủ
lực, đưa CMC lên vị trí hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 4
Năm 1998, trên cơ sở Phòng Hệ thống và Phòng Phát triển Phần mềm
CMC đã thành lập Trung tâm Tích hợp hệ thống CMC SI và Trung tâm
Giải pháp Phần mềm CMC Soft.
Năm 1999, CMC thành lập Công ty TNHH Thế Trung – Công ty Máy tính
CMS ngày nay
4. Năm năm phát triển lần thứ 3: 2003 - 2008
Tiếp tục phát triển các sản phẩm và dịch vụ chuyên nghiệp trong các lĩnh vực
mới, hấp dẫn trong lĩnh vực CNTT; đầu tư mở rộng sang lĩnh vực viễn thông và
eBusiness; tái cơ cấu tổ chức – tài chính, tạo tiền đề cho giai đoạn tăng tốc mới.
Năm 2006, Tái cấu trúc tập đoàn, CMC đã trở thành một hệ thống các
công ty thành viên liên kết chặt chẽ với nhau về mặt pháp lý, tài chính,
nhân lực, thương hiệu. Tới thời điểm này, CMC bao gồm 3 công ty thành
viên hoạt động trong lĩnh vực ICT: Công ty Máy tính CMS, Công ty Tích
hợp Hệ thống CMC, Công ty Giải pháp Phần mềm CMC.
Năm 2007: Ngày 7- 2, Công ty TNHH Máy tính Truyền thông CMC
chính thức chuyển đổi thành Tập đoàn CNTT mang tên Công ty Cổ phần
Tập đoàn Công nghệ CMC – CMC Corporation.
CMC thành lập Công ty TNHH (một thành viên) Phân phối CMC (CMC
Distribution), hoạt động kinh doanh tập trung vào mảng phân phối các sản phẩm,
thiết bị công nghệ thông tin – viễn thông và là trung tâm bảo hành ủy quyền của các
hãng công nghệ hàng đầu thế giới;
Tham gia góp vốn thành lập Công ty Cổ phần Dịch vụ Viễn thông CMC –
CMC Telecom với tỷ lệ góp vốn là 71,4% vốn điều lệ của CMC Telecom. Định
hướng chính của CMC Telecom là các dịch vụ Hạ tầng Internet, dịch vụ dữ liệu và
dịch vụ giá trị gia tăng;
Tham gia đầu tư thành lập Đại học Bắc Hà
Tham gia đầu tư thành lập Ngân hàng Bảo Việt;
Thành lập liên doanh với Systex (Đài Loan) trong lĩnh vực cung cấp thông tin
tài chính;
Đầu tư dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật và công nghệ cao tại khu CN Sài
Đồng; góp vốn đầu tư thành lập Công ty Sản xuất Điện tử Công nghệ cao Hanel;
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 5
Năm 2008: Tháng 1/2008, CMC Tham gia góp vốn với Segmenta – công
ty dịch vụ SAP của Đan Mạch, để thành lập Công ty Cổ phần Liên doanh
Segmenta – CMC với tỷ lệ góp vốn là 50% vốn Điều lệ của liên doanh, để
cung ứng nguồn nhân lực tư vấn giải pháp ERP - SAP cho thị trường châu
Âu;
Tháng 5/2008, Thành lập Công ty Cổ phần An ninh An toàn thông tin CMC
(CMC InfoSec) chuyên cung cấp các sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực an ninh
mạng và bảo mật thông tin.
Tháng 9/2008, thành lập Công ty Cổ phần Hạ tầng Viễn thông CMC (CMC
TI) với đối tác là Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
Trên nền tảng 3 chân kiềng chiến lược (công nghệ thông tin-viễn thông-kinh
doanh điện tử) CMC Corp. là một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam,
trong các lĩnh vực: cung cấp dịch vụ tích hợp hệ thống và giải pháp CNTT, sản xuất
phần mềm, sản xuất máy tính thương hiệu Việt Nam, phân phối chuyên nghiệp các
sản phẩm CNTT, cung cấp dịch vụ viễn thông và kinh doanh điện tử.
Ngành nghề kinh doanh của công ty bao gồm :
Tích hợp hệ thống, tư vấn đầu tư, cung cấp giải pháp tổng thể và dịch vụ
hạ tầng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử viễn thông và truyền
hình;
Sản xuất phần mềm, cung cấp dịch vụ và giải pháp về phần mềm và nội
dung; xuất bản phần mềm; dịch vụ xử lý dữ liệu và các hoạt động liên
quan đến cở sở dữ liệu; gia công và xuất khẩu phần mềm;
Sản xuất, lắp ráp, mua bán, bảo hành, bảo dưỡng và cho thuê các sản
phẩm, dịch vụ, thiết bị phục vụ ngành công nghệ thông tin, điện tử, phát
thanh truyền hình, thiết bị bưu chính viễn thông, thiết bị văn phòng;
Dịch vụ huấn luyện và đào tạo trong lĩnh vực Công nghệ thông tin;
Sản xuất, mua bán trang thiết bị y tế;
Mua bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, thiết bị, vật tư phục vụ trong
sản xuất, khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ;
Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá;
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 6
Kinh doanh, đầu tư, môi giới và quản lý bất động sản;
Dịch vụ thuê và cho thuê nhà ở, văn phòng, nhà xưởng, kho bãi.
Khi cần thiết, Đại Hội đồng cổ đông công ty quyết định việc chuyển hay mở
rộng các ngành nghề kinh doanh của Công ty phù hợp với quy định của pháp luật.
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
1.3.1. Mô hình tập đoàn
Năm 2007 là năm đầu tiên CMC hoạt động theo mô hình công ty mới, chuyển
từ các công ty trách nhiệm hữu hạn sang mô hình tập đoàn, có công ty mẹ (công ty
tập đoàn) và các công ty thành viên. Các công ty thành viên có mô hình đa dạng: là
công ty con, công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên sở hữu 100% bởi công ty tập
đoàn; là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên được chi
phối bởi công ty tập đoàn (>51%) hay các công ty liên kết.
Mô hình này được thiết lập với mục tiêu tập trung hóa quản trị trong các vấn
đề chiến lược chung, phân bổ nguồn lực, quản trị thương hiệu, quản trị tài chính và
đầu tư lớn; nhưng phân quyền rộng rãi cho các công ty thành viên được chủ động
thực hiện các quyết định sản xuất, kinh doanh và dịch vụ và các quyết định quản trị
công ty thành viên của mình trên cơ sở các nguyên tắc quản trị chung của tập đoàn;
đảm bảo khả năng mở rộng nhanh của tập đoàn.
Danh sách các công ty thành viên, liên doanh, liên kết
STT Tên công ty
Vốn điều
lệ
(Tỷ VNĐ)
Tỷ lệ
sở hữu
Quyền
biểu quyết
1 Công ty Tích hợp Hệ thống CMC
50 100% 100%
2 Công ty Giải pháp Phần mềm CMC
20 100% 100%
3 Công ty Máy tính CMS
50 100% 100%
4 Công ty Dịch vụ Viễn thông CMC
100 71.4% 71.4%
5 Công ty Phân phối CMC
50 100% 100%
6 Công ty An ninh An toàn Thông tin CMC
6 99% 99%
7 Công ty Liên doanh Segmenta – CMC
10 50% 50%
8 Công ty CP Hạ tầng Viễn thông CMC
20 49% 49%
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 7
1.3.2. Sơ đồ tổ chức quản lý
1.3.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
1.3.3.1. Đại hội đồng cổ đông CMC Corp
Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan
quyết định cao nhất của công ty, có chức năng và nhiệm vụ theo quy định của pháp
luật.
1.3.3.2. Ban kiểm soát
Ban kiểm soát của công ty có từ ba đến năm thành viên; nhiệm kỳ của Ban
kiểm soát không quá bốn năm; thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số
nhiệm kỳ không hạn chế, thực thi các quyền và nhiệm vụ theo quy định của luật
pháp.
Hội Đồng Quản Trị
CMC Corp.
Ban Điều Hành
CMC Corp.
Các Ban Chuyên Môn
Đại Hội Đồng Cổ Đông
Ban Kiểm Soát
Đại diện CMC tại các
công ty CP, LD
HĐTV-Chủ tịch Cty
thành viên
Cty TNHH 1 thành viên & chi nhánhCông ty CP, LD và chi nhánh
CMC Telecom
CMC Systex
Khu CNC Sài Đồng
Ngân Hàng Bảo Việt
CMC Infosec
CMC Segmenta
Đại Học Bắc Hà
Toà nhà Tri thức
CMC SI
CMC Distribution
CMC Soft
CMS
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 8
1.3.3.3. Hội đồng quản trị CMC Corp
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công
ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm
quyền của Đại hội đồng cổ đông.
1.3.3.4. Ban điều hành CMC Corp
Chức năng chính của Ban điều hành là quản lý, chỉ đạo các hoạt động kinh doanh
của tập đoàn, đồng thời đưa ra các chính sách, mục tiêu, kế hoạch kinh doanh, nhân sự,
sử dụng nguồn lực…nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
1.3.3.5. Các ban chuyên môn
Các ban chuyên môn của CMC Corp. gồm có:
Ban Giám đốc, có các chức năng sau:
- Điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các hoạt động hàng
ngày khác của Công Ty. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Hội đồng cổ
đông về việc thực hiện các quyền & nhiệm vụ được giao.
- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng Cổ đông, Hội đồng quản trị.
Thực hiện kế hoạch kinh doanh & phương án đầu tư của Công Ty.
- Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công Ty
như bổ nhiệm, miễn nhiệm, đề xuất cách chức các chức danh quản lý trong Công
Ty, trừ các chức danh do Hội đồng Quản trị, Hội đồng cổ đông bổ nhiệm.
Ngoài ra còn phải thực hiện các nhiệm vụ khác & tuân thủ một số nghĩa vụ
của người quản lý Công Ty theo Luật pháp quy định.
Ban Tài chính
Tổ chức tham mưu giúp Tổng giám đốc về công tác tài chính trong công ty,
bao gồm: xây dựng chế độ, chính sách, kiểm tra trong lĩnh vực tài chính, tài sản và
tổ chức quản lý kinh phí được giao.
Ban Truyền thông
Thực hiện chức năng tham mưu, giúp công ty thực hiện quản lý về: báo chí,
quảng cáo trên báo chí, mạng thông tin máy tính; phát thanh và truyền hình; bưu
chính và chuyển phát.
Ban Quan hệ cổ đông
Tìm kiếm và quản lý thông tin cổ đông
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 9
Thông báo cổ tức cho các cổ đông
Tính toán số lượng cổ phiếu các cổ đông được mua cho mỗi đợt phát hành.
Theo dõi các cuộc họp cổ đông, thống kê tỷ lệ bỏ phiếu.
Ban Kế hoạch và đầu tư
Đề xuất, xây dựng kế hoạch hàng tháng, quý, năm của công ty;
Theo dõi, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kế hoạch và các nhiệm vụ do lãnh
đạo công ty giao
Tổng hợp thống kê,báo cáo hoạt động chung của công ty ;
Đầu mối công tác phân cấp quy hoạch và thực hiện quy chế phối hợp với các
công ty thành viên, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực công nghệ
thông tin cho các công ty con;
Kiểm tra, tổng hợp các hồ sơ chuyên môn ( về thể thức pháp lý và nội dung
chính ) do các phòng chuyên môn giải quyết trước khi trình lãnh đạo ;
Thực hiện các công việc khác do lãnh đạo công ty giao
Khối văn phòng
Thực hiện các nghiệp vụ hành chính văn phòng, văn thư lưu trữ, quản lý cơ sở
vật chất và các dịch vụ công cộng, phục vụ hội nghị, hội thảo..., phục vụ công tác
nghiên cứu của công ty.
Ban pháp chế
Có chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc thực hiện quản lý công ty bằng
pháp luật theo quy định của Luật doanh nghiệp, bao gồm tổ chức thực hiện công
tác: xây dựng điều lệ công ty; rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật;
phổ biến, giáo dục pháp luật; kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong công ty; hỗ trợ
pháp lý cho công ty trong hoạt động kinh doanh.
3.3.6. Các Công ty Cổ phần, Liên doanh & chi nhánh
a. CMC Telecom- Công ty Cổ phần Dịch vụ Viễn thông
Thành lập ngày 21/11/2007 với số vốn đầu tư 100 tỷ đồng, sự ra đời của CMC
Telecom đánh dấu một mốc quan trọng trong chiến lược phát triển của CMC Corp -
Từ việc chỉ tập trung vào lĩnh vực công nghệ thông tin chuyển sang chiến lược đa
dạng hóa kinh doanh, lấy công nghệ thông tin và viễn thông làm nền tảng với
71,4% vốn sở hữu. CMC Telecom đã nhanh chóng xin được giấy phép về dịch vụ
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 10
Viễn thông: ICP, OSP, ISP và xây dựng được mối quan hệ hợp tác chiến lược với
Công ty Viễn thông Điện lực EVN Telecom.
Chức năng chính của CMC Telecom là cung cấp các dịch vụ Hạ tầng Internet,
dịch vụ dữ liệu và dịch vụ giá trị gia tăng. Với những lợi thế của CMC về Công
nghệ và sự linh hoạt cùng với cơ sở hạ tầng rộng khắp của EVN Telecom trên cả
nước, CMC Telecom sẽ có một lợi thế cạnh tranh lớn với các doanh nghiệp cùng
ngành. Dịch vụ thoại và giá trị gia tăng trên mobile phone là một định hướng quan
trọng của CMC Telecom và các công ty thành viên.
Đến năm 2010, CMC Telecom định hướng trở thành doanh nghiệp dịch vụ
viễn thông lớp hai hàng đầu.
b. CMC InfoSec- Công ty CP An ninh an toàn thông tin CMC
Thành lập năm 2007, trong đó CMC sở hữu 99% vốn điều lệ. Với sản phẩm
ban đầu là CMC Antivirus, CMC Infosec đặt mục tiêu đưa ra sản phẩm có chất
lượng tương đương sản phẩm nước ngoài cùng ưu thế của sản phẩm Việt Nam và
dịch vụ tại chỗ. CMC InfoSec đã đựợc tập đoàn CMC giao mục tiêu vào năm 2010
đạt 2 triệu USD doanh thu và 300.000 người sử dụng sản phẩm, quyết tâm trở thành
công ty số 1 Việt nam về giải pháp An ninh an toàn thông tin cho doanh nghiệp và
tổ chức, có các sản phẩm có thương hiệu quốc tế.
c. CMC Systex
Là công ty liên doanh với Đài Loan trong lĩnh vực cung cấp thông tin tài
chính. Chức năng chính là cung cấp những thông tin tài chính về thị trường một
cách chính xác và nhanh chóng, nhằm nắm bắt được cơ hội, cũng như biết được
những thách thức trong kinh doanh, từ đó có chiến lược cụ thể cho hoạt động của
tập đoàn.
d. CMC Segmenta
Được CMC Corp. tổ chức lễ ra mắt vào ngày 24/04/2008. Đây là liên doanh
giữa CMC Corp. và Segmenta A/S, hãng cung cấp giải pháp ERP của SAP hàng
đầu Đan Mạch, với tỷ lệ sở hữu 50/50.
SE-CMC Corp. ra đời nhằm cung cấp dịch vụ tư vấn giải pháp ERP của SAP
– hãng có thị phần ERP lớn nhất thế giới. Giải pháp này của SAP ngày càng được
nhiều doanh nghiệp, tổ chức lớn trên thế giới tin tưởng lựa chọn. Trong khi đó, số
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 11
lượng chuyên gia Việt Nam giỏi trong lĩnh vực này còn rất hạn chế. Bởi vậy, SE–
CMC Corp. sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn lực để tư
vấn, triển khai giải pháp ERP tại Việt Nam và các thị trường nước ngoài.
Việc thành lập Liên doanh này cũng không nằm ngoài mục tiêu hướng ra thị
trường nước ngoài của CMC Corp. Bám sát chủ trương của Đảng và Nhà nước trong
việc phát triển nền kinh tế tri thức, SE–CMC Corp. là một trong những doanh nghiệp
tiên phong trong lĩnh vực “xuất khẩu trí thức”, mở ra một cánh cửa mới để đội ngũ
nhân lực trẻ Việt Nam có cơ hội tiếp xúc, vượt qua các tiêu chí khắt khe của các thị
trường lớn trên thế giới và khẳng định vị trí trên trường quốc tế.
Tham gia vào Liên doanh, vai trò của CMC Corp. là phát triển thị trường tại
Việt Nam, Châu Á và châu Mỹ, đồng thời quản lý mọi quy trình hoạt động của tổ
chức. Phía Segmenta có trách nhiệm phát triển thị trường châu Âu, nhất là khu vực
Bắc Âu, quản lý quy trình đào tạo chuyên viên tư vấn và triển khai giải pháp. Với
sự hợp tác này, Liên doanh sẽ khai thác được tốt nhất thế mạnh của hai bên để tạo
ra một đơn vị tư vấn triển khai ERP mạnh, có nhiều cơ hội tiếp cận thị trường rộng
khắp trên thế giới.
e. Khu Công nghệ cao Sài Đồng
Là nơi xây dựng các dự án hạ tầng kỹ thuật và công nghệ cao phục vụ cho các
công ty CMC Telecom, CMS, CMC- Systex...
f. Đại học Bắc Hà
Được đầu tư thành lập vào năm 2007, với mục đích phục vụ cho chiến lược
đầu tư phát triển nguồn nhân lực có chất lượng và có các kỹ năng đặc thù cho
ngành Điện tử, CNTT, Viễn thông nói chung và CMC nói riêng
g. Toà nhà tri thức
Đây là dự án với tổng diện tích gần 30.000 m2, đang được triển khai để hoàn
thành và đi vào sử dụng và khai thác trong năm 2009. Mục đích đầu tư cho dự án
này là tạo điều kiện cho các công ty của tập đoàn có được cơ sở hạ tầng ổn định,
được trang bị công nghệ tiên tiến nhằm mục đích cung cấp các dịch vụ chuyên
nghiệp cho khách hàng như: dịch vụ công nghệ thông tin, call center, trung tâm dịch
vụ dữ liệu, mặt bằng sản xuất phần cứng. Toà nhà CMC sẽ là tòa nhà trung tâm của
tập đoàn CMC cùng các công ty thành viên của mình.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 12
h. Ngân hàng Bảo Việt
CMC tham gia đầu tư thành lập năm 2007, bên cạnh việc góp vốn CMC sẽ
đóng vai trò là đối tác chiến lược về công nghệ thông tin của ngân hàng, thông qua
việc hợp tác này, CMC sẽ nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ của mình trong lĩnh
vực ngân hàng.
3.3.7. Các Công ty TNHH 1 thành viên & chi nhánh
a. CMC SI- Công ty Tích hợp hệ thống
Ra đời vào năm 1999, với quy mô lớn nhất (về cả nhân lực và doanh số),
CMC SI không chỉ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của Tập đoàn
CMC, CMC SI luôn đặt mục tiêu lợi ích khách hàng và thúc đẩy nền kinh tế quốc
gia lên hàng đầu. Trong các năm gần đây CMC SI đã liên tục nhận được huân
chương Lao Động hạng 3 và bằng khen của Chủ Tịch nước cho những đóng góp
xuất sắc trong sự phát triển của ngành CNTT.
CMC SI với vai trò cung cấp hàng loạt các sản phẩm - dịch vụ phong phú và
đa dạng: từ việc cung cấp các thiết bị CNTT công nghệ cao, tư vấn xây dựng giải
pháp, đến cung cấp một giải pháp tổng thể cho một hệ thống thông tin điện tử, cung
cấp các dịch vụ đào tạo và chuyển giao công nghệ tiên tiến trên thế giới. Nhờ đó,
CMC SI đã trở thành đối tác tin cậy của các hãng công nghệ hàng đầu thế giới như
HP, IBM, Cisco, Microsoft, Oracle....
CMC SI đã triển khai thành công hàng ngàn dự án cho các thị trường Tài
chính, Bảo hiểm, Giáo dục, các cơ quan Chính phủ với các giải pháp và dịch vụ đa
dạng.
Với phương châm “Chất lượng đảm bảo, giá thành hợp lý, uy tín lâu dài, phục
vụ tận tâm”, CMC SI luôn phấn đấu giữ vững vị trí hàng đầu về tích hợp hệ thống
tại Việt Nam và vươn tầm khu vực.
b. CMC Soft- Công ty Cổ phần Giải pháp Phần mềm CMC
CMC Soft được thành lập từ năm 1996, với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng.
CMC Soft định hướng kinh doanh chủ yếu vào ngành Tài Chính, Bảo Hiểm, Giáo
dục, Quản lý nguồn lực Doanh nghiệp và Gia công phần mềm. Những sản phẩm
như CPC, eDocman, ilib, Smilib, IU cũng như các giải pháp và dịch vụ khác của
CMC Soft được đánh giá là có chất lượng cao, được đối tác công nghệ tin cậy và
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 13
nhận được các giải thưởng của các tổ chức, hiệp hội uy tín (giải thưởng Sao Khuê,
IT Week, Huy chương vàng ICT Việt Nam…)
Tiêu chí hoạt động: Với sức sáng tạo không ngừng, CMC Soft cam kết sẽ
cung cấp những sản phẩm và dịch vụ CNTT có chất lượng tốt nhất, hữu ích nhất
cho xã hội, trực tiếp và gián tiếp xây dựng xã hội của chúng ta ngày càng giàu mạn,
trở thành công ty phần mềm có các sản phẩm dịch vụ chất lượng quốc tế và có khả
năng cạnh tranh cao trong khu vực và thế giới
c. CMC Distribution- Công ty phân phối CMC
Thành lập vào ngày 7/11/2007 tại Hà Nội, với số vốn điều lệ 50 tỷ đồng.Công
ty Phân phối CMC ra đời nhằm bổ sung thêm cho loại hình kinh doanh và tăng sức
mạnh cạnh tranh tổng thể của CMC Corp.
CMC Distribution là công ty phân phối chuyên nghiệp các sản phẩm trong
lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông (ICT), các sản phẩm hệ thống (system)
như laptop, máy tính nguyên chiếc, máy in và kinh doanh dịch vụ - thành lập các
trung tâm bảo hành ủy quyền cho các hãng công nghệ thông tin hàng đầu. Công ty
được tập đoàn CMC đầu tư ứng dụng Hệ quản trị doanh nghiệp ERP trong toàn bộ
hoạt động quản lý, bố trí nhiều nhân sự quản trị cao cấp, dày dạn kinh nghiệm.
CMC Distribution đặt mục tiêu đến năm 2010 sẽ trở thành nhà phân phối các
sản phẩm công nghệ thông tin và viễn thông hàng đầu tại Việt Nam với doanh thu
100 triệu USD, đóng góp 20% doanh thu trong lĩnh vực công nghệ thông tin của
Tập đoàn CMC.
d. CMS- Công ty TNHH Máy tính CMS
CMS là thương hiệu duy nhất của ngành CNTT Việt Nam trong tổng số 30
doanh nghiệp của cả nước, được lựa chọn là đối tác của chương trình Thương hiệu
Quốc gia- chương trình duy nhất của Chính phủ Việt Nam tiến hành với mục đích
quảng bá hình ảnh quốc gia thông qua thương hiệu sản phẩm. Bên cạnh đó, CMS
trong nhiều năm đạt được nhiều giải thưởng uy tín: Huy chương vàng ICT Việt
Nam, hàng Việt Nam chất lượng cao…CMS là công ty máy tính Việt Nam đầu tiên
vượt ngưỡng 200 nghìn chiếc máy tính
Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của CMS là sản xuất lắp ráp máy tính để bàn,
máy tính xách tay và phân phối linh kiện
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 14
Mục tiêu đến năm 2010 của CMS là khẳng định và duy trì vị trí số 1 của
thương hiệu máy tính CMS, chiếm 10% thị phần của thị trường máy tính xách tay
Việt Nam. Và trở thành TOP 3 nhà cung cấp máy tính xách tay tại Việt Nam với
thương hiệu CMS Sputnik, chuyên nghiệp hóa các lĩnh vực phân phối sản phẩm.
1.4. Đặc điểm tổ chức kế toán
1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán
Bất kỳ một đơn vị kinh tế nào, có thể là doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự
nghiệp hay đơn vị quản lý ngân sách…đều cần sự quản lý điều hành bằng một hệ
thống các công cụ cần thiết, trong đó có hạch toán kế toán. Kinh tế càng phát triển
thì thông tin kế toán càng trở nên quan trọng và cần thiết không chỉ đối với các nhà
quản lý mà còn đối với cả các nhà cung cấp, đầu tư, ngân hàng, Nhà nước…Việc tổ
chức tốt bộ máy kế toán sẽ giúp cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác và
kịp thời tình hình tài sản, nguồn vốn và sự biến động của chúng, cũng như tình hình
sản xuất kinh doanh của đơn vị. Chính vì thế, bộ máy kế toán tại CMC Corp. được
tổ chức khá rõ ràng, khoa học phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty.
Bộ máy kế toán của CMC Corp được khái quát qua sơ đồ sau:
Kế toán trưởng
Kế
toán
thanh
toán
Kế
toán
vật
tư
Kế toán thuế
kiêm thủ quỹ
Kế
toán
công
nợ
Kế
toán
lương
Kế toán tài sản
cố định
Kế
toán
vốn
bằng
tiền
Kế toán
chi phí
giá
thành
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 15
Phòng kế toán của CMC Corp. gồm 5 nhân viên, mỗi nhân viên đều phải thực
hiện những nhiệm vụ chung của bộ máy kế toán trong quá trình hạch toán theo quy
định của nhà nước, được phân công bố trí nhiệm vụ như sau:
Kế toán trưởng: là người đứng đầu phòng kế toán (trưởng phòng kế toán)
Chức năng của kế toán trưởng tại CMC Corp. là tham mưu cho Tổng giám
đốc trong công tác kế toán tài chính của công ty nhằm sử dụng đồng vốn hợp lý
đúng mục đích, đúng chế độ của Nhà nước, đảm bảo cho quá trình kinh doanh của
công ty được duy trì liên tuc đạt hiệu quả cao. Chịu trách nhiệm điều hành, hướng
dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán kế toán, thống kê của công ty;
đồng thời hướng dẫn, cụ thể hoá kịp thời các chế độ, chính sách, quy định tài chính
của Nhà nước và của Bộ Tài chính. Kế toán trưởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của
Tổng giám đốc và có trách nhiệm, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ chính của kế toán trưởng tại Tập đoàn CMC là kế toán tổng hợp,
tổng hợp số liệu đã được duyệt để lên sổ tổng hợp, giám sát và kiểm tra công tác
hạch toán của các kế toán viên khác, tổng hợp giá thành, xác định kết quả kinh
doanh, đồng thời phân phối lợi nhuận và trích lập các quỹ theo chế độ kế toán hiện
hành. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm lập các Báo cáo tài chính hợp nhất.
Ngoài ra, kế toán trưởng cũng là người kiêm kế toán TCSĐ và kế toán tiền
lương và các khoản trích theo lương: có nhiệm vụ theo dõi tình hình biến động
TSCĐ qua sổ TSCĐ, tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. Định kỳ, căn cứ vào bảng
Kế toán trưởng
Kế
toán
thanh
toán
Kế
toán
vật
tư
Kế toán thuế
kiêm thủ quỹ
Kế
toán
công
nợ
Kế
toán
lương
Kế toán tài sản
cố định
Kế
toán
vốn
bằng
tiền
Kế toán
chi phí
giá
thành
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 16
chấm công, kế toán trưởng tính ra lương phải trả cho từng bộ phận, lập bảng tổng
hợp thanh toán tiền lương, BHXH, trích lập các khoản trích theo lương.
Kế toán thanh toán: Ngoài nhiệm vụ theo dõi chi tiết các khoản thanh toán
của công ty bằng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, kế toán thanh toán còn tiến hành
làm các loại bảo lãnh dự thầu khi công ty trúng thầu trong trường hợp khách hàng
yêu cầu. Đồng thời theo dõi quá trình tăng, giảm của vốn bằng tiền.
Kế toán vật tư: có nhiệm vụ theo dõi tình hình biến động vật tư hàng ngày
tại các kho, lập báo cáo hàng tồn kho. Bên cạnh đó còn có nhiệm vụ tính và phân bổ
chi phí, giá thành sản phẩm.
Kế toán công nợ: Chịu trách nhiệm về các nghiệp vụ liên quan đến tình hình
biến động công nợ phải thu, phải trả.
Kế toán thuế kiêm thủ quỹ:có trách nhiệm giữ tiền, thu chi tiền mặt, lập các
báo cáo tồn quỹ tiền mặt, các khoản tạm ứng. Định kỳ, dựa vào các phần hành kế
toán trên phần mềm, kiểm tra đối chiếu với chứng từ gốc, tiến hành lập Hóa đơn
GTGT đầu vào, Hoá đơn GTGT đầu ra.
Với quy mô kinh doanh lớn, cơ cấu kinh doanh phức tạp và địa bàn kinh
doanh rộng, hoạt động theo mô hình tập đoàn nên công tác kế toán tại CMC Corp.
được tổ chức theo mô hình phân tán. Kế toán tại công ty tập đoàn và kế toán tại các
công ty thành viên đều được tổ chức độc lập, đều phải tiến hành mở sổ kế toán,
thực hiện toàn bộ khối lượng công tác kế toán phần hành từ giai đoạn hạch toán ban
đầu tới giai đoạn lập báo cáo kế toán. Chỉ khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, kế
toán các công ty thành viên mới phải gửi các báo cáo tài chính của công ty mình lên
bộ phận kế toán tại công ty mẹ, tại đây sẽ thực hiện khâu tổng hợp số liệu báo cáo
của cơ sở, lập các báo cáo tài chính hợp nhất cho các cơ quan tổ chức quản lý, chịu
trách nhiệm cuối cùng về toàn bộ hoạt động của đơn vị cơ sở trực thuộc trước Nhà
nước, các nhà phân phối, khách hàng, các bên đầu tư, cho vay.
1.4.2. Tổ chức hệ thống sổ kế toán
Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chung trên máy vi tính, và
không mở các sổ Nhật ký đặc biệt. Theo hình thức này thì tất cả các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh sau khi được nhập vào máy tính, phần mềm kế toán sẽ tự động kết xuất
vào sổ Nhật ký chung theo thứ tự thời gian, sau đó số liệu từ Nhật ký chung sẽ được
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 17
chuyển vào các sổ cái có liên quan. Mỗi một tài khoản tổng hợp sẽ được mở một sổ
cái tương ứng để phản ánh và cung cấp thông tin về tình hình hiện có cũng như sự
biến động của mỗi đối tượng kế toán cụ thể.
Sơ đồ hạch toán trên Nhật ký chung:
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
CMC Corp. sử dụng phần mềm kế toán Fast Accounting trong quá trình hạch
toán, Fast là phần mềm kế toán được sử dụng rất phổ biến, ở nhiều công ty kể cả
công ty có quy mô lớn- vừa và nhỏ. CMC là khách hàng sử dụng Fast Accounting
2004 từ năm 2004.
Chứng từ gốc
Nhật ký chung
Sổ cái
Sổ, Thẻ kế
toán chi tiết
Bảng tổng
hợp chi tiết
Phần mềm
kế toán
Bảng cân đối
số phát sinh
Báo cáo tài
chính
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 19
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT
NĂM 2007 - 2008 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN
CÔNG NGHỆ CMC.
Do công ty chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán nên các BCTC của
công ty mẹ và các công ty con được tiến hành hợp nhất vào cuối mỗi năm tài chính.
Để biết cụ thể hoạt động sản xuất kinh doanh của cả Tập đoàn CMC trong bối cảnh
kinh tế hai năm qua – năm 2007 và năm 2008 ta tiến hành phân tích hệ thống các
BCTC hợp nhất của công ty, bằng việc vận dụng các phương pháp so sánh ngang và
so sánh dọc lấy năm 2007 là kỳ gốc, kết hợp với phương pháp loại trừ đồng thời so
sánh các chỉ tiêu tài chính của CMC với công ty hoạt động trong cùng lĩnh vực –
Công ty Cổ phần FPT hiện đang có thị phần về CNTT, điện tử, viễn thông lớn nhất
Việt Nam, nhằm thấy rõ hơn tình hình kinh doanh cũng như vị thế của CMC
Nội dung phân tích bao gồm: Phân tích cấu trúc tài chính và tình hình bảo
đảm vốn cho hoạt động kinh doanh, Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh
toán, và Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty
2.1. Phân tích cấu trúc tài chính và tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động
kinh doanh
2.1.1. Phân tích cấu trúc tài chính
Phân tích cấu trúc tài chính sẽ giúp các nhà quản trị công ty nắm được tình
hình phân bổ tài sản và các nguồn tài trợ tài sản, biết được nguyên nhân cũng như
các dấu hiệu ảnh hưởng đến cân bằng tài chính, nội dung phân tích bao gồm phân
tích cơ cấu tài sản và phân tích cơ cấu nguồn vốn. Để thấy được xu hướng của việc
đầu tư tài sản và bổ sung nguồn vốn tại Tập đoàn CMC ta xem xét sự biến động
của tài sản và nguồn vốn trong hai năm tài chính 2007 và 2008 thông qua Bảng cân
đối kế toán hợp nhất, cụ thể:
a. Phân tích cơ cấu tài sản
Dựa vào bảng phân tích cơ cấu tài sản (Biểu 2.1) ta nhận thấy:
Thứ nhất, tổng tài sản (nguồn vốn) cuối năm 2008 đã tăng 72,07% so với đầu
năm, tỷ lệ tăng cao do có sự tăng cả về tài sản ngắn hạn lẫn tài sản dài hạn, cho thấy
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 20
công ty đã và đang có sự mở rộng về quy mô cũng như thị phần kinh doanh rất
mạnh mẽ, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đang trên đà phát triển.
Thứ hai, tỷ trọng TSNH luôn lớn hơn rất nhiều so với tỷ trọng TSDH, tuy
nhiên đang có sự chuyển dịch cơ cấu, cụ thể, cuối năm 2008 tỷ trọng TSNH giảm
xuống, tỷ trọng TSDH tăng lên so với đầu năm là 16,44%. Có thể thấy đây là xu thế
chung của ngành, phù hợp với đặc thù kinh doanh của công ty thông qua việc so
sánh tỷ trọng TSNH và TSDH trong tổng tài sản của công ty với doanh nghiệp FPT
qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 01:Cơ cấu tài sản năm
2008 của CMC
TSNH
80%
TSDH
20%
Biểu đồ 02:Cơ cấu tài sản năm
2008 của FPT
TSNH
76%
TSDH
24%
Sau đây chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến sự tăng, giảm
của Tài sản ngắn hạn cũng như tài sản dài hạn trong tổng tài sản của công ty:
- Về TSNH, tăng từ 935 tỷ đồng (đầu năm 2008) lên 1335 tỷ đồng (cuối năm
2008), tăng 43%. Để biết được TSNH tăng chủ yếu do đâu, ta tiến hành xem xét
từng khoản mục trong TSNH:
Khoản mục “Tiền và các khoản tương đương tiền” tăng cả về giá trị lẫn cơ
cấu. Cuối năm 2008 tăng trên 84 tỷ đồng (tương đương 90,47%) so với đầu năm, về
cơ cấu tăng 1,03%, là do lượng tiền mặt tại quỹ và TGNH đều tăng lên, trong đó
tăng chủ yếu là TGNH (nguồn: Thuyết minh BCTC hợp nhất 2008). Điều này sẽ
đảm bảo tốt hơn cho nhu cầu thanh toán tức thời của công ty, tỷ trọng tiền trong
tổng tài sản là không đáng kể nên vẫn đảm bảo vốn không bị ứ đọng. Bên cạnh đó,
tiền của doanh nghiệp trong ngân hàng tăng là điều phù hợp với nhu cầu thanh toán
qua ngân hàng đang phát triển hiện nay.
Các khoản đầu tư TCNH giảm mạnh, cuối năm 2008 giảm trên 240 tỷ so với
đầu năm, tương đương giảm 98,36%, trong khi quy mô tài sản tăng do đó bị giảm
cả về cơ cấu (-24,97%). Đó là do có sự thay đổi trong chính sách đầu tư của doanh
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 21
nghiệp. Năm 2008 thay vì gửi tiền có kỳ hạn để thu lợi nhuận, công ty đã tập trung
vào đầu tư cổ phiếu, bên cạnh đó việc cho vay các tổ chức bên ngoài cũng giảm
(đầu năm cho vay gần 140 tỷ đồng thì đến cuối năm chỉ còn 3 tỷ cho vay) (nguồn:
Thuyết minh BCTC hợp nhất 2008). Mặc dù những năm gần đây thị trường chứng
khoán đã xuất hiện và phát triển ở Việt Nam nhưng năm 2008 lại là năm thị trường
chứng khoán giảm mạnh nên chính sách đầu tư vào cổ phiếu của công ty chưa hẳn
là một giải pháp tốt, tuy nhiên tỷ trọng trong tổng tài sản của các khoản đầu tư
TCNH nhỏ nên không đáng lo ngại.
Các khoản phải thu ngắn hạn cuối năm 2008 đã tăng so với đầu năm 36,53%
do quy mô của doanh nghiệp tăng và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong TSNH, dù vậy
những xét về cơ cấu thì cuối năm đã giảm 9,63% so với đầu năm. Doanh nghiệp bị
chiếm dụng vốn nhiều nhưng cũng đã có dấu hiệu khả quan trong việc thu hồi vốn,
công ty cần thúc đẩy hơn nữa công tác này giúp cho quá trình quay vòng vốn
nhanh, tăng hiệu quả kinh doanh.
Hàng tồn kho là khoản mục chiếm tỷ trọng thứ 2 trong TSNH. Cùng với việc
mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thì hàng tồn kho trong doanh nghiệp cuối năm
2008 cũng tăng lên 356 tỷ đồng so với đầu năm, tốc độ tăng rất nhanh (274,58%),
về cơ cấu tăng 15,74%. Tại thời điểm 31/12/2008 Hàng tồn kho/ tổng tài sản của
công ty là 29,11% trong khi của FPT chỉ là 19,98%. Đây là dấu hiệu của việc ứ
đọng hàng hoá, công tác tiêu thụ hàng của công ty chưa tốt, chính vì vậy chi phí dự
phòng giảm giá hàng tồn kho cũng tăng lên 1,5 lần.
TSNH khác cuối năm 2008 cũng có sự tăng lên cả về giá trị lẫn cơ cấu nhưng
chiếm tỷ trọng không đáng kể, trong đó chủ yếu là do khoản mục VAT được khấu
trừ tăng, điều này chứng tỏ giá trị đầu vào của sản xuất trong kỳ tăng, tình hình sản
xuất kinh doanh của công ty khả quan.
Vậy qua phân tích có thể thấy TSNH tăng chủ yếu do khoản mục hàng tồn
kho tăng. Công ty cần có chính sách tiêu thụ hàng hóa tốt hơn để đảm bảo vốn
không bị ứ đọng.
- Về TSDH, năm 2008 cuối năm so với đầu năm tăng từ 34 tỷ đồng lên 334 tỷ
đồng, tăng 866,91%, công ty đã có sự đầu tư lớn hơn vào TSDH , điều này sẽ tạo ra
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 22
đòn bẩy kinh tế cao, tạo động lực phát triển sản xuất kinh doanh, trong đó tăng chủ
yếu là TSCĐ và các khoản đầu tư tài chính dài hạn.
TSCĐ gồm TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và chi phí xây dựng cơ bản dở
dang. Về giá trị cuối năm 2008 tăng 112 tỷ đồng (tăng 557,27%) so với đầu năm, về
cơ cấu tăng 5,85%. Trong đó TSCĐ hữu hình tăng chủ yếu do đầu tư xây dựng cơ
bản tăng, TSCĐ vô hình tăng phần lớn do mua sắm mới về nhãn hiệu hàng hoá,
phần mềm máy vi tính…, tạo vị thế cho sản phẩm của công ty trên thị trường. Chi
phí xây dựng cơ bản dở dang là khoản mục tăng nhiều nhất trong tài sản dài hạn,
chiếm tỷ trọng lớn nhất là chí phí xây dựng toà nhà tri thức, bên cạnh đó công ty
đang có các dự án xây dựng các trung tâm, dịch vụ chăm sóc khách hàng, trung tâm
dữ liệu cũng như nhà máy sản xuất máy tính…(nguồn Thuyết minh BCTC hợp nhất
2008), các dự án này không những cho thấy được sự mở rộng quy mô ngày càng
lớn của công ty mà còn chứng tỏ công ty đã và đang có sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng
nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, từ đó nâng cao năng lực sản xuất
kinh doanh. Tuy vậy cũng cần tính đến sự cân đối giữa các loại tài sản.
Nếu như đầu năm 2008 các khoản đầu tư tài chính dài hạn chiếm tỷ trọng
nhỏ nhất trong TSDH thì đến cuối năm khoản mục này chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong TSDH, chủ yếu do đầu tư dài hạn khác tăng. Cũng như sự thay đổi về chính
sách đầu tư tài chính ngắn hạn, năm 2008 công ty đã có sự đầu tư vào công ty liên
kết, liên doanh để mở rộng thị trường hoạt động cũng như lĩnh vực kinh doanh của
mình. Những năm qua có thể thấy thị trường viễn thông trong nước ngày càng phát
triển do sự tăng mạnh của thị trường thông tin di động và viễn thông, nắm bắt được
xu hướng đó, tháng 9/2008 CMC đã có sự đầu tư gián tiếp thông qua Công ty Cổ
phần Viễn thông CMC đầu tư vào Công ty Cổ phần Hạ tầng Viễn thông CMC. Bên
canh đó, Tập đoàn CMC còn tham gia liên doanh vào Dự án Hợp tác XD Hạ tầng
kỹ thuật (dự án đang được triển khai) và góp vốn đầu tư vào Công ty liên doanh
Segmanta CMC nhằm cung ứng nguồn nhân lực tư vấn quản trị doanh nghiệp SAP
cho thị trường châu Âu. Ngoài ra, trong xu hướng chung của nền kinh tế năm 2008
về sự phát triển của hệ thống ngân hàng tài chính, CMC cũng có sự thay đổi lớn
trong việc góp vốn vào Ngân hàng Bảo Việt, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng
dịch vụ của mình trong lĩnh vực ngân hàng. Như vậy có thể thấy, năm 2008 CMC
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 23
đã có sự đầu tư tài chính khá mạnh mẽ, đây chính là cơ hội cần thiết để giúp doanh
nghiệp sử dụng số vốn dôi thừa có hiệu quả, đồng thời, tạo cho doanh nghiệp có
nhiều cơ hội để nắm bắt, học hỏi được kinh nghiệm và kiến thức quản lý kinh tế
tiên tiến, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như có điều kiện để ứng dụng
các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh.
TSDH khác cũng tăng cùng với quy mô tăng tổng tài sản của doanh nghiệp
mà chủ yếu do chi phí trả trước dài hạn tăng, song chiếm tỷ trọng không đáng kể.
Khi hoạt động kinh doanh của công ty đã ổn định và phát triển bền vững thì
việc tăng quy mô TSDH là một điều tất yếu, đây không chỉ là xu hướng chung của
ngành CNTT mà của tất cả các ngành kinh doanh khác. Cuối năm 2008, tỷ trọng
TSDH/ tổng Tài sản của CMC là 20%, của công ty có quy mô lớn hớn- FPT là
24%, cho thấy sự phù hợp về tỷ trọng TSDH của công ty CMC.
Tuy nhiên để biết rõ hơn cơ cấu tài sản như vậy đã thực sự tốt hay chưa, ta
phải kết hợp với phân tích cơ cấu nguồn vốn để tìm hiểu những nguồn tài trợ cho
tài sản đó đã thực sự hợp lý hay chưa.
b. Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Một cơ cấu tài sản tốt thể hiện sự phân bổ hợp lý giữa tài sản ngắn hạn và tài
sản dài hạn, tuy nhiên, nếu tài sản của doanh nghiệp được đầu tư mua sắm bằng
những nguồn vốn chưa hợp lý thì nó cũng không thể mang lại kết quả kinh doanh
tốt được. Nếu tài sản được tài trợ bằng nguồn vốn vay và đi chiếm dụng thì hiệu
quả và tính bền vững của tài sản đó là không chắc chắn. Phân tích cơ cấu nguồn vốn
sẽ cho ta biết được khả năng và mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp như thế
nào, mức độ tự chủ trong sản xuất kinh doanh và các khó khăn doanh nghiệp đã và
đang gặp phải.
Trước hết ta đi tính hệ số tự tài trợ để đánh giá bước đầu về khả năng tự chủ
tài chính của công ty:
Hệ số tài trợ =
Nguồn vốn chủ sở hữu
∑Nguồn vốn
Hệ số tài trợ cho biết mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp, đầu
năm 2008 chỉ tiêu này là 0,68, cuối năm giảm còn 0,4 chứng tỏ khả năng tự chủ của
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 24
công ty có xu hướng giảm nhưng không quá thấp mà vẫn đảm bảo được tính tự chủ
trong tài chính.
Qua Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn (Biểu 2.2) có thể thấy cơ cấu Nợ vốn
có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng Nợ / ∑Nguồn vốn. So sánh với doanh
nghiệp cùng ngành- FPT thì cơ cấu này trái ngược nhau. Vậy phải chăng cơ cấu Nợ
vốn của CMC là bất hợp lý? Xét trong cách thức tổ chức hoạt động kinh doanh của
CMC thì sự chuyển dịch này phù hợp với sự tăng trưởng của vốn lưu động. Như
vậy nguồn vốn tăng chủ yếu là do tăng vốn vay tài trợ cho tài sản lưu động. Nhưng
liệu việc vay nợ nhiều có còn đảm bảo an toàn cho tình hình tài chính của công ty
hay không, ta cần phải xem xét cụ thể về tỷ trọng của từng khoản mục trong tổng
nguồn vốn.
Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn cho thấy tốc độ tăng của Nợ phải trả là rất
nhanh (tăng 255,57%), trong khi đó tốc độ tăng vốn chủ sở hữu chỉ có 1,37%. Điều
đó đồng nghĩa với khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp giảm
mạnh, mức độ phụ thuộc về mặt tài chính đối với chủ nợ tăng lên, rủi ro tài chính
cao.
Xem xét chỉ tiêu Nợ phải trả, chênh lệch cơ cấu ở thời điểm cuối năm so với
đầu năm tăng 27,92%, chủ yếu do nợ ngắn hạn tăng. Nợ dài hạn mặc dù có tốc độ
tăng rất cao ở thời điểm cuối năm 2008 (tăng 10345%) nhưng vẫn chiếm tỷ trọng
nhỏ trong Nợ phải trả. Nguồn vốn vay và nợ ngắn hạn là khoản mục chiếm tỷ trọng
Biểu đồ 03: so sánh cơ cấu Nợ vốn giữa
CMC và FPT
0%
20%
40%
60%
80%
100%
CMC FPT CMC FPT
01/01/2008 31/12/2008
VCSH
NPT
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 25
lớn nhất trong nợ ngắn hạn và quá cao, tăng chủ yếu do tăng vốn vay từ ngân hàng
và tín dụng từ nhà cung cấp (nguồn: BCĐKT hợp nhất, Thuyết minh BCTC hợp
nhất năm 2008), nhằm bổ sung cho sự tăng trưởng của vốn lưu động trong năm.
Điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính của công ty.
Vốn chủ sở hữu tăng từ 662 tỷ đồng lên 671 tỷ chủ yếu là do lợi nhuận để
lại trong năm. Việc tăng vốn điều lệ trong năm chủ yếu là từ việc chia cổ phiếu
thường từ nguồn thặng dư vốn và chia cổ tức bằng cổ phiếu năm 2007, có thể
thấy quy mô vốn chủ sở hữu thay đổi không đáng kể (nguồn: Thuyết minh BCTC
hợp nhất). Bên cạnh đó, lợi ích của cổ đông thiểu số cũng tăng, chứng tỏ ngày
càng có nhiều nhà đầu tư vào công ty hơn
2.1.2. Phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh
Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải có tài
sản, bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Việc đảm bảo đầy đủ nhu cầu về
tài sản (vốn) là một vấn đề chủ yếu để đảm bảo cho quá trình kinh doanh được tiến
hành liên tục và có hiệu quả. Cũng giống như các loại hình doanh nghiệp khác thì
nguồn vốn của công ty cũng được hình thành trước hết từ nguồn vốn của chủ sở
hữu, các quỹ có nguồn gốc từ lợi nhuận, lợi nhuận chưa phân phối…sau nữa hình
thành từ các nguồn vốn vay (vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn ở các ngân hàng, tổ
chức tín dụng). Cuối cùng là nguồn vốn được hình thành do chiếm dụng trong quá
trình thanh toán (nợ nhà cung cấp, nợ người lao động, nợ ngân sách nhà nước…)
Tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh được phân tích thông qua
nguồn hình thành tài sản:
Vốn hoạt động thuần = Tài sản ngắn hạn – Nguồn vốn ngắn hạn
= Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn
Biểu 2.3: Phân tích vốn hoạt động thuần
Đvt : 1000 đồng
Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/ 2007