Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT NĂM 2007 - 2008 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN CÔNG NGHỆ CMC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.74 KB, 27 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT NĂM 2007 - 2008
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN CÔNG NGHỆ CMC.
Do công ty chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán nên các BCTC của
công ty mẹ và các công ty con được tiến hành hợp nhất vào cuối mỗi năm tài chính.
Để biết cụ thể hoạt động sản xuất kinh doanh của cả Tập đoàn CMC trong bối cảnh
kinh tế hai năm qua – năm 2007 và năm 2008 ta tiến hành phân tích hệ thống các
BCTC hợp nhất của công ty, bằng việc vận dụng các phương pháp so sánh ngang và
so sánh dọc lấy năm 2007 là kỳ gốc, kết hợp với phương pháp loại trừ đồng thời so
sánh các chỉ tiêu tài chính của CMC với công ty hoạt động trong cùng lĩnh vực –
Công ty Cổ phần FPT hiện đang có thị phần về CNTT, điện tử, viễn thông lớn nhất
Việt Nam, nhằm thấy rõ hơn tình hình kinh doanh cũng như vị thế của CMC
Nội dung phân tích bao gồm: Phân tích cấu trúc tài chính và tình hình bảo
đảm vốn cho hoạt động kinh doanh, Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh
toán, và Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty
2.1. Phân tích cấu trúc tài chính và tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động
kinh doanh
2.1.1. Phân tích cấu trúc tài chính
Phân tích cấu trúc tài chính sẽ giúp các nhà quản trị công ty nắm được tình
hình phân bổ tài sản và các nguồn tài trợ tài sản, biết được nguyên nhân cũng như
các dấu hiệu ảnh hưởng đến cân bằng tài chính, nội dung phân tích bao gồm phân
tích cơ cấu tài sản và phân tích cơ cấu nguồn vốn. Để thấy được xu hướng của việc
đầu tư tài sản và bổ sung nguồn vốn tại Tập đoàn CMC ta xem xét sự biến động
của tài sản và nguồn vốn trong hai năm tài chính 2007 và 2008 thông qua Bảng cân
đối kế toán hợp nhất, cụ thể:
a. Phân tích cơ cấu tài sản
Dựa vào bảng phân tích cơ cấu tài sản (Biểu 2.1) ta nhận thấy:
Thứ nhất, tổng tài sản (nguồn vốn) cuối năm 2008 đã tăng 72,07% so với đầu
năm, tỷ lệ tăng cao do có sự tăng cả về tài sản ngắn hạn lẫn tài sản dài hạn, cho thấy
công ty đã và đang có sự mở rộng về quy mô cũng như thị phần kinh doanh rất
mạnh mẽ, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đang trên đà phát triển.


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2
Thứ hai, tỷ trọng TSNH luôn lớn hơn rất nhiều so với tỷ trọng TSDH, tuy nhiên
đang có sự chuyển dịch cơ cấu, cụ thể, cuối năm 2008 tỷ trọng TSNH giảm xuống,
tỷ trọng TSDH tăng lên so với đầu năm là 16,44%. Có thể thấy đây là xu thế chung
của ngành, phù hợp với đặc thù kinh doanh của công ty thông qua việc so sánh tỷ
trọng TSNH và TSDH trong tổng tài sản của công ty với doanh nghiệp FPT qua
biểu đồ sau:
Sau đây chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến sự tăng, giảm
của Tài sản ngắn hạn cũng như tài sản dài hạn trong tổng tài sản của công ty:
- Về TSNH, tăng từ 935 tỷ đồng (đầu năm 2008) lên 1335 tỷ đồng (cuối năm
2008), tăng 43%. Để biết được TSNH tăng chủ yếu do đâu, ta tiến hành xem xét
từng khoản mục trong TSNH:
Khoản mục “Tiền và các khoản tương đương tiền” tăng cả về giá trị lẫn cơ
cấu. Cuối năm 2008 tăng trên 84 tỷ đồng (tương đương 90,47%) so với đầu năm, về
cơ cấu tăng 1,03%, là do lượng tiền mặt tại quỹ và TGNH đều tăng lên, trong đó
tăng chủ yếu là TGNH (nguồn: Thuyết minh BCTC hợp nhất 2008). Điều này sẽ
đảm bảo tốt hơn cho nhu cầu thanh toán tức thời của công ty, tỷ trọng tiền trong
tổng tài sản là không đáng kể nên vẫn đảm bảo vốn không bị ứ đọng. Bên cạnh đó,
tiền của doanh nghiệp trong ngân hàng tăng là điều phù hợp với nhu cầu thanh toán
qua ngân hàng đang phát triển hiện nay.
Các khoản đầu tư TCNH giảm mạnh, cuối năm 2008 giảm trên 240 tỷ so với
đầu năm, tương đương giảm 98,36%, trong khi quy mô tài sản tăng do đó bị giảm
cả về cơ cấu (-24,97%). Đó là do có sự thay đổi trong chính sách đầu tư của doanh
nghiệp. Năm 2008 thay vì gửi tiền có kỳ hạn để thu lợi nhuận, công ty đã tập trung
vào đầu tư cổ phiếu, bên cạnh đó việc cho vay các tổ chức bên ngoài cũng giảm
(đầu năm cho vay gần 140 tỷ đồng thì đến cuối năm chỉ còn 3 tỷ cho vay) (nguồn:
Thuyết minh BCTC hợp nhất 2008). Mặc dù những năm gần đây thị trường chứng
khoán đã xuất hiện và phát triển ở Việt Nam nhưng năm 2008 lại là năm thị trường
chứng khoán giảm mạnh nên chính sách đầu tư vào cổ phiếu của công ty chưa hẳn
là một giải pháp tốt, tuy nhiên tỷ trọng trong tổng tài sản của các khoản đầu tư

TCNH nhỏ nên không đáng lo ngại.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 3
Các khoản phải thu ngắn hạn cuối năm 2008 đã tăng so với đầu năm 36,53%
do quy mô của doanh nghiệp tăng và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong TSNH, dù vậy
những xét về cơ cấu thì cuối năm đã giảm 9,63% so với đầu năm. Doanh nghiệp bị
chiếm dụng vốn nhiều nhưng cũng đã có dấu hiệu khả quan trong việc thu hồi vốn,
công ty cần thúc đẩy hơn nữa công tác này giúp cho quá trình quay vòng vốn
nhanh, tăng hiệu quả kinh doanh.
Hàng tồn kho là khoản mục chiếm tỷ trọng thứ 2 trong TSNH. Cùng với việc
mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thì hàng tồn kho trong doanh nghiệp cuối năm
2008 cũng tăng lên 356 tỷ đồng so với đầu năm, tốc độ tăng rất nhanh (274,58%),
về cơ cấu tăng 15,74%. Tại thời điểm 31/12/2008 Hàng tồn kho/ tổng tài sản của
công ty là 29,11% trong khi của FPT chỉ là 19,98%. Đây là dấu hiệu của việc ứ
đọng hàng hoá, công tác tiêu thụ hàng của công ty chưa tốt, chính vì vậy chi phí dự
phòng giảm giá hàng tồn kho cũng tăng lên 1,5 lần.
TSNH khác cuối năm 2008 cũng có sự tăng lên cả về giá trị lẫn cơ cấu nhưng
chiếm tỷ trọng không đáng kể, trong đó chủ yếu là do khoản mục VAT được khấu
trừ tăng, điều này chứng tỏ giá trị đầu vào của sản xuất trong kỳ tăng, tình hình sản
xuất kinh doanh của công ty khả quan.
Vậy qua phân tích có thể thấy TSNH tăng chủ yếu do khoản mục hàng tồn
kho tăng. Công ty cần có chính sách tiêu thụ hàng hóa tốt hơn để đảm bảo vốn
không bị ứ đọng.
- Về TSDH, năm 2008 cuối năm so với đầu năm tăng từ 34 tỷ đồng lên 334 tỷ
đồng, tăng 866,91%, công ty đã có sự đầu tư lớn hơn vào TSDH , điều này sẽ tạo ra
đòn bẩy kinh tế cao, tạo động lực phát triển sản xuất kinh doanh, trong đó tăng chủ
yếu là TSCĐ và các khoản đầu tư tài chính dài hạn.
TSCĐ gồm TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và chi phí xây dựng cơ bản dở
dang. Về giá trị cuối năm 2008 tăng 112 tỷ đồng (tăng 557,27%) so với đầu năm, về
cơ cấu tăng 5,85%. Trong đó TSCĐ hữu hình tăng chủ yếu do đầu tư xây dựng cơ
bản tăng, TSCĐ vô hình tăng phần lớn do mua sắm mới về nhãn hiệu hàng hoá,

phần mềm máy vi tính…, tạo vị thế cho sản phẩm của công ty trên thị trường. Chi
phí xây dựng cơ bản dở dang là khoản mục tăng nhiều nhất trong tài sản dài hạn,
chiếm tỷ trọng lớn nhất là chí phí xây dựng toà nhà tri thức, bên cạnh đó công ty
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 4
đang có các dự án xây dựng các trung tâm, dịch vụ chăm sóc khách hàng, trung tâm
dữ liệu cũng như nhà máy sản xuất máy tính…(nguồn Thuyết minh BCTC hợp nhất
2008), các dự án này không những cho thấy được sự mở rộng quy mô ngày càng
lớn của công ty mà còn chứng tỏ công ty đã và đang có sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng
nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, từ đó nâng cao năng lực sản xuất
kinh doanh. Tuy vậy cũng cần tính đến sự cân đối giữa các loại tài sản.
Nếu như đầu năm 2008 các khoản đầu tư tài chính dài hạn chiếm tỷ trọng
nhỏ nhất trong TSDH thì đến cuối năm khoản mục này chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong TSDH, chủ yếu do đầu tư dài hạn khác tăng. Cũng như sự thay đổi về chính
sách đầu tư tài chính ngắn hạn, năm 2008 công ty đã có sự đầu tư vào công ty liên
kết, liên doanh để mở rộng thị trường hoạt động cũng như lĩnh vực kinh doanh của
mình. Những năm qua có thể thấy thị trường viễn thông trong nước ngày càng phát
triển do sự tăng mạnh của thị trường thông tin di động và viễn thông, nắm bắt được
xu hướng đó, tháng 9/2008 CMC đã có sự đầu tư gián tiếp thông qua Công ty Cổ
phần Viễn thông CMC đầu tư vào Công ty Cổ phần Hạ tầng Viễn thông CMC. Bên
canh đó, Tập đoàn CMC còn tham gia liên doanh vào Dự án Hợp tác XD Hạ tầng
kỹ thuật (dự án đang được triển khai) và góp vốn đầu tư vào Công ty liên doanh
Segmanta CMC nhằm cung ứng nguồn nhân lực tư vấn quản trị doanh nghiệp SAP
cho thị trường châu Âu. Ngoài ra, trong xu hướng chung của nền kinh tế năm 2008
về sự phát triển của hệ thống ngân hàng tài chính, CMC cũng có sự thay đổi lớn
trong việc góp vốn vào Ngân hàng Bảo Việt, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng
dịch vụ của mình trong lĩnh vực ngân hàng. Như vậy có thể thấy, năm 2008 CMC
đã có sự đầu tư tài chính khá mạnh mẽ, đây chính là cơ hội cần thiết để giúp doanh
nghiệp sử dụng số vốn dôi thừa có hiệu quả, đồng thời, tạo cho doanh nghiệp có
nhiều cơ hội để nắm bắt, học hỏi được kinh nghiệm và kiến thức quản lý kinh tế
tiên tiến, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như có điều kiện để ứng dụng

các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh.
TSDH khác cũng tăng cùng với quy mô tăng tổng tài sản của doanh nghiệp
mà chủ yếu do chi phí trả trước dài hạn tăng, song chiếm tỷ trọng không đáng kể.
Khi hoạt động kinh doanh của công ty đã ổn định và phát triển bền vững thì
việc tăng quy mô TSDH là một điều tất yếu, đây không chỉ là xu hướng chung của
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 5
ngành CNTT mà của tất cả các ngành kinh doanh khác. Cuối năm 2008, tỷ trọng
TSDH/ tổng Tài sản của CMC là 20%, của công ty có quy mô lớn hớn- FPT là 24%,
cho thấy sự phù hợp về tỷ trọng TSDH của công ty CMC.
Tuy nhiên để biết rõ hơn cơ cấu tài sản như vậy đã thực sự tốt hay chưa, ta
phải kết hợp với phân tích cơ cấu nguồn vốn để tìm hiểu những nguồn tài trợ cho
tài sản đó đã thực sự hợp lý hay chưa.
b. Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Một cơ cấu tài sản tốt thể hiện sự phân bổ hợp lý giữa tài sản ngắn hạn và tài
sản dài hạn, tuy nhiên, nếu tài sản của doanh nghiệp được đầu tư mua sắm bằng
những nguồn vốn chưa hợp lý thì nó cũng không thể mang lại kết quả kinh doanh
tốt được. Nếu tài sản được tài trợ bằng nguồn vốn vay và đi chiếm dụng thì hiệu
quả và tính bền vững của tài sản đó là không chắc chắn. Phân tích cơ cấu nguồn vốn
sẽ cho ta biết được khả năng và mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp như thế
nào, mức độ tự chủ trong sản xuất kinh doanh và các khó khăn doanh nghiệp đã và
đang gặp phải.
Trước hết ta đi tính hệ số tự tài trợ để đánh giá bước đầu về khả năng tự chủ
tài chính của công ty:
Hệ số tài trợ =
Nguồn vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn
Hệ số tài trợ cho biết mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp, đầu
năm 2008 chỉ tiêu này là 0,68, cuối năm giảm còn 0,4 chứng tỏ khả năng tự chủ của
công ty có xu hướng giảm nhưng không quá thấp mà vẫn đảm bảo được tính tự chủ
trong tài chính.

Qua Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn (Biểu 2.2) có thể thấy cơ cấu Nợ vốn
có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng Nợ / ∑Nguồn vốn. So sánh với doanh
nghiệp cùng ngành- FPT thì cơ cấu này trái ngược nhau. Vậy phải chăng cơ cấu Nợ
vốn của CMC là bất hợp lý? Xét trong cách thức tổ chức hoạt động kinh doanh của
CMC thì sự chuyển dịch này phù hợp với sự tăng trưởng của vốn lưu động. Như
vậy nguồn vốn tăng chủ yếu là do tăng vốn vay tài trợ cho tài sản lưu động. Nhưng
liệu việc vay nợ nhiều có còn đảm bảo an toàn cho tình hình tài chính của công ty
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 6
hay không, ta cần phải xem xét cụ thể về tỷ trọng của từng khoản mục trong tổng
nguồn vốn.
Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn cho thấy tốc độ tăng của Nợ phải trả là rất
nhanh (tăng 255,57%), trong khi đó tốc độ tăng vốn chủ sở hữu chỉ có 1,37%. Điều
đó đồng nghĩa với khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp giảm
mạnh, mức độ phụ thuộc về mặt tài chính đối với chủ nợ tăng lên, rủi ro tài chính
cao.
Xem xét chỉ tiêu Nợ phải trả, chênh lệch cơ cấu ở thời điểm cuối năm so với
đầu năm tăng 27,92%, chủ yếu do nợ ngắn hạn tăng. Nợ dài hạn mặc dù có tốc độ
tăng rất cao ở thời điểm cuối năm 2008 (tăng 10345%) nhưng vẫn chiếm tỷ trọng
nhỏ trong Nợ phải trả. Nguồn vốn vay và nợ ngắn hạn là khoản mục chiếm tỷ trọng
lớn nhất trong nợ ngắn hạn và quá cao, tăng chủ yếu do tăng vốn vay từ ngân hàng
và tín dụng từ nhà cung cấp (nguồn: BCĐKT hợp nhất, Thuyết minh BCTC hợp
nhất năm 2008), nhằm bổ sung cho sự tăng trưởng của vốn lưu động trong năm.
Điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính của công ty.
Vốn chủ sở hữu tăng từ 662 tỷ đồng lên 671 tỷ chủ yếu là do lợi nhuận để
lại trong năm. Việc tăng vốn điều lệ trong năm chủ yếu là từ việc chia cổ phiếu
thường từ nguồn thặng dư vốn và chia cổ tức bằng cổ phiếu năm 2007, có thể
thấy quy mô vốn chủ sở hữu thay đổi không đáng kể (nguồn: Thuyết minh BCTC
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 7
hợp nhất). Bên cạnh đó, lợi ích của cổ đông thiểu số cũng tăng, chứng tỏ ngày
càng có nhiều nhà đầu tư vào công ty hơn

2.1.2. Phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh
Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải có tài
sản, bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Việc đảm bảo đầy đủ nhu cầu về
tài sản (vốn) là một vấn đề chủ yếu để đảm bảo cho quá trình kinh doanh được tiến
hành liên tục và có hiệu quả. Cũng giống như các loại hình doanh nghiệp khác thì
nguồn vốn của công ty cũng được hình thành trước hết từ nguồn vốn của chủ sở
hữu, các quỹ có nguồn gốc từ lợi nhuận, lợi nhuận chưa phân phối…sau nữa hình
thành từ các nguồn vốn vay (vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn ở các ngân hàng, tổ
chức tín dụng). Cuối cùng là nguồn vốn được hình thành do chiếm dụng trong quá
trình thanh toán (nợ nhà cung cấp, nợ người lao động, nợ ngân sách nhà nước…)
Tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh được phân tích thông qua
nguồn hình thành tài sản:
Vốn hoạt động thuần = Tài sản ngắn hạn – Nguồn vốn ngắn hạn
= Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn
Biểu 2.3: Phân tích vốn hoạt động thuần
Đvt : 1000 đồng
Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/ 2007
1. Tài sản ngắn hạn 1.334.977.184 935.239.378
2. Tài sản dài hạn 333.704.842 34.512.654
3. Nguồn vốn ngắn hạn 915.962.388 302.806.584
4. Nguồn vốn dài hạn 752.719.638 666.945.448
Vốn hoạt động thuần 419.014.796 632.432.794
Vốn hoạt động thuần đều lớn hơn 0 ở 2 năm 2007 và 2008 , cho thấy doanh
nghiệp hoạt động bình thường, có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn,
ngoài ra TSDH của doanh nghiệp được tài trợ một cách vững chắc bằng nguồn vốn
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 8
dài hạn. Mặt khác, cũng có thể thấy doanh nghiệp dư thừa nguồn vốn dài hạn, đây
là một dấu hiệu an toàn vì nó cho phép doanh nghiệp đương đầu được với những
rủi ro có thể xảy ra như việc phá sản của khách hàng lớn, việc cắt giảm tín dụng của
các nhà cung cấp kể cả việc thua lỗ nhất thời…Tuy nhiên, để có kết luận về chính

sách tài chính cần được đối chiếu với nhu cầu tài trợ phát sinh hoạt động kinh
doanh (nhu cầu tài trợ của chu kỳ sản xuất kinh doanh), đó là nhu cầu vốn hoạt
động thuần.
Nhu cầu vốn hoạt
động thuần
= Hàng tồn kho +
Các khoản phải thu
ngắn hạn
-
Các khoản phải trả ngắn
hạn
Nhu cầu vốn hoạt động thuần của doanh nghiệp qua 2 năm tài chính 2007 và
2008 lần lượt là 551.553.158 (nghìn đồng), 187.108.738 (nghìn đồng), đều lớn hơn
0 và nhỏ hơn vốn hoạt động thuần, thể hiện sự cân đối giữa tài sản ngắn hạn và
nguồn vốn ngắn hạn hay cân đối giữa nguồn vốn dài hạn và tài sản dài hạn.Đồng
thời phản ánh hoạt động sản xuất của doanh nghiệp diễn ra liên tục, thu nhập đủ bù
đắp cho những chi phí, tiêu hao tài sản ngắn hạn và dài hạn trong hoạt động sản
xuất kinh doanh. Đây là một dấu hiệu tài chính lành mạnh và đảm bảo cân đối giữa
tài sản với nguồn vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Biểu 2.1: Bảng phân tích cơ cấu tài sản
ĐVT: 1000 đồng
CHỈ TIÊU
31/12/2008 1/1/2008 CL giá trị
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Giá trị

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 1.334.977.184 80,00 935.239.379 96,44 399.737.805
I. Tiền và các khoản TĐ tiền 177.375.397 10,63 93.125.905 9,60 84.249.492
II. Các khoản ĐTTC ngắn hạn 4.007.700 0,24 244.500.000 25,21 240.492.300
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 617.363.265 37,00 452.171.605 46,63 165.191.660
IV. Hàng tồn kho 485.707.861 29,11 129.668.137 13,37 356.039.724
V. Tài sản ngắn hạn khác 50.522.961 3,03 15.773.732 1,63 34.749.229
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 333.704.842 20,00 34.512.653 3,56 299.192.189
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 9
I. Tài sản cố định 132.191.228 7,92 20.112.295 2,07 112.078.933
II. Các khoản ĐTTC dài hạn 173.941.206 10,42 2.877.044 0,30 171.064.162
III. Tài sản dài hạn khác 27.572.408 1,65 11.523.314 1,19 16.049.094
TỔNG 1.668.682.026 100,00 969.752.032 100,00 698.929.994
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán hợp nhất năm 2008)
Biểu 2.2: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn
ĐVT: 1000 đồng
CHỈ TIÊU
31/12/2008 1/1/2008 CL giá trị
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
A. Nợ phải trả 988.095.422 59,21 303.497.130 31,30 684.598.292
I. Nợ ngắn hạn 915.962.388 54,89 302.806.584 31,23 613.155.804
II. Nợ dài hạn 72.133.034 4,32 690.546 0,07 71.442.488
B. Vốn chủ sở hữu 671.933.742 40,27 662.841.281 68,35 9.092.461
I. Vốn chủ sở hữu 671.639.205 40,25 658.944.520 67,95 12.694.685
II. Nguồn KP và các quỹ khác 294.537 0,02 3.896.761 0,40 -3.602.224

C. Lợi ích của cổ đông thiểu số 8.652.862 0,52 3.413.622 0,35 5.239.240
TỔNG 1.668.682.026 100 969.752.033 100 698.929.993
(Nguồn Bảng cân đối kế toán hợp nhất năm 2008)
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 10
2.2. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty
Sức mạnh tài chính của doanh nghiệp thể hiện khả năng chi trả các khoản cần phải thanh
toán, các đối tượng có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp luôn đặt ra câu hỏi: Liệu doanh
nghiệp có đủ khả năng thanh toán các món nợ tới hạn hay không? Mối quan hệ giữa kết
quả kinh doanh với khả năng chi trả ra sao? Tình hình thanh toán của doanh nghiệp như thế
nào? Thực tế cho thấy một doanh nghiệp có hoạt động tài chính tốt và lành mạnh sẽ không
phát sinh tình trạng dây dưa, nợ nần, chiếm dụng vốn lẫn nhau. Ngược lại, sẽ dẫn đến chất
lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong đó có quản lý nợ không cao, thực trạng
tài chính không mấy sáng sủa. Tuy nhiên trong từng thời kỳ, từng chu trình của quá trình
sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp lại có những chính sách khác nhau trong vấn đề
thanh toán và thu hồi nợ. Và cũng tuỳ từng lĩnh vực hoạt động của mình mà các doanh
nghiệp có chính sách tài chính thích hợp. Đối với một tập đoàn về CNTT, viễn thông và
thương mại điện tử thì những chính sách trong vấn đề thanh toán và thu hồi nợ ra sao, ta sẽ
tiến hành phân tích cụ thể như sau:
2.2.1. Phân tích tình hình công nợ
Công nợ của doanh nghiệp bao gồm Nợ phải thu và Nợ phải trả. Phân tích tình hình
công nợ sẽ giúp cho doanh nghiệp biết được cơ cấu các khoản phải thu, phải trả theo đối
tượng, theo thời gian. Từ đó xác định được số vốn bị chiếm dụng cũng như đi chiếm dụng
và mức độ rủi ro của chúng.
Để phân tích tình hình công nợ trước tiên ta xét chỉ tiêu tài chính sau:
Tỷ lệ khoản phải thu so với các
khoản phải trả
=
Nợ phải thu
Nợ phải trả
x 100

Chỉ tiêu này của Tập đoàn qua 2 năm tài chính 2007 và 2008 lần lượt là 149% và
62,48%, cho thấy năm 2007 doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn lớn, bị trì hoãn việc trả nợ từ
đối tượng khác, việc thu hồi nợ là chưa tốt. Nhưng sang năm 2008 tỷ lệ khoản phải thu so
với khoản phải trả của công ty có sự chuyển dịch hoàn toàn, doanh nghiệp từ chỗ bị chiếm
dụng vốn chuyển sang đi chiếm dụng vốn, đây cũng là xu hướng chung của các doanh
nghiệp hiện nay, nhưng đồng thời nó cũng phản ánh việc trả nợ của doanh nghiệp chưa tốt,

×